Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

bich nham luc-ht thich man giac

lotus-21aBÍCH NHAM LỤC

(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)

Thích Mãn Giác dịch

VÀI NÉT VỀ DỊCH GIẢ

H.T.Thích Mãn Giác, sanh năm Kỷ Tỵ tại Cố Đố Huế. Nguyên quán Làng Phương Lang, Quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Xuất gia nhập đạo năm 11 tuổi. Thọ Đại Giới năm 1948 cùng một lần với Hòa Thượng Thiện Siêu, cố Hòa Thượng Thiện Minh, cố Hòa Thượng Thiên Ân…


Về Giáo Dục:

-Tốt nghiệp Đại Học Phật Giáo tại Phật Học Đường Báo Quốc Huế 1952.

-Du học Tokyo Nhựt Bổn 1960.

-Đỗ văn bằng Cao Học Văn HỌc toyo University, Tokyo,1962.

-Tùng học ban Cao Học Triết Học Ấn Độ (Faculty of Letters, University of Tokyo) 1964-1965.

-Tốt nghiệp Văn Học Bác Sĩ tại Toyo University 1968.

-Đỗ Tiến Sĩ Triết Học, University of Oriental Studies 1979.

Về Giáo Hội, Giáo Dục và Xã Hội:

-Giảng Sư Hội Phật Học Lâm Đồng (Dalat) 1953.

-Hội Trưởng Hội Phật Học Lâm Viên Dalat 55-60.

-Bộ Giáo Dục tuyển dụng làm Giáo Sư Đại Học Văn Khoa Saigon và Huế cuối năm 1965.

-Hội Trưởng Hội Bảo Tồn Cố Đố Huế 1973-1975.

-Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên 1966-1969.

-Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Văn Hóa 1969-1975.

-Khoa Trưởng Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn hạnh 1965-1969.

-Phó Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh Đặc Trách Điều Hành 1971-1975.

-Giáo Sư Đại Học Văn Khoa Saigon và Huế 1965-1975.

Sinh Hoạt Hiện Tại:

-Đồng Tổng Thư Ký Hội Đồng Giáo Phẩm Lãnh Đạo GHPGVNTN tại Hải Ngoại

-Hội Viên Hội Đồng Quản Trị tái Thiết Vườn Lâm Tì Ni tại Hoa Kỳ

-Hội Viên Hội Đồng Tái Thiết Vườn Lâm Tì Ni của Hội Phật Giáo Thế Giới.

-Chứng Minh Đạo Sư của Buddhist Sangha Council of Southern California

-Viện Chủ Giáo Hội PGVNTN tại Los Angeles

-Hội Chủ Tổng Hội PGVN tại Hoa Kỳ

LỜI GIỚI THIỆU

Thiền tông thường được biết đến như một tông phái “ giáo ngoại biệt truyền,bất lập văn tự, trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật.” Nhiều người thường hiểu lầm tôn chỉ này và xem Thiền như một tông phái có tánh cách phá chấp vượt thoát ngoài những khuôn khổ giáo thuyết cũng như đường lối tu tập và nghi thức nền tảng chung của truyền thống Đại Thừa. Sự thực thì, như một Thiền Sư đã nói, Phật Pháp tuy có thể mang nhiều hình thức dị biệt, để đáp ứng với những khung cảnh văn hóa và căn cơ khác nhau của con người, nhưng dù bất cứ dưới hình thức nào, Phật giáo cũng có một vị duy nhứt, đó là vị của giác ngộ. Hơn nữa, tuy là nói “ bất lập văn tự” trên thực tế văn học Thiền lại dồi dào như bất cứ văn học của một tông phái nào khác trong Phật Giáo Đại Thừa. Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta. Nói cách khác, mục đích của Thiền là muốn cho mọi người chúng ta phải tự thể nghiệm những chân lý trong kinh điển và chuyển hóa chúng trong ngay đời sống thường nhựt của mỗi chúng ta bằng chính mỗi con người chúng ta. Chính vì thế mà Thiền nói rằng “ bình thường tâm tức là đạo”, mà Lục Tổ Huệ Năng nói rằng con người phải chuyển Kinh chứ không phải Kinh chuyển con người. Cũng chính vì thế mà tuy rằng văn học Thiền phong phú cả về nội dung lẫn hình thức, song hình thức thông dụng nhứt lại là những ghi chép về những câu chuyện đối thoại, và những hành động giữa các Thiền Sư mà thông thường được gọi là Công Án.

