Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8-B Ðạo đế (Tứ như ý túc)

22/04/201320:14(Xem: 14824)
8-B Ðạo đế (Tứ như ý túc)


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


Khóa Thứ Ba 
Thinh Văn Thừa Phật Giáo

--- o0o ---

Bài Thứ 8 (tt)

C. Tứ Như Ý Túc

A. Mở Ðề

Sau khi đã nhận rõ được chân tướng của cõi đời (Tứ niệm xứ), đã quyết tâm bỏ ác theo thiện (Tứ Chánh cần), hành giả muốn đi xã trên đường đạo, cần phải vạch cho mình một hướng tiến nhất định và phải có một thái độ quyết tâm nhắm theo đúng hướng đã vạch mà đi, không nhìn ngang nhìn ngửa, không mong ước cái này cái khác. Hành giả chí quyết đi một đường, tập trung tất cả mong ước, chí nguyện, ý chí, năng lực tinh thần của mình vào đó đến khi được toại nguyện như ý mới thôi.

Muốn được như thế, hành giả phải tu theo pháp môn "Tứ Như ý túc", một trong những pháp môn của Ðạo đế dưới đây.

B. Chánh Ðề 

I. Ðịnh Nghĩa Tứ Như Ý Túc

Tứ Như ý túc là bốn phép thiền định. Nói cho rõ đó là bốn phươngtiện giúp chúng ta thành tựu các tam ma địa Samadhi: (chánh định), vì thế nên cũng gọi là định pháp. "Như ý" là được như ý mình muốn. "Túc" là chân, có nghĩa nương tựa mà cũng có nghĩa là đầy đủ. Tứ Như ý túc, có nghĩa là bốn phép làm nơi nương tựa cho các công đức thiền định, thần thông được thành tựu mỹ mãn như ý muốn của mình. Bởi lý do ấy, nên cũng gọi nó bằng tên Tứ thần túc. Luận Câu xá quyển 25 có nói: "Vì sao định mà gọi là thần túc? Vì các công đức lỉnh diệu thù thắng đều nương nơi bốn định này mà được thành tựu".

Bốn định ấy là:

Dục Như ý túc 

Tinh tấn Như ý túc

Nhất tâm Tứ Như ý túc

Quán Như ý túc.

II. Thành Phần Và Nội Dung Của Tứ Như Ý Tú

1. Dục như ý túc: Dục là mong muốn. Mong muốn một cách thiết tha, mong muốn cho kỳ được, mong muốn cho đến khi mãn nguyện mới thôi. Ðó gọi là dục như ý túc. Nhưng mong muốn cái gì? Tại sao đã là Phật tử mà còn "dục", còm mong muốn?

Trước tiên, chúng ta nên nhận định rõ ràng tánh chất của sự mong muốn ở đây. Có thứ mong muốn thỏa mãn những thú tánh, những tham vọng, đó là mong muốn tội lỗi, nên diệt trừ. Có thứ mong muốn hướng thượng, trong lành, như mong muón sống một cuộc đời đẹp đẽ, thanh cao, mong muốn được giải thoát ra ngoài biển khổ sanh tử, đó là thứ mong muốn hợp lý, đáng khuyến khích. Người Phật tử mong muón được thành đạt pháp tiền định mình đang tu, để tiến lên chứng các Thánh quả. Thứ mong muốn này rất cần cho người tu hành; nếu không mong muốn thiết tha, mãnh liệt thì khó mà đi đến đích giải thoát được. Ðây cũng là một sự cải chính rất hùng hồn để đánh tan quan niệm sai lầm cho rằng: người Phật tử phải diệt dục, mà diệt dục nghĩa là diệt tất cả, diệt luôn cả sự sống. Thật ra diệt dục ở đây tức là dực vọng, diệt những phần ham muốn xấu xa đê hèn, làm cho con người bị đọa xuống hàng thấp thỏi như loài sức sanh, địa ngục, chứ đâu có diệt luôn cả những chí nguyện, những mong ước, những đức tánh tốt đẹp của con người. Sự mong muốn say nầy, người Phật tử không bào giờ lãnh quên, trái lại họ trút cả tâm tư hướng về cái đích mình đang nhắm, những pháp mình đang tu. Người thế gian ưa thích vật dục mạnh mẽ như thế nào, thì người tu hành mong muốn thành tựu những pháp thiền định của mình cũng mạnh mẽ như thế ấy. Có như thế, hành giả mới tăng tiến mãi trên bước đường tu hành của mình.

