Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niết Bàn: Tâm, Cảnh Vốn Không

10/02/202513:15(Xem: 1087)
Niết Bàn: Tâm, Cảnh Vốn Không
Phat Niet Ban
Niết Bàn: Tâm, Cảnh Vốn Không


Nguyên Giác


Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản. Lời dạy đó là từ một bài thơ của Thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291) khi ngài dạy ý chỉ Thiền tông cho vua Trần Nhân Tông. Lời dạy đó cũng là đúc kết từ nhiều Kinh khác nhau do Đức Phật truyền dạy.

Bải thơ do ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ dạy Trần Nhân Tông có mấy dòng cuối trong tiếng Hán-Việt như sau:

Nhựt nhựt đối cảnh thời
Cảnh cảnh tòng tâm xuất
Tâm cảnh bổn lai vô,
Xứ xứ Ba-la-mật.


Dịch nghĩa ra văn xuôi tiếng Việt hiện đại như sau: Ngày ngày, khi đối diện với các cảnh, hãy thấy tất cả các cảnh đều từ tâm sinh ra. Khi bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, thì sẽ thấy khắp nơi đều là Niết bàn.

Như thế, hãy thấy cảnh vốn là từ tâm sinh khởi, và rồi hãy thấy cả tâm và cảnh vốn đều là rỗng không, là không hề có tự tánh nào cả. Thấy thường trực như thế, bạn sẽ thấy tất cả các nơi chốn mười phương đều là Niết Bàn.

Tới đây, chúng ta nhớ tới hai bài kệ đầu tiên trong Kinh Pháp Cú, trong bản dịch của Thầy Thích Minh Châu như sau.

Bài Kệ 1.
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.


Bài Kệ 2.
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.


Làm thế nào để hiểu rằng thế giới này là hiển lộ của tâm chúng ta? Nếu như thế, tâm của chúng ta sẽ nhỏ rất nhỏ, và cũng rộng lớn vô cùng tận. Đức Phật đã giải thích trong Kinh SN 35.23 rằng  tất cả thế giới này đối với từng người chúng ta chính là mắt và cái được thấy, tai và cái được nghe, mũi và cái được ngửi, lưỡi và cái được nếm, thấn và cái được chạm xúc, ý và cái được tư lường.

Trong Kinh SN 35.23, bản dịch của Thầy Thích Minh Châu trích như sau:

"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tất cả? Mắt và các sắc; tai và các tiếng; mũi và các hương; lưỡi và các vị; thân và các xúc; ý và các pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là tất cả.
Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: “Sau khi từ bỏ tất cả này, ta sẽ tuyên bố (một) tất cả khác”, thời lời nói người ấy chỉ là khoa ngôn. Và bị hỏi, người ấy không thể chứng minh gì. Và hơn nữa, người ấy có thể rơi vào ách nạn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, như vậy ra ngoài giới vức (avisaya) của người ấy!
"

Khi nhận ra thế giới này chỉ là những gì tương tác với chúng ta, hiển nhiên mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý sẽ bao trùm cả vũ trụ này, trong chừng mực những gì chúng ta có thể tương tác được. Đúng như thế, Đức Phật nói trong Kinh SN 35.228 rằng mắt chính là đại dương; tương tự, tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng là những đại dương vô cùng tận. Người tu phải vượt qua những dòng chảy, những xoáy nước, cá mập và quỷ dữ trên đại dương để tới nơi bình yên của giải thoát.

Như thế, tâm của chúng ta là vô lượng, không thể đo lường được. Chúng ta nhận biết thế giới này qua tương tác của căn, trần và thức. Người tu phải sống xả ly, không bị vướng gì hết, mới có thể giải thoát với tâm không hạn cuộc.

Đức Phật giải thích trong Kinh AN 10.81 như sau, theo bản dịch của Thầy Thích Minh Châu:

"Từ mười pháp, này Bàhuna, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc. Thế nào là mười?
Từ sắc, này Bàhuna, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc. Từ thọ, này Bàhuna… Từ tưởng, này Bàhuna… Từ các hành, này Bàhuna… Từ thức, này Bàhuna… Từ sanh, này Bàhuna… Từ già, này Bàhuna…Từ chết, này Bàhuna…Từ các khổ này, Bàhuna…. Từ các phiền não, này Bàhuna, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc.
Ví như, này Bàhuna, hoa sen xanh, hay hoa sen hồng, hay hoa sen trắng, sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên mặt nước và đứng, không có dính nước. Cũng vậy, này Bàhuna, từ mười pháp này, Như Lai sống xuất ly, ly hệ, giải thoát với tâm không hạn cuộc
."

