CHA MẸ, CON CÁI
& Phương Tiện Truyền Thông
Ven. Weragoda Sarada Thero
Thích Nguyên Tạng (dịch)
Diễn đọc: Cư Sĩ Quảng Hương
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nếu cho rằng đạo đức và hành vi xã hội của trẻ em ngày nay chỉ được quyết định bởi cha mẹ và thầy cô, thì đó là một kết luận quá đơn giản.
Trẻ em ngày nay sinh hoạt trong một cuộc sống đầy những phức tạp. Cuộc sống hồn nhiên đã bị can thiệp và định hình bởi các phương tiện truyền thông đại chúng. Phương tiện này đang tấn công người đọc, người xem và người nghe, một cách hết sức khéo léo, bằng những kỹ thuật truyền thông tiên tiến đến ngay cả người lớn cũng thấy khó có thể cưỡng lại được sức quyến rũ của chúng. Sự hấp dẫn của truyền thông hiện đại đang chinh phục người tiêu thụ, bóp nghẹt họ trong sự khuất phục vô vọng.
Truyền thông hiện đại, đặc biệt là các phương tiện điện tử, đã thu hút khán thính giả thanh thiếu niên trên khắp thế giới vào một thế hệ của truyền hình. Họ đã trưởng thành với loại truyền thông nầy. Phần lớn quan điểm sống của họ được đúc kết từ hành vi của những anh hùng trên màn ảnh nhỏ.
Thời trước, trẻ em được giới thiệu về truyền thống của cộng đồng hay về một xã hội nào đó bởi cha mẹ, anh chị và thầy cô, còn bây giờ việc giáo dục những lễ nghi, phong tục truyền thống đó được chuyển giao cho truyền thông điện tử.
Do tầm ảnh hưởng quá khủng khiếp của truyền hình trong quá trình trưởng thành của thanh thiếu niên thời đại chúng ta, một số nhà xã hội học gọi truyền hình là “Phụ huynh thứ ba”. Theo cách nghĩ này, thế hệ trẻ thời nay là thế hệ đầu tiên trong lịch sử loài người, có ba đấng sinh thành dưỡng dục thay vì hai như trước kia. Với nhiều thanh thiếu niên trong thời hiện đại, màn ảnh nhỏ là cha mẹ, tôn sư, bạn bè, người kể chuyện, giáo sĩ và người hướng đạo, tất thảy đều trộn lẫn thành một.
Đến đây thật là thích hợp để chúng ta thử thăm dò loại truyền thông điện tử này đã làm gì đến thế hệ thanh thiếu niên ngày nay.
Truyền hình: Một số nhà xã hội học, giáo dục học, và đạo đức học dường như tin rằng phương tiện truyền hình đã đưa thiếu niên ngày nay đi lạc đường. Trong những trường hợp thiếu niên trong thời đại của chúng ta có khuynh hướng bất thường hướng về hành vi tiêu cực, các nhà lãnh đạo có những ý kiến trên thường tố cáo truyền hình như là một kẻ phạm tội.
Thái độ này có lý do của nó, vì nhiều nơi trên thế giới hiện nay, trẻ em xem truyền hình có vẻ như tiếp nhận một hình ảnh méo mó của thực tại.
Thời trước, trẻ em được vỡ lòng về cuộc sống bằng những câu chuyện từ những người lớn tuổi. Trong quá khứ, khi hầu hết mọi người sống chủ yếu bằng nghề nông, thì cha mẹ và ông bà là những người kể chuyện cho trẻ. Trẻ em tiếp nhận điều hay lẽ phải qua loại hình giáo dục dân gian không chính quy đó.
Nhưng ngày nay, hình thức nhập môn xã hội ấy dường như được thay thế một cách phổ quát bởi màn ảnh nhỏ. Trong một vài trường hợp, sự ảnh hưởng đầy hấp lực của truyền hình có thể lấn át cả sức mạnh và tiềm năng của nền giáo dục chính thức. Một cuộc khảo sát mới đây của Hoa Kỳ đã cho biết, số giờ của một đứa trẻ xem truyền hình là 12 tiếng đồng hồ, gấp ba lần số giờ em có mặt ở trường.
