Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài thứ 4: A-Nan cầu Phật chỉ cái "điên đảo"

24/04/201320:08(Xem: 18719)
Bài thứ 4: A-Nan cầu Phật chỉ cái "điên đảo"

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


PHẬT HỌC PHỔ THÔNG KHÓA VI

TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT
hay là
ĐẠI CƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM

--- o0o ---

BÀI THỨ TƯ


--- o0o ---

I.-A-NAN CẦU PHẬT CHỈ CÁI "ĐIÊN- ĐẢO". 

Khi ấy A-Nan đứng dậy lạy Phật, kính cẩn bạch rằng:

Nếu cái thấy, nghe, không sanh diệt này là "Tâm" của chúng con, tại sao trước kia đức Thế Tôn lại quở chúng con "bỏ mất chơn tâm, làm việc điên đảo"?

Cúi xin đức Như Lai mở rộng lòng từ bi chỉ dạy cho chúng con biết cái "Điên đảo" ở chỗ nào.

II.-PHẬT DẪN TỶ DỤ ĐỂ CHÆ RÕ CÁI "ĐIÊN ĐẢO".

Khi đó Phật xuôi cánh tay chỉ xuống đất, hỏi ông A-Nan rằng:

Ông thấy cánh tay của ta như thế này, là xuôi hay ngược?

A-Nan thưa:-Các người trong thế gian cho như thế là ngược; còn con thì không biết là ngược hay xuôi.

Phật lại hỏi ông A-Nan:-Các người trong thế gian cho như thế là ngược, thì họ cho như thế nào mới là xuôi?

A-Nan thưa:-Đức Như Lai đưa cánh tay lên, năm ngón chỉ thẳng lên hư không, như thế là xuôi.

Phật liền đưa tay lên, rồi kêu A-Nan mà bảo rằng:- Cũng một cánh tay này chứ không chi khác, chẳng qua chỉ đổi đầu làm đuôi, đổi đuôi làm đầu mà thôi, thế mà người thế gian, chấp thế này là ngược và thế kia là xuôi; điên đảo là đấy! Đấy là điên đảo.

Đem một cánh tay này mà so sánh, để chỉ rõ thêm ra: Thân Như Lai gọi là thân Phật (giác ngộ), thân các ông gọi là thân điên đảo (chúng sanh). Vậy ông nên chín chắn xem xét: thân ông và thân Phật, cái "Điên đảo" (chúng sanh) ở chỗ nào?

LƯỢC GIẢI

Ý Phật chỉ: Đồng một thể tánh chơn tâm, vì vô minh vọng động, chấp đây thật là Phật, kia thật là chúng sanh. Đó là "điên đảo". *

III.-PHẬT CHỈ NGAY CÁI "ĐIÊN- ĐẢO"[^]

Khi ấy A-Nan và đại chúng ngó Phật sửng sốt, đôi mắt không nháy, vì không biết ở nơi thân này và tâm này, cái"điên đảo" ở chỗ nào!

Phật thấy vậy thương xót mới dạy tiếp:

Ta thường nói: "Các pháp đều duy tâm biến hiện, cho đến thân và tâm ông ngày nay, cũng đều là vật ở trong chơn tâm hiện ra ". Tại sao các ông lại bỏ cái bản thể chơn tâm đi. Các ông vẫn ở trong ngộ (chơn tâm) mà trở lại đành ôm cái mê làm mình (điên đảo là đó), thật đáng buồn thương!

IV.-PHẬT DẠY:VÌ MÊ NÊN CÓ THẾ -GIỚI VÀ CHÚNG- SANH.

-Này A-Nan, bởi vô minh vọng động nên biến hiện ra có hư không, thế giới và chúng sanh. Trong thân chúng sanh vì có vọng tưởng lẫn lộn, nên nó vọng động leo chuyền bên trong (như vượn, như ngựa); khi các giác quan mở ra, thì nó rong ruổi theo trần cảnh bên ngoài (như vượn sút xiềng, ngựa xổng chuồng). Rồi các ông chấp cái tướng vọng tưởng lăng xăng bên trong đó, cho là tâm tánh của mình. Một phen chấp nó làm tâm, thì không sao khỏi mê lầm cho rằng "tâm ở trong thân".

Chứ đâu biết rằng: thân này, tâm này, cho đến núi, sông, thế giới và hư không đều là vật trong chơn tâm hiện ra cả.


