Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân Hạnh Vãng Sanh (sách pdf)

18/04/202306:38(Xem: 3273)
Nhân Hạnh Vãng Sanh (sách pdf)

Phat Di Da

nhan hanh vang sanh
Lời Giới Thiệu

Sách “Nhân Hạnh Vãng Sanh”
của Trí Khiêm

Bài viết: HT Thích Như Điển
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc





Kể từ ngày 22 tháng 2 năm 1972 khi tôi xa quê Mẹ Việt Nam đến hôm nay ngày 14 tháng 4 năm 2023 là 51 năm và gần hai
tháng như thế. Một thời gian khá lâu hơn nửa thế kỷ và hơn nửa đời người có mặt tại Nhật Bản và Đức Quốc cũng như các quốc
gia khác tại Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi châu. Tôi đã bay qua 5 đại lục như vậy không biết bao nhiêu lần, chắc cũng trên mấy triệu cây
số đường bay của 79 nước trên thế giới nầy. Có nghĩa là một phần ba thế giới mà tôi đã đến, đã đi và đã lưu trú tại đó trong ít
hay nhiều ngày tháng trong 75 năm (sinh 1949) của trần thế và năm thứ 60 (1964) kể từ khi xuất gia học đạo và hành đạo cho
đến bây giờ. Nếu bảo rằng một tam thiên đại thiên thế giới của Phật Giáo thường hay nói trong kinh điển là một tỷ thế giới lớn
nhỏ khác nhau, thì tôi đã có duyên với một phần rất nhỏ trong một tỷ thế giới ấy ở cõi Kham Nhẫn nầy. Không biết như vậy đã
đủ thời gian để nhận định một vài sự việc trên cõi đời nầy chăng? Người Việt Nam chúng ta ra đi trước hay sau năm 1975 đến các
quốc gia Á, Âu, Mỹ, Úc, Phi Châu đều có nhiều lý do khác nhau như: du học, ngoại giao, tỵ nạn chính trị, kết hôn, đoàn tụ gia
đình, con nuôi, nhân đạo v.v… tất cả và trên hết chúng ta đều có xuất phát từ quê Mẹ Việt Nam và suốt trong một thời gian dài
của lịch sử mấy ngàn năm đó đã có rất nhiều chuyến hành trình mang lại vẻ vang cho nòi giống Việt. Họ là những kinh tế gia,
chính trị gia, thể thao gia, tôn giáo gia, bình luận gia, khoa học gia v.v… tất cả chừng ấy phạm trù đã nối kết thành một con
người Việt Nam vĩ đại ở Hải Ngoại dưới cái nhìn của người ngoại quốc, trong đó có tôi là một nhân chứng.

Về những phạm trù như kinh tế, giáo dục, khoa học, thể thao, chính trị v.v… hôm nay tôi không đề cập đến, mà chỉ muốn giới
thiệu về lãnh vực Tôn Giáo; trong đó Phật Giáo đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của những người Phật Tử
đang sống xa quê hương xứ sở và họ đã, đang cũng như sẽ hành trì các pháp môn như: Thiền, Niệm Phật, trì chú, bố thí, xây
dựng, nghệ thuật v.v… trong đó có Đạo Hữu Trí Khiêm; người đang dạy học tại Anh Quốc trong 17 năm nay đã âm thầm soạn
ra quyển sách Nhân Hạnh Vãng Sanh nầy là một thí dụ điển hình.

Khi nghiên cứu về Phật Pháp, ai trong chúng ta cũng đều chấp nhận rằng: các bộ Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm,
Tăng Nhất A Hàm và bộ Bản Duyên (Bản Sanh) của Đại Thừa Phật Giáo tương ưng với những bộ Trường Bộ Kinh, Trung Bộ
Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh và Tiểu Bộ Kinh của Phật Giáo Nam Truyền. Khi nghiên cứu về các Đại Tạng
chúng ta thấy đa phần các học giả Phật Giáo ngày nay đều lấy bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu
Daizokyo) làm bản gốc và 4 bộ A Hàm cùng bộ Bản Duyên in thành 4 tập, cho đến kinh văn thứ 219 là chấm dứt. Linh Sơn
Pháp Bảo Đại Tạng Kinh do Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh chủ trương cho dịch ra toàn bộ A Hàm nầy thành 17 quyển và kinh
văn cuối của A Hàm cũng thuộc kinh văn thứ 219.

