Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12 Triệt Ngộ Ðại Sư

07/05/201111:10(Xem: 8081)
12 Triệt Ngộ Ðại Sư
Triệt Ngộ Ðại Sư
Liên Tông Thập Nhị Tổ


chutotinhdo-12Tế Tỉnh Ðại Sư, tự Triệt Ngộ, hiệu Nạp Ðường, người đời Thanh, con nhà họ Mã ở huyện Phong Nhuận.

Thuở bé ngài đã thông thuộc kinh sử. Sau khi xuất gia, lại đi tham học các nơi, rộng suốt cả hai tông: Tánh và Tướng. Chỗ tâm đắc nhất của ngài là chỉ thú Thập Thừa Tam Quán của kinh Pháp Hoa. Kế đó, ngài lại tham phỏng với Tụy Như Thuần thiền sư ở Quảng Thông, tỏ ngộ thấu suốt, dưỡng ở chùa Vạn Thọ, Ðại Sư kế nhiệm tại Quảng Thông, sách tiến hàng hậu lai, tông phong rất thạnh.

Bình nhật, Ðại Sư thường bảo: "Ngài Vĩnh Minh nguyên là bậc tông tượng trong Thiền môn mà còn quy tâm về Tịnh Ðộ. Huống ngay là thời mạt pháp, chúng ta cũng phải tuân theo". Do đó, ngài chuyên tu Tịnh nghiệp, chủ trương Liên tông. Mỗi ngày hạn thời giờ: dạy chúng hoặc tiếp khách nội một cây hương. Ngoài ra chỉ chuyên lễ sám niệm Phật mà thôi.

Không bao lâu, Ðại Sư sang trụ trì chùa Giác Sanh. Kế đó lại lui về ngụ chùa Tư Phước ở Hồng Loa Sơn. Tăng chúng các nơi mến đức nương về ngày càng đông, khiến chỗ ấy trở thành đại tòng lâm. Ðại Sư vì pháp lợi sanh lòng không chán mỏi, tất cả đều dùng Tịnh Ðộ làm chỗ quy thú. Mỗi khi giảng đến ân cứu khổ ban vui của Như Lai, thường lệ rơi theo tiếng. Thính chúng ngồi nghe đều cảm động sa nước mắt. Trong hai quyển Ngữ Lục của ngài, lời khuyến hóa lại càng chí thiết. Ðại lược như sau:

"Ðầu mối quan hệ trong vòng sống chết của chúng ta, duy có hai thức: Tâm lực và Nghiệp lực. Tâm lực là tâm niệm có nhiều mối, khi lâm chung đi theo mối nặng nhất. Nghiệp lực ví như người mang nợ, chủ nợ mạnh lôi kéo trước tiên. Nghiệp lực tuy lớn, nhưng tâm lực lại càng lớn hơn. Bởi nghiệp không tự tánh, hoàn toàn nương nơi tâm, nên khi tâm chú trọng thì làm cho nghiệp thêm mạnh. Nếu ta dùng trọng tâm mà tu Tịnh Ðộ, tất Tịnh nghiệp mạnh, khi lâm chung quyết định sanh về Tây Phương: Ví như cây to tường cao, nghiêng hướng về Tây, ngày kia khi ngã đổ cũng hướng về Tây vậy.

Thế nào là trọng tâm? Chúng ta tu Tịnh Ðộ, lòng tin quí ở nơi sâu, chí nguyện quí ở nơi thiết. Do tín nguyện sâu thiết, nên tất cả tà thuyết không thể lay động, tất cả cảnh duyên không thể kéo lôi. Giả sử đang khi ta niệm Phật, bỗng Tổ Ðạt Ma hiện ra bảo phải bỏ Tịnh tu Thiền có thể liền giác ngộ thì cũng từ tạ không dám tuân lời. Hay dù đức Thích Ca hiện thân bảo có pháp môn khác hơn Tịnh Ðộ, dạy ta phải bỏ niệm Phật để tu môn kia, ta cũng đảnh lễ mà từ khước. Giữ vững như vậy, mới gọi là lòng tin sâu chắc.

Về phần nguyện, ví như có vòng sắt nóng đỏ xoay vần trên đầu, ta cũng không vì sự khổ ấy mà thối thất chí vãng sanh. Lại như có cảnh dục lạc mầu nhiệm nhất cùa Chuyển Luân Vương hiện đến, ta cũng không vì sự vui sướng đó mà quên tâm niệm cầu về Cực Lạc. Gặp những cảnh duyên nghịch thuận cùng cực như thế mà vẫn không đổi lòng, mới gọi là chí nguyện tha thiết.