LƯỢC GIẢI

Như người đương thức (dụ chơn tâm) bỗng chốc buồn ngủ (dụ vô minh). Khi ngủ chiêm bao thấy có hư không, thế giới, chúng sanh và mình (dụ vô minh sanh ra thế giới và chúng sanh), rồi chấp cái thân và tâm trong chiêm bao kia là mình, mà bỏ cả cảnh thức tỉnh rộng lớn này đi v.v...(dụ như vì mê muội nên nhận cái vọng thân vọng tâm này làm mình, cảnh này là thật, mà bỏ cái toàn thể chơn tâm sáng suốt rộng lớn kia).

*

Cái chơn tâm rộng lớn như vậy, các ông lại bỏ đi không nhận, trở lại chấp cái vọng thân, vọng tâm này cho là thật của mình. Cũng như toàn thể bể cả rộng khơi trong trẻo kia không nhận, trở lại chấp hòn bọt nhỏ nhen cho là toàn thể bể cả, thật là điên đảo! Các ông là một trong vô số người mê muội, thật đáng thương xót!

Như, cũng một cánh tay của ta, mà chấp thế này là ngược, thế kia là xuôi, cũng đồng một loại điên đảo!


V.- A-NAN ĐÃ HIỂU ĐƯỢC "CHƠN TÂM" SONG CHƯA DÁM NHẬN.


Ông A-Nan vì thấy lòng từ bi tha thiết của Phật thương xót hết sức nồng hậu, chỉ dạy rất thâm trầm, nên cảm động rơi nước mắt, kính cẩn bạch Phật rằng:

-Con tuy nhờ Phật chỉ dạy cho hiểu được chơn tâm, nhưng hiện nay con vẫn còn dùng "cái tâm phân biệt" (vọng tâm) nghe lời Phật nói, rồi ngộ suông cái chơn tâm này mà thôi, nên chưa dám nhận chắc là tâm con. Vậy xin Phật thương xót chỉ dạy cho con hết nghi ngờ, để trở về với đạo vô thượng.

Phật dạy: Nếu các ông lấy vọng tâm nghe chánh pháp (chơn tâm) thì chánh pháp này cũng trở thành ra vọng, không thể nghe đặng chánh pháp.

Các ông nên biết: ta cũng như người dùng ngón tay chỉ mặt trăng, các ngươi phải nhơn ngón tay mà xem mặt trăng. Nếu chấp ngón tay cho là mặt trăng, thì chẳng những không thấy được mặt trăng, mà cũng không biết luôn cả ngón tay. Vì cho ngón tay là mặt trăng, thì không những không biết ngón tay là gì, mà cũng không biết thế nào là tối và sáng. Vì mê chấp ngón tay là mặt trăng, thì tối và sáng làm sao rõ được.

Nay nếu các ông chấp cái "phân biệt" (vọng) làm tâm của mình, thì cái tâm này, khi rời tiếng nói pháp của ta, cũng vẫn còn phân biệt, thế mới phải thật là tâm của các ông (chủ). Nếu rời tiếng nói pháp của ta ra, mà các ông không còn phân biệt nữa, thì đó là vọng (khách) chớ không phải thật tâm (chủ) của các ông rồi.

Cũng như người khách, chỉ ngủ nhờ rồi đi, chớ không ở lại được. Nếu thật là chủ nhà, thì ở luôn chớ không còn đi đâu nữa.

Cũng thế, nếu thật là tâm của ông, thì không đi đâu cả. Tại sao khi rời tiếng nói pháp của ta, thì ông không còn phân biệt nữa?

Không những cái "phân biệt" về tiếng, cho đến cái "phân biệt" về sắc, hương ,vị , xúc và pháp, nếu rời sáu trần cảnh ra, thì nó đều không còn phân biệt nữa. Thế thì cái tâm của ông đồng là khách, có chỗ trả về. Vậy cái nào là "chủ", thật là tâm của ông?

A-Nan hỏi Phật:- Nếu cái tâm của con có chỗ trả về (trần cảnh qua thì tâm phân biệt hết) thì tại sao đức Như Lai lại nói: "Cái chơn tâm của con không trả về đâu cả?". Xin Phật mở lòng từ bi chỉ dạy cho.

IV.-PHẬT CHỈ TÂM LẦN THỨ TƯ

Phật dạy:- Này A-Nan , tất cả cảnh vật trong thế gian không ngoài: sáng, tối, trống, bít, trong, đục v. v...Nay ta đem các vật này, cái nào trả về cho bản nguyên của cái nấy.

