Tinh thần Vesak Chuyển hóa trong Thế giới Hỗn loạn
(Reclaiming the Spirit of Vesak in a Chaotic World)
Khi Phật giáo đồ trên toàn thế giới kỷ niệm Quốc tế lễ Vesak vào ngày 5 tháng 5 năm 2023, chúng ta thấy mình được mời gọi tư duy về ý nghĩa của ngày lễ thiêng liêng này và cuộc sống mà ngày lễ này tôn vinh. Vesak, là kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn.
Nhưng ngày Quốc tế lễ này được tổ chức không vì lợi ích của Đức Phật, mà thay vào đó là thông điệp của Ngài về năng lực phổ quát của trí tuệ và từ bi tâm trong tất cả chúng sinh. Chúng ta kỷ niệm ba sự kiện trọng đại cuộc đời Đức Phật, trong một ngày vì chúng nhắc nhở chúng ta về một vòng hành trạng của Ngài mà chúng ta thường tìm hiểu. Chúng ta cũng được sinh ra và chúng ta sẽ chết đi. Chúng ta nên nhớ rằng Đức Phật không phải là một đấng siêu nhiên. Nhưng giữa hai sự kiện sinh và tử này, Ngài đã từng dạo bước theo một con đường gian khổ mà cuối cùng Ngài đã dẫn đến sự giác ngộ chứng quả Vô thượng Bồ đề (Phật).
Sự chứng ngộ và chuyển hóa tâm thức được gọi là giác ngộ là mục tiêu tối hậu của tất cả Phật tử chúng ta. Một số sẽ đi theo con đương tương tự như Đức Phật lịch sử, Siddhartha Gautama, từ bỏ cuộc sống tại gia, rời xa cung vàng điện ngọc, lầu son gác tía và sống đơn giản trong nhiều năm. Những người có điều kiện về tiện nghi vật chất và họ cống hiến bất kỳ của cải nào họ có thể mua được để cúng dường vào việc kiến tạo cơ sở tự viện Phật giáo với hy vọng tạo thiện nghiệp, tích công lũy đức. Những người khác sẽ đi vô số con đường khác. Khi đạo Phật phát triển ở Ấn Độ và hơn thế nữa, nó đã cung cấp rất nhiều phương tiện thiện xảo trên hành trình dẫn đến chứng ngộ được chân lý tối thượng, thành tựu quả vị giác ngộ tối tôn trong cuộc đời.
Mặc dù những kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật khó có thể chọn bất kỳ giáo lý cốt lõi nào, nhưng Tứ Diệu Đế là giáo lý căn bản để chọn:
“Sự thật của đau khổ
Nguồn gốc của đau khổ
Sự chấm dứt đau khổ
Phương pháp đưa đến diệt khổ”
Một trong những cách hay nhất để mô tả những nỗi khổ niềm đau, khổ hay vui đều là Dukkha (bao hàm cả vui vẻ và hạnh phúc thế gian), là bánh xe bị lệch trục tâm, lắc đảo. Đối với độc giả hiện đại, có lẽ ý tưởng về một chiếc lốp bị xẹp là phù hợp nhất. Không phải mọi thứ lúc nào cũng tồi tệ, mà đúng hơn là có một cảm giác rõ ràng rằng mọi thứ rất tốt và có thể tốt hơn. Ngay cả những niềm vui của chúng ta cũng chứa khổ đau khi chúng sẽ kết thúc và vì chúng ta không biết về điều này, chúng ta có xu hướng bám lấy chúng thay vì buông bỏ.
Sự bám víu hay khao khát những trải nghiệm đặc biệt này là nguồn gốc của đau khổ. Nó ăn sâu vào chúng ta như khát nước vậy. Chúng ta có thể không để ý đến nó trong một thời gian, nhưng nó cứ lặp đi lặp lại, buộc chúng ta phải dập tắt nó bằng mọi cách. Đây là hai sự thật tiêu cực. Chúng ta là những sự thật phũ phàng mà chúng ta phải chấp nhận trong cuộc sống của mình. Nhưng chúng không phải là kết thúc của câu chuyện Phật giáo.
Tin vui đầu tiên là chấm dứt khổ đau. Điều này là khả thi. Chúng ta cũng có thể đạt được sự giác ngộ mà Đức Phật đã đạt được cách đây hơn 25 thế kỷ. Cuối cùng, đây là con đường dài và đòi hỏi dẫn đến sự chấm dứt khổ đau. Đó là những sự thật tích cực. Giống như hai cánh của một con chim, chúng ta cần cả mặt tích cực và tiêu cực quãng đường bay.
