Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 3: Giải Quyết Nghi Hoặc

20/05/201318:22(Xem: 9925)
Phẩm 3: Giải Quyết Nghi Hoặc

Kinh Pháp Bảo Đàn

Phẩm 3: Giải Quyết Nghi Hoặc

Thích Nữ Trí Hải

Nguồn: soạn thuật: Pháp Hải, dịch: Thích Nữ Trí Hải

Một ngày kia, Thứ sử thiết trai hội cúng dường. Thọ trai xong, Thứ sử thỉnh Sư thăng pháp tòa, cùng quan liêu nho sĩ cung kính đảnh lễ hỏi:
- Đệ tử nghe Hòa thượng thuyết pháp thật bất khả tư nghì. Nay có một vài điều nghi, xin Hòa thượng đại từ bi giảng dạy.
Sư dạy:
- Có nghi cứ hỏi, tôi sẽ nói.
- Dạ, những điều Hòa thượng dạy đó có phải là tông chỉ của Tổ sư Đạt Ma không?
- Phải.
- Đệ tử nghe rằng xưa Đạt ma hóa độ Lương Võ Đế, vua hỏi: “Trẫm một đời lập chùa, giúp tăng bố thí lập trai hội, có công đức gì không?” Đạt Ma dạy: “Thật không có công đức gì cả”. Đệ tử chưa hiểu lý ấy, nguyện xin Hòa thượng giảng cho.
Sư dạy:
- Thật không công đức, chớ nghi lời của Thánh nhân xưa. Võ Đế tâm tà, không biết chánh pháp, tạo chùa, độ Tăng, bố thí, thiết lập trai giới là cầu phước, không thể đem phước mà bảo là công đức. Công đức ở ngay nơi Pháp thân, không do tu phước.
Sư dạy:
- Kiến tánh là công, bình đẳng là đức. Trong mỗi niệm không chướng ngại, thường thấy diệu dụng chơn thật của bản tánh gọi là công đức. Trong tâm khiêm hạ là công, ngoài thực hành lễ kính là đức. Tự tánh kiến lập vạn pháp là công, tâm thể ly niệm là đức. Không lìa tự tánh là công, ứng dụng không bị ô nhiễm là đức. Nếu tin Pháp thân công đức thì chỉ theo đây mà làm, ấy là công đức chơn thật. Người tu công đức thì không có tâm khinh rẻ, thường kính trọng tất cả. Nếu tâm thường khinh người, tánh cống cao ngã mạn không đoạn, là vô công. Tự tánh dối trá không chơn thật, là vô đức.
Thiện tri thức! Niệm niệm không gián đoạn là công, tâm thực hành tánh bình trực là đức. Tự tu tánh là công, tự tu thân là đức. Thiện tri thức! Công đức thì cốt thấy trong tự tánh, không phải tìm cầu nơi việc bố thí cúng dường. Vì phước đức và công đức khác nhau. Võ Đế không biết chơn lý, chứ không phải Tổ sư chúng ta nói sai.
Thứ sử lại hỏi:
- Đệ tử thường thấy tại gia, xuất gia niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tây phương, bạch Hòa thượng họ có vãng sanh không? Xin Ngài phá trừ nghi hoặc này cho.
- Sứ quân hãy nghe kỹ, tôi sẽ nói. Đức Thế Tôn ở thành Xá Vệ nói Kinh Tây Phương Dẫn Hóa, có nói rõ ràng cách đây không xa, nếu xét về tướng thì số dặm có tới mười vạn tám ngàn, chỉ cho mười ác, tám tà trong thân, nên nói là xa. Nói xa là vì những người hạ căn mà nói. Nói gần là vì bậc thượng trí. Người có hai hạng, chứ pháp thì không hai. Do mê ngộ có khác mà thấy có chậm mau. Người mê niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, người ngộ tự tịnh tâm m, nên Phật dạy: “Do tâm tịnh mà độ tịnh”.
Kẻ phàm phu liễu đạt tự tánh, không biết Tịnh độ trong tâm, nên nguyện Đông nguyện Tây. Còn người ngộ thì ở đâu cũng thế. Cho nên, Phật dạy: “Tùy sở trú xứ thường an lạc”. (Ở chỗ nào cũng hằng an vui). Nếu Sứ quân được cái tâm địa không có chỗ nào bất thiện, thì Tây phương cách đây không xa. Nếu ôm lòng bất thiện mà niệm Phật cầu vãng sanh thì khó đến. Nay tôi khuyến cáo Thiện tri thức hãy từ bỏ mười điều ác, tức là đi được mười vạn dặm. Sau trừ tám việc tà là đi thêm tám ngàn dặm. Mỗi niệm thường thấy tánh, thường thực hành bình đẳng và chánh trực, thì đến Tây phương như trong một khảy móng tay, bèn thấy Di Đà. Sứ quân chỉ cần thực hành mười thiện nghiệp, thì cần chi phải nguyện vãng sanh. Còn cái tâm không chịu đoạn mười điều ác thì Phật nào mà tới rước. Nếu ngộ được Đốn pháp vô sanh thì thấy Tây phương tức khắc, không ngộ thì niệm Phật cầu vãng sanh, đường xa làm sao tới được. Huệ Năng nay dời cõi Tây phương đến cho chư vị thấy ngay trước mắt, quý vị có muốn không?
