Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

307. Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1190), Đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀

05/11/202118:56(Xem: 15702)
307. Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1190), Đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀

thich nguyen tang-ts quang nghiem (1)thich nguyen tang-ts quang nghiem (3)

Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1190)

Đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông)
🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸

Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng
Bài trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm & Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh ; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước-Quảng Tịnh
 







Nam Mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Bảy, 06/11/2021 (02/10/Tân Sửu), chúng con được học về Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1190), đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 307 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).


Sư họ Nguyễn, quê ở huyện Đan Phượng, mồ côi Cha Mẹ từ thuở bé, theo học Phật pháp với người cậu là thầy Bảo Nhạc. Sau khi thầy Nhạc qua đời, Sư đi hành cước bốn phương, viếng khắp các nơi thiền tứ. Nghe Thiền sư Trí Thiền giáo hóa ở chùa Phúc Thánh, hạt Điển Lãnh, Sư liền đến đây tham vấn.

Sư Phụ giải thích:
- Sư Quảng Nghiêm mồ côi cha mẹ từ thuở bé, Sư theo học Phật pháp với người cậu là Bảo Nhạc. Khi người cậu qua đời, Sư đến tham học với Thiền Sư Trí Thiền ở chùa Phúc Thánh.

Một hôm nhân nghe Trí Thiền giảng Ngữ lục của ngài Tuyết Đậu, đến chỗ Đạo Ngô và Tiệm Nguyên đến nhà người điếu tang, đối đáp về vấn đề sanh tử, Sư có sở đắc liền hỏi:
- Một câu thoại đầu ấy, người xưa nói ở trong sanh tử, lại có lý hay không?
Thiền Sư Trí Thiền đáp:
- Ngươi nhận được lý này chăng?
Sư thưa: Thế nào là lý không sanh tử?
TS Trí Thiền: Chỉ ở trong sanh tử khéo nhận lấy.
Sư trình bạch: Đạt vô sanh rồi.
TS Trí Thiền bảo: Vậy thì tự liễu.
Ngay câu nói này, Sư càng thấu suốt, lại hỏi:
- Làm sao bảo nhậm (gìn giữ)?
TS Trí Thiền dạy: Đã liễu ngộ lại đồng chưa liễu.
Sư sụp xuống lạy tạ ơn.

Sư Phụ giải thích:

Thiền Sư Quảng Nghiêm đến chùa của Sư Phụ Trí Thiền tu học, lúc đó Ngài Trí Thiền đang giảng về công án thiền “Đạo Ngô và Tiệm Nguyên đi đám tang”. Con cảm ơn Sư Phụ kể lại câu chuyện lý thú này.

Một ngày kia Thầy trò Thiền Sư Đạo Ngộ và Tiệm Nguyên đi đám tang, đệ tửTiệm Nguyên vỗ vào quan tài hỏi, “Sống sao chết sao?”, Sư phụ Đạo Ngô nói: “Không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết.” Tiệm Nguyên nói, “Tại sao lại không?” Đạo Ngô nói, “Không nói là không nói.” Đám xong, trên đường trở về chùa, đệ tử Tiệm Nguyên thưa: “Hòa thượng mau nói cho con, nếu không con sẽ đánh hòa thượng đó.” Sư phụ Đạo Ngô nói, “Đánh thì cứ việc đánh, nhưng mà nói vẫn không nói.” Tiệm Nguyên bèn đánh Sư Phụ.

Khi về đến chùa, Sư phụ Đạo Ngô bảo: ‘Tiệm Nguyên con nên rời khỏi đây, nếu Thầy Tri Sự biệt việc này, con sẽ không được yên thân đâu”. Ngài Tiệm Nguyên đành phải rời khỏi Sư phụ và cất một cái am ở nơi khác để tu, trong lòng của ngài vẫn cứ miệt mài tìm câu trả lời “ tại sao không phải sanh, không phải tử, vì sao sanh tử đều không nói?”.

Cho đến một đêm kia, khi nghe am bên cạnh tụng kinh Phổ Môn, đến câu: “Ưng dĩ tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di thân nhi đắc độ giả, tức hiện tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di thân nhi vị thuyết pháp.

Có nghĩa là: “Nên dùng thân tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di để được độ, liền hiện thân tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di để mà thuyết pháp”. Ngài Tiệm Nguyên liền tĩnh ngộ.

Sau đó ngài Tiệm Nguyên đến gặp Thiền Sư Thạch Sương kể lại câu chuyện trước kia. Thiền Sư Thạch Sương nói, “Không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết.” Tiệm Nguyên nói, “Tại sao lại không?” Thạch Sương nói, “ Nhất định không”. Ngài Tiệm Nguyên nghe thế hoát nhiên đại ngộ, liền quay trở về chùa xưa để sám hối với Sư Phụ Đạo Ngô nhưng năm ấy Sư phụ đã viên tịch.