Phần lớn các chương trình truyền hình mà trẻ em tiếp nhận gồm những cảnh chết chóc, bạo lực, giết người, ám ảnh và tàn sát. Điều này luôn làm cho quan điểm sống của trẻ bị lệch lạc. Chúng có khuynh hướng cho rằng, đa số những vấn đề trong cuộc sống phải được giải quyết ngay bằng phương thức bạo động.
Một câu chuyện thường được giới nghiên cứu về sự ảnh hưởng của bạo lực trên truyền hình nhắc đến: Một người cha nói cho đứa con tám tuổi của mình biết là ông nội của nó, 86 tuổi đã qua đời. Câu đầu tiên mà cậu bé tám tuổi đã hỏi là: "Ai đã bắn ông?". Trong thực tế đứa trẻ đã tiếp nhận liên tục những phim bạo động trên ti-vi, các nhân vật bị thanh toán phần lớn bằng súng. Vì vậy, nếu có người chết, người ấy chắc chắn là bị bắn.
Ảnh hưởng và Thảm kịch: Các chương trình truyền hình với những hình ảnh bạo lực làm lệch lạc quan điểm của cuộc sống thậm chí thỉnh thoảng còn xuất hiện trong các phim hoạt hình. Hai đứa trẻ, một trai một gái ở lứa tuổi 8 và 9 ngồi trước chiếc ti vi đang trình chiếu cảnh một đôi nam nữ đang say sưa hôn nhau. Còn bé gái đang xem ti vi nói với bé trai: “Đừng bỏ đi, một chút nữa họ sẽ giết nhau mà”.
Dù là phim hoạt hình, các chương trình này cũng thiên về bạo động. Trong các chương trình thiếu nhi, xu hướng bạo lực dường như là hiện tượng phổ biến.
Điều đáng nói ở đây là hầu như trẻ em thích bắt chước các cảnh bạo động trên các phim mà chúng đã xem. Chúng trở nên thích chơi các trò chơi có súng
đạn.
Tình trạng này bắt đầu làm cho các bậc làm cha mẹ, các nhà giáo dục và các nhà lãnh đạo xã hội phải lo ngại. Có những trường hợp trẻ em đã làm tổn hại cho chính mình và cho người khác khi chúng bắt đầu nhại theo các hành động trên truyền hình.
Thỉnh thoảng những vụ việc liên quan như thế vẫn được thông tin trên truyền thông. Thảm kịch về một bé gái Na-Uy 5 tuổi trở thành nạn nhân cho sự bạo động của ba đứa bạn cùng lứa, hai bé trai 6 tuổi và một bé gái 5 tuổi. Vụ nầy tường thuật trên tờ Straits Time, số 20 vào tháng 10/1994 đã làm chấn động mạnh mẽ cho tất cả các nước Bắc Âu, khiến họ thức tỉnh về nạn bạo động trên truyền hình đối với mạng sống của thiếu nhi.
Các quốc gia này đã nhanh chóng phản ứng kịch liệt tình trạng này và họ đã lập tức loại bỏ một số chương trình truyền hình bạo động có ảnh hưởng tai hại đến tâm trí non nớt của trẻ em. Điều này đã trở thành một vấn đề của quốc gia, chứ không phải là chuyện cá nhân hay riêng tư nữa.
Cuộc tranh luận về vấn nạn hiện tại: “Làm thế nào để đối phó với chương trình truyền hình bạo lực để không gây tác hại cho giới trẻ ?” đã trở thành vấn đề nóng bỏng khắp nơi.
Trong vấn đề nầy, hoặc chính phủ hoặc các phụ huynh có trách nhiệm bảo đảm và ngăn chặn những chương trình có thể làm tổn hại đến trẻ em.
