Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương hai mươi chín

10/07/201103:30(Xem: 9944)
Chương hai mươi chín

KINH KIM CANG CHƯ GIA

KIM CANG NGŨ THẬP TAM GIA

CHƯƠNG HAI MƯƠI CHÍN

149.ÂM:

Tu Bồ Đề! Nhược hữu nhơn ngôn: "Như Lai" nhược lai, nhược khứ, nhược tọa, nhược ngọa, thị nhơn bất giải ngã sở thuyết nghĩa.

NGHĨA:

Này Tu Bồ Đề! Nếu có người nói: "Như Lai", hoặc tới, hoặc lui, hoặc ngồi, hoặc nằm, thì người ấy chẳng rõ cái nghĩa lý của Ta nói.

Giải :Sớ Sao giải: Phật nói: "Bằng có người nói Như Lai có đi, đứng, nằm, ngồi, ấy là chẳng rõ ý của Phật". Bởi cớ sao? - Chơn tánh của chúng sanh lại có đi, đứng, nằm, ngồi hay sao? Chúng sanh cũng như thế, Như Lai cũng như thế; đi, đứng, nằm, ngồi, trong bốn oai nghi thường thường vắng lặng. Nếu có chỗ chi động chấp, tức là chẳng rõ cái nghĩa thuyết pháp.

150.ÂM:

Hà dĩ cố! - "Như Lai" giả vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh "Như Lai".

NGHĨA:

Bởi cớ sao? - "Như Lai" ấy, là không phải từ đâu mà tới, cũng không phải từ đâu mà lui, nên gọi là " Như Lai".

Giải :Sớ Sao giải: Như Lai là: lại mà không lại, đi mà không đi, trụ mà không trụ, chẳng động chẳng tịnh, trên hiệp với chư Phật, dưới đồng với quần sanh, một tánh bình đẳng, cho nên hiệu là Như Lai.

Vương Nhựt Hưu giải: Phần này ba lần nói Như Lai đều là chơn tánh Phật.

Nhược hữu nhơn ngôn v.v... là chơn Phật không có tướng, nên không lấy sự đi, đứng, nằm, ngồi, mà hình dung đặng. Nếu hình dung đặng thì là có tướng. Cho nên nói: "Người ấy chẳng rõ nghĩa thuyết pháp của Ta".

Hà dĩ cố là Phật lại tự hỏi: "Cớ sao chẳng rõ nghĩa thuyết pháp của Ta", lại tự đáp: "Ta nói Như Lai ấy tức làChơn Phật ".

Chơn Phật đã không hình tướng, đầy khắp cả hư không thế giới, đâu có đi đứng chi. Cho nên nói: "Không phải từ đâu mà tới, không phải từ đâu mà lui".

Nói là "Nên gọi Như Lai", là chơn tánh tự như, không chỗ nào mà chẳng có!

Phàm cái chi hiện ra đều tùy nghiệp duyên của chúng sanh; sự thiệt thì đầy khắp cả hư không thế giới, chưa hề có tới có lui. Vậy nên gọi là Như Lai, mà nói Như Lai cũng là cưỡng danh vậy thôi, bởi chơn tánh không có hình dung đặng. (Có giải trong phần thứ hai và phần sau đây).

Trần Hùng giải: Như Lai hiện ra cả ngàn trăm ức hóa thân, diễn cái pháp không tướng củachơn không, ví như bóng trong gương không có sanh diệt, nên người không biết đặng bởi đâu mà tới, bởi đâu mà lui.

Kinh Hoa Nghiêm có nói:

Không chỗ nào mà tới,

Cũng không bởi chỗ đi,

Thân thanh tịnh tốt đẹp.

Hiển hiện các oai nghi.

Kinh Tam Muội có nói: "Không có tướng tới, không có tướng lui, không nghĩ bàn đặng".

Lục Tổ có nói: "Các pháp vắng lặng ấy là sự "ngồi" thanh tịnh của Như Lai".

Kinh Vô Trụ có nói: "Thân tâm vắng lặng, ấy là sự "nằm" của Như Lai".

Vậy thì đi, đứng, nằm, ngồi, có ai dễ gì mà bàn nghĩ đặng. Bằng có người nói Như Lai đủ bốn oai nghi thì cái sở kiến ấy rất lầm, có thế nào mà tỏ đặng cái ý nghĩa chơn không của Như Lai thuyết đó!

