Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học và hành trì theo lời Phật dạy

21/08/202205:44(Xem: 5166)
Học và hành trì theo lời Phật dạy


Phat thuyet phap


Học và hành trì theo lời Phật dạy


Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh tạng. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng, dạy con người cách sống an lạc. Muốn sống an lạc, người học Phật phải liễu tri và hành trì, tu tập đúng lời Phật dạy.

Ngày Phật tại thế, để có được vật phẩm phục vụ sinh hoạt hàng này, vị tỳ kheo phải đi khất thực, nhận cúng dường của người dân. Khất thực là công việc hàng ngày của vị tỳ kheo. Thuật ngữ khất sỹ (乞士) có thể xuất phát công việc khất thực hàng ngày của vị tỳ kheo ( Trí Độ Luận viết: Tỳ kheo danh khất sỹ - 智度论三曰‘比丘名乞士). Công việc khất thực của vị tỳ kheo được thực hiện như thế nào, xin quý vị dành thời gian đọc lại đoạn kinh văn sau từ Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, một bản kinh tụng phổ biến ở các ngôi chùa theo phái Đại Thừa ở Việt Nam:

“….Khi ấy gần đến giờ thọ trai, đức Thế Tôn đắp y mang bát vào đại thành Xá Vệ khất thực. Trong thành ấy, Ngài theo thứ lớp khất thực xong, trở về nơi chúng ở. Thọ trai rồi, Ngài thu dọn y bát, rửa chân, trải tòa ngồi…[1]” (爾 時, 世 尊 食 時,著 衣 持 缽 ,入 舍 衛 大 城 乞 食。於 其 城 中 , 次 第 乞 已,還 至 本 處。 飯 食 訖 ,收 衣 缽 , 洗 足 已,敷 座 而 坐。. Nhĩ thời Thế Tôn thực thời, trước y trì bát, nhập Xá Vệ đại thành khất thực. Ư kỳ thành trung thứ đệ khất dĩ, hoàn chí bổn xứ. Phạn thực ngật, thu y bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa).

Thời Phật tại thế, việc khất thực phải đi vào nơi dân cư  đang sinh sống (入 舍 衛 大 , nhập Xá Vệ đại thành), vị tỳ kheo đi khất thực không được phân biệt nhà giàu và nhà nghèo, phải đi tuần tự từ nhà này sang nhà khác (次 第 乞 已thứ đệ khất dĩ).

Thông qua khất thực, vị tỳ kheo diệt trừ được tham sân si. Diệt trừ tham bằng cách vị tỳ kheo biết nhận đủ vật dụng cúng dường đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tu. Diệt trừ sân si, vị tỳ kheo đi từng nhà và đứng yên vài phút để chờ đợi, dù có thể gia chủ có khi là người không tin Phật, không cúng dường và gia chủ có thể nói những lời không hay. Khất thực giúp cho vị tỳ kheo học được hạnh nhẫn, có cơ hội tiếp xúc với mọi hạng người trong xã hội hầu để xiển dương Phật pháp.

Ngày hôm nay, người tu không cần phải đi khất thực hàng ngày. Đôi khi, khất thực chỉ diễn ra trong không viên chùa như một nghĩ lễ mang tính hình thức. Tuy nhiên, dù khất thực trong chùa hay ngoài khuôn viên chùa, vị tỳ kheo phải thông qua khất thực học sự khiêm cung và xiển dương Phật Pháp.

Học Phật phải khéo léo, bởi:

Y kinh giải nghĩa, Tam thế Phật oan,

Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết

依經解義,三世佛冤;

離經一字,如同魔說。

 

Giải thoát không phái là cúng vong[2]. Muốn giải thoát phải là triệt trừ sân si, không đối đáp hơn thua khi có người góp ý phê  bình.

Hiểu đúng lời dạy của Phật, từ đó học đúng, hành trì đúng lời dạy của Phật, cây Phật Pháp ngày càng nở hoa, đơm trái, tạo những cành lá sum suê, vững chãi.