Bộ sách Bích Nham Lụcđược dịch ra ở đây là một thu tập của một trăm công án sưu tập bởi Tuyết Đậu Trùng Hiển (980-1052).Ngoài phần chính là những công án ra, Tuyết Đậu còn làm những bài ca tụng và phụ thêm những lời ghi chú để hướng dẫn các hành giả. Theo sách Ngũ Đăng Hội Nguyên, Tuyết Đậu Trùng Hiển Thiền Sư vốn họ Lý, là người phủ Toại Ninh, Minh Châu. Thoạt tiên xuất gia với Nhân Tiễn Thượng Nhận ở chùa Phổ An. Sau khi thọ giới cụ túc Sư miệt mài nghiên cứu và suy niệm những giáo lý sâu xa trong Kinh điển. Chẳng baolâu nổi tiếng khắp nơi, ai cũng nghĩ Sư đúng là bậc pháp khí ( có nghĩa là người đủ khả năng để truyền Đạo Pháp). Sau đó, Sư lên đường nam du. Đầu tiên đến gặp Trí Môn, Sưhỏi, “ Không khởi lên bất cứ một niệm nào thì làm sao có lỗi lầm?” Trí Môn bảo Sư bước đến gần, Sư vừa bước đến, Trí Môn dùng phất trần đánh ngay vào miệng, Sư vừa định mở miệng, Trí Môn lại đánh nữa, Sư hốt nhiên giác ngộ. Rồi lên trú trì ở Thuý Phong, sau đó lại dời về núi Tuyết Đậu. Một hôm sư đi chơi núi, ngắm cảnh khắp chung quanh rồi quay lại hỏi thị giả,” Biết khi nào mới lại trở lại nơi này nữa đây?” Thị giả buồn lắm, bèn xin kệ. Sư nói, “ Bình sinh ta vốn đã sợ là mình nói quá nhiều rồi.”Hôm sau, Sư đem tất cả tư cụ của mình ra phân phát cho các đồ chúng rồi nói rằng, “ Ngày mồng bảy tháng bảy sẽ gặp lại.” Đến ngày đó, sư tắm rửa sạch sẽ, đắp y đầy đủ rồi quay về hướng bắc mà mất. Đồ chúng xây tháo đựng di thể của Sư ở phía tây của tự viện. sư được tặng biệt hiệu là Minh Giác Thiền Sư.

