Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xích Thằng, Nguyệt Lão

20/10/201016:59(Xem: 843)
Xích Thằng, Nguyệt Lão

 

"Xích thằng" là tơ hồng hay chỉ hồng.
"Nguyệt lão" là ông già dưới trăng do chữ "Nguyệt Hạ Lão Nhân", nói tắt.

Nguyên đời nhà Đường (618-907) có chàng nho sĩ tên Vi Cố, học giỏi, thi phú tài danh.
Một hôm du học đến Đông Đô, giữa đêm trời quang mây tạnh, trăng sao vằng vặc, gió hiu nhẹ thổi, chàng thơ thẩn dạo chơi, chàng bỗng ngạc nhiên vì nhìn thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, ngồi dưới ánh sáng trăng, mắt nhìn vào quyển sổ to, tay se tơ đỏ. Trông người tiên phong đạo cốt. Vi Cố lấy làm lạ đến gần, hỏi:
- Chẳng hay lão trượng ở đâu đến đây mà ngồi một mình giữa đêm khuya canh vắng? Còn sách này là sách chi và tơ đỏ này, cụ se làm gì?
Cụ già đáp:
- Ta là Nguyệt Lão, xem sổ định hôn của dân gian. Còn chỉ ta đương se là duyên của vợ chồng do tơ này buộc lại.
Vi Cố mừng rỡ, yêu cầu cụ già cho biết duyên của mình. Cụ già mỉm cười nói:
- Số duyên của nhà ngươi là con bé 3 tuổi của mụ ăn mày, thường ăn xin ở chợ Đông Đô.
Vi Cố nghe nói hỡi ôi, buồn tủi không nói được tiếng. Cụ già biết ý, bảo:
- Đó là duyên trời định. Già này không thay đổi được. Mà nhà ngươi muốn tránh cũng chẳng xong.
Vi Cố buồn bã, từ giã lủi thủi đi về.
Sáng hôm sau, Vi Cố ra chợ Đông Đô, quả thực trông thấy một mụ ăn mày dơ dáy, tay ẵm đứa bé gái 3 tuổi, thơ thẩn xin ăn ở góc chợ. Cố bực tức, mướn một gã lưu manh đâm chết được đứa bé kia, sẽ thưởng nhiều tiền. Tên lưu manh vâng lời, cầm dao xông đến, chém một nhát vào đầu đứa bé. Mụ ăn mày hốt hoảng, ôm con chạy.
Nhìn thấy máu tuôn xối xả, tên lưu manh tưởng đứa bé đã chết, sợ người bắt nên cuống cuồng chạy trốn.
Mười lăm năm sau, Vi Cố đi thi đỗ Thám Hoa. Vào triều bái yết nhà vua xong, Cố ra lễ quan Tể Tướng họ Chu vốn làm chủ khảo khoa thi. Thấy quan tân khoa chưa vợ, quan Tể Tướng liền gả con gái cho. Vi Cố mừng rỡ, bái tạ.
Đến khi nhập phòng, Cố nhìn thấy vợ mỹ miều, đẹp đẽ lấy làm hớn hở, vừa ý. Chợt nhìn ở sau ót có một vết thẹo, chàng lấy làm lạ hỏi. Nàng thành thật kể rõ thân thế mình vốn là con của mụ ăn mày, 15 năm về trước bị tên lưu manh ác độc, không biết có thâm thù gì lại chém nàng. May mẹ nàng nhanh chân chạy khỏi, nàng chỉ bị thương sau ót. Mẹ chết, nàng chịu cảnh bơ vơ, may Tể Tướng gặp giữa đường, vì không con nên đem về nuôi xem như máu huyết.
Nghe vợ thuật, Vi Cố thở dài, lẩm bẩm:
- Thật là duyên trời định, tránh đâu cũng không khỏi.
Tuy than thở nhưng Vi Cố cũng lấy làm hả dạ, vì dù sao... vợ cũng đẹp và là con yêu của nhà quan to.
Trong vở kịch thần thoại "Lên cung trăng" của Ngô Tổ Quang có chép.
Hậu Nghệ, người nước Hữu Cùng, sau khi bắn 9 mặt trời, được tôn làm hoàng đế, một đêm cùng 2 người đồ đệ là Ngô Cương và Phùng Mông đi đường. Cả ba gặp một ông lão ngồi dưới ánh sáng trăng, tay cắp một quyển sổ to. Trên sổ buộc tơ đỏ chằng chịt. Hậu Nghệ lấy làm lạ, hỏi:
- Thưa cụ! Cuốn sách sao lại có buộc dây đỏ thế kia?
Cụ già nói:
- Quý nhân đã hỏi, già này phải nói thực: già này chuyên coi việc hôn nhân thiên hạ. Đây là quyển sổ cưới gả của người thế gian.
- Thế thì may quá. Ba thày trò chúng tôi đều độc thân, nhờ cụ xét coi việc hôn nhân chúng tôi thể nào?
Ngô Cương đến trước nghiêng mình xưng tên họ và nhờ cụ già xem. Cụ già giở sổ xem một lúc nhưng không nói. Hậu Nghệ hỏi:
- Thưa cụ thế nào?
Ngô Cương nóng nảy, giục:
- Có không cụ?
Cụ già đáp:
- Số tráng sĩ trọn đời không vợ.
Ngô Cương mỉm cười:
- Không vợ cũng được.
Đến phiên Phùng Mông. Cụ già bảo:
- Vì tráng sĩ chưa quyết, còn tấn thối lưỡng nan nên việc hôn nhân vì thế mà chưa nhứt định.
Hậu Nghệ cất tiếng cười ha hả:
- Té ra hai đứa học trò đều không vợ cả, dám phiền cụ xét coi số phận của Nghệ này ra sao?
Cụ già cúi đầu giở sổ, một lúc kêu lên:
- Có đây rồi. Cách đây rất xa, ở trong một cái hang hiu quạnh tại phương Bắc. Cô con gái nhà nghèo, mình không áo che thân, cơm không đủ ngày hai bữa.
Hậu Nghệ tỏ vẻ bất bình:
- Tôi có một người vợ như thế sao?
Cụ già cười bảo:
- Nàng là chim phượng hoàng, là đóa hoa khôi, kiếp trước đã định rồi, đời này sẽ tác hợp. Nàng hiện giờ còn nhỏ quá.
Nghệ nóng nảy hỏi:
- Thì mấy tuổi.
- Mới có 6 tuổi thôi.
Phùng Mông, Ngô Cương nín không nổi, bật cười, nhưng thấy Hậu Nghệ có vẻ giận nên không dám cười nữa. Hậu Nghệ nói với cụ già:
- Tôi không tin.
- Già đã nói là không bao giờ sai. Sổ nhân duyên đã chép, đâu có phải nói chơi được.
Hậu Nghệ lẩm bẩm:
- Nhưng mới có 6 tuổi.
Cụ già điềm đạm nói:
- Sau 10 năm nữa há chẳng 16 tuổi ư? Sau 20 năm nữa há chẳng phải 26 tuổi ư? Lại 60 năm nữa há chẳng phải 66 tuổi ư? Quý nhân chẳng biết con gái lớn lên, thay đổi đến mười tám lần sao?
Hậu Nghệ bực tức, lớn tiếng:
- Rõ ràng là cụ muốn trêu tôi!
Cụ già đĩnh đạc bảo:
- Ngàn dặm nhơn duyên một sợi tơ, trêu đùa sao được.
Hậu Nghệ giận dữ, quát:
- Đồ quỷ.
Nhưng cụ già đã biến mất.
Mười năm sau, Hậu Nghệ sai Ngô Cương đến phương Bắc, tìm được Hằng Nga, bắt về phong làm hoàng hậu, đúng như lời cụ già dưới trăng đã nói trước.
Cụ già đó là Nguyệt Lão.
Do những điển tích này mà có những chữ "Tơ hồng", "Chỉ hồng" để chỉ việc nhân duyên vợ chồng. Những chữ "Ông tơ", "Nguyệt Lão", "Trăng già" cũng do điển này mà ra. Hiện giờ trong lễ cưới, có lễ Tơ Hồng, tức lễ ông cụ già vô danh ngồi dưới trăng đó.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" có câu:

Dù khi lá thắm chỉ hồng,
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.

Trong "Cung oán ngâm khúc" cũng có câu:
Tay Nguyệt Lão khờ sao có một,
Bỗng tơ tình vướng gót cung phi.
Và:
Tay Nguyệt Lão chẳng se thì chớ,
Se thế này có dở dang không?

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2017(Xem: 9257)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
07/09/2016(Xem: 6574)
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Seuil, Paris, thì Jean Eracle nguyên là Quản Đốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Á Châu, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Do một nhân duyên vô cùng kỳ lạ, ông được sang Nhật-bản lưu trú suốt mấy mươi năm để học hỏi cùng thực hành Niệm Phật theo giáo pháp của “Đạo Phật Chân Chánh trong Pháp môn Tịnh-độ” tức Tịnh-độ Chân-tông do Ngài Thân Loan Thánh Nhân khai sáng cách đây gần 8 thế kỷ.
28/04/2016(Xem: 19936)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
23/12/2015(Xem: 10675)
Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
10/07/2015(Xem: 6578)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
28/04/2015(Xem: 6473)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 7232)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
08/01/2015(Xem: 8926)
Nguyện con đến lúc sắp lâm chung Diệt trừ tất cả các chướng ngại Tận mặt gặp Phật A Di Đà Liền được vãng sinh cõi Cực lạc.
07/01/2015(Xem: 9795)
Trong mối liên hệ với thế giới của ta thì Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương tây và ở phía trên thế giới của ta. Ta phải chấp nhận một vũ trụ quan và nhận ra rằng có nhiều hệ thống thế giới khắp không gian. Tôi đang nói tới một hệ thống hết sức bao la. Chúng ta hãy xác định vị trí của ta.
19/11/2014(Xem: 15798)
Ngài pháp sư Tịnh Không, một cao tăng đương thời có nói: "Kinh Phật muôn đời vẫn mới mẻ, thích ứng với mọi thời đại. Từ ba ngàn năm trước, những kinh điển được giảng tại Ấn Độ khiến cho người Ấn Độ thời ấy được thọ dụng. Ba ngàn năm sau, đối với những kinh điển ấy, chúng sinh ngày nay vẫn được thọ dụng y hệt chẳng khác biệt gì. Nhưng vì hình thái ý thức, bối cảnh văn hóa, cũng như hoàn cảnh sống xưa nay rất khác nên cần phải có giải thích lại, nghĩa là hiện đại hóa địa phương hóa kinh Phật để thích ứng căn cơ đương thời."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]