Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Thuyết Kinh Pháp Diệt Tận

05/10/201009:45(Xem: 688)
Đức Phật Thuyết Kinh Pháp Diệt Tận


ĐỨC PHẬT THUYẾT KINH PHÁP DIỆT TẬN

Trích từ sao lục của SENG YU Bản dịch Hán văn: Vô danh
Đại Chánh Tạng Quyển 13 Hịệt 1118 Số 396 Niết Bàn Bộ
Bản dịch Anh ngữ: Tỷ-khưu THÍCH HẰNG THẬT Vạn Phật Thánh Thành - Hoa Kỳ
Bản dịch Việt ngữ: THÍCH NHUẬN CHÂU (Tịnh thất Từ Nghiêm, Đại Tòng Lâm)
Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành đối chiếu Hán văn và hiệu đính


Kệ khai kinh

Phật pháp cao siêu rất thẳm sâu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tầm cầu.
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Như thật tôi nghe, một thời Đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như Lai sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính đảnh lễ. Thế tôn tĩnh lặng , ngài không nói một lời và hào quang không xuất hiện. Ngài A-nan cung kính đảnh lễ và hỏi:

“Bạch Thế tôn, từ trước đến nay khi nào Thế tôn thuyết pháp, ánh sáng oai nghi của Thế tôn đều tự nhiên xuất hiện, nhưng hôm nay trong đại chúng, không thấy ánh hào quang ấy từ Thế tôn tỏa ra nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con mong muốn nghe Đức Thế tôn giảng giải.”

Đức Phật vẫn im lặng không trả lời, cho đến khi A-nan cầu thỉnh đến ba lần, lúc đó Đức Phật mới bảo A-nan:

“Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục , ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau.

“Vào lúc ấy, sẽ có các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán hết sức tôn kính, siêng năng tu đức, được mọi người kính trọng tiếp đãi., họ đều giáo hóa bình đẳng. Những người tu đạo này thường cứu giúp kẻ nghèo, quan tâm người già, cứu giúp người gặp cảnh nghèo cùng khốn ách. khuyến khích mọi người thờ phượng, hộ trì kinh tượng. Họ thường làm công đức, hết lòng từ bi làm lành, không hại kẻ khác. hy sinh giúp đỡ không tự lợi mình , thường nhẫn nhục nhân hòa.

“Nếu có những người như vậy, thì các tỷ-khưu tà ma đều ganh ghét họ, ma quỷ sẽ nổi ác phỉ báng, xua đuổi trục xuất các vị tỷ-khưu chân chính ra khỏi tăng viện. Sau đó, các tỷ-khưu ác ma này không tu đạo đức, chùa chiền tu viện sẽ bị hoang vắng, cỏ dại mọc đầy. Do không chăm sóc bảo trì, chùa chiền trở thành hoang phế và bị lãng quên, các tỷ-khưu ác ma sẽ chỉ tham lam tài vật tích chứa vô số của cải không chịu buông bỏ, không tu tạo phước đức.

“Vào lúc đó các ác ma tỷ-khưu sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừng, sát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỷ-khưu và nữ tỳ thành tỷ-khưu ni không có đạo đức, dâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ. Chính những người này làm đạo suy yếu phai dần. Những người chạy trốn luật pháp sẽ tìm đến quy y trong đạo của ta, xin làm sa-môn nhưng không tu giới luật. Giữa tháng cuối tháng tuy có tụng giới, nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do lười biếng và phóng dật, không còn ai muốn nghe nữa. Những ác sa-môn này sẽ không muốn tụng toàn văn bản kinh, tóm tắt đoạn đầu và cuối bản kinh theo ý của họ . Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt. Cho dù vẫn còn có người tụng kinh, nhưng họ lại không hiểu câu văn. vẫn khăng khăng cho họ là đúng, tự phụ, kiêu căng mong cầu danh tiế ng , ra vẻ tao nhã để mong cúng dường.

Khi mạng căn của các ma ác tỷ-khưu này chấm dứt, thần thức của họ liền đọa vào địa ngục A-tỳ. Đã phạm phải 5 tội trọng, nên họ phải tái sinh liên tục chịu khổ trong loài quỷ đói và súc sinh. Họ sẽ nếm những nỗi thống khổ trong vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng. Khi tội hết, họ sẽ tái sinh ở những vùng biên địa, nơi không có Tam bảo lưu hành.

