destroyed by Taliban)
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chế tác một "bản sao siêu tuyệt" bức tranh trong hang động thế kỷ thứ 7 và hai bức tượng Phật Bamiyan bị Taliban phá hủy, sử dụng kết hợp các kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật số mà họ hy vọng sẽ cứu vãn "linh hồn" của tác phẩm cho các thế hệ tương lai.
Không mảnh vỡ nào còn sót lại của bức tranh trong hang động thế kỷ thứ 7, và hai bức tượng Phật khổng lồ được chạm khắc vào vách đá Bamiyan (Afghanistan) bị chính quyền Taliban dùng thuốc nổ đánh sập vào tháng 3/2001, làm dấy lên sự lên án toàn cầu.
Tuy nhiên, một bản sao chính xác, kết quả của thời gian ba năm nỗ lực tái tạo hiện đại, đã được trưng bày tại một Bảo tàng ở Tokyo, Nhật Bản vào tháng 9 vừa qua, chỉ vài tuần sau khi Taliban nắm được chính quyền toàn quốc ở Afghanistan vào hôm 15/8/2021.
Bức tranh tường trên trần của một hang động gần các pho tượng Phật nổi tiếng thế giới, miêu tả vị các vị Bồ tát đang trên hạnh nguyện tu hành lục độ vạn hạnh để đắc thành Phật quả.
bức tranh tường trên trần của một hang động dài 6 mét và cao 3 mét, bản sao kích thức đầy đủ và phức tạp đã được nhóm chế tác tại Đại học nghệ thuật Tokyo mệnh danh là "Bản sao Siêu tuyệt".
Takashi Inoue trưởng nhóm cho biết: "Chúng tôi đã thành công bởi việc chế tác một hình ảnh đại diện thật chính xác trong không gian ba chiều", từ kết cấu cho đến loại màu sơn.
Nhóm nghiên cứu đã xử lý kỹ thuật số hơn 100 bức ảnh, được chụp bởi các nhà khảo cổ học Nhật Bản, trước khi nó được miêu tả về bức tranh tường trên trần của một hang động, để chế tác ra một mô hình vi tính hóa bề mặt của nó.
Sau đó, họ đưa những dữ liệu này vào một chiếc máy để khắc hình dạng chính xác vào một khối Styrofoam.
Để hoàn thiện bản sao, các nghệ nhân đã áp dụng một loại sơn truyền thống trong bóng màu lapis lazuli tương tự như màu được sử dụng cho các bức tranh tường gốc.
Thông qua quá trình này, Inoue, một giáo sư chuyên về di sản văn hóa Á-Âu cho biết: "Chúng tôi có thể tái tạo, lặp đi lặp lại những thiết kế rất gần với những thiết kế thật, để truyền lại linh hồn của chúng cho các thế hệ tương lai".
Đối với nhà sử học Kosaku Maeda, người phụ trách nhóm tái tạo Tokyo, những hình ảnh "gây sốc" về những pho tượng Phật khổng lồ biến mất trong mây khói bụi trần vẫn là một ký ức sống động.
Một cụ ông 88 tuổi, hơn nửa thế kỷ trước, người đã nhiều lần đến viếng thăm hai tượng Phật nổi tiếng khắc vào vách đá sa thạch cổ đại ở thung lũng Bamiyan của Afghanistan (một tượng cao 54,8m, một tượng cao 36,5m) từng là 2 tượng Phật cao nhất thế giới và là di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận, cụ ông cho biết: "Tôi đã lo lắng rằng một hành động như vậy sẽ ảnh hưởng đến tượng cốt một lần nữa".
Nhà sử học Kosaku Maeda nói thêm, tuy nhiên công trình của họ cho thấy hành vi phá hoại là "vô nghĩa" khi đối mặt với công nghệ hiện đại, bởi "mọi thứ đều có thể được số hóa".
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: The Taipei Times)