Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Tựa

16/10/201001:09(Xem: 8572)
Lời Tựa

LỜI TỰA

NHỊ KHÓA HIỆP GIẢI HỘI BỔN

Nhị khóa hiệp giả hội bổn đây, là một công tác của Ngài Pháp Sư hiệu Quán Nguyệt bên phái Thiên thai diễn thuật ra.

Ta nghị luận rằng:Ngài Pháp Sư làm ra “Nhị khóa hiệp giải hội bổn” đây là Ngài biết đạo chăng?

Vã luận: từ cái tâm nó vốn là bản thể chơn không, mà biến hóa ra thành cái “ngoan không” là vì bởi cái niệm bất giác (mê); rồi từ nơi “ngoan không” là vì bởi cái niệm bất giác (mê); rồi từ nơi “ngoan không” đó lại thành lập ra thế giới; đã có thế giới rồi lại phát sanh ra vạn vật.

Đã có muôn loài sanh ra rồi, thì nhân tâm đều xu hướng đến để nhiễm trước vào, mà bỗng nhiên chấp lấy có cái “ta” làm chủ. Từ có cái ta rồ, thì với tấtcả các pháp, không mộtpháp nào là không có cái ta nó chấp đến, từ tầng, mỗi lớp mê hoặc nghiệp chướng chát chồng, đều nhơn theo cái ta đó để phát sanh, mỗi sự, từng vật, hiện tượng ngỗn ngang cũng do cái ta đó mà huyễn hóa ra.

Đấy là từ nơi cái cảnh giới “Không”mà chường bày tiến đến cái cảnh giới “có”. Phật bảo “tâm sanh chủng chủng pháp sanh” là vậy.

Lật lại nghĩa trên để xét thì cái ta tức là cái người, ta tức là sự vật; ta tức là thế giới và ngoan không; đến cả những gì cũng cứ so theo chánh nghĩa đó để xét lại, tìm cho đến nơi bản thể chân không, thì hẳn không có cái chi đáng gọi là cái “ta”cả.

Với cả vũ trụ vạn hữu, đều không có cái chi đáng gọi là ta rồi, mà còn có cái ta tự biết đó, thì “cái ta” ấy nó hãy còn chưa thoát khỏi nơi cái ta cuả sanh lão, bịnh tử bất quá nó cũng như cái biết chiêm bao trong giấc chiêm bao của ông Trang Tử đã bảo thế thôi.

Đây là từ nơi các cảnh giới “có” mà tiêu dung hườn lại cái cảnh giới “Không” Phật bảo “tâm diệt chủng chủng pháp diệt” là thế.

Từ không mà tiến đến có, thì cách với đạo ngày một đi xa lần; từ có mà lui lại không thì với đạo càng ngày càng gần gũi sát.

Với nghĩa rằng “cách đạo một ngày một xa” đó, nó cũng như nghĩa của câu “gọng xe thì hướng về phương nam, mà lần dấu của bánh xe lại lăn qua phía bắc”, nghĩa là đi cách xà lui.

Với cái lối hành động trái ngược như thế đó, há không thể không có một phương pháp gì để chận ngăn lại ư? Là cản lại không cho nó vọng hành như con Tơm Tít bắn lùi.

Với nghĩa rằng “cùng đạo càng ngày càng gần” đó nó cũng như nghĩa của câu “nấu nước sôi mà hóa làm hơi bốc bay lên” nghĩa là bể trần lòng cạn bằng cách diệt tâm thâu tâm, với cái lỗi phóng tâm như “trụ sắc trần sanh tâm.....” tán loạn như thế, thì há không thể không có một phương pháp gì để thâu liễm lại ư? là chế tâm lại một chỗ không cho nó phóng túng như như con khỉ, con vượn nhảy nhót.

Phương pháp ấy là gì?

Thưa rằng chỉ là 2 thời khóa tụng mai chiều đây vậy. Vì rằng: có thời tảo khóa, thì với cảnh giới từ nơi “không mà có” kia để làm tâm hơi; có thời mộ khóa, thì với cái cảnh giới từ nơi “có mà không” đó, để làm tin tức. Vậy cái tăm hơi ấy, cái tin tức ấy, đây gọi là Đạo chăng?

Đạo lại có “thị đạo” có “phi đạo” là hai bề mặt và trái. Với phi đạo mà cũng không một mơi , một chiều nào khá rồi ra được đó, là vì nó cũng là cái đạo để vào đạo, bởi nhờ có đó là phi, mới biết được đây là thị.