Lòng tin sâu, chí nguyện thiết ấy, gọi là trọng tâm. Dùng tâm này mà niệm Phật thì tịnh nghiệp mạnh và lần lần thành thục, tất duyên nhiễm Ta Bà phải dứt. Như thế, lúc lâm chung dù có muốn cảnh luân hồi hiện ra, cảnh Tịnh Ðộ cùng đức Di Ðà chẳng hiện tiền, cũng không thể được. Nhưng tín nguyện sâu thiết ấy lúc bình thời phải rèn luyện cho thành, khi lâm chung mới khỏi lạc vào nẻo khác. Như cổ đức lúc sắp mạng chung, chư Thiên ở sáu cõi trời trỗi nhạc, cầm tràng phan, kế tiếp đến rước, mà vẫn cố từ, một lòng chờ Phật, đợi khi Phật hiện đến mới chịu đi. Lâm chung là cảnh tứ đại sắp phân tán, chư Thiên đến rước là cảnh tốt đẹp tuyệt vời! Nếu bình thời tâm tín nguyện chưa được mười phần vững chắc thì khi lâm chung gặp phải cảnh ấy, làm sao tự chủ được!"

Có nhà tu Thiền hỏi: "Tất cả các pháp đều như mộng huyễn. Cõi Ta Bà cố nhiên vẫn huyễn, song cảnh Cực Lạc cũng lại là mộng. Như thế, niệm Phật cầu về Cực Lạc nào có ích chi được?”

Ðại Sư đáp: “Không phải thế đâu! Các bậc Bồ Tát từ Thất Ðịa trở về trước đều tu hành trong huyễn mộng. Ðến như bậc Ðẳng Giác vẫn còn ở trong mộng lớn vô minh. Duy có Phật mới là bậc Ðại Giác hoàn toàn thức tỉnh. Ðang lúc còn trong mộng thì cảnh vui cùng khổ vẫn uyển nhiên! Như thế, cam chịu cảnh mộng khổ ở Ta Bà, sao bằng về hưởng cảnh mộng vui nơi Cực Lạc? Phương chi, mộng ở Ta Bà là từ mộng vào mộng, lần lượt đi sâu đến chỗ chìm mê. Mộng ở Cực Lạc là từ mộng ra khỏi mê, lần lượt đến ngôi Ðại Giác. Cho nên mộng cảnh tuy vẫn đồng, mà kết quả ở đôi nơi rất khác xa, vì thế phải niệm Phật cầu về Cực Lạc!”

Niên hiệu Gia Khánh thứ mười lăm, vào tháng hai, Ðại Sư dự biết ngày lâm chung, chẳng còn bao xa, đi từ giã những người ngoại hộ, dặn rằng: "Duyên hư huyễn chẳng bền lâu, giờ sống thừa nên quý tiếc. Các vị hãy cố gắng niệm Phật, ngày kia sẽ cùng gặp nhau nơi cõi Liên Bang!" Ðến ngày mùng hai tháng Chạp, Ðại Sư cảm bịnh nhẹ, đang chí tâm niệm Phật, bỗng thấy có vô số tràng phan từ phương Tây bay đến, liền nhìn môn đồ nói: "Cảnh Tịnh Ðộ đã hiện, ta sắp về Tây phương!" Rồi bảo đại chúng luân phiên trợ niệm . Sang ngày 17, vào giờ Thân, ngài nói với chúng rằng: "Hôm qua tôi thấy ba vị đại sĩ: Văn Thù, Quán Âm, và Thế Chí. Hiện giờ lại được đức Phật tự thân đến tiếp dẫn. Tôi đi đây!" Ðại chúng nghe nói, niệm Phật càng chí thiết, Ðại Sư ngồi thẳng, chắp tay hướng về Tây, bảo: "Xưng một câu hồng danh, thấy một phần tướng hảo!" Dứt lời, liền kiết ấn mà tịch.