Như ánh sáng thì trả về cho mặt nhựt, vì không mặt nhựt thì không sáng; còn tối thì trả về cho ban đêm, thông trả về cho trống, bít trả về cho vách, trong trả về cho tịnh, đục trả về cho bụi v.v...Cái nào trả về cho cái nấy rồi; còn cái "thấy" của ông thấy các cảnh vật đó, ông muốn nó trở về đâu? Nếu trả về cho cái sáng, thì khi tối đến đáng lẽ ông không thấy tối. Nếu trả nó về cho tối, thì khi sáng đến ông cũng phải không thấy sáng; còn trả về cho trống, bít v.v...cũng thế.

Rõ ràng các cảnh vật tuy có thiên sai vạn biệt, mà "cái thấy" của ông thật không sai khác. Như vậy, cái nào có thể trả được, thì cái đó là khách, tự nhiên không phải là ông rồi; còn cái nào ông không trả về được, thì cái đó là chủ, quyết định của ông chớ ai?

Cái tâm của ông mầu nhiệm sáng suốt và sẵn sàng như vậy, tại sao ông lại tự mê muội đi, trở lại nhận cái vọng làm mình, đành chịu nổi chìm trong biển khổ sanh tử, thật đáng thương xót!

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật phân tách các trần tướng, cái nào trả về cái nấy, để cho rõ "cái thấy" không trả về đâu được. Đó là cái "chủ", là "tâm" của chúng ta vậy.

*

VII.- A-NAN CÒN NGHI HỎI PHẬT

A-Nan thưa: Bạch thế tôn, con tuy biết cái "thấy" này, không trả về đâu được, nhưng làm sao biết chắc nó là "chơn tâm" của con?

VIII.-PHẬT CHỈ TÂM LẦN THỨ NĂM

Phật dạy rằng: Này A-Nan, ông thử xem trước mắt, tất cả các cảnh vật sum la vạn tượng, nào là núi sông, đất nước v.v...Ông nên lựa riêng ra cái nào thuộc về cảnh vật, còn cái nào là tâm ông.

Này A-Nan, cùng tột tầm mắt thấy của ông, ngó lên thì thấy mặt trời, mặt trăng, đó là vật chớ không phải là ông; xem rộng ra, núi, sông, cây cối, cỏ hoa, người thú; cho đến gió bụi, chim chóc, cũng đều là vật chớ không phải ông.

A-Nan, tất cả các cảnh vật, mặc dù có cao thấp, xa gần, ngàn sai muôn khác, song cũng đều là "vật bị thấy" của ông cả. Các vật loại tuy có sai khác, mà cái thấy của ông không khác. Thế thì cái "thấy" này chính là "tâm" của ông chứ không phải vật.


LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật chỉ tâm rất rõ ràng.

*

IX.-PHẬT DẠY THÊM CÁI "THẤY" LÀ TÂM CHỨ KHÔNG PHẢI VẬT.

Nếu cái "thấy" này là vật, thì ông cũng có thể thấy được cái "thấy" của ta.

Nếu ông cùng ta đồng thấy một vật, (bị thấy) mà ông cho là thấy được "cái thấy" của ta, thời khi ta không thấy, sao ông chẳng thấy được cái "không thấy" của ta? (vì cái thấy không phải vật nên chẳng thấy được nó).

Nếu ông nói: thấy được cái "không thấy" của ta, thì ông thấy cái gì đó, chớ quyết định không phải là thấy cái "không thấy" (tâm) của ta. Nếu ông không thấy được cái "không thấy" của ta, thì quyết định nó là "tâm", đương nhiên không phải là vật rồi.

Lại nữa, nếu cái thấy là vật, thì khi ông thấy nó, nó cũng phải thấy được ông. Như vậy thời tâm, vật lộn lạo; và trong thế gian này, không thể phân biệt được loài hữu tình (tâm), và loài vô tình (vật).

LƯỢC GIẢI

Đại ý đoạn này Phật nói vật thì bị thấy, còn tâm thì không bị thấy. Bởi cái thấy là tâm, nên không thể thấy được nó.

*

Này A-Nan, khi ông thấy các cảnh vật, cái thấy của ông khắp giáp tất cả, cái thấy đó không phải của ta và của người khác, thì quyết định của ông chớ ai?

