Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khi Phóng Sanh Nên Niệm Phật Hoặc Đọc Pháp Kệ

10/02/202513:03(Xem: 674)
Khi Phóng Sanh Nên Niệm Phật Hoặc Đọc Pháp Kệ

phong-sanh
KHI PHÓNG SANH NÊN NIỆM PHẬT HOẶC ĐỌC PHÁP KỆ

Tâm Tịnh

Trong tạng kinh Nikàya (Pali), cụ thể là Kinh Tương Ưng Bộ Samyutta Nikàya, Tương Ưng Nhân Duyên, những gì Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật chứng ngộ, thấy biết như thật tương ưng với những gì chư Phật quá khứ đã chứng ngộ và thấy biết như vậy. Thế Tôn gọi đó là TÙY TRÍ (Tùy trí chư Phật quá khứ: thấy biết giống như chư Phật quá khứ đã thấy, đã chứng ngộ). Đấng Thiện Thệ cho rằng những ai Tùy Trí như vậy sẽ có Pháp Trí (tức là Pháp Trí như vậy do Tùy Trí Chư Như Lai mà có, nên tràn đầy ánh quang minh hay Pháp Quang).

Dưới đây là 10 Phật Ngôn của bậc Nhất Thiết Trí, bậc Tuệ Tri mọi Pháp, bậc toàn thiện, bậc toàn giác…, được trích từ 10 kinh điển từ Pali Tạng cho đến Hán Tạng (từ Phật Giáo Nguyên Thủy (Nam Truyền) cho đến Phật Giáo Đại Thừa (Bắc Truyền) cho thấy những thiện nam tín nữ niệm Phật khi phóng sanh là Tùy Trí Chư Phật. Nhờ vậy những thiện pháp sau đây sẽ hiển thị: Thuận theo diệu Pháp, không chống trái chư Phật và các bậc Thánh, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngôn ngữ, chê mình khen người do duyên theo Lời Phật dạy (Tùy Trí). Nếu chống trái, tức là do  duyên theo cái nghĩ tưởng sai lầm bằng thức tri và tưởng tri vì chấp trước, bảo thủ do ái dục vô minh chi phối, nên các ác pháp sau đây sẽ hiện hữu: Tà kiến, tà tư duy, tà ngôn ngữ, không thuận theo diệu pháp, chống lại chư Như Lai và bậc Thánh, Khen mình chê người, như lời dạy của Thế Tôn được ghi lại trong bài kinh 60 Không Gì Lay Chuyển, Trung Bộ Kinh- Majjhima Nikàya)

1) Đại Bát Niết Bàn Kinh

Như Lai thuyết pháp có thể làm cho các chúng sanh ở ác thú sanh lên cõi trời, người nhẫn đến thành Phật Đạo (Đại Bát Niết Bàn Kinh, Tập I, Phẩm Thánh Hạnh, Tr.464, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh).

2) Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya. Thiên Cung Sự. Lâu Đài Tiên Nhái: như được tóm tắt như vầy: Một chú nhái từ trong ao lên bờ, tình cờ nghe Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang thuyết Pháp cho đại chúng. Mặc dầu không hiểu, nhưng chú nhái sinh tâm hoan hỷ với Phạm Âm của Ngài, chú nhái đột nhiên bị kẻ chăn bò vô tình giậm chết, liền được tái sinh lên Trời Ba Mươi Ba (Đạo Lợi Thiên) làm vị tiên nhân trong một Lâu đài bằng vàng rộng 12 do tuần và được đám tiên nữ hầu cận...

3) Kinh Kim Quang Minh. Phẩm 25 Truyện của Lưu Thủy kể rằng 10 ngàn con cá do hồ cạn nước sắp chết. Bồ Tát Lưu Thủy thấy vậy cho nước vào để cứu chúng, và vì chúng niệm NAM MÔ BẢO KẾ NHƯ LAI, và nhờ vậy 10 ngàn cá chết đều vãnh sanh về Đao Lợi Thiện. Sau đây là trích đoạn từ Kinh này:

Ông nghĩ ta nên vào trong hồ nói diệu pháp cho đám cá. Nghĩ rồi, ông bước xuống nước, xướng lớn: Kính lạy đức Bảo kế như lai đã nhập niết bàn, bậc Đến như chư Phật, bậc Thích ứng hiến cúng, bậc Biết đúng và khắp, bậc Hoàn hảo sự sáng, bậc Khéo qua niết bàn, bậc Lý giải vũ trụ, bậc Không ai trên nữa, bậc Thuần hóa mọi người, bậc Thầy cả trời người, bậc Tuệ giác hoàn toàn, bậc Tôn cao nhất đời. Đức Bảo kế như lai, xưa kia, khi làm bồ tát, có lời nguyện như vầy: mười phương quốc độ, bao nhiêu chúng sinh có ai sắp chết mà nghe được danh hiệu của Như lai, thì chết rồi được sinh Đao lợi.

4) Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật. Kinh có đoạn viết rằng: Vì 10 ngàn con cá sắp chết Bồ Tát Lưu Thủy Niệm NAM MÔ BẢO THẮNG NHƯ LAI ba lần, nghe xong 10 ngàn con cá chết, đều vãng sanh Đao Lợi Thiên như đoạn trích dưới đây:

Tín Tướng Bồ Tát liền thưa rằng : “ Bạch Đức Thế Tôn ! Con nhớ thuở xưa, cánh vô lượng kiếp về đời quá khứ, có đức Phật Thế Tôn tên là Bảo Thắng. Chúng sanh nghe danh hiệu Đức Phật ấy dù chỉ một lần, đều được sanh lên cõi trời. Về sau chẳng bao lâu, trong cánh đồng rộng, nơi quốc độ của nhà vua Thiên Tự Tại Quang ở xứ ấy, có một ao to nước đã khô cạn. Trong ao có mười ngàn cá lớn bị ánh nắng mặt trời chiếu, phơi thân nóng bức sắp vào chỗ chết. Lúc ấy có một Đại Sĩ tên là Lưu Thủy, nhìn thấy bầy cá sanh lòng thương xót, chở nước đổ vào ao cho cá được sống thêm ít ngày. Ông biết chẳng lâu chúng sẽ phải chết, nên vì cá xưng niệm danh hiệu Phật Bảo Thắng ba lần. Bầy cá nghe xong đều chết hết cả, được sanh lên cõi trời Đao Lợi. (Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật. HT Thích Thiền Tâm dịch. Tr.31)

5) Tích Truyện Kinh Pháp Cú (Pali). XIV. Phẩm Phật. Phật Hiện Thần Thông 2E: 500 Con dơi nghe 2 vị tỳ kheo tụng kinh A Tỳ Đàm trong thời Phật Ca Diếp (Kassapa). Mặc dầu không hiểu lời kinh, nhưng tâm hoan hỷ với âm thanh huyền diệu này, sau khi chết, tất cả 500 con dơi đều vãng sanh về Đao Lợi Thiên như đoạn trích sau đây:

Tôn giả Xá-lợi-phất lên đến trời Đâu-suất và làm thị giả cho đức Phật. Khi Phật thọ trai xong, Ngài nói:

- Xá-lợi-phất hôm nay Ta đã nói pháp như thế như thế, ông có thể thuật lại cho năm trăm Ty-kheo tu học với ông.

Và Phật dạy cho Tôn giả. Chúng ta được biết rằng, khi đức Phật hiện thần thông Song Hành, có năm trăm thanh niên con nhà vọng tộc xuất gia với Tôn giả Xá-lợi-phất, và để ám chỉ các vị này đức Phật đã nói như trên. Giảng dạy cho Tôn giả xong, Phật trở lên cõi trời thay vào chỗ hóa thân Phật và nói tiếp. Tôn giả Xá-lợi-phất trở xuống nhân gian, nói pháp cho các Tỳ-kheo, và ngay khi Phật còn ở lại thiên giới, các Tỳ-kheo đạt được Thất giác chi.