Sáu mươi năm sau khi Tuyết Đậu mất đi, Viên Ngộ Khắc Cần (1063-1135) lại soạn thêm những lời giải thích về các công án căn bản cùng những bài tụng của Tuyết Đậu. Cũng theo sách Ngũ Đăng Hội Nguyên, Viên Ngộ Khắc Cần Thiền Sư ( còn có hiệu là Phật Quả) họ lạc, gốc người Bành Châu, vốn con nhà Nho. Thuở nhỏ đã thông minh dị thường, mỗi ngày có thể học thuộc lòng đến hàng ngàn lời. Một hôm đến chơi chùa Diệu Tích, trông thấy sách Phật, hốt nhiên cảm thấy như tìm lại được vật cũ, tự nhủ, “ Kiếp trước ta là sa môn”. Rồi bỏ nhà cạo đầu xuất gia, học hỏi với nhiều vị thầy khác nhau. Một hôm bệnh nặng gần chết, tự nghĩ, “ Con đường chánh lộ của niết bàn của chư Phật không ở trong ngôn ngữ, mình cứ lo tìm cầu bên ngoài thì chết cũng vô ích mà thôi.” Bèn đến theo Chân Giác Thắng Thiền Sư. Chân giác chích máu trên tay đưa cho Sư xem, nói, “Đây chính là một giọt Tào Khê.” Sư lúng túng. Mãi lâu sau mới nói, “Té ra là như thế”.Sau đó lại đến gặp Ngũ Tổ ( Pháp Diễn), vận dụng đủ mọi tâm cơ, vẫn không được Ngũ Tổ chấp thuận. Sư phát giận bỏ đi. Ngũ Tổ nói, “Để khi nào ông bị sốt một trận kịch liệt rồi ông mới nghĩ đến tôi.” Sư đến Kim Sơn bị đau thương hàn kịch liệt, suốt ngày nỗ lực mà cũng chẳng làm được gì, mới nghĩ đến lời của Ngũ Tổ, bèn phát thệ rằng khi lành bệnh thế nào cũng trở về với Ngũ Tổ. Ngũ Tổ trong thấy vui mừng lắm, bèn cho vào tham kiến và cho làm thị giả. Ngũ Tổ thường nói khắp với các bậc kỳ cựu trong Thiền rằng “ Thị giả của tôi tham Thiền chứng đắc rồi.” Cho nên đến đâu ư cũng được tôn làm thượng thủ. Năm Thiệu Hưng thứ tám (1135) Sư hơi bệnh, ngồi kiết già cầm bút viết kệ để lại cho đồ chúng, viết xong ném bút mà hóa.Lúc thiêu, lưỡi và răng vẫn còn nguyên, nhục thân thì biến thành xá lợi ngũ sắc. Sư có thụy là Chân Giác Thiền Sư.

Những công án, những bài tụng của Tuyết Đậu cùng với những lời mở đầu, ghi chú và bình giải của Viên Ngộ được lưu truyền lại cho chúng ta dưới cái tên Bích Nham Lục(hay Bích Nham Tập).Bộ sách này có thể nói là bộ sách căn bản và thiết yếu nhất của văn học Thiền.

Tóm lại, nội dung của bộ Bích Nham Lụcgồm một trăm tắc công án, mỗi tắc lại gồm những thành phần như sau:

THÙY:Tức những lời dẫn vào công án của Viên Ngộ. Những lời dẫn này tuy giản dị song rất quan trọng vì chúng nêu lên những mấu chốt chình để đi vào một công án đặc thù nào đó.

CỬ (Công Án):Tức là phần chính yếu gồm những lời đàm thoại giữa các Thiền Sư hay những lời giảng của một Thiền Sư nào đó được rút tỉa từ truyền thống Thiền hay từ những nguồn văn học Phật giáo khác. Phần công án này do Tuyết Đậu sưu tập.

BÌNH ( Bình Xướng):tức những lời bàn rộng thêm của Viên Ngộ về bài tụng của Tuyết Đậu. Trong phần Bình Xướng này Viên Ngộ đôi khi dẫn điển tích để giải thích những thành ngữ đặc biệt nào đó hoặc dẫn giải Kinh văn để cung ứng cho người học bối cảnh lịch sử hay giáo lý của một câu chuyện đặc biệt nào đó.

TỤNG:Tức lời bình xướng gọn bằng văn vần của chính Tuyết Đậu. Giữa những lời tụng cũng có xen kẽ những lời ghi chú của Viên Ngộ.

CHÚ:Tức phần ghi chú của Viên Ngộ về những điểm đặc thù nào đó trong công án. Trong nguyên bản Hoa Ngữ, những lời ghi chú này được in bằng chữ nhỏ xen kẽ giữa nhnữg lời của công án.