Có nhiều học giả muốn chứng minh cho biết rằng: Trong 4 tập A Hàm và Bản Sanh đó, có khi nào Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
cho Đại Chúng biết về Đức Phật A Di Đà không? Thì đây là câu trả lời. Quý Vị hãy lật quyển Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
tập thứ 10, bộ Bản Duyên thứ nhất, kinh văn số 154 - Phật nói Kinh Sinh, quyển thứ 5, phần kinh thứ 55: Đức Phật thuyết giảng
về Kinh Thí Dụ từ trang 471 đến trang 474, chúng ta sẽ thấy sự liên hệ giữa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật A Di Đà.
Cũng trong tập thứ 10 nầy, kinh văn số 157, thuộc Kinh Bi Hoa quyển thứ 3 trang 794 Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có giới thiệu
về cõi An Lạc và Đức Phật Vô Lượng Thọ (Bản chữ Hán thuộc quyển thứ 3, Bổn Duyên bộ thượng, thứ tự kinh văn số 154, Phật
nói Kinh Sinh gồm 5 quyển và thuộc về kinh thứ 55).

Kế tiếp quyển thứ 16 của Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh thuộc Bản Duyên bộ thứ 7, kinh văn số 206, thuộc Kinh Cựu
Tạp Thí Dụ, quyển hạ phần kinh thứ 60 trang 388 & 389 có so sánh về cảnh giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.
Nếu chúng ta rõ biết rằng ba kinh: A Di Đà, Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba bộ kinh căn bản của Tịnh Độ Tông
do chính kim khẩu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng thuyết và truyền đến Ngài Long Thọ ở thế kỷ thứ nhất, thứ hai và Ngài
Thế Thân (316-396) là hai vị Đệ Nhất và Đệ Nhị Tổ Sư Tịnh Độ Tông người Ấn Độ, rồi truyền qua Trung Hoa cho Ngài Đàm
Loan, Đạo Xước, Thiện Đạo. Đến Nhật Bản thì có Ngài Nguyên Tín, Nguyên Không (Pháp Nhiên) và Ngài Thân Loan. Tất cả
những vị Tổ nầy đều lấy 3 kinh căn bản trên để lập Tông, lập Giáo và lập Hạnh.

Riêng Việt Nam chúng ta thì Ngài Đàm Hoằng (?-455) người có thể là đầu tiên tu theo Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Vô
Lượng Thọ ở chùa Tiên Sơn trên núi Tiên Du, Giao Chỉ. Cho đến thế kỷ thứ 19, 20 có Hòa Thượng Thiền Tâm, Hòa Thượng
Trí Tịnh, Hòa Thượng Tâm Thanh v.v…

Nay có Đạo Hữu Trí Khiêm ở Anh Quốc đã dày công tra cứu, phiên dịch, chú nghĩa những bản kinh Tịnh Độ căn bản như lâu
nay chúng ta vẫn thường hay hành trì; nhưng có điều Đạo Hữu cũng rất khiêm nhường cho rằng: Đây là lời lý giải thọ trì danh
hiệu Phật A Di Đà cho người Cư Sĩ tại gia trong thời mạt pháp.

Nói và viết là như vậy; nhưng khi xem toàn bộ 248 trang của bảy phần như: 1) Duyên khởi; 2) Lý giải thọ trì danh hiệu Phật; 3)
Tóm lược yếu chỉ hành trì; 4) Kinh xưng tán Tịnh Độ Phật nhiếp thọ; 5) 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà; 6) Đối chiếu bản
dịch Hán Việt, và phần 7 là Phát nguyện hồi hướng. Sau khi xếp sách lại tôi nghĩ rằng bản văn nầy có lợi lạc cho tất cả giới xuất
gia nữa; chứ không phải chỉ cho người tại gia.

Theo lịch sử truyền thừa kinh điển thì những kinh nào được dịch từ trước năm 645 (khi Ngài Huyền Trang sau 16 năm du hành
và tu học tại Ấn Độ, gồm: 2 năm đi, 2 năm về và 12 năm tu học tại đó) gọi là cựu dịch, và kể từ năm 645 trở về sau, những kinh
sách nào dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ được gọi là tân dịch.