Vào thời đức Phật Ca-diếp, năm trăm Tỳ-kheo này là bầy dơi nhỏ. Chúng ở trong một động núi, và có hai thầy Tỳ-kheo cư ngụ trong ấy đọc tụng kinh A-tỳ-đàm. Chúng nghe âm thanh Luận tạng khi bay chung quanh đó và đâm ra yêu thích âm thanh ấy. Với các câu: "Đây là các uẩn của chúng sanh, đây là các đại của chúng sanh", tuy chúng không hiểu ý nghĩa nhưng vì yêu mến tiếng đọc tụng, chúng được sanh thiên. Vào thời giữa Phật Ca-diếp và Thích-ca, họ ở cung trời hưởng khoái lạc và tái sanh vào Xá-vệ, trong gia đình vọng tộc. Do sự kính tin và thần thông Song Hành, họ xuất gia theo Tôn giả Xá-lợi-phất, và trở thành những người đầu tiên thông đạt Thất giác chi. Đức Phật tiếp tục chỉ dạy như thế trong ba tháng. Khi nghe Ngài dạy xong, có tám trăm ngàn triệu chư thiên đạt được Pháp nhãn, và hoàng hậu Ma-da chứng Sơ quả.

6) Tích Truyện Kinh Pháp Cú (Pali). XXIV. Phẩm Tham Ái. Chuyện kể trong thời Đức Phật quá khứ, có một con gà mái ở gần thiền đường thường chăm chú nghe vị Thầy giảng về đề mục Thiền tu chứng tuệ giác, mặc dầu không hiểu nhưng hoan hỷ với thanh âm của lời Pháp, nên sau khi mạng chung tái sanh làm một công chúa như đoạn trích dưới đây:

Vào thời đức Phật Kakusandha, có một chị gà ở gần Thiền đường nọ. Chị thường chăm chú nghe một thầy Tỳ-kheo niệm đề mục thiền tu chứng Tuệ giác. Chỉ nghe những âm thanh thiêng liêng kia thôi, cũng khiến chị thoát kiếp (súc sinh) được tái sinh vào cung vua, làm công chúa tên Ubbari.

7) Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Hán văn hội tập Cư Sỹ Hạ Liên Cơ. Việt văn Tâm Tịnh)

7.1 Phẩm Năm: Tinh Tấn Tu Hành

... Muốn khiến cho con (Tỳ Kheo Pháp Tạng bạch cùng với Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai), đến lúc thành Phật, trí huệ sáng suốt, chỗ ở cõi nước, danh từ giáo thọ, mười phương đều nghe. Chư thiên nhân dân, các loài giun trùng, sanh về nước con đều làm Bồ Tát. (Tr.14)

7.2 Phẩm Sáu Phát Đại Thệ Nguyện: Nguyện 1 & Nguyện 2

Pháp Tạng bạch rằng: "Cúi mong Thế Tôn. Đại từ nghe xét, nếu con chứng đặng, Vô Thượng Bồ Đề, thành bậc Chánh Giác, cõi Phật của con, đầy đủ vô lượng, chẳng thể nghĩ bàn, công đức trang nghiêm, không có địa ngục, ngạ quỷ cầm thú, bò bay máy động, hết thảy chúng sanh, từ Diệm Ma La, trong ba đường ác, sanh vào cõi con. Thọ giáo pháp con, thảy đều đắc đặng, quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chẳng còn đọa lạc, vào ba đường ác, được như nguyện nầy, con mới thành Phật, bằng không như nguyện, chẳng thành Chánh Giác (Tr.17)

8) Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Những kẻ ngu ấy, tự theo tà kiến, lại khiến vô lượng trăm ngàn hữu tình rơi vào hố sâu đầy dẫy hiểm nạn. Những kẻ như thế, sau khi mạng chung, sanh vào địa ngục, ngạ quỷ súc sanh, lưu chuyển vô cùng. Nhưng nếu nghe được danh hiệu Dược Sư Lưu Li Quang Phật, liền bỏ hạnh ác, tu theo pháp lành. Nếu đọa đường dữ, người ấy nhờ sức uy thần bản nguyện, của đức Như Lai, hiện tiền nghe được danh hiệu của Ngài, liền từ nơi ấy chấm dứt thọ mạng, sanh về nhân gian, có được chánh kiến, tinh tấn khéo léo điều phục tâm ý, xuất gia tu hành trong pháp Như Lai.

9) Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh. Phẩm 12 Thấy Nghe đều lợi ích

Lại nữa, này Quán Thế Âm! Trong các thế giới về thuở hiện tại và vị lai, nếu những chúng sanh trong Lục Đạo (Trời, Người, Atula, Ngạ quỷ, Súc sanh và Địa ngục) lúc sắp mạng chung mà được nghe một tiếng danh hiệu của Bồ Tát Địa Tạng thoáng qua lỗ tai, thì các chúng sanh đó vĩnh viễn không còn phải trải qua nỗi khổ nơi Tam Ác Đạo nữa.

10) Kinh Đại Bảo Tích. Pháp Hội Tam Tụ Luật Nghi Thứ Nhất

Khi Kiếp này đã qua

Cả sáu mươi đại kiếp

Hiệu Phật chẳng được nghe

Làm sao có ưa thích.

“Nghe được tiếng Niệm Phật, an lành được lợi lớn” là chơn ngôn của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, được ghi lại trong Kinh Vô Lượng Thọ, cho thấy những hữu tình nào chỉ cần nghe phạm âm chơn tịnh này thôi cũng sẽ được lợi ích lớn.

Thật vậy, để nghe được tiếng Niệm Phật, Phạm Âm Chơn khiết này không phải là việc dễ dàng. Phải nói, những hữu tình nghe được tiếng Niệm Phật thật là một đại duyên. Không bao nhiêu hữu tình so với vô lượng hằng hà sa số chúng sanh có được duyên nghe tiếng niệm Phật thiêng liêng này trong thời gian Tam Bảo hiện hữu ngắn ngủi trên thế gian này (còn 7500 năm nữa), so với 60 đại kiếp tương đương 80 tỷ năm vì 1 đại kiếp = 1.334.240.000 năm không có Tam Bảo theo kinh Đại Thừa. Trong khi Kinh Tiểu Bộ Khuddaka Nikàya, Chánh Giác Tông (Phật Giáo Nguyên Thủy) thời gian không có Tam Bảo trên thế gian này không thể tính kể. Có thể thấy rằng vô lượng vô biên hằng hà sa số hữu tình trong bốn biển lớn khó có duyên được nghe tiếng Niệm Phật, niệm chú, một Pháp kệ. Trong khi đó, một phép tính đơn giản là số lượng những con dế, con sâu vv may mắn, được số ít Phật tử (thi thoảng) giải cứu trả về môi trường sống trong tiếng Niệm Phật, niệm chú vv, quả thật nhỏ nhoi so với vô lượng, vô số chỉ tại một quán bán cá cảnh mà thôi, tất cả đều bị cho cá cảnh, chim cảnh ăn thịt mỗi ngày.
Phong-sanh

     Vì thế, hãy học theo hạnh bi mẫn chúng sanh vô trí biệt của chư Phật, chư Bồ Tát, những thiện nam tín nữ tham gia phóng sanh nên thành tâm niệm Phật, niệm chú, hoặc đọc Pháp kệ vv cho những hữu tình được cứu sống và trả về với môi trường sống tự nhiên, vì tin rằng những hữu tình này sẽ được lợi ích như những lời Phật dạy, như đã được trình bày ở trên. Nếu cạn suy, xem những hữu tình này đã từng là người thân hoặc là cha, là mẹ, là anh, chị, em, là con trai, con gái, như lời Phật dạy trong Tương Ưng Vô Thỉ Phật Giáo Nguyên Thủy như sau:

Này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì tìm được một chúng sanh, trong thời gian dài này, lại không một lần đã làm Mẹ/Cha/Anh/Chị/Con Trai/Con Gái.

Vì sao? Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo. Khởi điểm không thể nêu rõ, đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc. (Tương Ưng Bộ Samyutta Nikàya. Tương Ưng Vô Thỉ. Phẩm Thứ Hai. IV. Me V. Cha. VI Anh VII Chị. VIII Con Trai. IX. Con Gái).

Nguyện đem công đức này
Hướng về chúng sanh khắp pháp giới
Đồng sanh cõi Cực Lạc.