Bản dịch Việt Ngữ mà bạn đọc đang cầm trên tay đây là bản dịch trọn vẹn tất cả một trăm tắc công án chỉ ngoại trừ những lời ghi chú nhỏ xen kẽ gữa các công án và những lời ghi chú xem kẽ giữa những lời tụng. Dịch giả nghĩ rằng những lời Bình Xướng của Viên Ngộ tức những lời bàn rộng cũng đủ là những hướng dẫn ích lợi giúp cho người học suy niệm về ý nghĩa của các công án. Nguyên bản của bộ Bích Nham Lục đã được xuất bản rất nhiều lần ở Trung Hoa cũng như Nhựt Bản. trong khi phiên dịch tôi dùng làm tại liệu chính bộ Tiêu Chú Bích Nham Lục của Cổ Phương Thiền Sư. Từng có cơ hội duyệt qua nhiều ấn bản khác nhau của bộ sách này, tôi nhận thấy ấn bản của Cổ Phương Thiền Sư với những ghi chú đầy đủ về các khía cạnh ngôn ngữ cũng như lịch sử có thể nói là một trong những ấn bản ích lợi nhứt. Ngoài ra tôi cũng so sánh với bản Bích Nham Lục Hiệu Đính ấn hành bởi học giả Nhựt Bản Ito Yuten ( Y Đằng Du Điển). Khi có dị biệt giữa hai văn bản tôi đều nêu ra trong phần chú thích và dựa theo bản nào mà tôi nghĩ là đúng hơn.

Trong khi phiên dịch, ngoại trừ tham khảo những bản chú giải bằng Nhựt ngữ của các học giả Nhựt Bản tôi cũng có được cơ hội đọc các bản dịch ra ngôn ngữ Tây Phương. Theo như tôi biết thì từ trước đến nay có ba bản dịch, hai bản ra Anh ngữ và một bản ra Đức ngữ: [1]The Blue Cliff Record: Heikigan Roku.London, 1961, dịch bởi R.D.M.Shaw (2)The Blue Cliff Record dịch bởi Thomas và J.C.Cleary gồm ba cuốn do nhà Shambala xuất bản vào năm 1977.(3)Bi lần Yu,Meister Yuân-Wu’s Niederschrift von der Smaragdener Felswand dịch bởi Wihelm Gũndert gồm ba cuốn xuất bản năm 1961,1967 và 1971 bởi nhà xuất bản Carl Hanser. Ba bản dịch ra Đức Ngữ này chỉ mới tới tắc thứ sáu mươi tám.