Ví dụ trước năm 645 dịch là A Tố Lạc; nhưng sau năm 645 dịch là A Tu La; Thệ Đa có nghĩa là Kỳ Đà; Thất La Phiệt là Thành
Xá Vệ; Bí Sô Tăng (Ni) là Tỳ Kheo Tăng (Ni); mạng mạng là cộng mạng v.v… do vậy khi đi vào lối giải thích của Tác Giả,
bản văn nầy qua phần “Lý Giải Thọ Trì Danh Hiệu Phật” chúng ta sẽ thấy Tác Giả dùng loại phiên dịch xưa; nhưng cũng đã có
chú âm ngày nay. Do vậy độc giả dễ nắm bắt phần phiên âm nầy.

Tác Giả cũng đã giải thích từng đoạn kinh văn theo sở tu, sở học của mình, và để cho mọi người dễ hiểu Tác Giả còn tóm lược
qua đồ hình nhằm giúp người đọc có một khái niệm dễ dàng và cũng rất dễ nhớ là mình đã đọc qua đoạn kinh nào rồi. Điều đặc
biệt mà lâu nay chúng ta chỉ nghe là Tín, Nguyện, Hạnh; nhưng nay thì Tác Giả thêm vào phần Tri nữa; nên trở thành 4 điều kiện
căn bản để được vãng sanh; chứ không phải là 3 như lâu nay chúng ta thường hay nghe, biết đến. Ngoài ra 5 chữ Nhất mà Tác
Giả đã dùng đó đây trong quyển sách nầy cũng rất đặc biệt. Đó là: Nhất hạnh, Nhất danh, Nhất tâm, Nhất hướng, Nhất niệm
cũng là một tư tưởng hay và cần thiết cho những ai đã một lòng muốn cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.
Đến hết trang 171 là hết phần giải thích về Kinh A Di Đà và từ trang 175 đến trang 183 là phần tóm lược yếu chỉ hành trì qua
Kinh niệm Phật Ba La Mật. Từ trang 187 đến trang 200 là Kinh xưng tán Tịnh Độ Phật nhiếp thọ (phần nầy giống như Kinh tiểu
bổn A Di Đà). Từ trang 203 đến trang 210 là 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà. Phần thứ 6 tương đối đặc biệt là phần đối
chiếu Hán Việt của Kinh xưng tán Tịnh Độ Phật nhiếp thọ, và cuối cùng phần 7 từ trang 242 đến trang 243 và 245 là Phát
nguyện hồi hướng, Quy mạng lễ và Tịnh Tín.

Đây là một công trình nghiên cứu tuyệt vời, chi tiết, rõ ràng, làm mới thêm và làm cho rõ ràng hơn đối với những người muốn
thực hành Pháp Môn Tịnh Độ trong thời gian đầu của 10.000 năm mạt pháp mà người Cư Sĩ cũng như Tu Sĩ Phật Giáo chúng
ta nên hành trì. Mặc dầu Tác Giả cũng cho biết rằng hay thực tập Thiền Minh Sát Tuệ (Vipassana); nhưng Pháp Môn Niệm Phật
đối với Tác Giả là việc thọ trì rất tâm đắc, mong cầu giải thoát sanh tử của mình và cầu được vãng sanh về thế giới Tây Phương
Cực Lạc của Đức Từ Phụ A Di Đà.

Hôm nay sắc trời mùa Xuân của Âu Châu thanh bình, an lạc với hoa nở chim hót quanh vườn chùa, tôi xin trang trọng giới thiệu
Tác Phẩm nầy đến với quý độc giả khắp nơi để nếu được thì xem qua và thực hành thì sẽ được muôn điều lợi lạc, khi câu Phật hiệu
Nam Mô A Di Đà luôn ở bên cạnh chúng ta ngày đêm, kể cả khi đi, đứng, nằm, ngồi.

Viết xong vào lúc 12 giờ trưa ngày 14 tháng 4 năm 2023 tại Phương Trượng Đường của Tổ Đình Viên Giác Hannover, Đức
Quốc.