Sư Phụ giải thích: đứng về mặt hiện tượng thì thấy có sanh, có tử, nhưng về bản thể thì tuyệt đối không có sanh, không có tử. Chơn tâm, Phật tánh không có đối đãi, nên không còn sanh, không còn tử nữa. Sư phụ Đạo Ngô không trả lời điều này vì muốn giúp cho đệ tử Tiệm Nguyên tự nhận ra thể tánh của mình, thậm chí còn chấp nhận hy sinh bị đánh nhưng đệ tử đã bỏ lỡ cơ hộ ngàn vàng ấy.

Ngày nay Ngài Quảng Nghiêm căn cứ vào câu chuyện trên mà hỏi 1 câu : “Thế nào là lý không sanh tử ? Sư Phụ Trí Thiền khai thị “Chỉ ở trong sanh tử khéo nhận lấy”.

Ngài Quảng Nghiêm ngay khi câu nói của Thiền Sư Trí Thiền , Ngài liền hoát nhiên đại ngộ, nhận ra được “lý không sanh tử”. Sư phụ nhắc lại lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng về vấn đề này qua bài kệ:

“ Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế gian mịch bồ đề
Kháp như cầu thố giác”

Có nghĩa là:

“ Phật pháp trên thế gian
Không thể rời thế gian mà giác ngộ
Rời thế gian tìm giác ngộ
Giống như tìm sừng thỏ”

Chúng ta chỉ có thể tìm được hạnh phúc trong đau khổ, lấy nước trong trong nước đục, tìm bồ đề trong phiền não, tìm Niết bàn trong sanh tử. Đó là chân lý nhiệm mầu của Phật giáo.

*
* *

Từ đây tiếng Sư vang khắp tùng lâm. Trước Sư đến chùa Thánh Ân ở làng Siêu Loại dừng trụ. Binh bộ Thượng thơ Phùng Giáng Tường nghe danh kính mộ, thỉnh Sư về trụ trì chùa Tịnh Quả do chính ông lập. Nơi đây Sư xiển dương tông chỉ, thiền giả đến học đều được lợi ích.
Một hôm, đệ tử nhập thất là Thường Chiếu đem kinh Kim Cang hỏi:
- “Pháp Như Lai đã được, pháp này không thật không hư”, ấy là pháp gì?
Sư đáp:
- Ngươi chớ hủy báng Như Lai.
- Hòa thượng chớ hủy báng kinh.
- Kinh này là ai nói?
- Hòa thượng chớ đùa với con, đâu không phải là Phật nói sao?
- Nếu là Phật nói, vì sao trong kinh lại nói “nếu nói Như Lai có nói pháp tức là hủy báng Phật”?
Thường Chiếu không đáp được.

Sư Phụ giải thích:
- Đệ tử nhập thất là hành giả giỏi, đã kiến tánh phần nào, được Sư phụ chọn cho vào thất thưa hỏi.
- Đoạn đối đáp giữa ngài Thường Chiếu và sư phụ Quảng Nghiêm về kinh Kim Cang rất kỳ đặc.
Ngài Thường Chiếu đem kinh Kim Cang hỏi, “pháp của Như Lai không thật không hư là pháp gì?”
Sư Phụ Quảng Nghiêm nói, cuối Kính Kim Cang có câu: “Nếu có Như Lai nói pháp là phỉ báng Như Lai”.
Ngài Thường Chiếu bế tắc, nín lặng trước lời khai thị của sư phụ Quảng Nghiêm.
- Đức Thế Tôn đã từng nói trong 45 năm ta chưa nói lời nào, những lời Phật giảng như chiếc bè giúp đưa chúng sanh qua bờ bên kia. Khi qua tới bờ, là đã đạt giác ngộ, ra khỏi vòng sanh tử luân hồi thì bỏ chiểc bè lại, chiếc bè là kinh điển là giáo pháp là phương tiện, là ngón tay chỉ mặt trăng.

Sư Phụ giải thích lời Ngài Tu Bồ Đề thưa hỏi Đức Thế Tôn: “Nếu có người nam người nữ phát tâm cầu đạo Vô Thượng Bồ Đề thi nên an trụ tâm như thế nào và hàng phục tâm như thế nào?
- muốn hàng phục tâm là hàng phục ma quân trong tâm, là phiền não là vọng tâm của chính mình.
- Sau khi hàng phục được vọng tâm thì tâm được an trụ, không có chỗ để trụ, tâm tự tại giải thoát.


Có vị Tăng hỏi:
- Thế nào là Pháp thân?
Sư đáp:
- Pháp thân vốn không tướng.
Tăng hỏi: Thế nào là Bát-nhã?
Sư đáp: Bát-nhã không hình.
Tăng hỏi: Thế nào là cảnh Tịnh Quả?
Sư đáp: Cây thông, cây thu bên ngôi mộ xưa.
Tăng hỏi: Thế nào là người trong cảnh?
Sư đáp: Một mình ngồi bịt miệng bình.
Tăng hỏi: Chợt gặp tri âm làm sao tiếp?
Sư đáp: Tùy duyên nhướng đôi mày.
Tăng hỏi: Thế ấy là cháu chắt Kiến Sơ, là con Âu Tông?
Sư đáp: Người ngu nước Sở.
Vị Tăng không đáp được.