Đọc những bản dịch trên tôi nhận thấy bản dịch của Shaw đầy những lỗi lầm và hoàn toàn vô ích. Nhờ Ni –sư Prabhasa Dharma Midwer ( Thích Minh Pháp) giúp, qua bản dịch Đức ngữ của Gundert tôi đã hiểu được những chú giải rất cặn kẽ và bác học. Tuy nhiên, theo ý tôi lối “ dịch giải thích” của Gundert đôi khi đâm ra quá rườm rà và xa vời ý của nguyên tắc.Trong một số trường hợp đặc thù nào đó, thú thực tôi không hiểu tại sao Gundert lại dịch như vậy. Tuy nhiên, tôi nghĩ thì đây là bản dịch khá nhứt trong ba bản dịch kể trên, đáng tiếc là bản dịch chỉ hơn được một nửa. Hơn nửa, bản dịch lại bằng Đức ngữ không phải là một ngôn ngữ quen thuộc lắm đối với độc giả Việt Nam. Về bản dịch của Thomas và J.C.Cleary, nếu như chúng ta chỉ đọc bản Ang ngữ không thôi thì phải nói đây là bản dịch rất thông suốt, lời văn rất giản dị trong sáng. Tuy nhiên, lúc đó với nguyên tác Hán văn, chúng ta không khỏi nhận thấy có những sai lầm đáng tiếc. Những sai lầm mà hai dịch giả này phạm phải thường là vì họ không được quen thuộc lắm với những thuật ngữ của Thiền hoặc với những thuật ngữ mà Thiền sư dùng song lại được rút ra trong văn học Trung hoa mà người ta chỉ có thể hiểu được nếu biết nguồn của chúng. Tôi chỉ xin nêu ra đây một vài ví dụ: trong tắc mười hai ở phần Bình Xướng của Viên Ngộ có nêu ra cuộc đàm thoại giữa Vân Môn và Động Sơn. Vân Môn nói, “ Phạn đại tử, Giang Tây Hồ Nam Tiện nhậm ma khứ”. Thomas và J.C.cleary dịch là “ You rice bag! From Kiangsi to Human, and still you go on this way.”( Vol.I.các trang 84,123) Hiển nhiên hai dịch giả này xem chữ khứ trong câu văn trên là một động từ. Song bất cứ ai quen thuộc với văn học Thiền cũng đều biết rằng chữ khứ trong thành ngữ tiện nhậm ma khứ đã tuyệt nhiên không phải là một động từ, và thành ngữ ấy chỉ có nghĩa là “ chỉ như thế đấy”, hoặc “ chỉ như thế mà thôi”. Trong lời bình xướng của tắc thứ mười bốn Thomas và J.C.Cleary dịch thành ngữ “quang tiền tuyệt hậu” là “prior to light and after annihilation.” (Vol.I.trang 96; Vol, II,trang 421). Dịch như vậy là hoàn toàn vô nghĩa lý. Thành ngữ này chỉ giản dị có nghĩa là “ Không từng có trước kia mà cũng sẽ không có sau này tựa như thành ngữ “ không tiền khoáng hậu” trong ngôn ngữ thường nhựt của chúng ta mà thôi. Lời thùycủa tắc thứ hai mươi hai mở đầu bằng câu “đại phương vô ngoại”,Thomas và J.C.Cleary dịch là “ there nothing outside the great vastness”, ( Vol.I.trang144), trong khi thành ngữ này chỉ có nghĩa là “ rộng lớn đến mức không còn phương hướng.” Đây chỉ là một vài trong vô số những lỗi lầm sơ đẳng trong bản dịch này. Tôi nêu những lỗi lầm này không với dụng ý phủ nhận công lao và sự đóng góp của hai dịch giả này, mà chỉ muốn lưu ý các người học rằng bản dịch trên tuyệt niên không phải là hoàn toàn đáng tin cậy.

Trong ba năm phiên dịch bộ sách này chủ trương của tôi là chú trọng sự chính xác hơn là sự bóng bẩy, bởi vì đây là một tác phẩm về tư tưởng chứ không phải là một tác phẩm thuần văn chương. Tuy nhiên trong lúc dịch những bài tụng, tôi cũng vẫn cố gắng dịch ra văn vần hoặc ít nhứt cũng cố giữ đúng như số với chữ với nguyên bản hơn là dịch ra văn xuôi để cho người đọc vẫn thấy thuận tai hơn. Bản dịch này, tiếp nối theo bản dịch Pháp Bảo Đàn Kinhcủa tôi, được xem như thể một bước tiến thêm nữa trong nguyện vọng muốn thực hiện cái công cuộc lâu dài: thiết lập những tài liệu hữu ích cho những người học Thiền. Nhận thấy bộ Bích Nham Lụcvới tầm quan trọng lớn lao như thế mà chưa từng bao giờ được phiên dịch ra tiếng Việt,cho nên tôi phát nguyện dịch bộ sách này ngay sau Pháp Bảo Đàn Kinh.Trong tương lai nếu hoàn cảnh thuận tiện, tôi sẽ lần lượt phiên dịch các tài liệu quan trọng trong Văn học Thiền của Trung Hoa cũng như Việt Nam.

