Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ấn Quang Đại Sư

27/01/201110:45(Xem: 8804)
Ấn Quang Đại Sư

QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC

Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản

Ấn Quang Đại Sư

Đại sư là vị tổ thứ mười ba trong Liên Tông, họ Triệu, người ở Cấp Dương, suốt thông tông giáo, chuyên tu tịnh nghiệp, từng trải ở các non Chung Nam, Hồng Loa, Phổ Đà. Năm dân quốc thứ 19, ngài đến đất Ngô, sáng lập Linh Nham tịnh tông đạo tràng, khuyên người lấy luân thường nhân qủa làm cơ sở, niệm Phật sanh Tây làm chỗ qui tức. Đại sư ấn tặng sách Phật năm trăm muôn bộ, tượng Phật hơn trăm muôn bức. Mùa đông năm Dân quốc thứ 29, ngài niệm Phật tạo hóa ở Linh Nham đạo tràng. Khi trà tỳ 32 cái răng còn nguyên, được xá lợi ngũ sắc vài ngàn hột. Đại sư hưởng tuổi đời 80, tăng lạp 60, trứ thuật trăm muôn lời, đệ tử hơn hai mươi muôn, phần nhiều là bậc hiền triết và người có danh vọng trong quốc đảng.

Đại sư nói: “Pháp môn Tịnh Độ do Phật Thích Ca, Di Đà kiến lập, Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền chỉ quy, đức Mã Minh, Long Thọ hoằng dương, và các Tổ: Huệ Viễn, Thiên Thai, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích xướng đạo để khuyên khắp thánh, phàm, ngu, trí, đồng tu hành vậy.
Đã tu tịnh nghiệp, phải giữ luân thường, làm hết bổn phận, dứt niệm tà, gìn lòng thành kính, trừ bỏ các điều ác, vâng làm những việc lành, đừng giết hại, gắng ăn chay, thương tiếc hộ trì mạng sống loài vật, tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Bên trong phải vì ông bà, cha mẹ, anh em, chị em, bên ngoài vì thân thích, bạn bè, xóm giềng, làng nước, đem pháp môn Tịnh Độ này mà phụng khuyến, chẳng luận người có tin làm cùng không, chỉ hết sức mình khiến cho mọi người đều biết pháp mầu nhiệm này mà thôi.

Người niệm Phật, nếu tấm lòng chân thiết, tự có thể nhờ từ lực của Phật, khiến cho khỏi tai nạn đao binh nước lửa. Dù có bị túc nghiệp sâu dày, hoặc trường hợp chuyển qủa nặng địa ngục thành ra qủa báo nhẹ đời nay mà ngẫu nhiên bị tai nạn ấy, nếu lúc bình nhật có lòng tín nguyện chân thiết, quyết định lúc bấy giờ sẽ được nhờ Phật tiếp dẫn.

Đã tin sâu, nguyện thiết, phải tu chánh hạnh niệm Phật. Sự tu trì đây đều tùy theo thân phận của mình mà lập, không nên chấp định theo một pháp thức nào. Như người không việc chi hệ lụy, nên từ mai đến chiều, chiều lại mai, lúc đi, đứng, nằm, ngồi, nói ,nín, động, tịnh, khi ăn cơm mặc áo cùng đại tiểu tiện, tất cả thời, tất cả chỗ đều giữ một câu hồng danh không rời nơi tâm miệng. Nếu khi thân mình sạch sẽ, y phục chỉnh tề, chỗ nơi thanh khiết, thì niệm thầm hay ra tiếng đều được. Như lúc ngủ nghỉ, lõa lồ, tắm gội, đại tiểu tiện, hoặc ở chỗ không sạch chỉ được niệm thầm, không nên ra tiếng, niệm thầm công đức vẫn đồng, nếu ra tiếng thì có lỗi không cung kính. Chớ cho rằng những lúc ấy không nên niệm, chỉ e niệm không được mà thôi. Lại khi nằm nếu niệm ra tiếng, chẳng những không cung kính, mà còn bị tổn hơi, phải biết điều này.
Muốn cho tâm không luyến việc ngoài, chuyên niệm Phật được quy nhất, cũng không có phương pháp chi kỳ lạ, chỉ đừng quên cái chết rình rập bên mình, không biết xảy ra lúc nào.