Rất rõ ràng như thế, tại ông còn nghi "chơn tâm" của ông? Cái "chơn tâm" của ông như vậy, sao ông không tự nhận lấy, lại đi cầu ta chỉ "chơn tâm" cho nữa?

Đoạn này lý thâm, phải suy nghĩ nhiều mới hiểu.

 

🌷🍀🌷🌸🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2024(Xem: 1587)
Đại sư Thiếu Khang họ Chu quê ở huyện Tấn Vân tỉnh Chiết Giang. Một hôm, mẹ ngài mơ thấy mình đi trên đỉnh Định Hồ, có Ngọc nữ trao cho bà một cành hoa sen xanh và nói: “Hoa sen xanh này biểu tượng cho Đại cát tường xin tặng cho bà. Bà sẽ sanh được quý tử, mong bà yêu thương giữ gìn nó”. Nghĩa là cành hoa sen này biểu tượng cho điều tốt lành lớn, nay trao tặng cho bà. Bà sẽ sanh được con trai tôn quý. Hy vọng bà chăm sóc con trai thật tốt.
30/08/2024(Xem: 691)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển quan điểm này từ các phương diện khác. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.
30/08/2024(Xem: 930)
Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).
28/08/2024(Xem: 1980)
Đạo Phật giáo là nơi cứu khổ Độ chúng-sanh không bỏ một ai Lòng thương yêu khắp nhân-loài Không hề muốn thấy một ai khổ trần Đường chơn-chánh trên hơn tất cả Nẻo nhiệm-mầu chẳng có chi bì Muốn người rõ tánh từ-bi Cho nên Phật bảo con đi khuyên đời
06/05/2024(Xem: 1173)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ. So với hai kinh kia thì kinh A Di Đà ngắn, ngôn ngữ dễ hiểu, nội dung không quá thâm sâu hay mật nghĩa như những kinh Đại Thừa khác. Phật tử bắc tông phần nhiều ai cũng đọc tụng và khá nhiều người thuộc nằm lòng.
16/03/2024(Xem: 3500)
Nam Mô có nghĩa là Trở về A, nghĩa là: vô Di Đà, nghĩa là: Lượng Phật, nghĩa là Giác, tánh biết Niệm danh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, có nghĩa là “ trở về với tánh giác vô lượng của bản thân mình, đó là A Di Đà tánh, là ông Phật của chính mình” Cứu cánh của Pháp môn Tịnh Độ là đạt tới điểm chung của Thiền cũng là khám phá ra ông chủ của mình . Tịnh Độ là ông Phật của chính mình chứ không phải ở ông Phật Tây Phương Cực Lạc. 🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
20/01/2024(Xem: 1814)
Quyển này bút giả tuyển dịch từ nguyên bản Tịnh Độ Thánh Hiền Lục của Phật giáo Trung Hoa. Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành. Đến cuối đời Đạo Quang, Thanh triều, Liên Quy cư sĩ Hồ Đỉnh góp nhặt các chuyện vãng sanh tục biên thêm. Sang đời Trung Hoa Dân Quốc, Đức Sum Pháp sư lại sưu tập những sự tích tu Tịnh độ có ứng nghiệm bổ túc vào. Trước sau có tất cả được gần một ngàn truyện.
18/11/2023(Xem: 5638)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
18/04/2023(Xem: 5364)
Lời Giới Thiệu Sách “Nhân Hạnh Vãng Sanh” của Trí Khiêm
09/04/2023(Xem: 3378)
Trong quá trình chiến tranh Hoa Nhựt, một mặt Vương triều Nhật Bản muốn thiết lập một nền cai trị Đại Đông Á thống trị vùng Bắc Á và Đông Nam Á để khống chế về thu nhập tài nguyên kinh tế cho bản địa: Một mặt không phải người Nhật nào cũng muốn gây chiến tranh với các nước láng giềng, mà cần có sự giao lưu về văn hóa, văn học, tôn giáo, nên một số đông người Nhật đến Trung Hoa nghiên cứu học hỏi văn hóa lâu đời vào hàng thứ nhứt trên thế giới, văn hóa Khổng, văn hóa Lão Trang, văn hóa Phật Giáo, trong đó có giao lưu văn hóa Phật Giáo. do đó trong lĩnh vực hiệp hội Phật Giáo Trung Hoa do Đại sư Thái Hư sáng lập có những thành viên là người Nhựt, nên vấn đề ảnh hưởng các tông, phái Thiền Tịnh dành cho những người tu Phật của Phật
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]