Đức Phật có thể nói là vị giáo chủ bỏ ra nhiều thời gian nhứt để thuyết giảng giáo lý của mình. Những lời thuyết giảng trong suốt thời gian ấy (49 năm) luôn luôn nhằm thích hợp với căn cơ của từng người nghe. Chính vì thế mà đức Phật được ví như là một vị thầy thuốc giỏi biết tùy bệnh cho thuốc. Sau khi đức Phật nhập niết bàn, giáo lý của Ngài lan truyền đến nhiều nơi khác nhau, và được giải thích, ít ra là dưới những biểu tượng và hình thức khác nhau, để tùy nghi với những khung cảnh văn hoá khác nhau. Từ đó mà nảy sinh ra nhiều tông phái khác nhau. Tuy nhiên Thiền tông vẫn là một tông phái thịnh hành nhứt ở Trung Hoa, Nhựt Bản cũng như Việt Nam. Kể từ khi Phật giáo mới truyền vào Việt Nam cũng đã truyền vào dưới hình thức của Thiền tông. Sở dĩ Thiền tông được thạnh hành và ưa chuộng như thế cũng vì giáo lý Thiền nhấn mạnh sự trực tiếp, giản dị (song không kém thâm sâu), nhấn mạnh việc đạt được giác ngộ (bodhi)ngay trong những hoàn cảnh đặc thù và thực tiễn của từng cá nhân.( Trên phương diện thực tiễn, sở dĩ Thiền cũng thích hợp và gần gũi với người Việt Nam hơn còn là về vấn đề ngôn ngữ nữa. Cũng tựa như Phật giáo có ảnh hưởng không những đến đời sống tâm linh mà còn cả đến ngôn ngữ của người Trung Hoa, thì Phật giáo Thiền tông với gốc rễ lâu dài ở Việt Nam cũng thể hiện được gẫy gọn hơn trong ngôn ngữ Việt Nam, ít ra là hơn các tông phái Đại Thừa khác của Ấn Độ đòi hỏi người tu học phải ít ra quen thuộc với nhnữg ngôn ngữ Ấn Độ). Về mặt tâm linh thì đối với Thiền, bất cứ hoàn cảnh hay cơ duyên nào cũng có thể trở thành phương tiện thiện xảo (upaya-kausalya)để khai mở chúng vào giác ngộ. Điều này đưa Thiền gần gũi phần nào với Tantra của Tây Tạng. Chính vì thế mà Thiền, tuy rằng vẫn trung thực với những giáo lý căn bản của Phật giáo Đại Thừa, thường xử dụng những ngôn ngữ, hành động và phương thức vượt ngoài giới hạn công ước. Nói như thế không có nghĩa rằng Thiền là hoàn toàn phi lý (irrational)hoặc là một thứ huyền hoặc thiên nhiên (nature mysticism) hay một thứ triết lý cá nhân (personal philosophy).Nghiên cứu kỹ văn học Thiền, hoặc một người học sau khi đọc kỹ bộ Bích Nham Lục này, hẳn sẽ nhận thấy rằng Thiền cũng có những phương pháp, những thuật ngữ đặc biệt của riêng nó, và những người muốn học Thiền dĩ nhiên ít nhất cũng phải quen thuộc với một số nguyên tắc và ngôn ngữ đặc thù của Thiền. Bộ sách Bích Nham Lụcnày nhắm cung ứng những điều kiện dự tiên này.

