Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khóa Hư Lục

22/04/201311:38(Xem: 17749)
Khóa Hư Lục

 

khoahuluccover


Khóa Hư Lục

Tác giả:Hoàng Đế Trần Thái Tông
Dịch giả:HT. Thích Thanh Kiểm

---o0o---


Lời Tựa

Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".

Nhà vua đã trải qua cuộc đời bi kịch, bố mẹ mất sớm, một mình đối phó với ông chú Phụ-chính, cùng với Thiên-Cực Công chúa bày mưu lập vợ Hoài-Vương đang có mang lên thay Lý-Chiêu-Hoàng vì Chiêu Thánh đã 20 năm chưa có con. Do đấy mà Trần Liễu (Ân Sinh Vương) mất vợ, nổi loạn và Trần Thái Tông bất nhẫn bỏ cung điện trốn vào núi An-Tử, hòng cầu Phật giáo để giải thoát. Đây chính là lời Trần Thái Tông viết:

"Bấy giờ ý chí của Trẫm đã nhất quyết. Hiệu Thiên-Ứng Chính-Bình thứ 5 (1245), năm Bính-Thân, đêm 3 tháng 4. Trẫm nhân mặc áo mỏng thường đi ra cửa cung, bảo tả hữu "Ta muốn đi chơi, nghe trộm lời dân để xem nguyện vọng của chúng, họa may biết được sự khó nhọc của họ. Lúc ấy đi theo bên trẫm bất quá bảy tám người. Đến đêm vào giờ hợi, một mình một ngựa cất lẻn ra đi. Khi đã qua sông Nhị, liền hướng phiá đông mà tiến mới thật tình bảo cho tả hữu biết. Họ kinh ngạc, đều ứa nước mắt khóc. Sáng hôm sau vào giờ mão thì đến bến Đại-Than chân núi Phả-Lại. Trẫm e có kẻ nhận biết, nên phải lấy vạt áo che mặt mà qua sông, rồi theo đường tắt lên núi. Đến tối, vào nghỉ trong chùa Giác-Hạnh đợi sáng lại đi. Trèo lội vất vả, núi hiểm, suối sâu, ngựa mệt không tiến được nữa. Trẫm bèn bỏ ngựa, vịn vách đá mà đi. Đến giờ mùi mới tới An-Tử. Qua hôm sau, trèo thẳng lên đỉnh, vào ra mắt Quốc-Sư Trúc-Lâm là vị đại Sa-môn ở đây.

Thấy Trẫm Quốc Sư (Phù Vân) mừng hớn hở thong thả nói: "Lão tăng ở núi rừng lâu, xương cứng, thể gầy, ăn rau răm, nhai hạt dẻ, uống nước suối, vui thú cảnh rừng, nhẹ như mây nổi nên theo gió đến đây. Nay nhà Vua bỏ địa vị nhân chủ, nghĩ đến cảnh quê mùa rừng núi, hẳn có ý tìm hỏi điều gì mới tới đây?".

Trẫm nghe Sư nói, hai hàng nước mắt tự nhiên khôn cầm, nhân mới đáp: "Trẫm còn thơ ấu, sớm mất hai thân; bơ vơ đứng trên sĩ dân, không nơi nương tựa. Nghĩ lại sự nghiệp của đế vương đời trước thịnh suy không thường, cho nên vào núi chỉ cầu làm Phật không cầu chi khác!" Sư đáp: "Núi vốn không có Phật. Phật ở nơi tâm người, tâm lặng mà biết ấy là chân Phật. Nay nếu nhà vua giác ngộ được tâm thì lập tức thành Phật không phải cầu tìm khó nhọc ở bên ngoài vậy" (Thiền Tông Chỉ Nam Tự).

Đoạn vấn đáp trên đây lời nói tự sự chính xác thành khẩn, không cho phép ta nghi ngờ không phải Trần Thái Tông đã bỏ ngôi để vào núi cầu Phật tìm giải thoát cho nỗi lòng ưu phiền bi đát. Sử gia Ngô thời Sỹ đã nhận thức:

"Vua Thái-Tông... làm ra sách" Khoá Hư Lục "mến cảnh sơn lâm, coi sống chết như như nhau tuy ý tứ gần với đạo Phật không tịch mà chí thì rộng xa cao siêu cho nên bỏ ngôi báu như trút dép nát vậy". (Việt Sử Tiêu Án Q.III).

