Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 8: Đốn Và Tiệm

20/05/201318:23(Xem: 10259)
Phẩm 8: Đốn Và Tiệm

Kinh Pháp Bảo Đàn

Phẩm 8: Đốn Và Tiệm

Thích Nữ Trí Hải

Nguồn: soạn thuật: Pháp Hải, dịch: Thích Nữ Trí Hải

Trong khi Lục Tổ trú trì chùa Bảo Lâm đất Tào Khê, thì Đại Sư Thần Tú trú trì chùa Ngọc Tuyền đất Kinh Nam. Bấy giờ, cả hai tông đều thạnh, người đương thời đều gọi “Nam Năng, Bắc Tú”, chia thành hai phái Đốn, Tiệm, người học không biết theo ai. Sư bào đại chúng:
- Pháp vốn một tông chỉ, người có Nam, Bắc, chứ pháp chỉ có một nhà thôi, nhưng kiến giải (Pháp ấy) thì có người mau kẻ chậm. Sao gọi là đốn, tiệm? Pháp không có đốn, tiệm, nhưng người có kẻ thông minh, người đần độn nên gọi đốn tiệm.
Tuy vậy, đồ chúng của Thần Tú thường chê Tổ sư Nam tông không biết một chữ, thì có sở trường gì. Thần Tú nói:
- Ngài Huệ Năng được Vô sư trí, thâm nhập Tối thượng thừa, ta thật không sánh bằng. Huống chi Thầy ta là Ngũ Tổ đã đích thân truyền y pháp cho Ngài, đâu phải vô cớ mà truyền. Ta bận không thể đi xa thân cận Ngài, ngồi đây mà luống thọ ân vua. Các ngươi đừng nên lưu luyến ở đây, hãy đến Tào Khê tham bái mà giải quyết (những nghi ngờ về Phật pháp).
Một ngày kia, Đại sư Thần Tú gọi môn đệ là Chí Thành, bảo:
- Ông thông minh nhiều trí, hãy vì tôi đến Tòa Khê nghe pháp, nghe điều gì thì nhớ kỹ về thuật lại cho tôi.
Chí Thành vâng lệnh tới Tào Khê theo đại chúng nghe pháp, nhưng không nói ra tông tích mình, khi ấy Tổ sư bảo đồ chúng:
- Có một người nghe trộm pháp đang ẩn trong hội này.
Chí thành bước ra làm lễ, kể rõ đầu đuôi.
Sư dạy:
- Ông từ Ngọc Tuyền đến, thì nhất định là kẻ mật vụ đến dọ thám rồi.
Chí Thành nói không phải. Sư bảo:
- Không phải sao được?
Chí Thành đáp:
- Chưa nói ra còn phải, đã nói ra rồi thì không phải.
Sư hỏi:
- Thầy của ông dạy chúng những gì?
- Bạch, Ngài thường bảo đại chúng trụ tâm, quán sự tịch tịch, ngồi mãi không nằm.
Sư nói:
- Trụ tâm quán tịnh ấy là bệnh không phải thiền. Ngồi mãi không nằm chỉ nhọc cái xác thân, có ích lợi gì cho sự thấu đạt nghĩa lý? Hãy nghe kệ của tôi:
Đang sống ngồi không nằm
Chết rồi, nằm không ngồi
Chỉ là đống xương thối
Có gì công với tội?
Chí Thành lạy mà bạch:
- Đệ tử ở với Tú đại sư học đạo chín năm mà không không hiểuế ngộ, nay nghe Hòa thượng nói một lời liền không hiểuế ngộ được bản tâm. Con vì việc lớn sanh tử mà xin Hòa thượng mở lòng đại từ chỉ dạy thêm cho.
Sư bảo:
- Thầy của ông dạy chúng pháp môn định tuệ như thế nào? Nói cho tôi nghe coi.
- Dạ, Đại sư dạy rằng các điều ác không làm gọi là giới, các điều thiện cung kính mà thực hành gọi là tuệ, thanh tịnh tâm ý gọi là định. Ngài dạy như vậy đó. Còn Hòa thượng dạy những pháp gì?
Sư nói:
- Nếu tôi nói rằng có pháp mà trao cho người, thì thành ra nói dối với ông. Tôi chỉ tùy chỗ bị trói buộc mà cởi mở, tạm gọi là Tam muội. Như giới định tuệ mà thầy ông nói đó thật bất không hiểuả tư nghì. Nhưng giới định tuệ tôi thấy thì khác.
Chí Thành nói:
- Giới định tuệ chỉ có một thứ, sao lại khác được?