Với cái đạo để vào Đạo, nếu phi giải thích, thì không dễ gì mỗi ai cũng đều rõ được. Tỷ như qua chỗ nước lớn, tuy đã sẵn có ghe xuồng, nhưng không có dầm chèo mà có thể khỏi được cái điều mùi mắt thở than rằng khơi bể minh mông chăng!?

Từ bổn kinh “Nhị khóa hiệp giả hội bổn” nầy ra đời, thì những nghĩa kín đáo của “nhị thời khóa tụng” đều rõ ràng bày ra, không sót mảy giấu khuất, dù là căn cơ người bực trung, trình độ người lớp hạ, cũng đều thông hiểu được dễ dàng; chỉ cốt một điều là cố gắng dày công lễ bái, trọn niệm tụng tu, thì tự nhiên cái cảnh duyên phải dứt, cái tâm vọng phải tan, một mảy trần chẳng dính bấm vì xem “tâm minh cảnh” đâu phải như lòng gương hửu hình, muôn hiện tượng đều không trơn, bởi biết “quả bồ đề” nào phải như trái cây thực vật.

Đạo ở tại đấy chăng? Hay là không ở nơi đó ư? Ta đây là kẻ còn ngu dốt, đâu đã đủ trí để biết đặng! Song, tâm ta vẫn tự tin chắc rằng sẵn có Đạo ở tại đây mà không ngờ, ấy là “Lời giải” của nhị thời khóa tụng đây vậy. Đã rõ được lời giải của nhị khóa rồi, thì biết rằng lời giải nhị khóa đó, là phi giải nhị khóa vậy đâu,mà là giải cái đạo vào Đạo vậy.

Đành rằng với đạo không thể giải, mà với cái đạo vào Đạo chẳng khá dùng chẳng giải được, đấy là chỗ khổ tâm của Ngài Pháp Sư đối với việc tác thuật nầy vậy.

Trong đời có kẻ hỏi thăm đường đạo nầy, thì ắt phải từ nơi cái đạo vào Đạo mà vào chờ nghi. Mà ai là người muốn từ nơi cái đạo vào Đạo để đi vào, thì hơn nữa là ắt phải từ nơi cái đạo vào Đạo là chỗ của Ngài Pháp Sư hiệp giải đó để vào chớ có nghi ngờ gì nữa.

Nếu biết rằng: Cái đạo vào Đạo mà Pháp Sư giải ra đó, nó ở tại đây; ngay như cái đạo vào Đạo mà phi ngài Pháp sư giải đó, nó cũng ở tại đây, là vì chẳng phải ngài Pháp Sư chỗ giải cái đạo vào Đạo ở đây. Cho nên biết rằng: Cái đạo mà chẳng phải đạo vào Đạo của ngài Pháp Sư đã giải, cùng với cái đạo mà chăng chẳng phải đạo vào Đạo của ngài Pháp Sư đã giải, cũng đâu chẳng ở đây; vì Đạo thì không đâu là không ở, mà không nhứt định ở đâu, kêu bằng phi nội, phi ngoại, vô thỉ, vô chung bất sanh, bất diệt, vô lai, vô khứ.

Pháp sư ngài dư biết cái ý chỉ đó rồi; bởi thế, với tôi thì toi lẳng lặng có chỗ cảm đến, rổng rang có chỗ nghĩ đến, hình như chẳng tự biết trí lực của mình còn kém lắm, vừa nhận thấy thấp thoáng, mập mờ, mà dám làm lời tựa, và vội bàn đến cái tiêu tức của pháp môn, để dạy người có Đạo sau nầy.

Bấy giờ nhằm năm Quý Sửu (1913) tháng trọng động, ngày mười sáu, núi Oác Chầu (tại huyện Tân xương, tỉnh Chiết giang) họ Tịnh Hư, tên Du Hằng, soạn tựa nầy.[1]


[1] Lược chú thích: Thiên thai tông:đời nhà Tỳ, Tổ Trí giả ở tại núi Thiên thai, nên Núi để lập thành danh tông phái. Dùng Pháp Hoa kính làm bổn kinh, dùng Trí độ luận làm chỉ nam, dùng Niết bàn kinh làm phù sơ, dùng đại phẩm kinh làm pháp quán, nhơn đó để phát minh cái diệu lý của nhứt tâm tam quán. Tông này Tổ thứ nhất là Huệ Văn ở Bắc Tề, tổ thứ hai là Huệ Tú ở Nam nhạc; tổ thứ ba là Trí giả vân vân.