                                                              Bến Tre, ngày 20 tháng 8 năm 2022

                                                              Hoàng Phước Đại – Đồng An



[1] Kimh Cương Bát Nhà Ba La Mật, http://tripitaka.cbeta.org/T08n0235_001

[2] https://phamthiyen.com/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2020(Xem: 8506)
Đức Phật khuyên con người nên diệt trừ ái dục. “Ái” là thích, thương yêu, mến tiếc, luyến ái, tham ái bám víu. “Dục” là ham muốn, tham dục, lạc dục. Ái dục là lòng ham muốn, luyến ái, bám víu, tham hưởng mọi sự sung sướng thường tình đối với người và đối với vật. Có ba loại ái dục: 1. Ái dục theo nhục dục “ngũ trần”: Năm cảnh trần là “sắc, thanh, hương, vị, xúc”. Trần là bụi dơ. Ngũ trần là năm cái có thể thấm bụi dơ vào thân tâm ta, vào chân tính của ta. 2. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “đoạn kiến”, nghĩ rằng chết là hết, nên không cần quan tâm đến thiện ác, tội phước, quả báo gì cả, cứ lo hưởng thụ lạc thú vật chất và sự giàu sang hiện tại. 3. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “thường kiến”, nghĩ rằng những lạc thú và tài sản sẽ còn với mình mãi mãi, lâu dài vĩnh cửu, trường tồn.
24/08/2019(Xem: 10791)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
14/04/2019(Xem: 9667)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo… Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật. Ngài có đời sống dài vô hạn lượng nên còn có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật.
20/09/2018(Xem: 5465)
Trung Bộ Kinh Nikaya (Majjhima Nikaya) có bốn bài kinh: 1) Nhất Dạ Hiền Giả (Bhaddekaratta Sutta), 2) Ananda và kinh Nhất Dạ Hiền (Anandabhaddekaratta Sutta); 3) Đại-Ca Chiên-Diên và kinh Nhất Dạ Hiền (Mahakaccanabhaddekaratta Sutta); 4) Lomasakangiya và kinh Nhất Dạ Hiền (Lomasakangiyabhaddekaratta Sutta). Cả bốn bài kinh này đều xoáy trọng tâm vào một bài kệ do Đức Phật tổng thuyết và biệt thuyết nhằm khuyến tấn các đệ tử của Ngài hãy nỗ lực tu tập để phát huy tuệ quán nhận ra "cái đang là" của các pháp hiện tại và an trú trong bây giờ và ở đây.
28/04/2018(Xem: 9245)
Sự hiện hữu của nhân sinh bao giờ cũng mang theo những ước mong về một đời sống tốt đẹp. Nhưng có lẽ sự tốt đẹp cho cả cuộc đời này là khát khao lớn nhất và có giá trị cao cả nhất cho những ai luôn nuôi dưỡng những tâm nguyện của tình thương bao la cho cả vũ trụ này. Có những mơ ước về một đời sống lí tưởng cho riêng mình, nhưng cũng có nhữngước mong xây dựng cho cả cuộc đời này thành một cảnh giới thật sự chỉ có mặt của niềm hạnh phúc. Những tâm tư như thế được thể hiện từ rấtxưa ở Trung Quốc với lí tưởng “thế giới đại đồng” của Nho Giáo,
12/11/2017(Xem: 23344)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
02/04/2017(Xem: 9382)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
28/04/2016(Xem: 20386)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
07/01/2015(Xem: 9989)
Trong mối liên hệ với thế giới của ta thì Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương tây và ở phía trên thế giới của ta. Ta phải chấp nhận một vũ trụ quan và nhận ra rằng có nhiều hệ thống thế giới khắp không gian. Tôi đang nói tới một hệ thống hết sức bao la. Chúng ta hãy xác định vị trí của ta.
19/12/2013(Xem: 22026)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà Hán dịch: Tào Nguỵ, Pháp Sư Khương Tăng Khải Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Anh dịch: http://www.purifymind.com/FortyEight.html Sưu tập: Tuệ Uyển, Wednesday, December 18, 2013 48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà 48 Vows of Amitabha Buddha 1. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 1."Provided I become a Buddha, if in my Buddha-land there should be either hell, or the animal state of existence, or the realm of hungry ghosts, then may I not attain enlightenment.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]