Lúc ấy, tất cả chúng đều nghe mùi hương lạ ngào ngạt. Ðể lộ khám bảy ngày, dung sắc Ðại Sư tươi như sống, tóc bạc biến thành đen. Lúc trà tỳ, được hơn một trăm hạt xá lợi lóng lánh. Ðại Sư thọ được bảy mươi, tăng lạp bốn mươi chín.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/03/2023(Xem: 9856)
Trong xã hội bận rộn ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, và đã đến lúc chúng ta cùng thư giãn, chú trọng đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn. Cách thực hành dễ nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất là cùng Headspace, 10 phút thiền định mỗi ngày để thay đổi cuộc sống. Với những kiến thức mới về thiền trong bộ sách 3 cuốn rất mỏng và dễ đọc để ứng dụng này, chúng ta chắc chắn có lối sống tích cực, vui vẻ hơn và bình an hơn. Bộ sách gồm 3 cuốn mang đến những lợi ích khác nhau, từ quản lý sự căng thẳng đến trân trọng và biết ơn cuộc sống. Hướng dẫn những kỹ thuật căn bản nhất về thực hành thiền là mấu chốt để thay đổi cuộc sống của bất cứ ai may mắn đọc sách này.
21/08/2022(Xem: 5139)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh tạng. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng, dạy con người cách sống an lạc. Muốn sống an lạc, người học Phật phải liễu tri và hành trì, tu tập đúng lời Phật dạy.
30/11/2021(Xem: 5146)
Người Phật tử chân chánh hiểu rằng Chân Lý Tuyệt Đối là không thể nghĩ bàn. Tất cả các pháp môn đều chỉ là phương tiện giúp ta đạt tới cái không nghĩ bàn đó. Trong khi tu hành, ta có thể chọn vào cửa Hữu (Tịnh độ) hay vào cửa Không (Thiền), tùy căn cơ và sở thích. Nếu ai cố chấp pháp mình là đúng, chê bai người khác sai – là chứng tỏ mình chưa hiểu chân lý là thứ gì. Vả lại, thuốc không có quí tiện: thuốc trị được bịnh là thuốc hay. Đại khái, Thiền là pháp môn cao thượng và thẳng tắt dành cho bậc Thượng căn, trong khi Tịnh độ dễ hiểu dễ hành và dễ chứng, cho nên cả Ba căn đều có thể tu được. Đức Bổn Sư Thích-Ca giảng pháp nầy chủ ý nhằm cứu độ chúng sanh thời Mạt pháp. Như trong kinh Đại Tập, Ngài nói: “Thời Mạt pháp, ức ức người tu hành ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương nhờ pháp môn Tịnh độ mà thoát khỏi luân hồì.” Cho nên thời nầy người tu Tịnh độ thành công được vãng sanh vô số (có thoại chứng rành rành), trong khi Thiền sư đắc đạo (như khi xưa) có thể nói rất hiếm, đếm
05/11/2021(Xem: 17146)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác. Nếu biết ý này thì chẳng phải chỉ có những giáo lý rất sâu do chư Phật, chư Tổ đã nói mới là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh, mà hết thảy Ấm, Nhập, Xứ, Giới, Đại v.v... trong khắp thế gian cũng đều là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh! Mỗi một pháp cũng chính là chân, là bổn, là tâm, là tánh!”. Tập Lời Vàng (Gia Ngôn Lục) dù là toát yếu nhưng với một kẻ hậu học như tôi thì lại tự thấy mỗi mỗi câu nói của Đại Sư Ấn Quang đều bao hàm ý pháp, chỗ nào cũng cần phải học, chẳng thể đọc lướt qua nên phải dịch thuật đến ngàn ngàn câu kệ, hầu mong chuyển đạt lời lời ân cần tha thiết của Đại sư; chỉ để lại phần nói về các chính biến tại Trung Hoa, và những câu nói lập lại từ các bài giảng của Đại sư q
20/10/2021(Xem: 6324)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ” (Trung Bộ Kinh, 52 Kinh Bát Thành). Kinh văn quá súc tích về sơ thiền như vậy khó có thể thấm thấu được thâm ý của Thế Tôn, tạo ra nhiều kiến giải của các bút giả, hành giả, học giả vv, khiến quý Phật tử hoang mang. Sau đây là một trong những kiến giải của một hành giả được một đạo hữu chuyển cho Tâm Tịnh về sơ thiền: Hai bài kinh: Kinh Sa Môn Quả và Tiểu Kinh Dụ Lõi Cây, Phật dạy: “Tỳ kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh vời tầm với tứ (có giác có quán). Muốn đạt được cảnh giới này vị này phải ly dục nơi các căn, tức là thanh lọc nhiễm ô nơi các căn. Để ly dục, vị này học hạnh viễn ly, hạnh Tỷ kheo (hạnh xuất gia) theo lời dạy trong kinh: “Ở đây có người vì lòng tin xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình
03/09/2021(Xem: 39992)
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm) 1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN: Án, lam xóa ha. (3 lần) 2. TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN: Tu rị, Tu rị, Ma ha tu rị, Tu tu rị, Ta bà ha. (3 lần) 3. TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN Án, Ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần) 4. PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN: Án, Nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần) 5. AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN: Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, Án, độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha (3 lần) Hộ pháp, Vĩ Đà thị chứng minh Thân trụ Phật tiền Tâm Tư nguyện Tưởng bằng bí chú đắc oan linh Hà chơn bất thức trì niệm Luật Thiên kinh vạn quyển vô nhất tự Nẳng mô tô tất đế, đa rị, đa rị, mạn đà, mạn đà, ta bà ha (3 lần)
03/09/2021(Xem: 11317)
Pháp hành Trì để vượt thoát Đại Nạn Covid-19
03/09/2021(Xem: 10367)
5.1). Đệ tử tên là: Một lòng quy kính Đức Phật A Di Đà, Thế giới Cực Lạc, Nguyện lấy hào quang, Trong sạch soi cho, Lấy thệ từ bi, Mà nhiếp thọ cho, Con nay chánh niệm, Niệm hiệu Như Lai, Vì đạo Bồ Đề, Cầu sanh Tịnh Độ. Phật xưa có thệ: “Nếu có chúng sinh, Muốn sinh về nước ta, Hết lòng tín nguyện, Cho đến mười niệm, Nếu chẳng đặng sinh, Chẳng thành Chánh Giác”. Do vì nhân duyên, Niệm hiệu Phật nầy, Được vào trong bể, Đại thệ Như Lai, Nhờ sức Từ Bi, Các tội tiêu diệt, Căn lành tăng trưởng, Khi mạng gần chung, Biết trước giờ chết, Thân không bệnh khổ, Tâm không tham luyến, Ý không điên đảo, Như vào Thiền định. Phật và Thánh Chúng, Tay nâng kim đài, Cùng đến tiếp dẫn, Trong khoảng một niệm, Sinh về Cực Lạc, Sen nở thấy Phật, Liền nghe Phật thừa, Chóng mở Phật tuệ, Khắp độ chúng sanh, Trọn Bồ Đề nguyện.
12/07/2020(Xem: 7432)
Theo, Đại-Vô-Lượng-Thọ-Kịnh. Đại-A-Di-Đà-Kinh Q1.- Bình-Đẳng-Giác- Kinh Q1. Đại-Bảo-Tích-Kinh Q17. Bi-Hoa-Kinh Q3. Vô-Lượng-Quảng- Trang-Nghiêm-Đại-Thừa-Kinh… Thì đều lạy tu theo 48 nguyện. 48 đại nguyện có đủ trong 6 bộ kinh nói trên. Chỗ cốt yếu cho người tu niệm Phật và lễ lạy 48 đại nguyện là : 1.Tin tưởng tha thiết nguyện về cõi Phật A Di Đà chắc thật diệt sạch hết tâm nghi ngờ. Lòng tin trọn vẹn trong sạch. 2. Lập thời khóa tu niệm lễ lạy trong một ngày đêm 1, 2, hay 3 Thời, Tùy ý thích. Chọn cho thích hợp để tu. Quan trọng là thành tâm. Đừng ham nhiều mà lụy thân rồi chán bỏ! 3. Quyết tâm phát nguyện vãng sanh về Cực Lạc Tịnh Độ, Tâm luôn kính nhớ ưa thích cõi Cực Lạc của Từ Phụ A Di Đà, quí mến Từ Phụ A Di Đà. niệm Hồng danh Phật liên tục, khi xướng lạy lời nguyện thân tâm vui thích mừng rỡ cảm động, thân nhẹ lân lân như ơn Phật đang ban phước cao vời vô tận, đầy tâm an lạc, như thấy mình đầy đủ sức khỏe. Niệm, chừng nào được “nhứt tâm bất loạn” đồng nghĩa với “hế
22/06/2020(Xem: 5402)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay. Tuy trong hiện tại chúng ta có quá nhiều phương tiện để tìm hiểu, đọc tụng cũng như học hỏi, nhưng cũng không phải muốn tìm gì là có ngay lời giải đáp đúng như ý ta mong đợi, mà vẫn cần phải qua những trải nghiệm của bản thân cũng như sự tu học hành trì, nghiên cứu lâu ngày, chúng ta mới thẩm thấu được lời Phậtdạy. Vì lẽ lời dạy của Đức Phật nằm rải rác khắp nơi trong ba tạng của Nam Truyền và ba tạng của Bắc Truyền, có cả hàng triệu triệu chữ và nhiều nhà phiên dịch, chú giải khác nhau, nên không phải ai cũng có cơ duyên để trì tụng, nghiên cứu hết ba tạng Kinh điển này. Riêng bản thân tôi không dám làm việc gì quá khả năng, chỉ cố gắng gom góp lại những chỗ đã đọc qua, nhằm cống hiến cho quý vị một sự hiểu biết căn bản về Đức Phật A-di-đà, để chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa khi trì tụng các Kinh A-di-đà, Kinh Vô Lượng Thọ hay Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Đó
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]