Khi nói rằng giải thoát với tâm không hạn cuộc, có nghĩa là tâm rộng vô giới hạn, và là tâm của người sống với cái bản gốc là Không. Tức là thấy được cả tâm và cảnh đều vốn là Không. Đó cũng là khi thức tịch diệt. Chúng ta có thể gọi đó là vô tâm, hay vô niệm, hay không tư lường.

Trong Kinh Snp 5.2, Đức Phật giải thích rằng khi thức tịch diệt thì giải thoát như sau, khi trả lời Ajita:

"Câu hỏi này đã được người hỏi, Ajita, ta có thể trả lời! Để cho tâm và thân tịch diệt không còn dư tàn: đó là khi chấm dứt của ý thức, tại nơi này thức tịch diệt."

Tới đây, chúng ta có thể nêu câu hỏi, làm sao để thấy tâm và cảnh là không, để thấy tận nơi thức tịch diệt? Chúng ta có thể dẫn ra Kinh Đàn Tỳ Bà SN 25.246, Đức Phật kể rằng một vị vua nghe tiếng đàn tỳ bà rất êm tai, dịu dàng, quyến rũ, nên ra lệnh đem cây đàn tỳ bà về, bảo tìm âm thanh tuyệt diệu kia. Không ai tìm được tiếng nhạc kia. Bởi vì âm nhạc đó là do nhiều duyên sinh khởi, do cây đàn làm bằng loại gỗ quý trên rừng, từ dây đàn, từ bản nhạc hay, từ tài năng người chơi đàn, và từng nốt nhạc khởi lên là biến mất theo dòng chảy vô thường.

Cho dù có chẻ cây đàn ra 100 mảnh cũng không ai tìm ra được tiếng đàn. Tất cả đều vô ngã, đều do nhiều duyên mà thành, và ngay khi sinh là tức khắc diệt. Người tu thấy được tất cả đều vô ngã, đều do nhiều duyên, đều vô thường chảy siết, thì sẽ thấy thức tịch diệt vì không có gì có thể nghĩ ngợi hay bàn luận. Lúc đó, thức sẽ tịch diệt, vắng lặng; và lúc đó, thân và tâm cùng tịch diệt. Lúc đó, hiểu rằng tâm và cảnh vốn là Không, là vắng lặng.

Đó là ý nghĩa lời dạy của Tuệ Trung Thượng Sĩ: Ngày ngày, khi đối diện với các cảnh, hãy thấy tất cả các cảnh đều từ tâm sinh ra. Khi bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, thì sẽ thấy khắp nơi đều là Niết bàn.

.... o ....

Nirvana: Mind and its objects are inherently empty

Written and translated by Nguyên Giác

 
When you recognize that the mind and its objects are inherently empty, you will realize that Nirvana exists everywhere. This teaching is derived from a poem by Zen Master Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291), who imparted Zen teachings to King Trần Nhân Tông. It also serves as a summary of various sutras taught by the Buddha.

The Chinese poem composed by Tuệ Trung Thượng Sĩ to instruct Trần Nhân Tông concludes with the following lines, rendered in modern Vietnamese prose: Throughout the day, as you encounter various scenes, recognize that everything originates from the mind. When you understand that both the mind and its objects are inherently empty, you will realize that Nirvana exists everywhere.

Thus, recognize that all experiences originate from the mind, and understand that both the mind and its objects are inherently empty, lacking any intrinsic nature. By maintaining this awareness, you will come to realize that all locations in the ten directions are manifestations of Nirvana.

Here, we recall the first two verses of the Dhammapada, translated by Ācāriya Buddharakkhita, as follows.

Verse 1: Mind precedes all mental states. Mind is their chief; they are all mind-wrought. If with an impure mind a person speaks or acts suffering follows him like the wheel that follows the foot of the ox.

Verse 2: Mind precedes all mental states. Mind is their chief; they are all mind-wrought. If with a pure mind a person speaks or acts happiness follows him like his never-departing shadow.

How can we understand that this world is a manifestation of our mind? If that is the case, our mind must be both tiny and incredibly vast. The Buddha explained in the SN 35.23 Sutta that for each of us, this entire world consists of the eye and what is seen; the ear and what is heard; the nose and what is smelled; the tongue and what is tasted; the body and what is touched; and the mind and what is thought.
 
In the Sutta SN 35.23, Bhikkhu Bodhi's translation states the following:

And what, bhikkhus, is the all? The eye and forms, the ear and sounds, the nose and odours, the tongue and tastes, the body and tactile objects, the mind and mental phenomena. This is called the all.

“If anyone, bhikkhus, should speak thus: ‘Having rejected this all, I shall make known another all’—that would be a mere empty boast on his part. If he were questioned he would not be able to reply and, further, he would meet with vexation. For what reason? Because, bhikkhus, that would not be within his domain
.”

