Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niệm Phật.

22/04/201311:57(Xem: 7006)
Niệm Phật.

 

NIỆM PHẬT
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng

Đạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu, là một biện chứng giải thoát, một con đường giải thoát. Giải thoát hết phiền não, hết bát khổ, ra ngoài tam giới tức là cõi dục, cõi sắc và vô sắc. Chân lý mà Đức Phật diễn giải rất là hiển nhiên dễ dàng, nhưng cũng rất là huyền nhiệm mênh mang. Chân lý ấy có thể thu gọn trong một chữ Tâm hay chữ Như cũng được, nhưng nếu giải ra nói suốt một kiếp cũng chưa hết.

Pháp môn của đạo Phật cũng vô lượng, và đạt đến những tam muội giải thoát cũng vô lượng. Một vị hành giả có thể ngồi trong buồng, nơi rừng vắng hoặc bãi tha ma, quán lẽ Thập Nhị Nhân Duyên, quán Ngũ Uẩn, quán Sương Khô, quán Âm Thanh, quán mùi hương, như lối chín năm quay mặt vào vách của Đức Đạt ma, hoặc có thể niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật hay chỉ một chữ Phật cũng được.

Pháp môn tuy rất nhiều, nhưng tựu trung chỉ có hai đường: một là tu Quán dùng Thiền Định và Trí huệ Bát Nhã để soi suốt lẽ vô thường của muôn vật; hai là tu Tịnh Độ, níu lấy câu niệm Phật và dùng lòng sùng kính tôn thờ d8ể đạt tới bờ giải thoát. Lối thứ nhất là dùng Tự -Lực; lối thứ hai là nhờ Tha lực, tức là thần lực của chư Phật và Bồ Tát. Lối thứ nhất cũng gọi là "nan hành đạo", còn lối thứ hai là "dị hành đạo" tức là con đường dễ đi.

Thực ra thì Thiền Tông hay Tịnh Độ cũng đều độc đáo, và sự khó hay dễ chỉ là do căn duyên của từng hành giả và vạn kiếp của đạo. Thời này, theo Kinh Phật, là thời mạt kiếp, căn cơ thường thấp kém, nên tu tự lực khó và tu theo lối niệm Phật thì dễ hơn.

Lối tu Tịnh Độ là phát xuất từ Kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ Kinh. Điểm đặc biệt của Kinh A Di Đà là trong kinh này, tuyệt nhiên không có một vị nào cầu Pháp cả, mà tự nhiên Đức Phật nói ra kinh này. Tại sao vậy? Chỉ là vì trong khi vào tam muội, Đức Phật nhìn thấy rõ ràng đến thời mạt kiếp, căn cơ chúng sinh thấp kém, lòng tin băng hoại, kinh sách mất dần, nên Ngài động lòng từ bi, tự ý nói ra một pháp môn dễ nhớ và dễ tu, vì chỉ cần nhờ một câu: A Di Đà Phật. Điểm cảm động nhất trong kinh là đức Phật đã phải thè lưỡi ra thề thốt về sự hiệu lực của pháp môn này. Không những riêng Đức Thích Ca thề mà cả chư Phật mười phương cũng thề. Tại sao vậy? Vì Đức Phật e ngại rằng chúng sinh thấy pháp môn này giản dị quá mà hoài nghi, nên chư Phật đã thề.

Vả lại tu thiền định theo lối tự lực không, mà không kèm theo câu niệm Phật thì dễ bị ngã vì ma chướng. Xem như Kinh Lăng Nghiêm, ông A Nan đã gần tới bậc A La Hán và đa văn hạng nhất , cũng còn bị ma chướng là người kỳ nữ Ma Đăng Gìa cám dỗ. Khiến Đức Phật phải sai chính Đức Văn Thù mang chú Lăng Nghiêm đến giải cứu. Trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật cũng kể rõ năm mươi món ma chướng mà người hành giả tu quán "Ngũ Uẩn Giai Không" dễ mắc phải... Cũng vì thế mà ở Trung Hoa hay Việt Nam, một thiền viện thường có "Niệm Phật Đường", và rất nhiều vị Thiền Sư bản lãnh cao với vẫn phải tu thêm câu niệm Phật. Vì có câu niệm Phật, mới tránh khỏi ma chướng, gột được lòng kiêu mạn và mới có thể vãng sanh sang một cõi đất lành.

Nhờ thần lực của Đức Di Đà, Đức Thích Ca và Chư Phật mới được vãng sanh và đỡi bị đoạ. Người tu thiền tự lực, càng cao bao nhiêu càng dễ bị đoạ bấy nhiêu. Chỉ động một niệm tà như tự kiêu, hoặc thèm ăn, hoặc động một niệm dâm dục là có thể bị đọa. May thì trở lại làm người, không may sẽ đọa hơn nữa. Sử chép rất nhiều chuyện như vậy. Như ông Tô Đông Pha kiếp trước là một thiền sư khá lỗi lạc, nhưng một lúc ngồi thiền chợt động niệm thanh sắc, nhớ tiếng hát của kỳ nữ, nên kiếp sau chỉ làm một thi sĩ không còn nhớ đến những chủng tử thiền của kiếp trước nữa. Ấy là đọa nhẹ.