Đại chúng đều thưa:
- Nếu ngay ở đây mà thấy được, thì cần chi phải nguyện vãng sanh? Xin Hòa thượng từ bi hiện cảnh Tây phương cho, khiến tất cả đều được thấy.
Sư dạy:
- Đại chúng! Sắc thân con người là thành, mắt tai mũi lưỡi là cửa, ngoài có năm cửa, trong có cửa ý. Tâm là đất, tánh là vua, vua ở trên đất tâm, tánh ở thì vua ở, tánh đi thì vua đi. Tánh còn thì thân tâm còn, tánh đi thì thân tâm hoại. Phật do nơi tánh mà tìm, chớ tìm bên ngoài thân. Tự tánh mê tức là chúng sanh. Tự tánh giác tức là Phật. Từ bi là Quán Âm, hỷ xả là Thế Chí, năng tịnh là Thích ca, bình trực là Di Đà. Tâm nhân ngã là núi Tu Di, tâm tà vạy là biển cả, tâm phiền não là sóng cồn, tâm độc hại là rồng rắn, tâm dối trá là quỷ thần, tâm trần lao là tôm cá, tham sân là địa ngục, ngu si là súc sanh. Thiện tri thức! Thường làm mười thiện nghiệp, thì thiên đường hiển hiện. Trừ tâm nhân ngã, thì núi Tu Di sụp đổ, bỏ tâm tà vạy thì nước biển khô cạn, không phiền não thì sóng lặng, độc hại tiêu thì cá tôm hết, ngay trên mãnh đất tự tâm, cái giác tánh, tức Phật Như Lai phóng đại quang minh, bên ngoài chiếu ra sáu cửa thanh tịnh, có thể phá được sáu cõi trời Dục giới, tự tánh chiếu bên trong, thì ba độc dứt trừ, các tội báo địa ngục đồng thời tiêu diệt. Trong ngoài sáng suốt thì có khác gì cõi Tây phương? Không tu như thế, thì làm sao đến cõi ấy?
Đại chúng nghe nói, đều thấy rõ tự tánh, đồng đảnh lễ tán thán, nguyện khắp pháp giới chúng sanh nghe đều được giải ngộ. Sư dạy:
- Thiện tri thức! Nếu tu hạnh này thì tại gia vãn tu được, không cần ở chùa. Tại gia làm được vậy thì như người phương Đông mà tâm lành, ở chùa mà không tu thì như phương tây mà làm ác. Chỉ cần tâm thanh tịnh thì tự tánh là Tây phương.
Vị thứ sử hỏi:
- Tại gia làm sao tu hành, xin Đại sư chỉ dạy.
Sư nói:
- Tôi nay nói bài tụng Vô tướng cho đại chúng. Chỉ cần y theo đó mà tu, thì không khác gì cùng ở một chỗ với tôi. Nếu không tu theo đó, thì có cạo tóc xuất gia cũng không ích gì cho đạo. Tụng rằng:
Tâm bình chính là giữ giới
Hạnh thẳng cũng như tu thiền
Ơn thì phụng dưỡng cha mẹ
Nghĩa thì trên dưới thương nhau
Nhượng là tôn ti hòa mục
Nhẫn thì mọi lỗi không rao
Nếu cưa được cây lấy lửa
Bùn đọng quyết mọc sen hồng
Đắng miệng mà là thuốc tốt
Trái tai tức thị lời ngay
Sữa lỗi liền sanh trí tuệ
Ôm lầm tâm chẳng phải hiền
Hằng ngày thường làm việc ích
Hành đạo không do xuất tiền
Bồ đề ngay nơi tâm kiếm
Ích chi hướng ngoại tìm cầu
Nghe giáo nương theo tu hành
Thiên đường ở ngay trước mắt.
Rồi Sư dạy:
- Thiện tri thức! Hãy nương theo đó tu hành mà thấy tánh thành Phật. Pháp không thể đợi, các ngươi nên giải tán. Tôi nay về Tào Khê. Có ai nghi điều gì thì cứ đến hỏi.
Vi thứ sử, quan liêu trong hội cùng thiện nam tín nữ đều được khai ngộ, tín thọ phụng hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/03/2012(Xem: 1071)
Thuốc không quý - tiện, thuốc trị lành bịnh là thuốc hay. Pháp không hơn - kém, pháp khế hợp căn cơ là pháp diệu. Thuở xưa, căn tánh con người thù thắng, tri thức như rừng, tùy ý tu một pháp đều có thể chứng đạo. Người đời nay, căn tánh kém cỏi, tri thức hiếm hoi, nếu bỏ Tịnh Độ thì chẳng nhờ vào đâu để được giải thoát.