Do đó tôi nhận thấy, một trong những điều quan trọng trong việc xây dựng lại nền móng cho việc tu học Phật ở hải ngoại là phiên dịch thêm những tài liệu mới về Thiền( ngoài việc tái bản những tài liệu cũ) giúp cho người học có tài liệu để dựa vào trong việc học hỏi. Tôi muốn lưu ý những người học rằng những công án trong văn học Thiền chỉ ghi lại cái cực điểm trong cuộc chiêm nghiệm tâm linh lâu dài của một Thiền Sư hay một Thiền Sinh nào đó. Vì thế mà những lời dạy trong các công án mới thoạt đọc đều có vẻ hoàn toàn vô nghĩa lý, và hiển nhiên phải như thế, đối với những người “ ngoại cuộc”. Song chúng lại đầy ý nghĩa với những người đã chiêm nghiệm lâu dài về một đề tài, nói đúng hơn là về một phương thức đặc biệt nào đó để thể hiện Chân Lý, hoặc nói theo Thiền, để thể hiện Phật Tánh của mình. Do đó, bộ sách Bích Nham Lụcnày không hẳn chỉ là một bộ sách thuần triết lý, đúng hơn đây là một bộ sách khai mở cho chúng ta những thao thức, những suy niệm, những thành tựu, nói tóm lại, những kinh nghiệm sống động nhứt, gần gũi nhứt của các Thiền Sư trong tiến trình thực nghiệm tâm linh, thể hiện giác ngộ.Bích Nham Lục lại cũng không phải là một bộ sách để cho chúng ta ngấu nghiến một mạch từ trang đầu đến trang cuối. Một trăm tắc công án này, đúng hơn, là một trăm đề tài để Thiền sinh chiêm nghiệm. Đàng rằng, cơ duyên và hoàn cảnh thì thiên sai vạn biệt đến vô lượng, song Tuyết Đậu Thiền Sư đặc biệt sưu tập một trăm tắc công án này như thể những cơ duyên tiêu biểu nhứt.

Điều cuối cùng tôi muốn nói là nếu như bộ sách này đóng góp được một phần nhỏ nào vào việc tu học cho những người yêu chuộng Thiền thì nỗ lực của người dịch trong ba năm qua kể như đã được tưởng thưởng xứng đáng. Ngoài ra, nếu có sự nhầm lẫn nào trong việc chuyển dịch, kính mong quý vị cao minh vui lòng chỉ giáo. Tôi xin bái tạ.

Los Angeles, Đầu Mùa An Cư năm Mậu Thìn (30-5-88)

THÍCH MÃN GIÁC


[1]Dịch giả đã mất vào năm 1971

--o0o---

Vi tính: Kim Chi - Kim Thư

Trình bày: Nhị Tường




************************************************************


 Bích Nham lục. TS Tuy
ết Đậu Trùng Hiển, TS Viên Ngộ, HT Thích Thanh Từ dịch

 Bích Nham lục. TS Tuyết Đậu Trùng Hiển, TS Viên Ngộ, HT Thích Mãn Giác dịch
 Bích Nham lục . TS Viên Ngộ, GS. Wilhelm Gundert, Cư Sĩ Chân Nguyên dịch
48 Công Án Vô Môn Quan: TS Vô Môn Huệ Khai (do Dương Đình Hỷ dịch)
Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả (1036-1135) TT Thích Nguyên Tạng giảng