Chơn Không: chẳng phải ngụy là chơn; lìa danh tướng là không nghĩa là cái không đơn độc lệch về bên chơn, vì khong hcấp có một vật gì cả nên gọi là chơn không, đó là cái cảnh giới Niết bàn của Tiểu thừa. Đối với cái có phi hữu gọi là diệu hữu, bảo cái không phi không là chơn không, đó là cái lẽ chơn không rất tột của Đại thừa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2020(Xem: 4307)
Muốn tu học theo Đạo Phật, muốn trở thành Phật tử thời chính bản thân mình phải có chí muốn thành Phật và tự nguyện sẽ thành Phật, vì biết mình có sẵn Phật tánh nên tự tin là mình sẽ thành Phật. Ai tu cũng được cả, dù giàu sang hay nghèo hèn, dù thông minh hay dốt nát, dù già hay trẻ. Tu càng sớm càng hay. Tu chỉ có nghĩa là “sửa đổi”, sửa xấu thành đẹp, sửa ác thành hiền, sửa si mê thành giác ngộ… Tu ở nhà, tu ngoài xã hội, tu ở chùa, nơi đâu cũng được.
21/04/2020(Xem: 8499)
Đức Phật khuyên con người nên diệt trừ ái dục. “Ái” là thích, thương yêu, mến tiếc, luyến ái, tham ái bám víu. “Dục” là ham muốn, tham dục, lạc dục. Ái dục là lòng ham muốn, luyến ái, bám víu, tham hưởng mọi sự sung sướng thường tình đối với người và đối với vật. Có ba loại ái dục: 1. Ái dục theo nhục dục “ngũ trần”: Năm cảnh trần là “sắc, thanh, hương, vị, xúc”. Trần là bụi dơ. Ngũ trần là năm cái có thể thấm bụi dơ vào thân tâm ta, vào chân tính của ta. 2. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “đoạn kiến”, nghĩ rằng chết là hết, nên không cần quan tâm đến thiện ác, tội phước, quả báo gì cả, cứ lo hưởng thụ lạc thú vật chất và sự giàu sang hiện tại. 3. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “thường kiến”, nghĩ rằng những lạc thú và tài sản sẽ còn với mình mãi mãi, lâu dài vĩnh cửu, trường tồn.
24/08/2019(Xem: 10788)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
14/04/2019(Xem: 9662)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo… Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật. Ngài có đời sống dài vô hạn lượng nên còn có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật.
20/09/2018(Xem: 5453)
Trung Bộ Kinh Nikaya (Majjhima Nikaya) có bốn bài kinh: 1) Nhất Dạ Hiền Giả (Bhaddekaratta Sutta), 2) Ananda và kinh Nhất Dạ Hiền (Anandabhaddekaratta Sutta); 3) Đại-Ca Chiên-Diên và kinh Nhất Dạ Hiền (Mahakaccanabhaddekaratta Sutta); 4) Lomasakangiya và kinh Nhất Dạ Hiền (Lomasakangiyabhaddekaratta Sutta). Cả bốn bài kinh này đều xoáy trọng tâm vào một bài kệ do Đức Phật tổng thuyết và biệt thuyết nhằm khuyến tấn các đệ tử của Ngài hãy nỗ lực tu tập để phát huy tuệ quán nhận ra "cái đang là" của các pháp hiện tại và an trú trong bây giờ và ở đây.
28/04/2018(Xem: 9242)
Sự hiện hữu của nhân sinh bao giờ cũng mang theo những ước mong về một đời sống tốt đẹp. Nhưng có lẽ sự tốt đẹp cho cả cuộc đời này là khát khao lớn nhất và có giá trị cao cả nhất cho những ai luôn nuôi dưỡng những tâm nguyện của tình thương bao la cho cả vũ trụ này. Có những mơ ước về một đời sống lí tưởng cho riêng mình, nhưng cũng có nhữngước mong xây dựng cho cả cuộc đời này thành một cảnh giới thật sự chỉ có mặt của niềm hạnh phúc. Những tâm tư như thế được thể hiện từ rấtxưa ở Trung Quốc với lí tưởng “thế giới đại đồng” của Nho Giáo,
12/11/2017(Xem: 23339)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
02/04/2017(Xem: 9372)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
28/04/2016(Xem: 20366)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
07/01/2015(Xem: 9974)
Trong mối liên hệ với thế giới của ta thì Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương tây và ở phía trên thế giới của ta. Ta phải chấp nhận một vũ trụ quan và nhận ra rằng có nhiều hệ thống thế giới khắp không gian. Tôi đang nói tới một hệ thống hết sức bao la. Chúng ta hãy xác định vị trí của ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]