Phải nghĩ rằng: ta từ trước đến nay tạo ra vô lượng vô biên nghiệp ác, như trong kinh nói: “giả sử nghiệp ác kia có hình tướng thì khắp mười phương hư không cũng chẳng dung chứa hết”, duyên đâu may mắn, nay được thân người lại nghe Phật pháp, nếu không một lòng chuyên niệm Phật cầu sanh Tây Phương, khi cái chết đến thình lình, chắc chắn phải bị đọa vào ác đạo. Chừng ấy nếu vào địa ngục thì bị non đao, rừng kiếm, lò lửa, vạc dầu, một ngày đêm sống chết đến vạn lần, sự khổ cùng cực không thể diễn tả. Nếu đọa vào ngạ qủy thì thân hình xấu xa, hôi hám, bụng lớn như cái trống, cổ họng nhỏ như cây kim, thấy cơm nước thì những vật ấy đều hóa thành than lửa, chịu đói khát lăn lộn khóc la trong vô lượng kiếp. Nếu đọa vào súc sanh, thì hoặc bị chở kéo nặng nề, hoặc bị người giết ăn thịt, hoạc bị nạn loài mạnh ăn nuốt loài yếu, kinh khủng chẳng lúc nào yên. Chịu khổ như thế có khi vô lượng chư Phật ra đời mà vẫn còn xoay vần trong ác đạo, không được thoát ly. Nghĩ đến thân người mong manh, cái chết bất kỳ, nghĩ mình đời trước này đã tạo ra vô lượng nghiệp ác, nghĩ đến sự khổ tam đồ mà tỉnh ngộ sợ hãi, tất không còn tham luyến cảnh huyễn bên ngoài, niệm Phật được chuyên nhất.

Khi niệm Phật, cần phải chí thành, hoặc có lúc trong tâm khởi ra bi cảm, đó là tướng căn lành phát hiện. Nhưng phải đề phòng đừng nên thường thường như thế, chẳng vậy thì bị loài ma bi thương nhập vào. Phàm gặp việc chi vừa ý cũng đừng qúa vui mừng, vui mừng qúa tất bị loài ma hoan hỉ ám nhập.

Khi niệm Phật, mi mắt nên sụp xuống, đừng nên qúa dùng tinh thần, nếu dùng tinh thần qúa, hỏa khí sẽ bốc lên, làm cho nhức đầu choáng váng, hoặc mang các chứng bịnh: lên máu, đầu tê rần ngứa nhức, máu bầm tụ trên đỉnh đầu. Vậy phải điều đình cho vừa chừng. Nếu thấy đầu óc nặng nề nóng bừng, phải trấn định tinh thần, lắng tai nghe mà niệm, hoặc chú tưởng nơi lòng bàn chân thì hỏa khí sẽ hạ xuống.

Bịnh cùng ma phá, đều do túc nghiệp gây ra. Ngươi nên chí thành khẩn thiết niệm Phật, thì bịnh tự an lành, ma tự xa lánh. Nếu lòng không thành khẩn mà còn khởi ra niệm tà dâm bất chánh, thì tâm ngươi toàn thể đã sa vào nơi tối tăm, làm sao khỏi chiêu cảm loài ma đến khuấy rối. Từ nay sau mỗi thời khóa, người nên hồi hướng cầu nguyện cho oan gia đời trước, khiến bọn kia nhờ công đức niệm Phật của người mà được thoát khổ, sanh về cõi lành.

