Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04 Pháp Chiếu Ðại Sư

07/05/201111:10(Xem: 7832)
04 Pháp Chiếu Ðại Sư
Pháp Chiếu Ðại Sư
Liên Tông Tứ Tổ


chutotinhdo-04Pháp Chiếu đại sư, chưa rõ là người bậc thế nào? Trong năm Ðại Lịch thứ hai đời nhà Ðường, hàng đạo tục mới được biết ngài ở chùa Vân Phong tại Hoành Châu, thường chuyên cần tu tập.

Một buổi sáng, vào lúc thanh trai, ngài thấy trong bát cháo ở Tăng đường, hiện rõ bóng mây ngũ sắc. Trong mây hiện ra cảnh sơn tự, phía Ðông Bắc chùa có dãy núi, chân núi có khe nước. Phía Bắc khe nước có cửa ngõ bằng đá. Trong ngõ đá lại có một ngôi chùa to, biển đề "Ðại Thánh Trúc Lâm Tự". Mấy hôm sau, ngài lại thấy nơi bát cháo hiện rõ cảnh chùa lớn ấy, gồm vườn ao, lâu đài tráng lệ nguy nga, và một vạn vị Bồ Tát ở trong đó.

Ngài đem cảnh tượng ấy hỏi các bậc tri thức. Một vị cao Tăng bảo: "Sự biến hiện của chư Thánh khó nghĩ bàn được. Nhưng nếu luận về địa thế non sông, thì đó là cảnh Ngũ Ðài Sơn". Nghe lời ấy ngài có ý muốn đến viếng Ngũ Ðài thử xem sự thật ra thế nào?

Năm Ðại Lịch thứ tư, Ðại Sư mở đạo tràng niệm Phật tại chùa Hồ Ðông. Ngày khai hội cảm mây lành giăng che chốn đạo tràng. Trong mây hiện ra cung điện lầu các. Phật A Di Ðà cùng hai vị Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí hiện thân vàng sáng chói cả hư không. Khắp thành Hoành Châu, bá tánh trông thấy đều đặt bàn đốt hương đảnh lễ. Cảnh tượng ấy hiện ra giây lâu mới ẩn mất. Do điềm lành này, rất nhiều người phát tâm tinh tấn niệm Phật. Ðạo tràng khai liên tiếp được năm hội.

Một hôm, Ðại Sư gặp cụ già bảo: "Ông từng có ý niệm muốn đến Kim Sắc thế giới tại Ngũ Ðài Sơn để đảnh lễ đức Ðại Thánh Văn Thù sao đến nay vẫn chưa thật hành ý nguyện?" Nói xong liền ẩn mất. Ðược sự nhắc nhở, ngài sửa soạn hành trang, cùng với mấy pháp hữu, đồng đến viếng Ngũ Ðài.

Năm Ðại Lịch thứ năm, vào mùng sáu tháng tư, Ðại Sư cùng đồng bạn mới đến chùa Phật Quang ở huyện Ngũ Ðài. Ðêm ấy, vào khoảng canh tư, ngài thấy ánh sáng lạ từ xa chiếu đến thân mình, liền nhắm phỏng chừng tia sáng mà theo dõi. Ði được năm mươi dặm thì đến một dãy núi, dưới chân núi có khe nước, phía Bắc khe có cửa cổng bằng đá. Nơi cửa có hai vị đồng tử đứng đón chờ, tự xưng là Thiện Tài và Nan Ðà. Theo chân hai đồng tử dẫn đường, ngài đến một ngôi chùa nguy nga, biển đề: "Ðại Thánh Trúc Lâm Tự". Nơi đây đất vàng, cây báu, ao sen, lầu các rất kỳ diễn, trang nghiêm. Cảnh giới quả đúng như ảnh tượng đã thấy nơi bát cháo khi trước.

Ngài vào chùa, lên giảng đường, thấy đức Văn Thù bên Tây, đức Phổ Hiền bên Ðông. Hai vị đều ngồi tòa sư tử báu cao đẹp, đang thuyết pháp cho một muôn vị Bồ Tát ngồi phía dưới lặng lẽ lắng nghe. Pháp Chiếu bước đến chí thành đảnh lễ, rồi quì xuống thưa rằng: "Kính bạch Ðại Thánh! Hàng phàm phu đời mạt pháp, cách Phật đã xa, chướng nặng nghiệp sâu, tri thức kém hẹp, tuy có Phật tánh mà không biết làm sao hiển lộ. Giáo pháp của Phật lại quá rộng rãi mênh mông, chưa rõ pháp môn nào thiết yếu dễ tu hành cho mau được giải thoát?"

