Chính trị tạo cơ hội
để Đầu tư Dựa vào Nguyên tắc
(Lessons of the Principle of Dependent Arising for Politics and Investing)
Trong khi các chính trị gia và nhà đầu tư trên khắp thế giới ca ngợi việc thực hành chánh niệm như một công cụ “trấn tỉnh” để giảm mức độ căng thẳng, tăng năng suất và duy trì sự tập trung, không coi trọng trí tuệ là ưu tiên hàng đầu mà là sản phẩm phụ phát sinh từ chánh niệm sâu sắc. Nhưng trí tuệ là một trong ba thành phần không thể thiếu của giáo lý nhà Phật, cùng với kỷ luật đạo đức và định tâm, để phát triển cá nhân và trau dồi tinh thần.
Một giáo lý quan trọng của Phật giáo về trí tuệ là các nguyên tắc của duyên khởi, một sự hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ giữa nhân và quả. Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm sử dụng phép ẩn dụ về lưới trời Đế Thích, minh họa bản chất kỳ diệu của sự phụ thuộc lẫn nhau và ý nghĩa thực sự của sự tương sinh. Nếu chúng ta nhìn kỹ vào bất kỳ viên ngọc nào trên lưới, chúng ta có thể thấy hình ảnh phản chiếu của tất cả các viên ngọc khác trên bề mặt của nó. Trong hình ảnh phản chiếu của những viên ngọc khác, chúng ta có thể thấy viên ngọc ban đầu và những phản xạ, một lần nữa nó mang lại được phản chiếu, tạo thành một mạng lưới phản chiếu đan xen vô tận:
Kinh Hoa Nghiêm giúp chúng ta thấy rằng một yếu tố được tạo thành từ tất cả các yếu tố khác, và tất cả được tạo thành từ một yếu tố duy nhất. Khi bạn nhìn vào A, bạn sẽ thấy B, C, D, E, F, G, H. . . . Khi bạn thấy B, C, D, E, F, G, H trong A, bạn thấy mọi thứ trong A, bạn thấy ‘rằng’ A không phải là A, ‘và’ đó là lý do tại sao A thực sự là A”. (Thich Nhat Hanh on The Diamond Sutra (A Buddhist Library)
Trong hỗ tương liên kết thế giới này, thách thức chính đối với các nhà lãnh đạo thế giới và các nhà đầu tư trên thị trường tài chính là hiểu được tầm quan trọng của sự phụ thuộc lẫn nhau. Trong khi các quyết định và sự kiện ở một nơi trên thế giới của chúng ta hiện có ý nghĩa toàn cầu, với sự tiến bộ của công nghệ và trao đổi thông tin toàn cầu, nhiều nhà lãnh đạo thế giới và những người đưa ra quyết định tài chính vẫn suy nghĩ và hành động với "silo mentality" (Tâm lí silo; một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh) - lấy cớ rằng họ có thể tự tách ra phần tư lợi của họ - và quá trình đưa ra quyết định từ phần còn lại của thế giới. Những người có ảnh hưởng lớn về chính trị và tài chính phải ý thức trách nhiệm to lớn mà họ gánh vác. Ví dụ, vào ngày 1 tháng 6 năm 2017, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ rút ra khỏi Hiệp định Paris về khí hậu, sẽ chấm dứt tất cả sự tham gia liên quan đến Hiệp định Paris năm 2015 về việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, có hiệu lực cùng ngày, trước đó đã được 195 quốc gia nhất trí vào năm 2015, lẽ ra họ phải thừa nhận thời gian, nỗ lực và sự thỏa hiệp mà rất nhiều quốc gia cần để cùng nhau đưa ra một thỏa thuận khả thi.
Khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cập rằng, không có thỏa thuận nào còn hơn là có một thỏa thuận tồi, ông vẫn đang với tư duy, nó sẽ không là thắng hay thua của bất kỳ ai (Win or lose), trong đó ông sẵn sàng là người chiến thắng trong mọi tình huống, và nếu phải thua thì điều này sẽ chỉ được chấp nhận trong một tình huống sẽ không là thắng hay thua của bất kỳ ai. Lối tư duy này được thúc đẩy không chỉ vì lợi ích cá nhân mà còn bởi lòng tham và sự thiếu hiểu biết thực tế. Tương tự như thế, như chúng ta có thể thấy với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cuộc bỏ phiếu Brexit, cuộc bầu cử Tổng thống và tổng tuyển cử ở Anh và Mỹ, cũng như Hoa Kỳ đã quyết định rút ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đang có một xu hướng nguy hiểm là các chính trị gia và những người tham gia thị trường tài chính bài bạc cá cược để giành một số chiến thắng cận biên cho “một” với cái giá phải trả là “tất cả”.