Sư dạy;
- Giới định tuệ của thầy ông tiếp độ người Đại thừa, giới định tuệ của tôi tiếp độ người Tối thượng thừa. Do chỗ ngộ giải (của họ) không đồng nên thấy có kẻ mau người chậm. Ông hãy nghe tôi nói xem có giống với thầy ông không. Tôi nói pháp không rời tự tánh, lìa bản thể mà nói tức là chỉ nói đến tướng, còn tự tánh thì vẫn mê lầm. Nên biết tất cả pháp đều từ tự tánh mà không hiểuởi ra ứng dụng, ấy là giới định tuệ chân thật. Hãy nghe kệ của tôi:
Tâm địa không tà vạy là giới của tự tánh
Tâm địa không si mê là tuệ của tự tánh
Tâm địa không rối loạn là định của tự tánh
Không tăng không giảm như kim cương
Thân đến hay đi vẫn trong Tam muội.
Chí Thành nghe kệ sám hối tạ ơn và trình Ngài bài kệ:
Năm uẩn là thân huyễn
Đâu có gì cứu cánh
Quay về với chơn như
Thì lại thành bất tịnh.
Sư gật đầu lại bảo Chí Thành:
- Giới định tuệ của thầy ông hóa độ những người căn trí thấp, giới định tuệ của tôi nói là để hóa độ người đại căn đại trí. Nếu ngộ được tự tánh thì Bồ đề Niết bàn cũng không lập, giải thoát tri kiến cũng không lập, không có một pháp nào thật có thể nắm lấy, mới xây dựng nên vạn pháp được. Nếu hiểu ý này, thì gọi là Bồ đề, Niết bàn, cũng gọi là giải thoát tri kiến. Người kiến tánh thì lập cũng được, không lập cũng được, đến đi tự do, không vướng không kẹt, diệu dụng mà làm, tùy lời mà đáp, thấy được một cách phổ quát rằng tất cả hóa thân đều không rời tự tánh, do đó mà được thần thông tự tại, dong chơi trong Tam muội, ấy gọi là kiến tánh.
Chí Thành hỏi:
- Không lập nghĩa là sao?
Sư dạy:
- Tự tánh không sai quấy, không si mê, không loạn động, trong mỗi niệm đều lấy trí tuệ soi chiếu, thường lìa tướng, tự do tự tại ngang dọc đều thông, thì còn gì phải lập? Tự tánh tự ngộ, ngộ liền tu liền, không có từ từ lai rai, cho nên không lập một pháp nào cả. Các pháp vốn tích diệt, đâu có thứ tự gì.
Chí Thành lễ bái, xin hầu hạ sớm chiều không dám trễ nải.
ò
Một vị Tăng tên Chí Triệt, người Giang Tây, họ Trương, trước tên Hành Xương, thưở thiếu thời làm hiệp sĩ. Từ khi Nam Bắc phân hóa, tuy hai vị tông chủ không còn tâm bỉ ngã, mà đồ chúng vẫn khởi yêu ghét. Môn nhân Bắc tông tự lập Thần Tú làm đệ Lục Tổ, nhưng sợ cái chuyện Ngũ Tổ truyền y cho Huệ Năng bị thiên hạ nghe, bèn sai Hành Xương đến ám sát Lục Tổ. Sư nhờ tâm thông biết trước việc này, đặt sẵn mười lượng vàng ở chỗ ngồi. Khi đêm đến, Hành Xương vào phòng Tổ toan chém thì Sư đã duỗi cổ ra cho. Hành Xương chém ba lần không được. Sư nói:
- Gươm chánh không làm chuyện tà. Gươm tà nên đâm không trúng. Ta chỉ nợ ngươi vàng, không nợ sanh mạng.
Hành Xương kinh hãi ngã lăn ra hồi lâu mới tỉnh lại, xin sám hối, phát nguyện xuất gia. Sư đưa vàng cho, bảo:
- Ngươi hãy đi đi đã, sợ đồ chúng của ta trở lại hại ngươi đấy. Ngày khác thay hình đổi dạng mà tới, ta sẽ độ cho.
Hành Xương vâng lệnh trốn đi, về sau xuất gia. Một hôm nhớ lời Sư dạy, từ xa đến làm lễ.
Sư bảo:
- Ta nhớ ông lâu nay, sao đến chậm thế?
- Bạch Hòa thượng, con nhớ ơn Ngài xá tội, nay tuy xuất gia khổ hạnh vẫn thấy trọn đời cũng không báo được ân đức. Duy chỉ truyền pháp độ sanh họa may đền đáp được chút nào. Đệ tử thường xem Kinh Niết bàn, mà không hiểu nghĩa “thường” và “vô thường” trong đó. Xin Hòa thượng từ bi giải thích cho con.
Sư dạy:
- Vô thường là Phật tánh. Thường là cái tâm phân biệt hết thảy ác pháp thiện pháp đó.
Chí Triệt kinh dị, bạch:
- Hòa thượng nói thật trái ngược hẳn văn tự trong Kinh.