Ðức Văn Thù bảo:

- Thời kỳ này chính là đúng lúc các ngươi nên niệm Phật. Trong các hành môn không chi hơn niệm Phật và gồm tu phước huệ. Thuở đời quá khứ, ta nhờ quán Phật, niệm Phật, cúng dường Tam Bảo mà được Nhất Thiết Chủng Trí. Tất cả các pháp như: Bát-nhã ba-la-mật, những môn thiền định rộng sâu, cho đến chư Phật cũng từ niệm Phật mà sanh. Vì thế nên biết, Niệm Phật là vua trong các pháp môn".

Ngài Pháp Chiếu lại hỏi:

- Bạch Ðại Thánh! Nên niệm như thế nào?

Ðức Văn Thù dạy:

- Về phương Tây của thế giới này, có Phật A Di Ðà giáo chủ cõi Cực Lạc. Ðức Thế Tôn đó nguyện lực không thể nghĩ bàn! Ngươi nên chuyên niệm danh hiệu của Ngài nối tiếp không gián đoạn thì khi mạng chung, quyết được vãng sanh, chẳng còn bị thối chuyển.

Nói xong, hai vị Ðại Thánh đồng đưa tay vàng xoa đầu ngài Pháp Chiếu và bảo rằng:

- Do ngươi niệm Phật, nên không lâu sẽ chứng được quả Vô Thượng Bồ Ðề. Nếu thiện nam tín nữ nào muốn mau thành Phật thì không chi hơn niệm Phật. Kẻ ấy nhất định sẽ mau lên ngôi Chánh Ðẳng Chánh Giác.

Ðược hai vị Ðại Thánh thọ ký xong ngài Pháp Chiếu vui mừng đảnh lễ rồi từ tạ lui ra.

Hai đồng tử khi nãy theo sau tiễn đưa. Vừa ra khỏi cổng, ngài quay lại thì người và cảnh đều biến mất. Ngài liền dựng đá đánh dấu chỗ ấy, rồi trở về chùa Phật Quang.

Ðến ngày 13 tháng 4, Pháp Chiếu đại sư cùng hơn năm mươi vị Tăng đồng đến hang Kim Cang, thành tâm đảnh lễ hồng danh ba mươi lăm đức Phật. Vừa lạy được mười lượt, ngài bỗng thấy hang Kim Cang rộng lớn thanh tịnh trang nghiêm có cung điện bằng lưu ly, đức Văn Thù, Phổ Hiền đồng ngự trong ấy. Hôm khác, ngài lại đi riêng đến hang Kim Cang, gieo mình đảnh lễ, nguyện thấy Ðại Thánh. Ðang khi lạy xuống vừa ngước lên, Ðại Sư bỗng thấy một Phạm Tăng tự xưng là Phật Ðà Ba Lỵ. Vị này đưa ngài vào một đại điện trang nghiêm, biển đề là Kim Cang Bát Nhã Tự. Toàn điện nhiều thứ báu lạ đẹp mầu, ánh sánh lấp lánh. Dù đã nhiều lần thấy sự linh dị, nhưng ngài vẫn chưa thuật lại với ai cả.

Tháng Chạp năm ấy, ngài nhập đạo tràng niệm Phật nơi chùa Hoa Nghiêm định kỳ tuyệt thực tu hành, nguyện vãng sanh về Tịnh Ðộ. Ðêm đầu hôm, ngày thứ bảy, đang lúc niệm Phật, Ðại Sư bỗng thấy một vị Phạm Tăng bước vào bảo: "Ông đã thấy cảnh giới ở Ngũ Ðài Sơn, sao không truyền thuật cho người đời cùng được biết?" Nói xong, liền ẩn mất.

Hôm sau, trong lúc niệm Phật, vị Phạm Tăng hiện ra, bảo y như trước. Ngài đáp: "Không phải tôi dám giấu kín thánh tích, nhưng chỉ sợ nói ra người đời không tin sanh sự chê bai mà thôi". Phạm Tăng bảo: "Chính đức Ðại Thánh Văn Thù hiện tại ở núi này, mà còn bị người đời hủy báng thì ông còn lo ngại làm chi? Hãy đem những cảnh giới mà ông được thấy truyền thuật với chúng sanh, làm duyên cho kẻ được nghe biết, phát khởi tâm Bồ Ðề". Ngài tuân lời, nhớ kỹ lại những sự việc đã thấy, rồi ghi chép ra truyền lại cho mọi người.