Trong tâm từ,

Tâm Tịnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2025(Xem: 33)
Hơn một thập niên sống và học đạo ở Na Lan Đà (Ấn Độ), pháp sư Nghĩa Tịnh đã ghi chép nhiều nhận xét về luật lệ cho tăng đoàn Phật giáo vào TK 7. Đây cũng là một mục đích chính của ngài sau 25 ở nước ngoài và hơn một thập niên du học ở Na Lan Đa (Ấn Độ). Phần này chú trọng vào điều 33 với tựa đề là “Tôn kính quai thức” 尊敬乖式 (tạm dịch/NCT các tục lệ/tôn kính ngược ngạo). Tuy điều 33 chỉ có 161 chữ, nhưng gồm nhiều khái niệm Phật giáo và dữ kiện rất đáng chú ý. Các ghi chép trong đó cho thấy hai bức tranh toàn cảnh của người thường (phàm/tục) phải trải qua giai đoạn xuất gia, sống một đời khất sĩ theo gương hạnh đầu đà để cuối cùng tìm đến niết bàn (vô sinh). Tương phản với người phàm sống trong tham vọng và xa xỉ, giả dối để mưu sinh. Ngoài ra, ảnh hưởng của Phạn ngữ không nhỏ trong văn hoá Trung Hoa, phản ánh qua các cách dịch nghĩa và kí âm còn tồn tại đến ngày nay; một số đã trở thành vốn từ căn bản của các ngôn ngữ bản địa mà ít người biết là có gốc 'ngoại lai'. Một số Hán và Phạ
10/02/2025(Xem: 402)
Khi tiếng pháo đón chào năm mới 2025 chấm dứt, khi người Hòa Lan trở về với cuộc sống bình thường mỗi ngày thì đó lại là lúc người Việt Nam nơi đây chuẩn bị đón chào năm mới. Chúng ta đón Tết Nguyên Ɖán trong không khí gia đình, chúng ta không hưởng được không khí Tết ngoài đường phố, trong các cửa hàng như ở quê nhà.
10/02/2025(Xem: 343)
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản. Lời dạy đó là từ một bài thơ của Thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291) khi ngài dạy ý chỉ Thiền tông cho vua Trần Nhân Tông. Lời dạy đó cũng là đúc kết từ nhiều Kinh khác nhau do Đức Phật truyền dạy.
06/02/2025(Xem: 379)
XUÂN VÀ CON ĐƯỜNG CỦA BỒ TÁT ĐI Pháp thoại Hòa thượng Thích Thái Hòa giảng cho Phật tử ngày mùng 2 tết Giáp Thìn, tại Tịnh Nhân Thiền đường, Tự viện Phước Duyên - Huế Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Từ Thị Di Lặc Tôn Phật.
05/02/2025(Xem: 325)
Trời xuân ấm vạn nẻo đường Đất xuân ấm giữa vô thường thế gian; Non xuân đứng giữa núi ngàn, Nước xuân chảy giữa muôn vàn điệu ru;
05/02/2025(Xem: 234)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tế và ước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế một cách thực tế hơn, hoặc ngược lại thì thực tế đôi khi cũng có thể khơi động và làm sống lại các ước mơ của mình trong quá khứ. Câu chuyện mà tôi sắp thuật lại dưới đây nêu lên các ước mơ của một người mẹ hiện lên với mình như một sự thực, và các ước mơ của một người con mãi mãi vẫn là ước mơ.
05/02/2025(Xem: 244)
NẾN VU LAN THẮP SÁNG GIỮA ĐỜI THƯỜNG Trong truyền thống Phật giáo, lễ Vu lan là ngọn nến hiếu hạnh thắp sáng giữa đời thường để cho ai có mắt thì được thấy, có trí thì được sáng tỏ, có tâm thì cảm và có tình, thì tình thêm sáng đẹp, rộng và sâu.
05/02/2025(Xem: 626)
CÁC PHÂN KHOA PHẬT GIÁO Tôi viết bài này, xin chia sẻ đến những ai muốn quan tâm đến lãnh vực giáo dục trong Phật giáo, nhưng chưa có điều kiện để nghiên cứu.
04/02/2025(Xem: 267)
Có một bài thơ khó hiểu trong Thiền Tông. Bài thơ có tên là Ngũ Vị, có khi gọi là Động Sơn Ngũ Vị, và có khi gọi là Ngũ Vị Quân Thần. Bài thơ khó hiểu phần vì dùng nhiều chữ xưa cổ, nhiều hình ảnh thi vị, và vì chỉ cho một số chặng đường tu học trong Thiền Tông. Bài này sẽ tham khảo nhiều giải thích để làm sáng tỏ bài thơ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]