Nếu loài người không thể dùng phương tiện có tiềm năng lớn cho lợi ích của mình, thì quả là một sự thật đáng buồn! Khi truyền hình sử dụng không tốt, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến khán giả người lớn. Các phương tiện truyền thông có thể có hậu quả xấu đối với người lớn và cả trẻ em là một vấn đề có tầm quan trọng của quốc gia và cả thế giới.
Sách báo kích động: Một dạng truyền thông khác có hại cho giới trẻ, đó là sách báo kích động. Quyền tự do phát biểu bởi sách báo ở một số quốc gia đã được sử dụng để lôi kéo độc giả. Loại báo chí này có khuynh hướng thực hiện quyền tự do phát biểu mà không có ý thức trách nhiệm nào cả.
Ở Anh quốc, việc đuổi theo chuyện giật gân đã đi đến chỗ thái quá đáng nghi ngờ. Sự tấn công không e dè vào đời tư của các nhân vật cấp cao nhất đã thuộc về các loại chuyện tai tiếng, có tính cách quấy nhiễu. Lề thói báo chí kiểu đó chắc chắn sẽ đem lại sự suy đồi đạo đức cho độc giả, đặc biệt là giới trẻ.
Sự bới móc đời tư không nương tay của một số tờ báo như đã nói, có thể dễ bị thanh thiếu niên hiểu lầm đó là việc làm hợp lý và bình thường.
Một loại sách khác có thể nắm được độc giả thiếu nhi một cách cụ thể là truyện tranh. Loại truyện tranh nầy có nội dung bạo động, giết người, đánh lộn và các hành vi độc ác khác, các loại tình tiết này chiếm phần lớn của nội dung truyện.
Một lần nữa, điều đáng buồn là các truyện tranh có thể dùng rất tốt cho việc giáo dục, xây dựng nhân cách và nâng cao đạo đức của giới trẻ, thì chính nó cũng bị lợi dụng và trục lợi.
Truyện tranh: Loại truyện tranh có thể dùng một cách có hiệu quả tốt để trình bày cho thiếu nhi ngày nay, nên cho in lại những chuyện vĩ đại nhất của loài người như: Ramayana va Mahabharata (anh hùng ca của Ấn Độ) hoặc truyện tiền thân của Đức Phật (Jàtaka), được trình bày qua thể loại truyện tranh sẽ hấp dẫn và có ích cho giới độc giả trẻ tuổi ngày nay.
Hãy bảo vệ con cái chúng ta: Phụ huynh, thầy cô và các nhà lãnh đạo tinh thần nên đặt các sản phẩm truyền thông nầy dưới sự giám sát nghiêm ngặt. Một tổ chức có trách nhiệm ở cấp cộng đồng hoặc ở cấp quốc gia đảm nhận việc đánh giá định kỳ về sự kích động của truyền thông trên thiếu nhi.
Ngành truyền thông nên được yêu cầu chấp nhận một số biện pháp tự kiểm soát để loại bỏ những sản phẩm có thể tác động xấu đến trẻ em.
Trong một xã hội mà ngành truyền thông đi vào đời sống của thiếu nhi một cách đáng ngạc nhiên, các bậc cha mẹ các nhà lãnh đạo xã hội dường như không có biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn ảnh hưởng đáng nghi ngại của ngành này. Và cha mẹ chỉ biết thức tỉnh khi tác động xấu của truyền thông vào tận trong nhà của họ.
Mục đích chính của bài viết nầy là đề nghị biên soạn một hiến chương cho ngành truyền thông, để hướng dẫn những người có trách nhiệm trong nghành này chấp nhận một số hướng đi đúng đắn đạo đức và chuyên môn, đặc biệt là đối với những sản phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến hành vi của trẻ em.