Trong thế giới hiện đại của chúng ta, với đầy những tin tức liên tục từ khắp nơi trên thế giới, thông báo nhanh chóng từ các ứng dụng trên điện thoại thông minh của chúng ta, sự bất ổn chính trị dường như vô tận, cuộc đời của Đức Phật và Tứ Diệu đế mà Ngài đã giảng dạy có thể đóng vai trò như một lời nhắc nhở mạnh mẽ về con đường của chúng ta với tư cách là những Phật tử - rất đa dạng.
Trong nhiều truyền thống văn hóa Phật giáo, câu chuyện này thường được giảng dạy. Vesak chỉ đơn giản là tạo cơ hội để đi sâu vào câu chuyện càng sâu càng hay. Chúng ta có thể theo dõi hành trình này qua một video của Sergeey Roy, ghi lại những con đường ở Colombo, Sri Lanka, nhân dịp Quốc tế lễ Vesak 2019:
https://www.youtube.com/watch?v=_pAfqLER_Sk
Nếu có thời gian, chúng ta cũng có thể thưởng lãm cuộc diễu hành Quốc lễ Vesak qua Pháp hội Liên hoa đăng này từ thủ đô Seoul, Hàn Quốc vào năm 2022, để xem màn trình diễn của áng quang minh chiếu diệu, trang phục sặc sỡ, khẩu trang, múa vũ, tụng kinh cầu nguyện, tu tập thiền định, v.v. Nơi đây phục vụ nghệ thuật với mục đích cuốn hút chúng ta vào câu chuyện của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đã chứng quả giác ngộ tối thượng, người đã vạch ra con đường cho chúng ta đi theo. Nó cũng có thể gắn kết chúng ta sâu sắc hơn với nền văn hóa dân gian, nếu chúng ta là người dân Hàn Quốc hoặc – như trên – người dân Sri Lanka. Nếu chúng ta đến từ một nền văn hóa khác, chúng ta có thể vinh danh và tri ân hàng triệu người đã đến trước chúng ta duy trì và phát triển Phật giáo (Buddhasasana), những truyền thống sống cho phép chúng ta tiếp cận đạo Phật trong cuộc sống của chính mình.
https://www.youtube.com/watch?v=31CTtr5pOlQ
Như thông điệp chúc mừng Quốc tế lễ Vesak PL. 2567 – DL. 2023 của Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã nói: “Những lý tưởng được tôn vinh trong ngày thiêng liêng này có sự cộng hưởng sâu sắc với các mục tiêu của Liên Hợp Quốc chúng ta: sự hiểu biết giữa các dân tộc, theo đuổi sự hòa hợp, thúc đẩy hòa bình.” (United Nations)
Đã là cùng nhân loại, sự hiểu biết lẫn nhau của chúng ta vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Chỉ 300 năm trước, chiến tranh nổ ra trên hầu hết các châu lục và rất ít người quan tâm hoặc sở hữu các nguồn lực để tìm hiểu về những người khác nhau. Nhiều thứ đã thay đổi. Trong khi các cuộc chiến vẫn tiếp diễn, chúng tôi hiểu rõ hơn về sự vô ích của sự chinh phục.
Cuối cùng, sự hài hòa và hòa bình mà chúng ta tìm kiếm, trước nhất phải được vun đắp từ nội tâm. Đó là thông điệp của Đức Phật và món quà của Ngài dành cho thế giới. Chẳng lẽ chúng ta không bị ảnh hưởng bởi thế giới xung quanh và tất cả chúng ta đều muốn thay đổi mọi thứ theo cách mà chúng ta nghĩ rằng hiểu rõ nhất, nhưng khi nào tâm trí chúng ta còn mê muội, bị tam độc (tham, sân, si) dẫn đường đưa lối, thì nỗ lực của chúng ta sẽ luôn thất bại . .
Chuyển hóa tham sân si (tam độc) thành giới định tuệ (tam vô lậu học) là tiến trình tu học Phật pháp. Vào ngày lễ thiêng liêng này, chúng ta kỷ niệm Đấng Chính Biến Tri* và tin tưởng rằng chúng ta cũng có thể làm công việc cần thiết để đạt được mục tiêu. Nguyện tất cả chúng ta tinh tiến và hoan hỷ.
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global
* Chính là đúng với thật tế, Biến là phổ biến khắp nơi, khắp không gian thời gian: Khắp không gian thì chẳng có chỗ biết chỗ không biết, khắp thời gian thì chẳng có sự bắt đầu và cuối cùng, tức không sinh diệt đối đãi, ấy mới là cái tri của tự tính.