2. Tinh tấn như ý túc: Tinh tấn là dũng mãnh, chuyên nhất vào pháp thiền định mình đang tu. Phần trên chỉ mới là sự ước muốn. Sự ước muốn dù đẹp đẽ bao nhiêu mà không ra công, gắng sức, luôn luôn bền tâm vững chí, nghĩa là thiếu sự Tinh tấn dũng mãnh, thì ước muốn muôn đời cũng chỉ là ước muốn suông mà thôi.

Chúng ta nên nhớ rằng: Tinh tấn không phải chỉ là sự hắng hái, bồng bột trong chốc lát, như sự ồ ạt, bốc cháy của ngọn lửa rơm. Tinh tấn là nghị lực tu tập mạnh mẽ, thường hằng, không bao giờ gián đoạn. Trong kinh Di Giáo đức Thế Tôn có dạy: "...Như người kéo cây lấy lửa, cây chưa nóng đã thôi, tuy muốn được lửa, nhưng khó thể được".

Vậy người muốn chứng đạo quả, phải thường Tinh tấn đầy đủ như ý mình ước nguyện.

3. Nhất tâm như ý túc: Nhất tâm là tâm chuyên nhất vào định cảnh, không bào giừo tán loạn. Một con sông lớn, nếu bị chia nhiều ngành tất nhiên sức chảy của nó bị yếu. Trái lại, một giòng suối nhỏ, nếu chỉ chảy một đường, cũng đủ sức xoi thủng đá. Người tu hành, tâm được chuyên nhất, không bị tán loạn, thì muôn sự đều thành. Phật có dạy: "như người chứa nước, khéo giữ bờ đê, người tu hành giữ nước trí tuệ cũng vậy, phải khéo tu thiền định, chớ cho tán động".

4. Quán như ý túc: Quán nghĩa là dùng trí tuệ sáng suốt quán sát pháp mình đang tu. Quán trí ấy do định mà phát sanh, trí ấy là tịnh trí. Vì tịnh cho nên nó có thể như thật thông đạt thật nghĩa (chân lý) của các pháp (vũ trụ).

C. Kết Luận

Tóm Tắt Ý Nghĩa Và Diệu Dụng Của Tứ Như ý Túc 

Sở dĩ Dục, Tinh tấn, Nhất tâm và Quán đều được gọi là như ý túc, vì chúng ta là những thứ để cho tất cả công đức tu hành, thần lực nương vào đó mà phát sanh, hợp như ý muốn của hành giả.

Bốn phép nầy như bốn nấc thanh kế tiếp theo nhau, để đưa hanh giả từ cái nhân hữu lậu mê mờ, đến cái nhân vô lậu giải thoát: Trước hết, do tu tâm hằng mong muốn (Dục), cho nên sự tu tập dũng mãnh (Tinh tấn); nhờ sự tu tập dũng mãnh, nên phiền não tiêu, tán động hết, do đó tam được chuyên nhất (Nhất tâm), nhờ tâm chuyên nhất nên quán trí được thanh tịnh mãnh lợi (Quán), và có năng lực phá tan cội gốc vô minh.

Khi vô minh hết, thì vô số nghiệp chướng phải tiêu, hằng sa trí đức phát hiện. Người tu hành, khi trí tuệ và công đức viên mãn tức khắc đày đủ vô biên thần dụng trong sự hiện thân, hiện độ để cứu khổ chúng sanh, chứ đâu có phải chỉ khi chứng được lục thông mới được tự tại?