Sư Phụ giải thích:
- Pháp thân không tướng, là chân tâm, là Phật tánh.
- Bát Nhã không hình là trí tuệ.
- Tịnh Quả là ngôi chùa do Ngài Quảng Nghiêm trụ trì, ý người hỏi muốn biết “trong cảnh giới của Thiền Sư Quảng Nghiêm” có gì . Ngài bảo là “cây thông, cây thu, ngôi mộ xưa” là cảnh giới tịch tỉnh, lặng lẽ.
- người trong cảnh ngồi im lặng vô ngôn (bịt miệng bình)
- nhướng đôi mày là biểu trưng cho diệu dụng hiện tiền, đã hiểu ý, đã cảm thông mà không cần phải mở miệng.
- Chùa Kiến Sơ là chùa Tổ của thiền phái Vô Ngôn Thông.



Đến ngày 15 tháng 2 năm Canh Tuất (1190), Sư sắp tịch liền nói kệ “Hưu hướng Như Lai “:

Lìa tịch mới bàn câu tịch diệt
Được vô sanh, sau nói vô sanh.
Làm trai có chí xông trời thẳm,
Chớ giẫm Như Lai vết đã qua.


Bản dịch của Nguyễn Duy:

Còn ham thì hãy làm thinh
Trải vô sinh luận vô sinh kiếp người
Làm trai chí cả tung trời
Đừng lao theo vết chân thời Như Lai.

Bản dịch của Nguyễn Đức Vân, Đào Phương Bình

Thoát tịch diệt xong, bàn tịch diệt,
Sau vô sinh, hãy nói vô sinh.
Làm trai lập chí xông trời thẳm,
Theo gót Như Lai luống nhọc mình.

Bản dịch của Nguyễn Văn Dũng vicar:

Đã tịch diệt mới bàn tịch diệt
Sống vô sinh mới thuyết vô sinh
Làm trai chí cả xung trời thẳm
Đừng hướng Như Lai lối đã thành

Nói kệ xong, Sư chắp tay vui vẻ thị tịch, thọ thế bảy mươi  tuổi.



Sư Phụ giải thích:
- Tịch diệt và Vô sanh là từ khác của Niết bàn giải thoát,
- “Lìa tịch diệt mới bàn câu tịch diệt, được vô sanh, sau nói vô sanh”, có nghĩa là hành giả đã đạt đến Niết bàn rồi mà không bám trụ nơi Niết bàn để thọ hưởng mà phải tiến tới một nấc thang nữa là “vô trụ xứ Niết bàn” để thuyết pháp, giáo hóa chúng sanh. Hạnh giải tương ưng, sự lý dung thông, lời nói và hành động luôn luôn song hành với nhau, không bị khập khiễng và chống trái nhau.

- Làm trai có chí xông trời thẳm,
*Hành giả một khi đã phát tâm tu học Phật rồi, phải có chí hướng thượng, dấn thân, kiên trì nhẫn nại để đạt đến khung trời giác ngộ, vượt ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.
- Chớ giẫm Như Lai vết đã qua.
* Muốn thoát vòng sanh tử luân hồi thì chớ có đi theo lối mòn của Như Lại. Lối mòn ở đây chính là những pháp tu, những kinh sách, vốn là những phương tiện dẫn dắt cho chúng đến giác ngộ, chúng ta không được ngủ quên trong những phương tiện này. Người sơ cơ mới học Phật sẽ dễ hiểu lầm lời dạy này của Ngài. Kỳ thực lời dạy của Ngài cũng lập lời của Phật dạy trong Kinh Kim Cang cách đây 26 thế kỷ, Phật dạy rằng “Nhữ đẳng Tỳ-kheo tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp”, có nghĩa là “ Này các Tỳ-kheo, các con nên biết, ta nói pháp ví dụ như chiếc bè, pháp còn nên bỏ, huống là phi pháp”. Đó chính là thông điệp mà Thiền Sư Quảng Nghiêm muốn gởi lại cho đời sau.



Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Quảng Nghiêm do Thượng Tọa Chúc Hiền sáng tán cúng dường Ngài:

Hành cước khắp nơi học đạo thiền
Trí Thiền thạch trụ mở nguồn thiêng
Lắng nghe diệu pháp bày chân tướng
Thấu hiểu huyền âm tỏ đạo nguyên
Quả Tịnh thiền môn khai ấn giáo
Quảng Nghiêm pháp hoá thạnh ân truyền
Thiền Tăng một thuở lưu trang sử
Đạo mạch tuôn trào đức hạnh viên
Hạnh viên trí sáng tỏa muôn nơi
Tự tại ung dung giữa chợ đời
Chẳng vướng lợi danh vui tấc dạ
Không màn tài lộc vượt trùng khơi
Dong thuyền Bát Nhã du ba cõi
Mở cửa Từ Bi độ bốn loài
Nhân ngã thị phi đều rủ sạch
Đức thiền tỏa sáng vạn đời soi…


Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về Thiền Sư Quảng Nghiêm, cuộc đời của Sư bất hạnh mồ côi Cha Mẹ từ nhỏ, nhưng Sư được theo học Phật pháp với người cậu. Rồi Sư may mắn được gặp Thiền Sư Trí Thiền qua một câu thoại đầu “trong sanh tử đạt lý bất sanh bất tử”. Sư đạt ngộ lý bất sanh bất tử là chân tâm Phật tánh luôn thường hằng có trong tất cả chúng sanh vạn loài và Sư đã độ cho đệ tử Thường Chiếu cốt tủy của kinh Kim Cang là lời của Đức Thế Tôn như chiếc bè giúp qua sông, qua đến bờ giác ngộ rồi thì không cần chiếc bè nữa.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).



307_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Quang Nghiem


Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1190)
Đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Cao Tông)




Kính dâng Thầy lời trình pháp về bài pháp thoại thứ 307 về Thiền Sư Quảng Nghiêm . Kính bạch Thầy, cho đến nay con mới chiêm nghiệm được sự quan trọng và cần thiết để một người đệ tử trình pháp . Người ấy phải thu nhận được gì từ những tinh yếu mà người Thày đã nhắn gửi khi thuyết giảng một bài kinh được ghi chép lại từ kim ngôn của Đức Phật hoặc một bài kệ thị tịch của một vị Tổ Sư Thiền .

Và riêng bài kệ thị tịch hôm nay của Thiền Sư Quảng Nghiêm, Thày đã dẫn dắt từng bước qua những lời đối đáp kỳ đặc nhưng lung linh vi diệu về Sanh, Tử - về Pháp Thân và kinh Kim Cang yếu chỉ để rồi kết thúc bằng sự chỉ dạy " ĐỪNG NGỦ QUÊN TRÊN PHƯƠNG TIỆN HAY BẤT CỨ PHÁP MÔN NÀO MÀ HÃY LO ĐOẠN DIỆT PHIỀN NÃO ĐỂ ĐƯỢC AN TRÚ TRONG VÔ TRỤ XỨ NIẾT BÀN " .

Kính đảnh lễ Thầy và kính tri ân Thày, HH



Từ khi học Tổ Sư Thiền đến nay mỗi mỗi bài kệ thị tịch của mỗi một Thiền Sư trong đó ý từ trong bài kệ thị tịch bao giờ cũng cô đọng những gì muốn nhắn nhủ với người ở lại. Đó là tài sản kinh nghiệm thật quý báu mà Thiền sư đã chắt chiu, nếm trải. có khi vài chục năm hay đã nhờ túc duyên nhiều kiếp ....

Đặc biệt bài kệ Hưu Hướng Như Lai của Thiền Sư Quảng Nghiêm tôi đã biết trước đó nhiều năm và đã đọc rất nhiều lời bình giải ....

Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ,
Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh.
Nam nhi tự hữu xung thiên chí,
Hưu hương Như Lai hành xứ hành.

Dịch nghĩa

Lìa được sự ham muốn đi vào niết bàn thì mới có thể bàn chuyện đi vào niết bàn,
Sinh vào cõi vô sinh rồi mới có thể bàn chuyện vô sinh.
Làm trai phải tự có chí xung trời thẳm,
Đừng nhọc mình dẫm theo vết chân của Như Lai.

Bản dịch của Ngô Tất Tố:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt
Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh
Tài trai có chí xông trời thẳm
Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình

Theo đó :

Li tịch phương ngôn tịch diệt

Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh.

Nghĩa là bất sinh - bất diệt nằm ngay trong sinh - diệt. Tam luận tông cho rằng “sinh tức vô sinh”. Có nghĩa là tục đế gọi là sinh, thực ra là “giả sinh”, co nghĩa là do nhân duyên hoà hợp mà thành. Cho nên cái mà tục đế gọi là sinh, chân đế gọi là vô sinh.

Tịch diệt Niết-bàn là mục tiêu mà người tu theo đạo Phật đều muốn hướng đến, bởi vì ở đó có bình an hạnh phúc mà không có sinh tử khổ đau, không có những gì gọi là bất như ý. Tuy nhiên, nếu bảo Tịch diệt Niết-bàn là cảnh giới khác với cảnh giới này thì đó là điều không tưởng, là cái bánh vẽ ra chỉ để nhìn. Cảnh giới đó không phải có nhưng cũng không phải không, nếu bảo có thì nó vượt ra ngoài khả năng tư duy của con người làm sao biết có, nếu bảo không sao người ta lại theo đuổi? Nó vô hình vô tướng, vượt ngoài tầm nhìn và khả năng tư duy của con người. Thiền tông chỉ ra cho ta hay cảnh giới đó chính là ở đây, ngay trên thế gian này, ngay trên cái tâm lượng mà mỗi con người đang có. Trần Nhân Tông nói đạo chỉ là đói thì ăn mệt thì ngủ.