Năm sau, sư Thích Huệ Tùy ở Giang Ðông cùng với chư Tăng chùa Hoa Nghiêm theo Pháp Chiếu đại sư đến hang Kim Cang lễ Phật. Kế đó, lại đến chỗ dựng đá lúc trước để chiêm ngưỡng dấu cũ. Ðại chúng còn đang ngậm ngùi ngưỡng vọng, bỗng đồng nghe tiếng hồng chung từ vách đá vang ra. Giọng chuông thanh thoát, ngân nga, nhặt khoan rành rẽ. Ai nấy đều kinh lạ, đồng công nhận những lời thuật của ngài Pháp Chiếu là đúng sự thật. Vì muốn cho người viếng cảnh đều phát đạo tâm, Tăng chúng nhân cơ duyên ấy khắc những sự việc của ngài nghe thấy vào vách đá. Về sau ngay nơi đó, một cảnh chùa trang nghiêm được dựng lên, vẫn lấy hiệu là Trúc Lâm Tự để lưu niệm.

Triều vua Ðức Tông, Pháp Chiếu đại sư mở đạo tràng niệm Phật tại Tinh Châu, cũng liên tiếp được năm hội. Mỗi đêm vua và người trong cung nghe tiếng niệm Phật rất thanh thoát từ xa đưa vẳng lại. Sau khi cho người dò tìm, được biết đó là tiếng niệm Phật ở đạo tràng tại Tinh Châu, nhà vua phái sứ giả mang lễ đến thỉnh ngài vào triều. Ngài mở đạo tràng niệm Phật tại hoàng cung, cũng gồm năm hội. Vì thế, người đường thời gọi ngài là Ngũ Hội Pháp Sư.

Từ đó Ðại Sư tinh tấn tu hành, ngày đêm không trễ. Một đêm nọ ngài thấy vị đến bảo: "Hoa sen công đức của ông nơi ao thất bảo ở cõi Cực Lạc đã thành tựu. Ba năm sau là đúng thời kỳ hoa nở, ông nên chuẩn bị". Ðến kỳ hạn, Ðại Sư gọi Tăng chúng lại căn dặn rằng: "Ta về Cực Lạc, mọi người phải gắng tinh tu!" Nói xong, ngài ngồi ngay yên lặng mà tịch.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2017(Xem: 9346)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
07/09/2016(Xem: 6672)
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Seuil, Paris, thì Jean Eracle nguyên là Quản Đốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Á Châu, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Do một nhân duyên vô cùng kỳ lạ, ông được sang Nhật-bản lưu trú suốt mấy mươi năm để học hỏi cùng thực hành Niệm Phật theo giáo pháp của “Đạo Phật Chân Chánh trong Pháp môn Tịnh-độ” tức Tịnh-độ Chân-tông do Ngài Thân Loan Thánh Nhân khai sáng cách đây gần 8 thế kỷ.
28/04/2016(Xem: 20275)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
23/12/2015(Xem: 10731)
Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
10/07/2015(Xem: 6619)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
28/04/2015(Xem: 6512)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 7259)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
08/01/2015(Xem: 9081)
Nguyện con đến lúc sắp lâm chung Diệt trừ tất cả các chướng ngại Tận mặt gặp Phật A Di Đà Liền được vãng sinh cõi Cực lạc.
07/01/2015(Xem: 9955)
Trong mối liên hệ với thế giới của ta thì Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương tây và ở phía trên thế giới của ta. Ta phải chấp nhận một vũ trụ quan và nhận ra rằng có nhiều hệ thống thế giới khắp không gian. Tôi đang nói tới một hệ thống hết sức bao la. Chúng ta hãy xác định vị trí của ta.
19/11/2014(Xem: 15944)
Ngài pháp sư Tịnh Không, một cao tăng đương thời có nói: "Kinh Phật muôn đời vẫn mới mẻ, thích ứng với mọi thời đại. Từ ba ngàn năm trước, những kinh điển được giảng tại Ấn Độ khiến cho người Ấn Độ thời ấy được thọ dụng. Ba ngàn năm sau, đối với những kinh điển ấy, chúng sinh ngày nay vẫn được thọ dụng y hệt chẳng khác biệt gì. Nhưng vì hình thái ý thức, bối cảnh văn hóa, cũng như hoàn cảnh sống xưa nay rất khác nên cần phải có giải thích lại, nghĩa là hiện đại hóa địa phương hóa kinh Phật để thích ứng căn cơ đương thời."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]