Hình: Tấm lưới báu trang hoàng ở cung điện của trời Đế thích. Mỗi mắt lưới đều có kết bảo châu, nhiều vô lượng, mỗi viên bảo châu đều ánh hiện hình ảnh của tất cả các viên bảo châu khác, vô lượng viên bảo châu như thế giao thoa phản chiếu, ánh hiện trùng trùng, vô cùng vô tận. Ảnh: mellissaelucia.files.wordpress.com
Như chúng ta đã thấy với Brexit và cuộc tổng tuyển của ở Vương quốc Anh, những ván cá cược này là rủi ro và không xứng đáng. Chúng ta thể hiện sự thiếu khiêm tốn và thiếu nhận thức về bản chất liên kết giữa các cá nhân, xã hội và tự nhiên, đồng thời cho thấy sự thất bại trong việc nhận ra hậu quả bất lợi của các hành vi ích kỷ. Nhà đầu cơ nổi tiếng Ray Dalio, người sáng lập công ty quản lý quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới Bridgewater Associates, từng dự đoán chính xác về khủng hoảng tài chính 2008 cũng đã bày tỏ lo ngại về việc số lượng các cuộc xung đột ngày càng tăng, có tác động bất lợi như thế nào đối với chính phủ và nền kinh tế.
Với tư cách là một công dân Hoa Kỳ toàn cầu, Tỷ phú Ray Dalio giải thích thêm rằng, ông có xu hướng phân tích các chính sách của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, từ góc độ kinh tế và định hướng thị trường, điều này được cung cấp thêm bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng về lịch sử và tự nhiên, cũng như sự hiểu biết về các mô hình nguyên nhân và kết quả. . Ông đã được cảnh báo bởi quan sát rằng:
“Khi phải đối mặt với các lựa chọn giữa điều gì hoàn hảo cho toàn bộ và điều gì tốt cho bộ phận, giữa hài hòa và xung đột, (Trump) có xu hướng mạnh mẽ là chọn một phần và xung đột.” (LinkedIn)
Ở góc độ nào đó, Tỷ phú Ray Dalio đã chia sẽ những trải nghiệm thông qua giáo lý đạo Phật, sự sống là một phần của tự nhiên và mọi sự sống của con người và vạn vật đều tương quan, tương tức và phụ thuộc lẫn nhau: “Khi ‘tin tưởng (believe) rằng, chúng ta được kết nối với toàn bộ sinh thái, toàn bộ hệ sinh thái, toàn bộ cộng đồng thế giới và toàn bộ đất nước, con người Hoa Kỳ của chúng ta, vì thế chúng ta phải có mối quan hệ cộng sinh với họ”. (LinkedIn)
Khi con đường xung đột và thù địch này được kết cấu hoàn toàn bằng lòng tham giành “đắc thắng” bằng cái giá phải trả của “người ta”, lòng căm thù của những người khác không thuộc về “sự ô hợp” và do thiếu hiểu biết về bản chất của thời đại ngày nay và của thiên nhiên độc đáo, tất cả chúng ta nên chia sẻ mối quan tâm này.
Tác giả Tiến sĩ Ngô Chí Hiên
Việt dịch Thích Vân Phong
Nguồn Buddhistdoor Global
Tác giả Tiến sĩ Ngô Chí Hiên (Dr. Ernest Chi-Hin Ng, 吳志軒), Giám đốc điều hành Đông Liên Hoa Giác Uyển (東 蓮 覺 苑-Tung Lin Kok Yuen), một tổ chức từ thiện xã hội có trụ sở tại Hong Kong được thành lập bởi bà nội của cư sĩ tỷ phú Hà Hồng Nghị, nữ cư sĩ phật tử Trương Tĩnh Dung (張靜蓉-Lady Clara Ho Tung) sẽ xây dựng một trụ sở lớn nhất dành cho các chuyên gia nghiên cứu Phật giáo ở Canada, một tổ chức phi chính phủ Phật giáo cống hiến cho giáo lý Phật giáo, giáo dục và các dịch vụ cộng đồng trong hơn 80 năm.
Tiến sĩ Ngô Chí Hiên, với tâm huyết với giáo dục và nghiên cứu về sự kết hợp giữa phát triển bền vững, truyền thống trí tuệ và kinh tế thị trường. Ông cũng là Chủ tịch của Hiệp hội cựu sinh viên Trung tâm Nghiên cứu Phật học (the Center of Buddhist Studies-CBS) tại Đại học Hồng Kông (The University of Hong Kong-HKU) và là trợ lý giáo sư thỉnh giảng tại CBS của Đại học Hồng Kông (HKU), nơi ông giảng dạy một khóa học đại học về Phật giáo và kinh tế.
Ông cam kết phát triển thế hệ trẻ và các nhà lãnh đạo tương lai, làm cố vấn cho nhiều trường đại học và đồng tổ chức chương trình trải nghiệm làm việc. Trước đây, ông là giám đốc đầu tư tại Sumeru Capital và là phó Chủ tịch nhóm Chiến lược chính của Morgan Stanley (mã số tại NYSE: MS) là một ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán có trụ sở chính tại Hoa Kỳ, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản.
Ông tốt nghiệp Hiệp hội danh dự Phi Beta Kappa từ Đại học Chicago, Hoa Kỳ với bằng Cử nhân kinh tế và bằng Thạc sĩ quan hệ quốc tế. Ông cũng đã nhận bằng Thạc sĩ Nghiên cứu Phật học và Tiến sĩ từ CBS. Ông từng là Học giả của Sir Edward Youde và hiện là Thành viên tại Viện SPES Châu Âu.