facebook-1


***

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/11/2012(Xem: 7221)
Vì khiếm khuyết và lỗi lầm không là những phẩm chất cố hữu của tâm thức, nên lỗi lầm có thể được tiêu trừ.
15/11/2012(Xem: 6750)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ. Một hôm, đức Phật bảo bốn chúng (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Cư sĩ Nam, Cư sĩ Nữ): - Nên tu tưởng (nhớ nghĩ) vô thường, nên quảng bá (phổ biến rộng rãi) vô thường. Đã tu tưởng vô thường quảng bá tưởng vô thường, thì đoạn diệt ái dục giới, ái sắc giới, ái vô sắc giới, đoạn hết vô minh, đoạn hết kiêu mạn, ví như đốt cháy cỏ cây, dẹp trừ sạch hết, đây cũng vậy, nếu tu tưởng vô thường, thì đoạn trừ hết tất cả kết sử, vì sao?
06/11/2012(Xem: 5949)
Hãy quên tất cả những sự thực hành thiền quán, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, trái tim thật sự của Đạo Phật là hoàn thành chí nguyện đến những người khác. Trong bình luận này về Con Đường của Bồ Tát, ngài diễn tả trái tim tỉnh thức của Đức Phật, đấy là thệ nguyện của Ngài đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
27/10/2012(Xem: 5563)
Với kiếp sống của con người thì chỉ hiện tại là có thực (tương đối). Sống có nghĩa là sống với hiện tại, sống vào hiện tại; hay nói cách khác, chỉ có hiện tại là sống. Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực. Than thở tiếc nuối quá khứ, hay mơ ước tương lai chẳng những để mình rơi vào chỗ phi thực, còn để mình vướng mắc vào rối loạn tâm lý, khổ đau và đánh mất hiện tại đang là, cái hiện tại sống động, mới mẻ, đầy sáng tạo, đầy nghĩa sống, và có thể hiện tại là vĩnh cửu nếu mình biết nhiếp phục (xóa tan ý niệm về thời gian).
25/10/2012(Xem: 7233)
Không phải ngẫu nhiên ngày nay Phật giáo được nhân loại tôn vinh là một trong những tôn giáo có một triết lý sống nhân văn và thiết thực nhất. Cụ thể, đạo Phật là tôn giáo xuất phát từ hiện thực con người và vì con người, nhằm hướng con người đi đến hạnh phúc an lạc. Sở dĩ được tôn vinh như vậy là do toàn bộ giáo lý của Đức Phật thể hiện một nếp sống đạo đức có những đặc trưng riêng biệt, nổi bật mà khi chúng ta trải nghiệm sẽ nhận chân được các giá trị hạnh phúc.
12/10/2012(Xem: 10360)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
11/10/2012(Xem: 12227)
Cũng vào lúc bấy giờ, Đại bồ tát Quan Tự Tại thâm nhập pháp tu Bát nhã ba la mật đa sâu xa, thấy năm uẩn đều không tự tánh. Sau Phật, Tâm Kinh dẫn chúng ta đến gặp Bồ tát Quan Tự Tại. Tiếng Tây Tạng gọi Bồ tát là jangchub sempa. Jangchub (Phạn: bodhi), có nghĩa là “giác ngộ”, và sempa (Phạn: sattvà), có nghĩa là “anh hùng” hay “người”. Gộp chung lại thì từ jangchub sempa có nghĩa là “vị anh hùng giác ngộ”. Trong chữ jangchub - “giác ngộ” - âm đầu tiên là ị ang ứng vào sự chiến thắng đoạn diệt mọi sức mạnh chướng ngại, còn âm thứ nhì, chub, có nghĩa là thành tựu trí tuệ viên mãn.
11/10/2012(Xem: 5387)
Tất cả những tranh luận triết lý nói trên đều dẫn đến điều căn bản này: chúng ta luôn có khuynh hướng nhìn sự vật không đúng như sự thật. Xin nhắc lại thêm một lần nữa, nói như vậy không phải là để chối bỏ kinh nghiệm thực tại. Vấn đề nêu ra không phải là sự vật có hiện hữu hay không, mà là hiện hữu như thế nào. Đây mới chính là nội dung của tất cả những phân tích phức tạp nói trên.
04/10/2012(Xem: 6544)
Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc có con gái tên Tu-Ma-Đề, nhan sắc đẹp đẽ, đoan chính, thùy mị, lễ phép, hiếm có trên đời; bấy giờ có Trưởng-giả Mãn-Tài tại thành Mãn-Phú là bạn với Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc, có chút việc đến thăm Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc.
22/09/2012(Xem: 4493)
Khi đức Phật du hóa tại nước Di-hy-La, Ngài ngụ trong vườn Am-La. Bấy giờ có thiếu phụ tên là Bà-tứ-Tra có năm người con chết liên tiếp trong mấy năm. Vì qúa nhớ thương buồn rầu, nên khi đứa con thứ năm vừa chết xong, bà phát điên, xõa tóc, xé rách hết quần áo, chạy rong cùng đường kêu la, khi cười khi khóc, lúc nói lảm nhảm một mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]