16/12/2011(Xem: 614)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha: Úm Vĩ bổ ra nghiệt bệ Vĩ bổ ra vĩ ma lệ nhạ dã nghiệt bệ Phạ nhựt-ra nhập-phạ lã nghiệt bệ Nga để nga hạ ninh Nga nga nẵng vĩ thú đạt ninh. Úm Tát phạ bá bả vĩ thú đạt ninh.
01/10/2011(Xem: 631)
Bấy giờ, đức Tỳ-lô-giá-na Như Lai ở nơi Đại Tam-ma-địa môn tịnh xá cùng với các bậc đại Tỳ-khưu gồm tám vạn chín ngàn người đều câu hội đầy đủ, toàn là bậc đại A-la-hán, huệ thiện đầy đủ, việc cần làm đã làm xong, các vị ấy là: Thần lực Trí Biện Quán Thế Âm Bồ-tát, Đắc Đại Thế Bồ-tát, Thần Thông Tự Tại Vương Bồ-tát, Tĩnh Quang Vô Cấu Đà La Ni Bồ-tát, Đại Lực Phổ Văn Bồ-tát, Đại Trang Nghiêm Lực Bồ-tát, Vô Lượng Quang Bồ-tát, Huệ Thiện Huệ Phổ Quang Vương Bồ-tát. Những vị Đại Bồ-tát và đại chúng Thanh văn như vậy đi đến chỗ Phật, bạch rằng: "Tại Vô Lượng Thọ quốc có chín phẩm Tịnh Thức Tam-ma-địa. Đây tức là cảnh giới của chư Phật, nơi Như Lai đang an ở.
22/08/2011(Xem: 717)
Nẵng mồ ra đát-nẵng Ra thấp-mi tán nại-ra bát-ra để mạn ni đá vĩ nễ-diễm đế nhạ cụ thế thấp-phạ ra la nhạ dã Đát tha nga đá dã ra-hạ đế Tam miệu tam một đà dã Đát nễ-dã tha Ra đát-nễ ra đát-nễ ra đát nẵng kiết ra ni ra đát-nẵng Bát-ra để mạn nị đế Ra đát-nẵng tam bà ni Ra đát-nẵng bát-ra tỉ Ra đát-nỗ nột nga đế Ta-phạ hạ.
19/07/2011(Xem: 658)
Con nay quy mạng Phật, Bồ-tát Diễn bày Tương Ưng Đại Giáo Vương Lược thuật Quán Âm Bồ-tát nghi Nay làm công việc lợi quần sanh
10/07/2011(Xem: 14097)
Từ bi bác ái, tự giác giác tha. Ấy là mục đích của bậc chơn tu chánh đạo. Xưa, Phật ra đời khai môn giáo hóa, tế độ quần sanh trong bốn mươi chín năm; thắp đuốc huệ soi đường tối, rưới mưa hoa rửa bụi trần. Song lẽ Phật thì vẫn biết chúng sanh có kẻ thượng căn người hạ trí, chỗ thấy mau chậm chẳng đồng, nên tùy cơ duyên mà hóa độ, bởi vậy giáo pháp mới có chỗ quyền mà cũng có chỗ thật. Nguyên kinh Kim Cang này, Phật vì Trưởng lão Tu Bồ Đề và các bực đại căn thượng trí, nên đem giáo lý huyền diệu tỏ bày rốt ráo, chỉ cốt tự mình dụng lấy công phu, khai giác lấy mình "Minh Tâm Kiến Tánh".
20/05/2011(Xem: 608)
Sự sinh ra cao quý, tự do và thuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phí mà sử dụng nó một cách có ý nghĩa.
11/02/2011(Xem: 8061)
Hiện nay, thời khóa mỗi ngày của tôi nhất định phải có là: sáng sớm thức dậy tụng phẩm Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm, Kinh Kim Cang, bài kệ phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa, kinh Phổ Môn, kinh A Di Đà” rồi hoàn kinh niệm Phật. Nếu tụng ra tiếng thì hơn 2 tiếng đồng hồ, nếu tụng thầm thì trên dưới một tiếng rưỡi. Năm nay tôi đã 94 tuổi nên chỉ thực hiện thời khóa bằng cách tụng thầm mà thôi, chứ tụng ra tiếng thì không nỗi nữa rồi. Sở dĩ tôi nói kỹ như vậy để chúng ta biết rõ cách tu tập của mình là phải có sự liên tục hằng ngày. Không nên lúc có, lúc không. Tụng kinh niệm Phật ngoài mục đích chính yếu là vãng sanh Cực Lạc ra, còn có tác dụng hàng phục những phiền não nghiệp chướng, khiến cho những thiện căn công đức được tăng trưởng. Nếu mỗi ngày tu hành đều đặn như vậy, tất nhiên lần lần bớt đi phần phàm phu sanh tử mà tiến lần trên con đường Hiền Thánh giải thoát.
10/11/2010(Xem: 6985)
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ. Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: "Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì".Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567