Người niệm Phật nếu dụng công siêng năng tinh tấn, thì niệm sẽ thuần thục qui nhất, được cảm thông với Phật, tự có thể thấy cảnh lành, dù không thấy cũng không ngại. Nếu bỏ sự chuyên dụng công mà vội gấp muôn được nhất tâm, được tương ưng, được thấy cảnh lành, thì vọng tưởng rối ren, tâm niệm cầu mong cố kết nơi lòng, đây là chứng bịnh lớn lao nguy hiểm của người tu hành. Nhế thế lâu ngày, những oan gia đời trước nương theo vọng tưởng của hành nhơn, hóa làm thân Phật, hoa sen, hoặc có cảnh tốt lạ, để mong báo oán. Lúc ấy tự mình đã không có chánh kiến, toàn thể là khí phần của ma, một khi thấy cảnh ấy tất sanh lòng hoan hỷ, ma nương theo đấy mà vào tâm phủ làm cho hành nhân điên cuồng, dù có Phật sống cũng không cứu được.

Người niệm Phật không phải chỉ tu theo sự tướng bên ngoài, mà cần phải để ý trừ phiền não cùng tập nghiệp lầm lỗi xấu xa. Nếu phiền não bớt một phần thì công phu niệm Phật tăng một phần, trái lại, để phiền não tăng, tất công hạnh phải lui kém. Cho nên có người càng tu hành lại càng đổ nghiệp là bởi lý do trên đây như thế lâu ngày nghiệp sẽ tiêu. Từ rày về sau, nơi tâm niệm hành vi, ngươi phải giữ cho hiền hòa thuần hậu, mới được phước lành. Nếu chẳng thế, lại gia thêm tánh gian, xảo, khắc, hiểm, thì cũng như chót núi đá trơ vơ, mưa bao nhiêu cũng không đọng lại chút nào, dù loại cây cỏ chi cũng không sanh trưởng nổi.

Giữ một câu A Di Đà Phật nhặt niệm nối nhau thường nhớ thường niệm. Khi những tâm tham lam, bỏn sẻn, hờn giận, dâm dục, háo thắng, kiêu mạn, thoạt nổi lên, phải nghĩ: “Ta là người niệm Phật, cầu giải thoát không nên có tâm niệm như vậy, nghĩ rồi liền trừ diệt đi. Như thế, lâu lâu những niệm lao thần tổn thân đều không có đâu mà khởi, sẽ được công đức không nghĩ bàn của Phật gia trì nơi thân tâm mình, dám đảm bảo trong mười ngày thấy đại hiệu. Nếu tu hành lôi thôi gián đoạn liền muốn được hiệu, đó là khi mình khi người, tuy cũng có công đức, nhưng muốn do đó mà lành bịnh, thì quyết không thể được.

Làm việc chi cũng phải lấy lòng thành làm gốc, tu hành nếu không dùng tâm chí thành, làm sao được sự lợi ích lành bịnh dứt khổ?
Nếu tu tịnh nghiệp, nếu có mảy may công đức lành, đều đem hồi hướng vãng sanh. Như thế thì tất cả hành môn đều là trợ hạnh của Tịnh Độ. Lại phải phát lòng bồ đề, thề độ muôn loài, đem công đức mình tu hồi hướng cho bốn ân ba cõi cùng chúng sanh trong pháp giới. Làm như thế, như đèn thêm dầu, như mạ được mưa, đã kết pháp duyên sâu cùng tất cả chúng sanh, lại mau thành tựu thắng hạnh đại thừa của mình. Nếu chẳng hiểu nghĩa này, tất thành ra chỗ thấy cạn hẹp tư lợi của hàng phàm phu và nhị thừa, tu hạnh màu, cảm qủa rất thấp kém.