Đó là một nhu cầu thực sự bức thiết cho thế giới vào lúc này khi mà trẻ em khắp nơi đang gặp khủng hoảng. Các phương tiện truyền thông toàn cầu có một vai trò chủ đạo để thi hành, nếu chúng ta muốn thấy thế hệ hiện tại của trẻ em thế giới bước sang thế kỷ 21 an toàn và không thương tổn về đạo đức.
(Trích dịch từ tài liệu:Parents & children, key to Happiness của Ven. Weragoda Sarada Thero, Xuất bản tại Singapore, 1994)
CHA MẸ, CON CÁI
& phương tiện truyền thông
(Parents, Children And The Media)
Ven. Weragoda Sarada Thero
TK. Thích Nguyên Tạng dịch
--- o0o ---
Cha mẹ, con cái & phương tiện truyền thông | Parents, Children And The Media |
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nếu cho rằng đạo đức và hành vi xã hội của trẻ em ngày nay chỉ được quyết định bởi cha mẹ và thầy cô, thì đó là một kết luận quá đơn giản. |
It is too simplistic, in the context of modern society, to assume that the morals and social conduct of today’s children are determined exclusively by the influence of parents and teachers. |
Trẻ em ngày nay sinh hoạt trong một cuộc sống đầy những phức tạp. Cuộc sống hồn nhiên đã bị can thiệp và định hình bởi các phương tiện truyền thông đại chúng. Phương tiện này đang tấn công người đọc, người xem và người nghe, một cách hết sức khéo léo, bằng những kỹ thuật truyền thông tiên tiến đến ngay cả người lớn cũng thấy khó có thể cưỡng lại được sức quyến rũ của chúng. Sự hấp dẫn của truyền thông hiện đại đang chinh phục người tiêu thụ, bóp nghẹt họ trong sự khuất phục vô vọng. |
Today’s child inhabits a complex world. His simplistic to challenges of life and his values systems, tend to be shaped, to a great extent, by the mass media that dominate all works of life in our time. Mass media messages that keep on pummelling readers, viewers and listeners incessantly, are presented in such sophisticated packaging, put together through advanced techniques of communication, that even adults find it difficult to resist their hypnotic hold. The call of modern mass media, overwhelms the consumers and almost smothers them into a helpless submission. |
Truyền thông hiện đại, đặc biệt là các phương tiện điện tử, đã thu hút khán thính giả thanh thiếu niên trên khắp thế giới vào một thế hệ của truyền hình. Họ đã trưởng thành với loại truyền thông nầy. Phần lớn quan điểm sống của họ được đúc kết từ hành vi của những anh hùng trên màn ảnh nhỏ. |
Modern media, especially the electronic varieties, have converted the juvenile audiences everywhere in the world into a TV generation. They have come of age with this medium. Their view of life is derived, for the most part, from the doings of their electronic heroes. |
Thời trước, trẻ em được giới thiệu về truyền thống của cộng đồng hay về một xã hội nào đó bởi cha mẹ, anh chị và thầy cô, còn bây giờ việc giáo dục những lễ nghi, phong tục truyền thống đó được chuyển giao cho truyền thông điện tử. |
In the earlier age, the children were initiated into the traditions of a given community or a given segment of society by their parents, elders and teachers. A good part of this traditional practice of initiating the young into the rites, rituals and mores of the “tribe” has now been taken over by the electronic media. |
Do tầm ảnh hưởng quá khủng khiếp của truyền hình trong quá trình trưởng thành của thanh thiếu niên thời đại chúng ta, một số nhà xã hội học gọi truyền hình là “Phụ huynh thứ ba”. Theo cách nghĩ này, thế hệ trẻ thời nay là thế hệ đầu tiên trong lịch sử loài người, có ba đấng sinh thành dưỡng dục thay vì hai như trước kia. Với nhiều thanh thiếu niên trong thời hiện đại, màn ảnh nhỏ là cha mẹ, tôn sư, bạn bè, người kể chuyện, giáo sĩ, và người hướng đạo tất thảy đều trộn lẫn thành một. |