“Khi chánh pháp sắp biến mất, phụ nữ sẽ trở nên tinh tấn và thường làm việc công đức. Đàn ông sẽ trở nên lười biếng và sẽ không còn ai giảng pháp . Những vị sa-môn chân chính sẽ bị xem như đất phân và không ai tin ở các vị ấy nữa. Khi chánh pháp sắp suy tàn, chư Thiên sẽ bắt đầu khóc lóc, sông sẽ khô cạn và năm thứ cốc loại không chín (mất mùa, đói kém). Bệnh dịch thường xuyên xảy ra, cướp đi vô số mạng người. Dân chúng phải làm việc cực khổ, quan chức địa phương mưu tính lợi riêng, không thuận theo đạo lý, đều ưa thích rối loạn. Người ác gia tăng nhiều như cát dưới biển, người thiện rất ít, hầu như chỉ có được một hoặc hai người.

“Khi kiếp sắp hết, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn và mạng sống của con người giảm lại. Bốn mươi tuổi đầu đã bạc . Đàn ông dâm dục, cạn kiệt tinh dịch nên sẽ chết trẻ, thường là trước 60 tuổi. Khi mạng sống của nam giới giảm, thì mạng sống cuả nữ giới tăng đến 70, 80, 90 hoặc đến 100 tuổi.

«Những dòng sông lớn sẽ dâng cao bất thường không đúng với chu kỳ tự nhiên, nhưng con nguời không để ý hoặc không quan tâm. Khí hậu khắc nghiệt được xem là điều bình thường. Người các chủng tộc lai tạp lẫn nhau không phân quý tiện, chìm đắm, trôi nổi như cá rùa kiếm ăn .

«Lúc đó các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán bị chúng ma xua đuổi trục xuất không còn cùng dự trong chúng hội . Giáo lý Tam thừa vẫn được lưu hành ở vùng hẻo lánh, những người tu tập vẫn tìm thấy sự an lạc và thọ mạng kéo dài. Chư thiên sẽ bảo vệ và mặt trăng sẽ chiếu sáng họ, giáo pháp Tam thừa sẽ có dịp hòa nhập và chính đạo sẽ hưng thịnh. Tuy nhiên, trong năm mươi hai năm, kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sau đó sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn không được biết đến, giới y của sa-môn sẽ tự bị biến thành màu trắng.

«Khi giáo pháp của ta sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chánh pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn. Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì sẽ xảy ra.

«Thời kỳ này sẽ kéo dài suốt mười triệu năm. Khi Đức Di-lặc sắp thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo, các cõi nước đều được hoàn toàn an vui. Khí độc sẽ bị tiêu tán, mưa nhiều và đều đặn, n ăm thứ cốc loại tươi tốt , cây cối sum suê cao lớn, và loài người sẽ cao đến tám trượng (hơn 24 mét) tuổi thọ trung bình của con người sẽ đến 84.000 năm, chúng sanh được độ khó có thể tính đếm được.»

Ngài A-nan thưa thỉnh Đức Phật :

«Bạch Thế tôn, chúng con nên gọi Kinh này là gì, và làm thế nào để phụng trì kinh ấy?»

Đức Phật bảo :

«Này A-nan, kinh này gọi là Pháp Diệt Tận. Hãy dạy cho mọi người truyền bá rộng rãi kinh này. Những ai truyền bá kinh nầy, công đức của những người ấy không thể nghĩ bàn, không thể nào tính đếm được.»

Khi bốn chúng đệ tử nghe nói kinh này rồi, họ đều rất đau lòng và buồn tủi, mỗi người đều phát tâm tu đạo để đạt đến quả vị Thánh tối thượng, họ cung kính đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.