When we recognize that the world consists solely of our interactions, it becomes clear that our eyes, ears, nose, tongue, body, and mind encompass the entirety of the universe as far as our engagement allows. Indeed, the Buddha stated in the SN 35.228 Sutta that the eyes are like the ocean; similarly, the ears, nose, tongue, body, and mind represent an endless ocean as well. The practitioner must navigate the currents, whirlpools, sharks, and demons within this ocean to attain the tranquil state of liberation.
 
Thus, our minds are limitless and immeasurable. We perceive the world through the interaction of our senses, objects, and consciousness. A practitioner must live in detachment, free from entanglement, in order to achieve liberation with a boundless mind.
 
The Buddha explains in the AN 10.81 Sutta as follows, according to Bhikkhu Sujato's translation:

Bāhuna, the Realized One has escaped from ten things, so that he lives detached, liberated, his mind free of limits. What ten? Form … feeling … perception … choices … consciousness … rebirth … old age … death … suffering … defilements … Suppose there was a blue water lily, or a pink or white lotus. Though it sprouted and grew in the water, it would rise up above the water and stand with no water clinging to it. In the same way, the Realized One has escaped from ten things, so that he lives detached, liberated, his mind free of limits.”
  
When we say that liberation arises from a limitless mind, we mean that the mind is boundless and reflects the original nature of Emptiness. This perspective recognizes that both the mind and its objects are inherently empty. Consciousness extinguishes at this point. We can refer to this state as "no mind," "no thought," or "no conception."
 
In the Snp 5.2 Sutta, the Buddha explains that when consciousness ceases, liberation follows, in response to Ajita, according to Bhikkhu Ānandajoti's translation as follows:

This question that was asked, Ajita, I can answer it! As to where mind and body ceases without remainder:
with the cessation of consciousness, in this place it ceases
.”

At this point, we can pose the question: How can we perceive that the mind and its objects are empty and identify the very moment when consciousness ceases? We can reference the SN 25.246 Sutta, in which the Buddha recounts a story about a king who heard a lute's sound that was exceptionally pleasant, gentle, and alluring. Intrigued, he ordered the lute to be brought to him, seeking to rediscover that wonderful sound. However, no one could locate it. This is because the music arises from numerous causes and conditions: the lute crafted from precious wood sourced from the forest, the strings, the beautiful melodies, the skill of the lute player, and the fact that each note that emerges ultimately fades away in the stream of impermanence.
 
Even if the instrument were divided into 100 pieces, no one would be able to discern its sound. Everything is selfless; all things arise from numerous causes and conditions, and as soon as they are born, they immediately begin to perish. A practitioner who realizes that everything is selfless, created by various causes and conditions, and impermanent and in constant flux will see consciousness cease because there will be nothing to contemplate or discuss. Simultaneously, both the body and mind will cease to exist, bringing consciousness to an end. At that point, one must understand that the mind and its objects are inherently empty and silent.