As a result of the awesome influence television exerts on the children of our day, during their formative years, some sociologists have dubbed TV as the “Third Parent”. Considered this way, the modern generation of children, is the first group in human history, to have three parents, instead of the usual two. To many a youngster in the modern world, the small screen is the parent, guru, friend, storyteller, priest, and guide-all rolled into one. |
Đến đây thật là thích hợp để chúng ta thử thăm dò loại truyền thông điện tử này đã làm gì đến thế hệ thanh thiếu niên ngày nay. Truyền hình: Một số nhà xã hội học, giáo dục học, và đạo đức học dường như tin rằng phương tiện truyền hình đã đưa thiếu niên ngày nay đi lạc đường. Trong những trường hợp thiếu niên trong thời đại của chúng ta có khuynh hướng bất thường hướng về hành vi tiêu cực, các nhà lãnh đạo có những ý kiến trên thường tố cáo truyền hình như là một kẻ phạm tội. |
It is quite relevant here to probe what this electronic medium has done to the TV generation. The blessings of this medium have been mixed. Television Some educationists, sociologists and moral leaders seem to believe that the medium of television has led the modern child astray. In most instances when children of our day show a tendency to deviate from the norm towards negative behaviour, these leaders of opinion, tend to point an accusing finger at television as the prime offender. |
Thái độ này có lý do của nó, vì nhiều nơi trên thế giới hiện nay, trẻ em xem truyền hình có vẻ như tiếp nhận một hình ảnh méo mó của thực tại. Thời trước, trẻ em được vỡ lòng về cuộc sống bằng những câu chuyện từ những người lớn tuổi. Trong quá khứ, khi hầu hết mọi người sống chủ yếu bằng nghề nông thì cha mẹ và ông bà là những người kể chuyện cho trẻ. Trẻ em tiếp nhận điều hay lẽ phải qua loại hình giáo dục dân gian không chính quy đó. |
There is some reason for this attitude. In many societies of the modern world TV viewing children seem to have acquired a warped view of reality. In earlier ages, the children were generally initiated into the traditions of a community by its elders. In the past, when the way of life of most people was primarily agrarian, the parents and grandparents narrated stories to their young. The children acquired their sense of right and wrong through that kind of informed folk-education. |
Nhưng ngày nay, hình thức nhập môn xã hội ấy dường như được thay thế một cách phổ quát bởi màn ảnh nhỏ. Trong một vài trường hợp, sự ảnh hưởng đầy hấp lực của truyền hình có thể lấn át cả sức mạnh và tiềm năng của nền giáo dục chính thức. Một cuộc khảo sát mới đây của Hoa Kỳ đã cho biết số giờ của một đứa trẻ xem truyền hình là 12 tiếng đồng hồ, gấp ba lần số giờ em có mặt ở trường. |
But, today all those forms of social initiation seem to be replaced to a great extent by the ubiquitous small screen. The compelling influence of the home TV set has been able to set aside, in some instances, even the power and potentiality of formal education. A survey conducted in the US established that the number of hours a child spends in front of the TV by the time the child is 12, exceeds the number of hours he spends at school by a factor of three. |
Phần lớn các chương trình truyền hình mà trẻ em tiếp nhận gồm những cảnh chết chóc, bạo lực, giết người, ám ảnh và tàn sát. Điều này luôn làm cho quan điểm sống của trẻ bị lệch lạc. Chúng có khuynh hướng cho rằng đa số những vấn đề trong cuộc sống phải được giải quyết ngay bằng phương thức bạo động. Một câu chuyện thường được giới nghiên cứu về sự ảnh hưởng của bạo lực trên truyền hình nhắc đến: Một người cha nói cho đứa con tám tuổi của mình biết là ông nội của nó, 86 tuổi đã qua đời. Câu đầu tiên mà cậu bé tám tuổi đã hỏi là: "Ai đã bắn ông?".Trong thực tế đứa trẻ đã tiếp nhận liên tục những phim bạo động trên ti-vi, các nhân vật bị thanh toán phần lớn bằng súng.Vì vậy, nếu có người chết, người ấy chắc chắn là bị bắn. |