Sư bảo:
- Tôi truyền tâm ấn của Phật, đâu dám nói trái với kinh điển?
- Dạ, Kinh dạy rằng Phật tánh là thường mà Hòa thượng lại dạy là vô thường, còn Kinh dạy pháp thiện ác cho đến Bồ đề tâm đều vô thường, thì Hòa thượng lại dạy là thường. Như vậy tức là trái hẳn nhau, làm cho con càng nghi hoặc.
Sư bảo:
- Kinh Niết bàn ngày xưa tôi đã được ni Vô Tận Tạng đọc nghe một lần, rồi giảng nói cho cô, không có một chữ một nghĩa nào là không khế hợp với văn Kinh. Nay nói với ông cũng vậy, tuyệt đối tôi không nói khác đi chút nào.
- Bạch, con trí thức nông cạn, xin Hòa thượng khai thị rõ ràng cho.
- Ông biết chăng? Phật tánh nếu là thường, thì dù nói ra bao nhiêu pháp thiện ác cho tới mãn kiếp cũng không có lấy một người phát tâm Bồ đề. Cho nên, tôi nói vô thường, chính là chỗ Phật dạy chơn thường đó. Lại nếu các pháp là vô thường, thì mỗi vật đều có tự tánh, chịu sanh tử, (khiến cho) tánh chơn thường có chỗ không lưu thông được; cho nên cái thường tôi nói chính là ý nghĩa vô thường của Phật dạy đó. Phật vì phàm phu ngoại đạo chấp là thường, các người Nhị thừa chấp vô thường, tổng cộng có tám cái chấp đảo ngược, nên mới đả phá những cái thấy một bên của họ, bằng cách trong Kinh Niết bàn, thuyết minh chơn thường, chơn lạc, chơn ngã, chân tịnh. Ông kẹt nơi văn mà quay lưng với nghĩa lý, chấp đoạn diệt là vô thường, và sự cố định là thường, đến nỗi hiểu lầm lời dạy viên mãn vi diệu tối hậu của Phật. Như vậy, thì có xem Kinh một ngàn lần cũng không ích gì.
Hành Xương đại ngộ, trình kệ rằng:
Vì cái chấp vô thường
Phật dạy tánh hữu thường
Không biết đấy phương tiện
Như nhặt sỏi ao xuân
(mà tưởng cho là ngọc)
Tôi nay không dụng công
Mà Phật tánh hiện tiền
Không phải do Sư trao
Cũng không phải tôi được.
Sư dạy:
- Ông nay đã triệt ngộ đó, đáng gọi là Chí Triệt.
Chí Triệt lễ tạ mà lui.
Sư thấy những vấn nạn của các tông phái đều mang ác ý, những người này phần nhiều tụ tập tại giảng đường. Sư thương xót dạy rằng:
- Người học đạo thì hết thảy sự nhớ nghĩ về thiện ác đều phải trừ diệt. Vì không có cái tên nào có thể gọi được nên tạm gọi là tự tánh. Cái tánh không hai gọi là thật tánh, từ thật tánh ấy mà xây dựng pháp môn giáo hóa. Hãy ngay nơi lời này mà tự thấy bản tánh đi.
Mọi người nghe lời ấy đều đảnh lễ nguyện xin thờ Ngài làm thầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/07/2012(Xem: 5162)
Một thời đức Phật đu hóa đến rừng Y Xa nước Câu Tát La cùng với 1250 Tỳ Kheo; Rừng Y Xa thuộc làng Y Xa Măng Già La rất lớn và giàu có, được Vua Ba Tư Nặc, nước Xá Vệ phong cho Bà La Môn Phất Già La Ta La giữ phần cúng tế Phạm Thiên Bà La Môn Phất Gia La Ta La là dòng dõi 7 đời có cha mẹ đều chân chính, là người thông suốt Kinh sách Phệ Đà (Ấn Độ giáo) về tướng pháp, về tế tự, v.v... Ông có 500 đệ tử mà người đứng đầu là A Ma Trú, A Ma Trú cũng có nguồn gốc và thông suốt Kinh sách như vị thầy, và cũng có rất nhiều đệ tử.
27/05/2012(Xem: 11537)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
21/03/2012(Xem: 1430)
Thuốc không quý - tiện, thuốc trị lành bịnh là thuốc hay. Pháp không hơn - kém, pháp khế hợp căn cơ là pháp diệu. Thuở xưa, căn tánh con người thù thắng, tri thức như rừng, tùy ý tu một pháp đều có thể chứng đạo. Người đời nay, căn tánh kém cỏi, tri thức hiếm hoi, nếu bỏ Tịnh Độ thì chẳng nhờ vào đâu để được giải thoát.