Phải quên hai chữ Niết-bàn đi để thấy được Niết-bàn là ở đây, bây giờ, bám chặt vào văn tự Tịch diệt Niết-bàn là ta đã rơi vào biến kế sở chấp như tưởng ra lông rùa sừng thỏ.

Và Phần thứ hai của bài kệ, là con đường đưa đến sự chứng ngộ, là con đường làm Phật theo nhãn quan của thiền sư (, con đường làm Phật nhưng đừng đi theo dấu chân Phật)

Nam nhi tự hữu xung thiên chí,
Hưu hương Như Lai hành xứ hành.

....Nhưng nghĩ mình rất sơ cơ phải bắt buộc đi chậm từng bước một theo dấu người đi trước ....vì trong phạm trù học Phật tức phải học theo giáo pháp của Phật, học theo lời dạy của Ngài, hạnh nguyện của Ngài, nếu không nương tựa vào pháp thì ta biết nương tựa vào đâu. Phật đã từng dạy, Pháp là ngọn đèn, là đấng Đạo sư cho chúng sanh sau khi Ngài diệt độ, điều đó ai cũng biết. Đã nhiều lần Đức Phật khẳng định Ngàii chỉ là bậc dẫn đường và chỉ có một con đường để đi qua đó là Tứ Niệm Xứ ....

Các người hãy tự mình nỗ lực

Như Lai chỉ là bậc dẫn đường

Thực hành thiền định cho thường

Thoát vòng kiềm tỏa Ma Vương buộc ràng

(Pháp cú 276)

Trong bài kinh Niệm Xứ của bộ Trung A-hàm, đoạn kinh tương ứng là:

“Có một con đường tịnh hóa chúng sanh, vượt qua lo sợ, diệt trừ khổ não, chấm dứt than khóc, chứng đắc Chánh pháp. Đó là Bốn niệm xứ” (HT Tuệ Sỹ dịch).

Trong phẩm Đạo (Pháp Cú, 274-275), Tứ niệm Xứ là con đường duy nhất để đưa đến đạo quả giải thoát

Chỉ đường này , chẳng đường nào khác

Đưa đến thanh tịnh hoá kiến tri

Mau theo đường ấy ngày đi

Mà quân muốn phá cũng thì chào thua ( kệ cú 274)

Đặt chân vào bước đường này

Con người chấm dứt được ngày khổ sầu

Ta đã qua cầu nay chỉ lại

Lối đi diệt chướng ngại chông gai

( kệ cú 275)

Theo KinhTương Ưng, (12.65).là con đường cổ xưa mà chư Phật đều đi qua trong các thời kỳ trước

1) Con đường trực tiếp hay con đường thẳng, là vì nó đưa thẳng đến mục tiêu;

2) Con đường phải đi một mình;

3) Con đường vạch ra bởi “Một Đấng” (ám chỉ Đức Phật);

4) Con đường duy nhất trong Đạo Phật; và

5) Con đường đưa đến một mục tiêu (đó là Niết Bàn).

Thế nhưng gần một năm nay khi xem lại Hưu hướng Như Lai tôi không thấy có điều gì nghịch lại Thiền sư Quảng Nghiêm mạnh dạn khích lệ học trò, khơi dậy tính tích cực, ý chí sáng tạo bằng những câu xác quyết, không hề lấp lửng :

"Làm trai chí lớn tung trời thẳm; Sao dẫm chân theo chỗ Phật thành"

Thiền sư nói đừng theo Phật, đừng dẫm lên dấu chân Phật, đó là phong cách của Quảng Nghiêm Thiền sư, là phong cách của thiền.

Chẳng phải ngẫu nhiên, chẳng phải mới lạ, cũng không phải là vô căn cứ, bởi lẽ đức Thế Tôn đã từng tuyên bố rằng, “trong suốt bốn mươi chín năm qua Ngài chưa từng nói lời nào”. Ngài đã bảo là Ngài không nói sao lại ghép cho Ngài nói cái này cái kia

Chúng ta chỉ vì , thiếu tự tin, không chịu khó khám phá năng lực tiềm ẩn mà cứ dò dẫm theo lối mòn của Phật Tổ, hòng thành tựu cũng y như vậy là chuyện không thể có được.

Hơn thế nữa tôi thường được dạy “Đừng sợ rằng cuộc sống của con sẽ kết thúc, mà nên lo lắng rằng cuộc sống của con vĩnh viễn sẽ không thật sự bắt đầu. Kẻ thù đáng sợ nhất chính là không có được niềm tin mạnh mẽ! Xã hội này sẽ không cười nhạo những người bò dậy từ trên mặt đất, mà cười nhạo những kẻ nhu nhược không dám cất bước tiến lên"

Thế mà phải đợi đến hôm nay sau khi nghe trọn vẹn bài pháp thoại 307 của Giảng Sư TT Nguyên Tạng về Thiền Sư Quảng Nghiêm xuyên suốt 1:30 phút với toàn tâm toàn ý, và Tôi đã tiếp nhận những lời dạy của Thày về bài kệ thị tịch này thật hoàn toàn khác với trước kia vì Thầy đã dẫn dắt từ đầu hành trạng tiểu sử với những giai thoại học Đạo và triệt ngộ của Thiền Sư Quảng Nghiêm với Sư Phụ mình ( Thiền Sư Trí Thiền ) và những lời đối đáp rất là .....lung linh , kỳ đặc Thiền của chính Thiền Sư Quảng Nghiêm với đệ tử nhập thất Thường Chiếu và các tăng sinh khác .