Thích Như Điển


pdf icon-2
Nhân Hạnh Vãng Sanh (Bản hoàn chỉnh) 2023






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2013(Xem: 5641)
Chính tôi được nghe: một thời kia Đức Phật ở trong vườn Lộc-mẫu, khu vườn phía Đông nước Xá-Vệ, cùng với 500 chúng Đại-Tỳ-Khưu. Rằm tháng bảy đức Phật trải tọa cụ ngồi nơi đất trống các vị Tỳ-Khưu-Tăng vây quanh trước sau Phật. Đức Phật bảo Ngài A-Nan rằng: Nay nơi đất trống này, ông mau đi đánh kiền-trùy đi.
04/04/2013(Xem: 11491)
Chính tôi được nghe: (2) một thời kia đức Phật ở trong tinh-xá họ Thích, nước Ca-Duy-La-Vệ (Kapilavastu), cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị Tỳ-Khưu. (3) Với bản-nguyện cúng trai của các đàn-việt (4) trong tháng chín, nhất thời trọn đủ, đức Phật từ trong Thiền-thất bước ra, đi đến rặng cây của ông Kỳ-đà trong khu vườn của ông Cấp-Cô-Độc (5) nước Xá-Vệ (Sràvasti).
28/03/2013(Xem: 488)
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Nguyện con mau lìa ba nẻo ác Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Nguyện con mau dứt tham sân si
27/03/2013(Xem: 3873)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát Rộng phát Tâm Từ Bi Công hạnh sâu như biển Quay ngược thuyền Từ
16/12/2012(Xem: 776)
Nhìn sâu ngũ uẩn tướng là không Sắc Thọ Tưởng Hành Thức cũng không. Biết rõ rằng không không khác sắc...
27/10/2012(Xem: 4815)
Với kiếp sống của con người thì chỉ hiện tại là có thực (tương đối). Sống có nghĩa là sống với hiện tại, sống vào hiện tại; hay nói cách khác, chỉ có hiện tại là sống. Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực. Than thở tiếc nuối quá khứ, hay mơ ước tương lai chẳng những để mình rơi vào chỗ phi thực, còn để mình vướng mắc vào rối loạn tâm lý, khổ đau và đánh mất hiện tại đang là, cái hiện tại sống động, mới mẻ, đầy sáng tạo, đầy nghĩa sống, và có thể hiện tại là vĩnh cửu nếu mình biết nhiếp phục (xóa tan ý niệm về thời gian).
26/07/2012(Xem: 4726)
Chính tôi được nghe (2): Một thời kia đức Phật ở chốn Long Cung: Sa Kiệt La (3), cùng với tám nghìn chúng Đại Tỳ kheo và ba vạn hai nghìn vị Đại Bồ tát. (4) Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Long Vương rằng: “Tâm tưởng của hết thảy chúng sinh khác nhau, sự tạo nghiệp của họ cũng khác, nên mới có sự luân chuyển trong mọi thú”.
04/07/2012(Xem: 4220)
Một thời đức Phật đu hóa đến rừng Y Xa nước Câu Tát La cùng với 1250 Tỳ Kheo; Rừng Y Xa thuộc làng Y Xa Măng Già La rất lớn và giàu có, được Vua Ba Tư Nặc, nước Xá Vệ phong cho Bà La Môn Phất Già La Ta La giữ phần cúng tế Phạm Thiên Bà La Môn Phất Gia La Ta La là dòng dõi 7 đời có cha mẹ đều chân chính, là người thông suốt Kinh sách Phệ Đà (Ấn Độ giáo) về tướng pháp, về tế tự, v.v... Ông có 500 đệ tử mà người đứng đầu là A Ma Trú, A Ma Trú cũng có nguồn gốc và thông suốt Kinh sách như vị thầy, và cũng có rất nhiều đệ tử.
27/05/2012(Xem: 8060)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
21/03/2012(Xem: 938)
Thuốc không quý - tiện, thuốc trị lành bịnh là thuốc hay. Pháp không hơn - kém, pháp khế hợp căn cơ là pháp diệu. Thuở xưa, căn tánh con người thù thắng, tri thức như rừng, tùy ý tu một pháp đều có thể chứng đạo. Người đời nay, căn tánh kém cỏi, tri thức hiếm hoi, nếu bỏ Tịnh Độ thì chẳng nhờ vào đâu để được giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567