16/12/2011(Xem: 798)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha: Úm Vĩ bổ ra nghiệt bệ Vĩ bổ ra vĩ ma lệ nhạ dã nghiệt bệ Phạ nhựt-ra nhập-phạ lã nghiệt bệ Nga để nga hạ ninh Nga nga nẵng vĩ thú đạt ninh. Úm Tát phạ bá bả vĩ thú đạt ninh.
01/10/2011(Xem: 824)
Bấy giờ, đức Tỳ-lô-giá-na Như Lai ở nơi Đại Tam-ma-địa môn tịnh xá cùng với các bậc đại Tỳ-khưu gồm tám vạn chín ngàn người đều câu hội đầy đủ, toàn là bậc đại A-la-hán, huệ thiện đầy đủ, việc cần làm đã làm xong, các vị ấy là: Thần lực Trí Biện Quán Thế Âm Bồ-tát, Đắc Đại Thế Bồ-tát, Thần Thông Tự Tại Vương Bồ-tát, Tĩnh Quang Vô Cấu Đà La Ni Bồ-tát, Đại Lực Phổ Văn Bồ-tát, Đại Trang Nghiêm Lực Bồ-tát, Vô Lượng Quang Bồ-tát, Huệ Thiện Huệ Phổ Quang Vương Bồ-tát. Những vị Đại Bồ-tát và đại chúng Thanh văn như vậy đi đến chỗ Phật, bạch rằng: "Tại Vô Lượng Thọ quốc có chín phẩm Tịnh Thức Tam-ma-địa. Đây tức là cảnh giới của chư Phật, nơi Như Lai đang an ở.
22/08/2011(Xem: 914)
Nẵng mồ ra đát-nẵng Ra thấp-mi tán nại-ra bát-ra để mạn ni đá vĩ nễ-diễm đế nhạ cụ thế thấp-phạ ra la nhạ dã Đát tha nga đá dã ra-hạ đế Tam miệu tam một đà dã Đát nễ-dã tha Ra đát-nễ ra đát-nễ ra đát nẵng kiết ra ni ra đát-nẵng Bát-ra để mạn nị đế Ra đát-nẵng tam bà ni Ra đát-nẵng bát-ra tỉ Ra đát-nỗ nột nga đế Ta-phạ hạ.
19/07/2011(Xem: 860)
Con nay quy mạng Phật, Bồ-tát Diễn bày Tương Ưng Đại Giáo Vương Lược thuật Quán Âm Bồ-tát nghi Nay làm công việc lợi quần sanh
10/07/2011(Xem: 15261)
Từ bi bác ái, tự giác giác tha. Ấy là mục đích của bậc chơn tu chánh đạo. Xưa, Phật ra đời khai môn giáo hóa, tế độ quần sanh trong bốn mươi chín năm; thắp đuốc huệ soi đường tối, rưới mưa hoa rửa bụi trần. Song lẽ Phật thì vẫn biết chúng sanh có kẻ thượng căn người hạ trí, chỗ thấy mau chậm chẳng đồng, nên tùy cơ duyên mà hóa độ, bởi vậy giáo pháp mới có chỗ quyền mà cũng có chỗ thật. Nguyên kinh Kim Cang này, Phật vì Trưởng lão Tu Bồ Đề và các bực đại căn thượng trí, nên đem giáo lý huyền diệu tỏ bày rốt ráo, chỉ cốt tự mình dụng lấy công phu, khai giác lấy mình "Minh Tâm Kiến Tánh".
20/05/2011(Xem: 861)
Sự sinh ra cao quý, tự do và thuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phí mà sử dụng nó một cách có ý nghĩa.
11/02/2011(Xem: 9054)
Hiện nay, thời khóa mỗi ngày của tôi nhất định phải có là: sáng sớm thức dậy tụng phẩm Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm, Kinh Kim Cang, bài kệ phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa, kinh Phổ Môn, kinh A Di Đà” rồi hoàn kinh niệm Phật. Nếu tụng ra tiếng thì hơn 2 tiếng đồng hồ, nếu tụng thầm thì trên dưới một tiếng rưỡi. Năm nay tôi đã 94 tuổi nên chỉ thực hiện thời khóa bằng cách tụng thầm mà thôi, chứ tụng ra tiếng thì không nỗi nữa rồi. Sở dĩ tôi nói kỹ như vậy để chúng ta biết rõ cách tu tập của mình là phải có sự liên tục hằng ngày. Không nên lúc có, lúc không. Tụng kinh niệm Phật ngoài mục đích chính yếu là vãng sanh Cực Lạc ra, còn có tác dụng hàng phục những phiền não nghiệp chướng, khiến cho những thiện căn công đức được tăng trưởng. Nếu mỗi ngày tu hành đều đặn như vậy, tất nhiên lần lần bớt đi phần phàm phu sanh tử mà tiến lần trên con đường Hiền Thánh giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]