A good portion of the television fare that children take in consists of programmes showing deaths, violence, murder, assassination and general carnage. This invariably distorts their attitude to life. They tend to assume that most issues in life are instantly settled by resorting to violence. An incident quoted in a study of the influence of TV violence on children is quite illuminating, in this context. Once, a young father informed his eight-year-old son that his father i.e. the child’s granddad of 86 years, is dead. The first question the eight-year-old child asked was, “Who shot him?” In the reality the child has acquired through continuous viewing of violent episodes on TV, characters are got rid of mainly by the gun. Therefore, if a person has died, it must invariably be that he was shot. |
Ảnh hưởng và Thảm kịch:Các chương trình truyền hình với những hình ảnh bạo lực làm lệch lạc quan điểm của cuộc sống thậm chí thỉnh thoảng còn xuất hiện trong các phim hoạt hình. Hai đứa trẻ_một trai một gái ở lứa tuổi 8 và 9 ngồi trước chiếc ti vi đang trình chiếu cảnh một đôi nam nữ đang say sưa hôn nhau. Còn bé gái đang xem ti vi nói với bé trai: “Đừng bỏ đi, một chút nữa họ sẽ giết nhau mà”. Dù là phim hoạt hình, các chương trình này cũng thiên về bạo động. Trong các chương trình thiếu nhi, xu hướng bạo lực dường như là hiện tượng phổ biến. Điều đáng nói ở đây là hầu như trẻ em thích bắt chước các cảnh bạo động trên các phim mà chúng đã xem. Chúng trở nên thích chơi các trò chơi có súng đạn. Tình trạng này bắt đầu làm cho các bậc làm cha mẹ, các nhà giáo dục và các nhà lãnh đạo xã hội phải lo ngại. Có những trường hợp trẻ em đã làm tổn hại cho chính mình và cho người khác khi chúng bắt đầu nhại theo các hành động trên truyền hình. Thỉnh thoảng những vụ việc liên quan như thế vẫn được thông tin trên truyền thông. Thảm kịch về một bé gái Na-Uy 5 tuổi trở thành nạn nhân cho sự bạo động của ba đứa bạn cùng lứa, hai bé trai 6 tuổi và một bé gái 5 tuổi.Vụ nầy tường thuật trên tờ Straits Time, số 20 vào tháng 10/1994 đã làm chấn động mạnh mẽ cho tất cả các nước Bắc Âu, khiến họ thức tỉnh về nạn bạo động trên truyền hình đối với mạng sống của thiếu nhi. Các quốc gia này đã nhanh chóng phản ứng kịch liệt tình trạng này và họ đã lập tức loại bỏ một số chương trình truyền hình bạo động có ảnh hưởng tai hại đến tâm trí non nớt của trẻ em. Điều này đã trở thành một vấn đề của quốc gia chứ không phải là chuyện cá nhân hay riêng tư nữa. Cuộc tranh luận về vấn nạn hiện tại: “Làm thế nào để đối phó với chương trình truyền hình bạo lực để không gây tác hại cho giới trẻ” đã trở thành vấn đề nóng bỏng khắp nơi. Trong vấn đề nầy, hoặc chính phủ hoặc các phụ huynh có trách nhiệm bảo đảm và ngăn chặn những chương trình có thể làm tổn hại đến trẻ em. Nếu loài người không thể dùng phương tiện có tiềm năng lớn cho lợi ích của mình, thì quả là một sự thật đáng buồn! Khi truyền hình sử dụng không tốt, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến khán giả người lớn. Các phương tiện truyền thông có thể có hậu quả xấu đối với người lớn và cả trẻ em là một vấn đề có tầm quan trọng của quốc gia và cả thế giới.. |
Influence TragedyThis acquisition of a distorted view of life through violent episodes on TV, was emphasised by a cartoon that appeared some time ago. Two children – a little boy and a little girl of 8 or 9, are seated in front of the TV. The image on the small screen shows a young man and a young woman kissing each other ardently. Of the two small children watching TV, the little girl tells the boy, “Don’t go away yet. In a little while they will start killing each other.” Although the medium was a cartoon, it underlined the bent children have towards TV violence. In children’s programmes, the tendency to slant the action towards violence seems a universal phenomenon. What is alarming here is mostly children being tempted to emulate that kind of violent TV action. The children who view TV programmes of violent action most often tend to