HẾT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17311)
Đại sư tên Huệ Năng, thân phụ họ Lư, húy Hành Thao, thân mẫu họ Lý. Đời vua Đường Vũ Đức năm thứ 3 tháng 9 ở tân Châu, bà Lý Thị nằm mộng thấy trước sân hoa trắng đua nở, có đôi chim nhạn trắng bay, hương lạ tỏa đầy nhà, khi tỉnh dạy thì thụ thai. Bà thanh khiết trai giới, hoài thai sáu năm Sư mới ra đời. Ấy là năm Trinh Quán thứ 12 đời Đường Thái Tông, nhằm năm Mậu Tuất (638DL) ngày mồng 8 tháng 2 giờ Tý.
08/04/2013(Xem: 15855)
Chính tôi được nghe: Một thời kia đức Phật ở trong điện quan Thừa Tướng, thuộc phía Đông thành Xá-Vệ. Một hôm mẹ quan Thừa Tướng ấy tên là Duy-Da; sáng sớm dậy, bà tắm gội, mặc áo mầu, rồi cùng những người con dâu đi đến chốn Phật. Đến nơi, cùng nhau cúi đầu lễ sát chân Phật. Lễ xong, tất cả đều ngồi về một bên.
08/04/2013(Xem: 14468)
“Bát Thức Quy Củ Tụng” là một tác phẩm thuộc bộ môn Duy Thức do Ngài Huyền Trang đời Đường biên soạn. Nguyên tác vốn rất dài, khó nhớ, khó thuộc, vì vậy Ngài Khuy Cơ, đệ tử của Ngài Huyền Trang được phép Sư Phụ, đã toát yếu tác phẩm trên thành 41 câu tụng, giúp người tu học Phật được dễ dàng hơn trong việc đọc tụng hằng ngày.
08/04/2013(Xem: 18186)
Việc tự tứ và trai tăng trong ngày Vu lan, và qua đó mà báo hiếu cha mẹ, thì không cần phải nói đến nữa. Điều đáng nói là các chùa nên tổ chức hiệp kỵ cho Phật tử trong ngày Vu lan, sau khi tự tứ và trai tăng. Ngày nay kỵ giỗ của mỗi nhà cũng không thể còn như xưa
08/04/2013(Xem: 6200)
Trong việc học hỏi Phật Pháp, điều căn bản cần phải biết các đặc tánh của tâm và pháp như thế nào mới có thể tìm hiểu thêm pháp học và pháp hành Phật đạo. Kinh Giáo Giới Nandaka và Kinh Giáo Giới Channa đã nói lên hai đặc tánh ấy.
08/04/2013(Xem: 7186)
Quan Thế Âm là danh hiệu của một vị Bồ Tát. Quán Thế Âm dịch nghĩa của chữ Avalokitesvara (Trung Hoa phiên âm là A phạ lô chỉ đê thấp phạt la) của chữ Phạm (Ấn Độ) và có nghĩa là vị Bồ Tát quán sát tiêng kêu cầu của chúng sinh trong thế gian, mà độ cho họ được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 9692)
Điều mình không ưa chớ nên trách người. Anh hãy là ngọn đuốc và nơi nương náu cho chính mình anh. Anh đừng nên phó thác vào chốn dung thân nào khác. Muốn bình thiên hạ, hãy bình tâm địa trước đã. Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng mình. Chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất!
08/04/2013(Xem: 9256)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la. Những người nên độ, Ngài đã độ xong. Ngài nghỉ ở giữa hai cây Sa-la và sắp nhập niết-bàn.
08/04/2013(Xem: 6131)
Chính tôi được nghe: một thời kia đức Thế-Tôn ở trong Trúc-lâm tinh-xá: Ca-Lan-Đa (Karanda-venùvana), thuộc Vương-Xá đại-thành. Bấy giờ, Ngài cùng rất nhiều vị Đại-Bồ-Tát, trụ bất-thoái-chuyển (2) chứng ngôi Thập-địa (3) và đã viên-mãn mười pháp Ba-La-Mật-Đa (4).
08/04/2013(Xem: 5803)
Một năm trọn, dịp kỷ-niệm Phật-Tổ thành-đạo năm ngoái (1956) tôi tâm-nguyện phiên-dịch và ấn-hành trọn năm những cuốn kinh mỏng, thông-thường, phổ-biến cho các hàng Phật-tử sơ-cơ. Hoàn-cảnh vô cùng khó-khăn, phức-tạp, chỉ một lòng nhẫn-nại, tin-tưởng nơi Tam-bảo gia-hộ, vừa trong kỳ kỷ-niệm Phật-Tổ thành-đạo năm nay (1957), 12 tập gồm 22 quyển và 4 phẩm nhỏ được ra đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567