Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bãi Bể, Nương Dâu

01/10/201005:08(Xem: 4733)
Bãi Bể, Nương Dâu

Những thay đổi lớn trong cuộc đời, trong xã hội, thường được người Việt ví với "bãi bể nương dâu". Thí dụ:

Phút giây bãi bể nương dâu
Cuộc đời là thế biết hầu nài sao.
(Lê Ngọc Hân - Ai tư vãn)

Các từ trong thành ngữ "bãi bể nương dâu" xem ra đều quen thuộc và dễ hiểu. Nhưng tại sao sự tổ hợp, giao kết giữa các từ bãi, bể, nương, dâu lại nói lên sự thay đổi lớn của trời đất, của cuộc đời ? Số là, thành ngữ "bãi bể nương dâu bắt nguồn từ thành ngữ gốc Hán "thương hải tang điền" liên quan tới câu chuyện tiên Phật được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Tương truyền rằng, ở thời Đông Hán có ông Phương Bình, học giỏi tài cao, thi đỗ đạt và được bổ nhiệm làm quan. Sau một thời gian thi thố với đời, Phương Bình đã bỏ quan đi tu. Ông đắc đạo và trở thành Phật. Một lần Phật Phương Bình giáng xuống nhà Thái Kinh (người đời Hậu Hán) cho mời tiên nữ Ma Cô đến. Ma Cô bảo với Phương Bình rằng:
Tiếp thị dĩ lai dĩ kiến
Đông hải tam vi tang điền
nghĩa là "Từ khi hầu chuyện với ông, tôi đã thấy bể Đông ba lần biến thành ruộng dâu".
Câu chuyện này được lưu truyền trong dân gian và được người đời chắt lọc lấy cái tinh chất để phản ánh sự đổi thay của trời đất và cuộc sống. Trong thơ văn Trung Quốc, hình ảnh "bãi bể nương dâu" trở thành tứ cho nhiều câu thơ, bài thơ nổi tiếng, ví như trong thơ Tô Thức đời Tống có câu "Bất kinh bột giải tang điền biến", có nghĩa là: "Không sợ bể Đông biến thành ruộng dâu". Cũng nhờ câu chuyện trên mà dần dà trong tiếng Hán xuất hiện thành ngữ "thương hải tang điền". Thành ngữ này được mượn vào tiếng Việt theo lối mượn ý dịch lời. Về ý nghĩa, "bãi bể nương dâu" thường nói đến sự đổi thay thế sự với bao nỗi nuối tiếc, ngậm ngùi. Thí dụ:
Khóc vì nỗi thiết tha sự thế
Ai bày trò bãi bể nương dâu.
(Nguyễn Gia Thiều - Cung Oán Ngâm Khúc)
Trong cách dùng, các nhà văn, nhà thơ thường rút gọn "bãi bể nương dâu" thành "bể dâu" hay "dâu bể". Dạng thức này sở dĩ tồn tại được vì nó vẫn có khả năng khiến cho người đọc liên hội tới các điển tích đã nói đến ở trên:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Cơ trời dâu bể đa đoan
Một nhà để chị riêng oan một mình
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Gần nghĩa với "bãi bể nương dâu" trong tiếng Việt còn có các thành ngữ "vật đổi sao dời", "sông cạn đá mòn". Các thành ngữ này đều nói về sự thay đổi lớn lao của cuộc đời, của sự thế, nhưng không có sắc thái ngậm ngùi, nuối tiếc như thành ngữ "bãi bể nương dâu". Về phạm vi xử dụng, các thành ngữ "vật đổi sao dời", "sông cạn đá mòn" thường chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, của trời đất trong sự so sánh với cái bất biến của tấm lòng chung thủy. Vì thế, ta thường gặp trong những lời thề ước:
Dẫu rằng vật đổi sao dời
Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh
(nguyễn Du - Truyện Kiều)

Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước vẫn còn thề xưa

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2017(Xem: 9369)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
07/09/2016(Xem: 6697)
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Seuil, Paris, thì Jean Eracle nguyên là Quản Đốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Á Châu, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Do một nhân duyên vô cùng kỳ lạ, ông được sang Nhật-bản lưu trú suốt mấy mươi năm để học hỏi cùng thực hành Niệm Phật theo giáo pháp của “Đạo Phật Chân Chánh trong Pháp môn Tịnh-độ” tức Tịnh-độ Chân-tông do Ngài Thân Loan Thánh Nhân khai sáng cách đây gần 8 thế kỷ.
28/04/2016(Xem: 20363)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
23/12/2015(Xem: 10748)
Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
10/07/2015(Xem: 6630)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
28/04/2015(Xem: 6521)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 7271)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
08/01/2015(Xem: 9118)
Nguyện con đến lúc sắp lâm chung Diệt trừ tất cả các chướng ngại Tận mặt gặp Phật A Di Đà Liền được vãng sinh cõi Cực lạc.
07/01/2015(Xem: 9973)
Trong mối liên hệ với thế giới của ta thì Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương tây và ở phía trên thế giới của ta. Ta phải chấp nhận một vũ trụ quan và nhận ra rằng có nhiều hệ thống thế giới khắp không gian. Tôi đang nói tới một hệ thống hết sức bao la. Chúng ta hãy xác định vị trí của ta.
19/11/2014(Xem: 15961)
Ngài pháp sư Tịnh Không, một cao tăng đương thời có nói: "Kinh Phật muôn đời vẫn mới mẻ, thích ứng với mọi thời đại. Từ ba ngàn năm trước, những kinh điển được giảng tại Ấn Độ khiến cho người Ấn Độ thời ấy được thọ dụng. Ba ngàn năm sau, đối với những kinh điển ấy, chúng sinh ngày nay vẫn được thọ dụng y hệt chẳng khác biệt gì. Nhưng vì hình thái ý thức, bối cảnh văn hóa, cũng như hoàn cảnh sống xưa nay rất khác nên cần phải có giải thích lại, nghĩa là hiện đại hóa địa phương hóa kinh Phật để thích ứng căn cơ đương thời."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]