resort to games that have staple of gun-toting in them. This situation begins to trouble parents, educationists and social leaders. There are instances when children hurt themselves or others, when they start aping the action on TV. From time to time such incidents get reported in the media. An extremely disturbing incident in this category was reported in the press from Norway. Because of the central significance of this incident, we reproduce the reported event from the Straits Times for the 20th of October, 1994. The tragedy of the five-year-old girl who fell victim to the violence of three of her playmates – two aged six and the other five – shocked the Scandinavian countries awake to the influence of TV violence, on the lives of young ones. Those countries reacted to the situation with alacrity. As the report indicates, they instantly banned several violent TV programmes that have destructive influence on young minds. It became a national issue and not merely a personal or private matter. The debate that ensued soon elevated it into a contemporary human problem. ‘How to cope with TV violence so that it will not harm the young,’ became a matter of urgent concern everywhere. Given such a context, either the state or responsible parental organizations should ensure that the electronic media behave ethically and constructively. If mankind cannot make the best possible use of a medium, that has vast potentialities for the good of human beings, it is indeed a tragic development. When the medium of TV is badly handled it affects even the adult viewers adversely. Monitoring media for the ill effects, they are likely to have both on the parents and the children is an issue of national significance for most countries. |
Sách báo kích động: Một dạng truyền thông khác có hại cho giới trẻ, đó là sách báo kích động. Quyền tự do phát biểu bởi sách báo ở một số quốc gia đã được sử dụng để lôi kéo độc giả. Loại báo chí này có khuynh hướng thực hiện quyền tự do phát biểu mà không có ý thức trách nhiệm nào cả. Ở Anh quốc, việc đuổi theo chuyện giật gân đã đi đến chỗ thái quá đáng nghi ngờ. Sự tấn công không e dè vào đời tư của các nhân vật cấp cao nhất đã thuộc về các loại chuyện tai tiếng, có tính cách quấy nhiễu. Lề thói báo chí kiểu đó chắc chắn sẽ đem lại sự suy đồi đạo đức cho độc giả, đặc biệt là giới trẻ. Sự bới móc đời tư không nương tay của một số tờ báo như đã nói, có thể dễ bị thanh thiếu niên hiểu lầm đó là việc làm hợp lý và bình thường. |
The impact from the print media: Although the electronic media-especially television – have greater impact on the people, print media too are likely to have a marked effect on readers. The freedom of expression enjoyed by print media in some countries, has been made use of for the purpose of ladling out sensational stuff to readers, as a means of expanding circulation. Some of these publications are likely to interpret the freedom of expression, with no sense whatsoever of responsibility. In the United Kingdom, the pursuit of sensationalism seems to have gone to questionable extremes. The uninhibited forays into the private lives of high public figures, have assumed the proportions of harrowing scandal. These journalistic goings-on invariably tend to bring about the moral degradation of their readers – especially the young ones. Such relentless and cruel exposure of the private lives of those prominent men and women, could very easily be mistaken by the young to be normal and ethical behaviour. The young are likely to err on the side of believing that such disrespectfulness towards men and women and the gross disregard of the feeling of the people, are forms of decent, polite behaviour. |