---*^*---


--- o0o ---

Trình bày :Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/09/2018(Xem: 9132)
Đột nhiên tôi nhớ lại câu nói của một người đã nói với tôi: “Khi chưa tu học, núi là núi, sông là sông; tu học đến một giai đoạn nào đó, núi chẳng là núi, sông chẳng còn là sông; đến khi giác ngộ, núi lại là núi, sông lại là sông!”. Không biết mình đã đến giai đoạn nào nhưng hôm nay, trong tôi chợt vang lên vài câu hát “…Một hôm ngựa bỗng thấy thanh bình, thảm cỏ tình yêu dưới chân mình…”. Rồi tôi nhớ tới ông ngoại, một người mà tôi gắn bó rất thân thiết từ ngày thơ ấu.
03/09/2018(Xem: 4212)
Dòng sanh tử giống như một dòng nước lũ quá mạnh. Người nào không gan dạ không vững bền thì sẽ bị nó cuốn phăng đi. Vì vậy mỗi người phải gan dạ, vững vàng để vượt lên, đừng để cuốn đi.
01/09/2018(Xem: 5837)
Phản Văn Trì Danh: Phương pháp nầy, miệng vừa niệm, tai vừa nghe vào trong,kiểm soát từng chữ từng câu cho rành rẽ rõ ràng, hết câu nầy đến câu khác. Nghe có hai cách, hoặc dùng tai nghe, hoặc dùng tâm nghe. Tuy nghe vào trong nhưng không trụ nơi đâu, lần lần quên hết trong ngoài, cho đến quên cả thân tâm cảnh giới, thời gian không gian, chỉ còn một câu Phật hiệu. Cách thức phản văn khiến cho hành giả dễ gạn trừ vọng tưởng, mau được nhứt tâm. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Chân giáo thể của phương pháp nầy là Thanh tịnh do nghe tiếng. Nếu muốn chứng vào tam muội, nên như thế mà tu hành” chính là ý trên đây.
17/08/2018(Xem: 4806)
Thiên nhân hỏi: - Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Đức Phật trả lời: - Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất! Phừng phừng lửa giận nóng thiêu Lời buông tiếng thốt bao điều ác hung Như gươm sắc bén vô cùng Đâm thâm chém hiểm chập chùng khổ đau!
24/06/2018(Xem: 7377)
Lời người viết: Tôi thường được dạy rằng , nếu học mà không tư duy và không có đủ căn cơ để nhận thức vấn đề một cách sâu sắc và thực hành tinh tấn với khả năng mình có mà chỉ chép ra hay học thuộc những gì các nhà bác học , giác ngộ thuyết giảng thì đó là đang uống những toa thuốc gia truyền và đôi khi sẽ bị dị ứng và phản ứng tai hại cho cơ thể.
28/04/2018(Xem: 7485)
Sự hiện hữu của nhân sinh bao giờ cũng mang theo những ước mong về một đời sống tốt đẹp. Nhưng có lẽ sự tốt đẹp cho cả cuộc đời này là khát khao lớn nhất và có giá trị cao cả nhất cho những ai luôn nuôi dưỡng những tâm nguyện của tình thương bao la cho cả vũ trụ này. Có những mơ ước về một đời sống lí tưởng cho riêng mình, nhưng cũng có nhữngước mong xây dựng cho cả cuộc đời này thành một cảnh giới thật sự chỉ có mặt của niềm hạnh phúc. Những tâm tư như thế được thể hiện từ rấtxưa ở Trung Quốc với lí tưởng “thế giới đại đồng” của Nho Giáo,
15/03/2018(Xem: 14976)
Nhẫn nại là 10 pháp hành Ba la mật cho các vị Bồ Tát có ý nguyện trở thành Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác hoặc Phật Thinh Văn Giác. Những pháp hành đó là : 1- Bố thí 2- Trì giới 3- Xuất gia 4- Trí tuệ 5- Tinh tấn 6- NHẪN NẠI 7- Chân thật 8- Quyết tâm 9- Từ bi 10- Tâm xả
05/03/2018(Xem: 5783)
Hành trình về Tây Phương Tịnh độ "Tịnh độ" là thế giới hoàn toàn trong sạch, thường để chỉ cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A-di-đà.
21/11/2017(Xem: 9737)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh, vị Phật gần gũi trong tâm tưởng Phật tử khắp năm châu bốn biển, bất luận mầu da, tiếng nói, bất luận giầu nghèo, sang hèn, bất luận nam nữ, già trẻ ….
12/11/2017(Xem: 18413)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567