Để rồi từ đấy vào cuối giờ pháp thoại tôi bàng hoàng sung sướng chỉ còn nghe trong Tâm lời dạy thật thâm trầm như nhắn gửi cho sự học Đạo của tôi , mặc dù tôi vẫn nghe vẫn biết Giáo Pháp của Như Lai chỉ là "tùy bệnh cho thuốc", là chiếc bè đưa người qua sông, là ngón tay chỉ mặt trăng nhưng vẫn chưa hội được điều gì cứ mãi mê ngủ quên ....

Thay lời kết :

Kính đa tạ và tri ân Giảng Sư, con rất trân trọng và rất tâm đắc với lời truyền trao hôm nay qua nài kệ Thị tịch Hưu Hướng Như Lai" ĐỪNG NGỦ QUÊN TRÊN PHƯƠNG TIỆN HAY BẤT CỨ PHÁP MÔN NÀO MÀ HÃY LO ĐOẠN DIỆT PHIỀN NÃO ĐỂ ĐƯỢC AN TRÚ TRONG VÔ TRỤ XỨ NIẾT BÀN " .

Kính trân trọng

Kính ngưỡng Thiền Sư Quảng Nghiêm ...hành trạng

Mồ côi được cậu ( Tu sĩ ) giáo dưỡng khéo tư duy

Lung linh kỳ đặc , học Phật Pháp khó ai bì (1)

Bích Nham Lục tắc 55 công án về Sinh Tử (2)

Liễu ngộ đạo lý nhờ minh sư giải nghi ...gìn giữ (3)

Kính đa tạ Giảng Sư ...lời khai thị cho hương linh (4)

Định luật Vô thường...thành trụ hoại sinh

Và ....Yếu chỉ Kinh Kim Cang trong mục vấn đáp (5)

Mượn mẫu đối thoại của đệ tử nối pháp (6)

Chùa Tịnh Quả thượng đường phong cách rất thiền (7)

Thế nào Pháp thân, Bát Nhã ....an nhiên (8)

Liên quan mật thiết đến bài kệ thị tịch sau đó (9)

Kính tri ân Giảng Sư ...lời nhắn nhủ thật quá rõ !

Cho ai không còn vướng mắc mong cầu

Hãy năng động tinh tấn khám phá pháp Phật nhiệm mầu

Đừng ngủ quên trên phương tiện ..điều nên tránh !

Đoạn diệt phiền não...chính là cứu cánh

Khẩu thuyết , khẩu hành cần tương xứng nhau

Trong cái thấy, nghe ...hiển hiện sát na đầu

Đạt chí hướng thượng ...ngộ nhập Phật Tri Kiến (10)

Nam Mô Thiền Sư Quảng Nghiêm tác đại chứng minh .

Huệ Hương

Melbourne 6/11/2021

thich nguyen tang-ts quang nghiem (5)thich nguyen tang-ts quang nghiem (6)thich nguyen tang-ts quang nghiem (8)thich nguyen tang-ts quang nghiem (9)thich nguyen tang-ts quang nghiem (10)thich nguyen tang-ts quang nghiem (11)



Chú thích:

(1) Sư họ Nguyễn, quê huyện Đan Phượng, mồ côi từ thuở bé, theo học Phật pháp với người cậu là thầy Bảo Nhạc

Sau khi thầy Nhạc qua đời, Sư đi hành cước bốn phương, viếng khắp các nơi thiền tứ. Nghe Thiền sư Trí Thiền giáo hóa ở chùa Phúc Thánh hạt Điển Lãnh, Sư liền đến đây tham vấn.

(2) Một hôm nhân nghe Trí Thiền giảng Ngữ lục của ngài Tuyết Đậu, đến chỗ Đạo Ngô và Tiệm Nguyên đến nhà người điếu tang đối đáp về vấn đề sanh tử, Sư có sở đắc