Kinh Viên Giác có nói về cái lý chơn không: "Mây bay coi như trăng chạy, thuyền đi xem tợ bờ dời": Trăng chưa từng chạy mà bờ cũng chưa từng dời; bởi thể tánh của chơn như chưa hề động, chỉ sanh diệt tại người lầm hiểu đó thôi.

Nhan Bính giải: Đi, đứng, nằm, ngồi, ấy là bốn oai nghi. Người tu hành kiến tánh, ấy là đi, đứng, nằm, ngồi thường như hư không.

Bằng người nói Như Lai còn có đi, đứng, nằm, ngồi thì người ấy không rõ cái nghĩa thuyết pháp. Bởi sao? - Bởi Như Lai là như như bổn tánh, vốn không động tịnh: không tới không lui cho nên cưỡng danh là Như Lai.

Xưa vua Túc Tông hạ chiếu dời ông Quốc Nhứt Thiền sư vào đạo tràng. Sư thấy vua bèn đứng dậy. Vua hỏi: Sư hà tất phải đứng dậy kỉnh lễ quả nhơn?

: Thí chủ đâu dùng bốn oai nghi mà thấy bần đạo đặng.

Như thế thì, đi đứng đều tự trì mới gọi là vắng lặng.

Lý Văn Hội giải: Không bởi đâu mà tới, không từ đâu mà đi; lui tới đều như, có chi mà lui tới.

Lại nói: Vô sở tùng lai là chẳng sanh. Diệt vô sở khứ :là chẳng diệt. Chẳng sanh là phiền não chẳng sanh; chẳng diệt là giác ngộ chẳng diệt.

Lại nói: Biết khi sắc thinh khởi thì biết bởi đâu mà tới; biết khi sắc thinh diệt thì biết bởi đâu mà lui. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp có khởi có diệt, còn lòng ta rỗng rang đâu có tướng tới lui sanh diệt? Vắng lặng mà thường soi tỏ, soi tỏ mà thường vắng lặng, đi, đứng, nằm, ngồi trong bốn oai nghi không đâu mà chẳng thanh tịnh.

Trí Giả Thiền sư giải:

Tụng:

Như Lai không động tịnh, Nhân địa rất dày công.

Bằng dứt lòng nhơn ngã, Mới tường lý chánh tông.

Chơn thân đâu có tướng, Giáo pháp hẳn đều không.

Đi đứng nào can hệ. Tới lui cả thảy thông.

Xuyên Thiền sư giải: Trước sơn môn bái lễ, trong Phật điện dưng hương.

Tụng:

Cỡi gió nương mây mặc vãng lai,

Mấy hồi Nam Nhạc lại Thiên Thai.

Thập, Hàn gặp mặt cười cười nói.

Nói thử coi cười cái gì?