Có một bí quyết, khẩn thiết bảo nhau: “hết lòng thành kính,” nhiệm mầu nhiệu mầu!
Phụ: Khi làm việc lành chi, dù nhỏ nhặt, cũng nên chấp tay đối trước Phật, hoặc hướng về Tây, đọc bài kệ hồi hướng vắn tắt này.
Nguyện đem công đức này
Cầu bốn ân, ba cõi,
Con cùng với chung sanh
Đồng sanh về Cực Lạc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2024(Xem: 1420)
Đại sư Thiếu Khang họ Chu quê ở huyện Tấn Vân tỉnh Chiết Giang. Một hôm, mẹ ngài mơ thấy mình đi trên đỉnh Định Hồ, có Ngọc nữ trao cho bà một cành hoa sen xanh và nói: “Hoa sen xanh này biểu tượng cho Đại cát tường xin tặng cho bà. Bà sẽ sanh được quý tử, mong bà yêu thương giữ gìn nó”. Nghĩa là cành hoa sen này biểu tượng cho điều tốt lành lớn, nay trao tặng cho bà. Bà sẽ sanh được con trai tôn quý. Hy vọng bà chăm sóc con trai thật tốt.
30/08/2024(Xem: 614)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển quan điểm này từ các phương diện khác. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.
30/08/2024(Xem: 851)
Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).
28/08/2024(Xem: 1670)
Đạo Phật giáo là nơi cứu khổ Độ chúng-sanh không bỏ một ai Lòng thương yêu khắp nhân-loài Không hề muốn thấy một ai khổ trần Đường chơn-chánh trên hơn tất cả Nẻo nhiệm-mầu chẳng có chi bì Muốn người rõ tánh từ-bi Cho nên Phật bảo con đi khuyên đời
06/05/2024(Xem: 1089)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ. So với hai kinh kia thì kinh A Di Đà ngắn, ngôn ngữ dễ hiểu, nội dung không quá thâm sâu hay mật nghĩa như những kinh Đại Thừa khác. Phật tử bắc tông phần nhiều ai cũng đọc tụng và khá nhiều người thuộc nằm lòng.
16/03/2024(Xem: 3313)
Nam Mô có nghĩa là Trở về A, nghĩa là: vô Di Đà, nghĩa là: Lượng Phật, nghĩa là Giác, tánh biết Niệm danh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, có nghĩa là “ trở về với tánh giác vô lượng của bản thân mình, đó là A Di Đà tánh, là ông Phật của chính mình” Cứu cánh của Pháp môn Tịnh Độ là đạt tới điểm chung của Thiền cũng là khám phá ra ông chủ của mình . Tịnh Độ là ông Phật của chính mình chứ không phải ở ông Phật Tây Phương Cực Lạc. 🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
20/01/2024(Xem: 1706)
Quyển này bút giả tuyển dịch từ nguyên bản Tịnh Độ Thánh Hiền Lục của Phật giáo Trung Hoa. Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành. Đến cuối đời Đạo Quang, Thanh triều, Liên Quy cư sĩ Hồ Đỉnh góp nhặt các chuyện vãng sanh tục biên thêm. Sang đời Trung Hoa Dân Quốc, Đức Sum Pháp sư lại sưu tập những sự tích tu Tịnh độ có ứng nghiệm bổ túc vào. Trước sau có tất cả được gần một ngàn truyện.
18/11/2023(Xem: 5440)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
18/04/2023(Xem: 5238)
Lời Giới Thiệu Sách “Nhân Hạnh Vãng Sanh” của Trí Khiêm
09/04/2023(Xem: 3308)
Trong quá trình chiến tranh Hoa Nhựt, một mặt Vương triều Nhật Bản muốn thiết lập một nền cai trị Đại Đông Á thống trị vùng Bắc Á và Đông Nam Á để khống chế về thu nhập tài nguyên kinh tế cho bản địa: Một mặt không phải người Nhật nào cũng muốn gây chiến tranh với các nước láng giềng, mà cần có sự giao lưu về văn hóa, văn học, tôn giáo, nên một số đông người Nhật đến Trung Hoa nghiên cứu học hỏi văn hóa lâu đời vào hàng thứ nhứt trên thế giới, văn hóa Khổng, văn hóa Lão Trang, văn hóa Phật Giáo, trong đó có giao lưu văn hóa Phật Giáo. do đó trong lĩnh vực hiệp hội Phật Giáo Trung Hoa do Đại sư Thái Hư sáng lập có những thành viên là người Nhựt, nên vấn đề ảnh hưởng các tông, phái Thiền Tịnh dành cho những người tu Phật của Phật
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]