Đây là câu chuyện của Đạo Ngô và Tiệm Nguyên trong Bích Nham Lục

Đạo Ngô cùng Tiệm Nguyên đến nhà Phật tử cúng điếu. Tiệm Nguyên vỗ quan tài nói: Sanh ư? Tử ư? Đạo Ngô nói: Sanh cũng chẳng nói, tử cũng chẳng nói. Nếu nhằm dưới câu nhập được, dưới lời biết trở về, chỉ chỗ này là then chốt thấu thoát sanh tử. Nếu không được thế, thường thường đối diện lầm qua. Xem cổ nhân đi đứng nằm ngồi chẳng ngại lấy việc này làm niệm. Vừa đến nhà người điếu tang, Tiệm Nguyên liền vỗ quan tài nói: Sanh ư? Tử ư? Đạo Ngô chẳng dời một mảy tơ, đáp rằng: Sanh cũng chẳng nói, tử cũng chẳng nói. Tiệm Nguyên đối diện lầm qua chạy theo ngữ cú, hỏi “vì sao chẳng nói”, Đạo Ngô nói “chẳng nói chẳng nói”. Đạo Ngô đáng gọi là lòng son mảnh mảnh, đem lầm đến lầm. Tiệm Nguyên vẫn chẳng tỉnh, về đến giữa đường lại nói Hòa thượng nên mau vì con nói, nếu không nói đánh Hòa thượng. Kẻ này biết gì tốt xấu, nên nói tâm tốt chẳng được báo tốt. Đạo Ngô như trước tâm lão bà tha thiết, nói với y: Đánh thì mặc đánh, nói tức chẳng nói. Tiệm Nguyên liền đánh. Tuy nhiên như thế, lại là kia thắng một nước. Đạo Ngô vì kia máu tuôn giọt giọt thế ấy mà Tiệm Nguyên vẫn chẳng lãnh hội. Đạo Ngô bị y đánh, liền nói với y: Ông hãy đi, e trong viện, Tri sự dò biết việc này sẽ gây họa cho ông. Thầm bảo Tiệm Nguyên đi, Đạo Ngô thật rất mực từ bi.

Sau Tiệm Nguyên đến một viện nhỏ, nghe cư sĩ tụng phẩm Phổ Môn: “nên dùng thân Tỳ-kheo được độ, liền hiện thân Tỳ-kheo mà vì thuyết pháp…”, bỗng nhiên đại ngộ. Sư nói: Khi xưa ta lầm trách tiên sư, đâu biết việc này chẳng ở trên ngôn cú. Người xưa nói: Bậc đại nhân không lường, bị ngữ mạch xoay đi. Có nhóm người tình giải nói: Đạo Ngô bảo chẳng nói chẳng nói, tức là nói rồi vậy, gọi là đánh lưng thì nhào lộn, khiến người dò tìm chẳng được. Nếu hiểu thế ấy làm sao bình ổn. Nếu người chân đạp đất thật thì chẳng cách một mảy tơ. Như chuyện thất hiền nữ đi dạo rừng Thi-đà, có vị chỉ tử thi hỏi: Tử thi tại đấy, người ở chỗ nào? Chị cả đáp: Làm gì? Làm gì? Cả chúng nghe đều chứng vô sanh pháp nhẫn. Thử nói có bao nhiêu cái, ngàn cái muôn cái chỉ là một cái. Sau Tiệm Nguyên đến Thạch Sương thuật lại việc trước. Thạch Sương như xưa nói: Sanh cũng chẳng nói, tử cũng chẳng nói. Tiệm Nguyên hỏi: Vì sao chẳng nói? Thạch Sương bảo: Chẳng nói chẳng nói. Tiệm Nguyên liền ngộ. Hôm khác, Tiệm Nguyên cầm cái mai ở trước pháp đường đi từ đông qua tây, từ tây qua đông, ý muốn trình kiến giải của mình. Thạch Sương hỏi: Làm gì? Tiệm Nguyên nói: Tìm linh cốt tiên sư. Thạch Sương liền cắt đứt gót chân y nói: Ta trong ấy, nước dâng lênh láng, sóng dậy ngập trời, tìm cái gì là linh cốt tiên sư? Tiệm Nguyên đã tìm linh cốt tiên sư, tại sao Thạch Sương lại nói thế ấy? Đến trong đây là chỗ sanh cũng chẳng nói, tử cũng chẳng nói, ngay lời này tiến được mới biết từ thủy chí chung toàn cơ thọ dụng. Nếu ông khởi đạo lý suy nghĩ tìm hiểu tức là khó thấy. Tiệm Nguyên nói: Nên khéo gắng sức. Xem Sư sau khi ngộ, nói được tự nhiên kỳ đặc. Mảnh xương trên đảnh của Đạo Ngô như màu vàng, khi đánh liền phát ra tiếng đồng. Tuyết Đậu trước ngữ: “trời xanh! trời xanh!” ý tại hai bên. Thái Nguyên Phù nói “linh cốt tiên sư vẫn còn”, tự nhiên nói được ổn đáng.

(3)

Sư có sở đắc liền hỏi:

- Một câu thoại đầu ấy, người xưa nói ở trong sanh tử, lại có lý hay không?

Trí Thiền đáp:

- Ngươi nhận được lý này chăng?

- Thế nào là lý không sanh tử?

- Chỉ ở trong sanh tử khéo nhận lấy.

- Đạt vô sanh rồi.

- Vậy thì tự liễu.