Cười nói đồng đi bước chẳng ngoài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/07/2012(Xem: 5216)
Một thời đức Phật đu hóa đến rừng Y Xa nước Câu Tát La cùng với 1250 Tỳ Kheo; Rừng Y Xa thuộc làng Y Xa Măng Già La rất lớn và giàu có, được Vua Ba Tư Nặc, nước Xá Vệ phong cho Bà La Môn Phất Già La Ta La giữ phần cúng tế Phạm Thiên Bà La Môn Phất Gia La Ta La là dòng dõi 7 đời có cha mẹ đều chân chính, là người thông suốt Kinh sách Phệ Đà (Ấn Độ giáo) về tướng pháp, về tế tự, v.v... Ông có 500 đệ tử mà người đứng đầu là A Ma Trú, A Ma Trú cũng có nguồn gốc và thông suốt Kinh sách như vị thầy, và cũng có rất nhiều đệ tử.
27/05/2012(Xem: 12081)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
21/03/2012(Xem: 1482)
Thuốc không quý - tiện, thuốc trị lành bịnh là thuốc hay. Pháp không hơn - kém, pháp khế hợp căn cơ là pháp diệu. Thuở xưa, căn tánh con người thù thắng, tri thức như rừng, tùy ý tu một pháp đều có thể chứng đạo. Người đời nay, căn tánh kém cỏi, tri thức hiếm hoi, nếu bỏ Tịnh Độ thì chẳng nhờ vào đâu để được giải thoát.
16/12/2011(Xem: 803)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha: Úm Vĩ bổ ra nghiệt bệ Vĩ bổ ra vĩ ma lệ nhạ dã nghiệt bệ Phạ nhựt-ra nhập-phạ lã nghiệt bệ Nga để nga hạ ninh Nga nga nẵng vĩ thú đạt ninh. Úm Tát phạ bá bả vĩ thú đạt ninh.
01/10/2011(Xem: 830)
Bấy giờ, đức Tỳ-lô-giá-na Như Lai ở nơi Đại Tam-ma-địa môn tịnh xá cùng với các bậc đại Tỳ-khưu gồm tám vạn chín ngàn người đều câu hội đầy đủ, toàn là bậc đại A-la-hán, huệ thiện đầy đủ, việc cần làm đã làm xong, các vị ấy là: Thần lực Trí Biện Quán Thế Âm Bồ-tát, Đắc Đại Thế Bồ-tát, Thần Thông Tự Tại Vương Bồ-tát, Tĩnh Quang Vô Cấu Đà La Ni Bồ-tát, Đại Lực Phổ Văn Bồ-tát, Đại Trang Nghiêm Lực Bồ-tát, Vô Lượng Quang Bồ-tát, Huệ Thiện Huệ Phổ Quang Vương Bồ-tát. Những vị Đại Bồ-tát và đại chúng Thanh văn như vậy đi đến chỗ Phật, bạch rằng: "Tại Vô Lượng Thọ quốc có chín phẩm Tịnh Thức Tam-ma-địa. Đây tức là cảnh giới của chư Phật, nơi Như Lai đang an ở.
22/08/2011(Xem: 923)
Nẵng mồ ra đát-nẵng Ra thấp-mi tán nại-ra bát-ra để mạn ni đá vĩ nễ-diễm đế nhạ cụ thế thấp-phạ ra la nhạ dã Đát tha nga đá dã ra-hạ đế Tam miệu tam một đà dã Đát nễ-dã tha Ra đát-nễ ra đát-nễ ra đát nẵng kiết ra ni ra đát-nẵng Bát-ra để mạn nị đế Ra đát-nẵng tam bà ni Ra đát-nẵng bát-ra tỉ Ra đát-nỗ nột nga đế Ta-phạ hạ.
19/07/2011(Xem: 867)
Con nay quy mạng Phật, Bồ-tát Diễn bày Tương Ưng Đại Giáo Vương Lược thuật Quán Âm Bồ-tát nghi Nay làm công việc lợi quần sanh
10/07/2011(Xem: 15368)
Từ bi bác ái, tự giác giác tha. Ấy là mục đích của bậc chơn tu chánh đạo. Xưa, Phật ra đời khai môn giáo hóa, tế độ quần sanh trong bốn mươi chín năm; thắp đuốc huệ soi đường tối, rưới mưa hoa rửa bụi trần. Song lẽ Phật thì vẫn biết chúng sanh có kẻ thượng căn người hạ trí, chỗ thấy mau chậm chẳng đồng, nên tùy cơ duyên mà hóa độ, bởi vậy giáo pháp mới có chỗ quyền mà cũng có chỗ thật. Nguyên kinh Kim Cang này, Phật vì Trưởng lão Tu Bồ Đề và các bực đại căn thượng trí, nên đem giáo lý huyền diệu tỏ bày rốt ráo, chỉ cốt tự mình dụng lấy công phu, khai giác lấy mình "Minh Tâm Kiến Tánh".
20/05/2011(Xem: 873)
Sự sinh ra cao quý, tự do và thuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phí mà sử dụng nó một cách có ý nghĩa.
11/02/2011(Xem: 9110)
Hiện nay, thời khóa mỗi ngày của tôi nhất định phải có là: sáng sớm thức dậy tụng phẩm Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm, Kinh Kim Cang, bài kệ phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa, kinh Phổ Môn, kinh A Di Đà” rồi hoàn kinh niệm Phật. Nếu tụng ra tiếng thì hơn 2 tiếng đồng hồ, nếu tụng thầm thì trên dưới một tiếng rưỡi. Năm nay tôi đã 94 tuổi nên chỉ thực hiện thời khóa bằng cách tụng thầm mà thôi, chứ tụng ra tiếng thì không nỗi nữa rồi. Sở dĩ tôi nói kỹ như vậy để chúng ta biết rõ cách tu tập của mình là phải có sự liên tục hằng ngày. Không nên lúc có, lúc không. Tụng kinh niệm Phật ngoài mục đích chính yếu là vãng sanh Cực Lạc ra, còn có tác dụng hàng phục những phiền não nghiệp chướng, khiến cho những thiện căn công đức được tăng trưởng. Nếu mỗi ngày tu hành đều đặn như vậy, tất nhiên lần lần bớt đi phần phàm phu sanh tử mà tiến lần trên con đường Hiền Thánh giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]