Một loại sách khác có thể nắm được độc giả thiếu nhi một cách cụ thể là truyện tranh. Loại truyện tranh nầy có nội dung bạo động, giết người, đánh lộn và các hành vi độc ác khác, các loại tình tiết này chiếm phần lớn của nội dung truyện. Một lần nữa, điều đáng buồn là các truyện tranh có thể dùng rất tốt cho việc giáo dục, xây dựng nhân cách và nâng cao đạo đức của giới trẻ, thì chính nó cũng bị lợi dụng và trục lợi. |
Another branch of print media that exerts a substantial hold on children is the picture-story. The ‘comics’ as these are generally described contain material in which violence, murder, assassination, fighting, and other forms of cruel actions occupy a place of high prominence. Once again, the pity of the matter is that this picture-story format could very well be used for the constructive education and the moral upliftment of the young. |
Truyện tranh |
ComicsThe “comics” formate can quite effectively be used, to narrate, for the modern children, some of the greatest stories of mankind. Indian epics–Ramayana and Mahabharata are being retold through the picture-story format. The Buddhist Jataka Tales (Birth Stories) presented as a picture-stories have a marked appeal for young reader of our time. |
Hãy bảo vệ con cái chúng ta:Phụ huynh, thầy cô và các nhà lãnh đạo tinh thần nên đặt các sản phẩm truyền thông nầy dưới sự giám sát nghiêm ngặt. Một tổ chức có trách nhiệm ở cấp cộng đồng hoặc ở cấp quốc gia đảm nhận việc đánh giá định kỳ về sự kích động của truyền thông trên thiếu nhi. Ngành truyền thông nên được yêu cầu chấp nhận một số biện pháp tự kiểm soát để loại bỏ những sản phẩm có thể tác động xấu đến trẻ em. Trong một xã hội mà ngành truyền thông đi vào đời sống của thiếu nhi một cách đáng ngạc nhiên, các bậc cha mẹ các nhà lãnh đạo xã hội dường như không có biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn ảnh hưởng đáng nghi ngại của ngành này. Và cha mẹ chỉ biết thức tỉnh khi tác động xấu của truyền thông vào tận trong nhà của họ. Mục đích chính của bài viết nầy là đề nghị biên soạn một hiến chương cho ngành truyền thông, để hướng dẫn những người có trách nhiệm trong nghành này chấp nhận một số hướng đi đúng đắn đạo đức và chuyên môn, đặc biệt là đối với những sản phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến hành vi của trẻ em. Đó là một nhu cầu thực sự bức thiết cho thế giới vào lúc này khi mà trẻ em khắp nơi đang gặp khủng hoảng. Các phương tiện truyền thông toàn cầu có một vai trò chủ đạo để thi hành, nếu chúng ta muốn thấy thế hệ hiện tại của trẻ em thế giới bước sang thế kỷ 21 an toàn và không thương tổn về đạo đức. (Trích dịch từ tài liệu:Parents & children, key to Happiness của Ven. Weragoda Sarada Thero, Xuất bản tại Singapore,1994) |
Our children should be protectedParents, teachers and spiritual leaders, should subject these media products to serve scrutiny. Periodical evaluation of their impact on children, either at community level or national level should be undertaken by a responsible body. Media should be requested to adopt self-regulatory measures to se that any material, that is likely to have an adverse impact on children is left out. A special characteristic of our age is the juvenile addiction to media. They turn to media for education, entertainment and as a means of consolation when they are bored. Most urban children are hooked on video games – a format once again dominated by violence and aggressiveness. One of the major aims of the present work, is to propose the formulation of a Charter for Media Practitioners, to guide them towards the adoption of proper, ethical and professional guidelines, especially when dealing with material that is likely to have a telling effect on child behaviour. That is very much a global need, at this time when the children, the world over are in crisis. Global media have a central role to play, if we are to see the present generation of world’s children, reach the 21st century safely and morally unscathed. (Source: Parents & children, key to Happiness của Ven. Weragoda Sarada Thero, Singapore,1994) |