Thái độ hỷ xả của nhà vua thực là tinh túy của tôn giáo thực hiện.

Vì Tể tưởng Thủ-Đô và toàn thể quần thần yêu cầu và nhất là lời khuyên chính đáng của Quốc Sư: "Phàm làm đấng nhân quân phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn và tâm thiên hạ làm tâm. Nay thiên hạ muốn đón nhà vua về cung, nhà vua không về sao được?".

Và Trần Thái Tông phải trở về gượng gắng lên ngôi. Và ngài đã giác ngộ khi đọc kinh "Kim Cương" đến câu: "Ưng Vô Sở trụ nhi sinh kỳ tâm" (Nên có cái tâm không chấp vào đâu cả). Chính với cái tâm minh ấy mà nhà vua đã nhất quán tam giáo: "Vị minh nhân vọng phân tâm giáo, liễu đắc thể đồng ngộ nhất tâm!" (Chưa giác ngộ thì lầm phân biệt có ba giáo lý, hiểu thấu triệt thì cùng giác ngộ chỉ có một tâm linh).

Không những Thái-Tông có tinh thần khai phóng. Ngài còn khoan nhân đại độ, đã khoan thứ cho Trần Liễu nổi loạn, anh em ôm nhau khóc trước mũi kiếm của Trần Thủ Độ, nên về sau Dụ-Tông có thơ ca tụng:

Đường Việt khai cơ lưỡng Thái Tông

Đường xưng Trinh-Quán, ngã Nguyên Phong

Kiến Thành chu tử, An Sinh tại

Miếu hiệu tuy đồng đức bất đồng

(Nhà Đường, nước Việt mở nước có hai vua Thái Tông, Nhà Đường xưng là Trinh-Quán, Ta xưng là Nguyên-Phong; Kiến-Thành, em Thế-Dân bị anh giết còn An-Sinh là anh Thái-Tông vẫn sống và được phong ấp. Tuy, đều Thái-Tông mở nước nhưng không cùng có nhân đức).

Sau khi trình bày "Vietnamese Humanism (ở Đại-Học Hawai năm 1957, có đăng ở Hawai University Press, October 1959, January 1960) tôi có đưa cho D.T. SUZUKI danh tiếng về "Zen" Nhật-Bản, ông ta đã hết sức ca tụng bộ sách "Khóa Hư" và tác giả của nó nhất lại là một nhà vua.

Sách "KHÓA HƯ" được Hòa-Thượng Thanh-Kiểm chùa Vĩnh-Nghiệm dịch lại đầy đủ, chú giải minh bạch, đáng là bộ kinh Phật-Giáo Việt-Nam hiếm hoi của Tông-giáo thực hiện, một tập đại-thành triết học tôn giáo thế giới.