The teaching of Tuệ Trung Thượng Sĩ conveys a profound message: Throughout the day, as you encounter various scenes, recognize that everything originates from the mind. When you understand that both the mind and its objects are inherently empty, you will realize that Nirvana exists everywhere.
.
THAM KHẢO / REFERENCE:
-- Kinh Pháp Cú, bản dịch Thầy Minh Châu:
https://thuvienhoasen.org/p15a7961/pham-01-10
Bản dịch của Ācāriya Buddharakkhita:
https://suttacentral.net/dhp1-20/en/buddharakkhita
-- Kinh SN 35.23: https://suttacentral.net/sn35.23/en/bodhi
-- Kinh AN 10.81:
https://suttacentral.net/an10.81/vi/minh_chau
https://suttacentral.net/an10.81/en/sujato
-- Kinh Snp 5.2:
https://suttacentral.net/snp5.2/en/anandajoti
-- Kinh Đàn Tỳ Bà SN 25.246:
https://suttacentral.net/sn35.246/vi/minh_chau
.... o ....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/03/2025(Xem: 77)
Duyên khởi cho bài chia sẻ này là từ một quý Phật tử được cho là bị hữu tình trong thế giới vô hình quấy nhiễu. Sau đây là một trong những cách trưởng dưỡng tâm từ bi mỗi ngày cho đến sung mãn, có thể chuyển xấu thành tốt, tiêu hết oán ghét đối nghịch, hóa giải hận thù, đưa đến an lạc.
24/03/2025(Xem: 75)
Từ Láy Vô Cùng Quan Trọng Trong Văn Viết. Qua bài học # 1, các em đã hiểu Từ Láy Âm đầu. Nay các em học tiếp: (II): TỪ LÁY VẦN: Giống nhau PHẦN VẦN ở 2 tiếng. (III): TỪ LÁY TOÀN BỘ: GIỐNG NHAU CẢ ÂM ĐẦU và VẦN ở 2 tiếng: Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những ví dụ Từ Láy Toàn Bộ chung với Từ Láy Vần. Để các em dễ nhận biết, Từ Láy Toàn Bộ sẽ in đậm.
20/03/2025(Xem: 193)
Cậu Thomas Hoàng là một người dân của thành phố Marseille (miền Nam nước Pháp) nhưng gốc là người Việt Nam. Bà nội của cậu sau một cuộc hành trình thật dài và gian khổ đã mang gia đình cậu sang định cư tại nơi này. Dưới đây là câu chuyện do hai người (Bà nội và người cháu Thomas) thuật lại trong nhà bếp của một quán ăn với các món theo truyền thống trên quê hương mình. Họ hồi tưởng lại khoảng thời gian gay go trước đây với nhiều xúc động và thật khó quên (phóng sự tv đã lâu được đưa lên mạng ngày 29.12.24).
20/03/2025(Xem: 198)
Bát-nhã Tâm kinh là một kinh văn rất nổi tiếng và rất phổ biến trong số các kinh văn của Phật giáo Đại thừa/Phật giáoPhát triển. Trong “Bát-nhã Tâm kinh” Đức Phật Thi1ch Ca Mâu-ni, Đức Bồ-tát Quán-tự-tại, Tỳ kheo Shariputra cùng với Prajnaparamita - Đức Mẹ của chư Phật giảng dạy cách phát triển trí tuệ để thấu hiểu “tánh không” - bản tánh tuyệt đối của thực tại - tức là thấu hiểu các hiện tượng, các sự kiện như là chính nó tồn tại / hiện hữu.
20/03/2025(Xem: 210)
Phước dẫn dắt mọi hành động trong cuộc đời. Người thiếu Phước, xấu đến, không ngơi khổ sầu. Tin rồi, phải tìm cách tạo Phước cho mau. Nhiều Phước, điều lành hiện nhiệm mầu làm sao!
17/03/2025(Xem: 263)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?” Nếu khi còn trẻ, chúng ta ưa thích những cuộc họp nhóm, những buổi tiệc tùng vui thú đám đông, thích chưng diện và nổi bật, thích kết giao và tạo cho mình mối quan hệ với nhiều người thì khi càng lớn, người ta lại tìm về một cuộc sống yên tĩnh, thậm chí một mình, và nhận ra sống một mình là một cuộc sống có rất nhiều thú vị.
15/03/2025(Xem: 274)
AJANTA MỘT DI TÍCH PHẬT GIÁO NGOẠI HẠNG Hoang Phong Phật giáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại vẫn còn tồn tại và đang phát triển ngày nay. Tuy nhiên theo dòng biến động của lịch sử thì Phật giáo cũng không tránh khỏi những thăng trầm. Nếu Phật giáo đã từng gián tiếp hay trực tiếp mang lại chữ viết, văn hóa, triết học và lịch sử cho một số quốc gia trên địa cầu và đánh dấu một cấp bực tiến hóa cao độ cho kho tàng tư tưởng của nhân loại thì Phật giáo cũng đã từng bị hủy diệt ở Ấn độ và nhiều nơi khác.
15/03/2025(Xem: 291)
Cách nay năm mươi năm, một chuỗi dài biến cố thật kinh hoàng xảy ra trên giải đất quê hương. Có những người còn nhớ, có những người đã quên. Quên hay nhớ tùy thuộc từng mỗi cá thể. Một xúc cảm thật mạnh thường lưu lại một vết hằn thật sâu, thế nhưng ký ức cũng lu mờ với thời gian, các xúc cảm khác mới hơn có thể che lấp hoặc hàn gắn các vết hằn của quá khứ. Nhớ hay quên do đó tùy thuộc quan điểm của mình, vị trí của mình, những gì từng xảy ra với mình đối với chuỗi dài biến cố đó và cả cuộc sống của mình sau đó. Hơn nữa, sau khoảng thời gian năm mươi năm trong cuộc sống, có những người đã già trí nhớ lu mờ, có những người nằm xuống mang theo với mình cả một thời quá khứ, có một thế hệ trẻ lớn lên đẩy lùi các biến cố đó vào lịch sử.
14/03/2025(Xem: 412)
Nhân lễ hội HOLI, tết Ấn Độ. Hòa chung niềm vui và chia sẻ với người dân nghèo xứ Phật có chút quà vui 3 ngày Tết, ngày hôm qua (12, 03, 25) chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà tại hai làng nghèo Niranjana Village & Sujata Village. Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự cùng quý vị ân nhân đã phát tâm bố thí.
12/03/2025(Xem: 1759)
Xin mời Quý vị đọc những đoạn thơ dưới đây và hãy cùng chúng tôi thực tập: (1):Một tấc thời gian, một tấc vàng. Cố đừng lãng phí tấc thời gian. Phải lo tranh thủ từng giây phút Mà gắng chăm TU kẻo lỡ làng!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com