Có một vị tiên tu thiền, trước kia trong lúc ngồi thiền, chợt nhớ đến mái tóc một vị hoàng hậu rồi lại đâm cáu giận với một con qụa kêu làm rối loạn sự thiền định của mình, mà đến kiếp sau bị đọa làm thân con phi-ly tức là con chồn, mặc dầu ông ta nhiều bản lãnh... Sở dĩ bị đọa là vì một khi vào bào thai, đến bậc La Hán hoặc sơ Bồ tát cũng vẫn bị mê muội và quên mất bản lãnh của mình. Chỉ có những bậc Bồ Tát cao và chư Phật lúc vào bào thai mới không bị mê muội mà thôi.

Thần lực của câu niệm Phật và của chư Phật có thể ví như một chiếc thuyền lớn, chở hộ cho hành giả những nghiệp sâu dày, hoặc làm tiêu tan dần nghiệp đó. Nên có thể "đới nghiệp vãng sanh". Người tu niệm Phật cũng thường được chuyển nghiệp, chuyển nghiệp nặng ra nghiệp nhẹ. Có một vị cư sĩ suốt đời tu niệm Phật, đến lúc già bị bọn cướp vào đâm cho ông sáu lát dao. Ông nằm hấp hối. Người anh hỏi: "Sao chú niệm Phật mà lại bị nạn này?" Cư sĩ mở mắt ra nói: "Em được chuyển nghiệp. Theo nghiệp cũ, đáng lẽ em phải đọa làm sáu kiếp súc sinh. Nay sáu lát dao này thay cho sáu kiếp lúc sanh. Bây giờ, em sạch nghiệp rồi và em vãng sanh đây." Nói xong thì chết.

Niệm Phật là luôn luôn xưng danh hiệu Đức A Di Đà và giữ trong tâm một hình bóng của Phật. Đó cũng là một lối thiền, nhưng là thiền về hình bóng của Phật và niú lấy danh hiệu Phật làm một bóng cả để nương nhờ.... Trên thực tế, người hành giả nên tu vừa thiền vừa tịnh. Một phần thiền, và phần chính yếu là tịnh. Thiền có điểm lợi là mình dễ tế nhận được "cái thấy" của tâm thức, "cái thấy" này được kinh Lăng Nghiêm giảng rất rõ. Còn phần tu tịnh thì nhờ được thần lực của chư Phật và Bồ tát...

Kẻ viết giòng này, trước kia ham đọc thiền, và ngu muội coi nhẹ câu niệm Phật, cho đó là lối tu của mấy bà già nhà quê. Nhưng rồi ngồi thiền thấy như leo vách đá, không biết niú vào đâu. Sau hiểu ra nhờ đọc cuốn Lá Thơ Tịnh Độ của Ngài Ấn Quang và nhung sach cua Thuong Tọa Trí Tịnh và Thiền Tâm (đều ở lại Việt Nam, một vị ở Thủ Đức, một vị ở Blao). Viết những giòng này để tưởng nhớ hai vị Thượng Tọa.



---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2013(Xem: 7336)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật. (Xin đọc phần đính kèm ở cuối bài, nói về 4 loại Tịnh độ)
16/09/2013(Xem: 11424)
Sáng dậy đọc xong cuốn Phật thuyết A Di Đà Kinh Yếu giải của đại sư Ngẫu Ích Trí Húc, được pháp sư Tịnh Không giảng thuật bỗng dâng lên nỗi cảm khái. Ngẫm lại, Phật giáo ngày nay đã đi sâu vào đời sống. Số lượng người đi chùa lễ Phật, quy y Tam bảo cũng nhiều. Xã hội ngày nay công việc bận rộn, người học Phật đa phần tu theo pháp môn Tịnh độ, đơn giản vì nó giản dị, dễ tu, hơn nữa cũng không có thời gian tham Thiền hay tu các môn khác. Tổ Vĩnh Minh có nói: “Tịnh độ vạn người tu, vạn người vãng sinh”.
14/09/2013(Xem: 9795)
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
11/09/2013(Xem: 6613)
Các bậc tổ sư thường dạy đồ chúng cách tâm niệm để làm phương châm hành trì. Xin Sư ông cho chúng con một lời khuyên dưới hình thức một lời tâm niệm? Người xưa thường nói: “Sanh tử sự đại” nhưng mình đã quen sống trong sanh tử, ai cũng vậy hết, nên không thấy quan trọng. Kỳ thật, lấy mắt đạo mà nhìn vào thì đó là việc lớn của mọi người, của chúng sanh. Đã lăn lóc mãi trong nhiều đời, hiện tại nếu không cố gắng thì những đời sau cũng vẫn lẩn quẩn trong vũng lầy sanh tử mà thôi.
07/09/2013(Xem: 5867)
“Nếu như ngày xưa Đức Phật chỉ bày duy nhất một pháp môn thôi, ví dụ một là thiền, hai là tịnh, ba là mật…hoặc là Pháp Hoa tông, Luật tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông… thì giờ tốt biết mấy. Vì con thấy không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Nhật Bản, Trung Hoa hay tất cả các nước tu học theo tinh thần Phật giáo thì thường có những xung đột, dù không có gì là lớn lắm giữa các Phật tử theo các tông phái khác nhau”. Tôi có trả lời rằng: “Dù cho mình có trí tuệ đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới như Ngài Xá Lợi Phất thì cũng không bằng Đức Phật. Đức Phật thấy suốt, biết hết nên Ngài mới tùy căn cơ của chúng sinh mà bày ra các phương tiện khác nhau”
01/09/2013(Xem: 10099)
Hôm nay, tôi sẽ nói đề tài: "Chỗ gặp gỡ và chỗ không gặp gỡ giữa Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông". Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỹ thì có ba tông chính: Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông và Mật Tông
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]