Nay tựa

NGUYỄN ĐĂNG THỤC
Saigon, ngày 4 tháng 6 năm 1992

---o0o---

Vi tính: Việt Dũng

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/11/2012(Xem: 7165)
Vì khiếm khuyết và lỗi lầm không là những phẩm chất cố hữu của tâm thức, nên lỗi lầm có thể được tiêu trừ.
15/11/2012(Xem: 6645)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ. Một hôm, đức Phật bảo bốn chúng (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Cư sĩ Nam, Cư sĩ Nữ): - Nên tu tưởng (nhớ nghĩ) vô thường, nên quảng bá (phổ biến rộng rãi) vô thường. Đã tu tưởng vô thường quảng bá tưởng vô thường, thì đoạn diệt ái dục giới, ái sắc giới, ái vô sắc giới, đoạn hết vô minh, đoạn hết kiêu mạn, ví như đốt cháy cỏ cây, dẹp trừ sạch hết, đây cũng vậy, nếu tu tưởng vô thường, thì đoạn trừ hết tất cả kết sử, vì sao?
06/11/2012(Xem: 5890)
Hãy quên tất cả những sự thực hành thiền quán, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, trái tim thật sự của Đạo Phật là hoàn thành chí nguyện đến những người khác. Trong bình luận này về Con Đường của Bồ Tát, ngài diễn tả trái tim tỉnh thức của Đức Phật, đấy là thệ nguyện của Ngài đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
27/10/2012(Xem: 5517)
Với kiếp sống của con người thì chỉ hiện tại là có thực (tương đối). Sống có nghĩa là sống với hiện tại, sống vào hiện tại; hay nói cách khác, chỉ có hiện tại là sống. Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực. Than thở tiếc nuối quá khứ, hay mơ ước tương lai chẳng những để mình rơi vào chỗ phi thực, còn để mình vướng mắc vào rối loạn tâm lý, khổ đau và đánh mất hiện tại đang là, cái hiện tại sống động, mới mẻ, đầy sáng tạo, đầy nghĩa sống, và có thể hiện tại là vĩnh cửu nếu mình biết nhiếp phục (xóa tan ý niệm về thời gian).
25/10/2012(Xem: 7192)
Không phải ngẫu nhiên ngày nay Phật giáo được nhân loại tôn vinh là một trong những tôn giáo có một triết lý sống nhân văn và thiết thực nhất. Cụ thể, đạo Phật là tôn giáo xuất phát từ hiện thực con người và vì con người, nhằm hướng con người đi đến hạnh phúc an lạc. Sở dĩ được tôn vinh như vậy là do toàn bộ giáo lý của Đức Phật thể hiện một nếp sống đạo đức có những đặc trưng riêng biệt, nổi bật mà khi chúng ta trải nghiệm sẽ nhận chân được các giá trị hạnh phúc.
12/10/2012(Xem: 10019)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
11/10/2012(Xem: 12057)
Cũng vào lúc bấy giờ, Đại bồ tát Quan Tự Tại thâm nhập pháp tu Bát nhã ba la mật đa sâu xa, thấy năm uẩn đều không tự tánh. Sau Phật, Tâm Kinh dẫn chúng ta đến gặp Bồ tát Quan Tự Tại. Tiếng Tây Tạng gọi Bồ tát là jangchub sempa. Jangchub (Phạn: bodhi), có nghĩa là “giác ngộ”, và sempa (Phạn: sattvà), có nghĩa là “anh hùng” hay “người”. Gộp chung lại thì từ jangchub sempa có nghĩa là “vị anh hùng giác ngộ”. Trong chữ jangchub - “giác ngộ” - âm đầu tiên là ị ang ứng vào sự chiến thắng đoạn diệt mọi sức mạnh chướng ngại, còn âm thứ nhì, chub, có nghĩa là thành tựu trí tuệ viên mãn.
11/10/2012(Xem: 5306)
Tất cả những tranh luận triết lý nói trên đều dẫn đến điều căn bản này: chúng ta luôn có khuynh hướng nhìn sự vật không đúng như sự thật. Xin nhắc lại thêm một lần nữa, nói như vậy không phải là để chối bỏ kinh nghiệm thực tại. Vấn đề nêu ra không phải là sự vật có hiện hữu hay không, mà là hiện hữu như thế nào. Đây mới chính là nội dung của tất cả những phân tích phức tạp nói trên.
04/10/2012(Xem: 6416)
Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc có con gái tên Tu-Ma-Đề, nhan sắc đẹp đẽ, đoan chính, thùy mị, lễ phép, hiếm có trên đời; bấy giờ có Trưởng-giả Mãn-Tài tại thành Mãn-Phú là bạn với Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc, có chút việc đến thăm Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc.
22/09/2012(Xem: 4398)
Khi đức Phật du hóa tại nước Di-hy-La, Ngài ngụ trong vườn Am-La. Bấy giờ có thiếu phụ tên là Bà-tứ-Tra có năm người con chết liên tiếp trong mấy năm. Vì qúa nhớ thương buồn rầu, nên khi đứa con thứ năm vừa chết xong, bà phát điên, xõa tóc, xé rách hết quần áo, chạy rong cùng đường kêu la, khi cười khi khóc, lúc nói lảm nhảm một mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]