Ngay câu nói này, Sư càng thấu suốt, lại hỏi:

- Làm sao bảo nhậm (gìn giữ)?

- Đã liễu ngộ lại đồng chưa liễu.

Sư sụp xuống lạy.

(4) Đại ý lời khai thị như sau :

Hôm nay, vong linh đã mãn duyên phần, ấy cũng là lẽ tự nhiên như ngày có tối sáng, có đến ắt có đi. Mong vong linh đừng luyến lưu chi trần cảnh.

Cũng như cái xác thân tứ đại: đất, nước, gió, lửa này chỉ là cái giả thân do tinh cha huyết mẹ hợp thành; còn gia đình, thân quyến … cũng đều là mối duyên nợ tiền khiên, đừng vương vấn mà đoạ vào cảnh khổ.

Định luật vô thường vong linh hãy nhớ. Muôn việc hồng trần đều ở mấy tất hơi. Hơi thở dứt thì cuộc đời chấm dứt. Cái thân này ta còn không giữ được thì có sá gì của cải, tài vật, gia đình.

Khuyên vong linh hãy mau mau niệm Phật, niệm kinh, giữ định tâm quán chiếu cuộc đời, hướng lòng thành tưởng Phật không lơi, hầu siêu thoát, vãng sanh tịnh độ.

(5) một Phật tử online hỏi thêm về yếu chỉ Kim Cang kinh

Thầy tóm tài ngắn gọn trong những điều :

1/ Đức Phật giáo hóa cho hàng Bồ Tát về phương pháp hàng phục tâm và pháp trụ tâm, khuyến cáo các Bồ Tát không nên chấp vào tướng (Ngã, Nhân, Chúng Sinh, Thọ Giả) và sở dĩ được gọi là Bồ Tát là vì không chấp vào tướng và luôn luôn giác hữu tìn

2/ Đức Phật chỉ cho Bồ Tát thấy tất cả các sự vật hiện tượng trên đời đều là hư vọng, giả tạm không có thật. (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như lai).

3/nhìn nhận các pháp bằng trí tuệ Bát nhã để thấy thực tướng của các pháp mà muốn thấy được thực tướng của các pháp thì phải bỏ ngôn ngữ, lìa khái niệm cả tâm hành để dùng trí tuệ quán chiếu. Bản chất của các pháp là tịch diệt, niết bàn là như thị; như thị tính - như thị tướng - như thị thể…

4/ức Phật nói “Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sinh Kỳ Tâm”

Kinh văn nói: “Thế nên Tu Bồ Đề, các Bồ Tát lớn nên như thế mà sanh tâm thanh tịnh, không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên không có chỗ trụ mà sanh tâm kia”.

(6) Từ đây tiếng Sư vang khắp tùng lâm. Trước Sư đến chùa Thánh Ân ở làng Siêu Loại dừng trụ. Binh bộ Thượng thơ Phùng Giáng Tường nghe danh kính mộ, thỉnh Sư về trụ trì chùa Tịnh Quả do chính ông ljập

. Nơi đây Sư xiển dương tông chỉ, thiền giả đến học đều được lợi ích.

Một hôm, đệ tử nhập thất là Thường Chiếu đem kinh Kim Cang hỏi:

- “Pháp Như Lai đã được, pháp này không thật không hư”, ấy là pháp gì?

Sư đáp:

- Ngươi chớ hủy báng Như Lai.

- Hòa thượng chớ hủy báng kinh.

- Kinh này là ai nói?

- Hòa thượng chớ đùa với con, đâu không phải là Phật nói sao?

- Nếu là Phật nói, vì sao trong kinh lại nói “nếu nói Như Lai có nói pháp tức là hủy báng Phật”?

Thường Chiếu không đáp được.

(7)

Có vị Tăng hỏi:

- Thế nào là Pháp thân?

Sư đáp:

- Pháp thân vốn không tướng.

- Thế nào là Bát-nhã?

- Bát-nhã không hình.

- Thế nào là cảnh Tịnh Quả?

- Cây thông, cây thu bên ngôi mộ xưa.

- Thế nào là người trong cảnh?

- Một mình ngồi bịt miệng mình

- Chợt gặp tri âm làm sao tiếp?

- Tùy duyên nhướng đôi mày.

- Thế ấy là cháu chắt Kiến Sơ, là con Âu Tông?

- Người ngu nước Sở.

Tăng không đáp được.

(8) Thế nào là Pháp Thân

đức Phật nói trong kinh là: nói về 32 tướng của Ngài, nhưng nếu ai ai cũng chấp vào hình tướng đó thì không được.

Phasp thân là “thực tính”, “thực tại”, hay “nguyên lý tạo ra quy luật” hoặc chỉ đơn gỉan là “quy luật”. Kāya có nghĩa là “thân” hay “hệ thống”. Sự kết hợp hai từ đó, dharmakāya, theo nghĩa đen là một thân thể hay một nhân vật tồn tại như là nguyên lý, và hiện nay nó có nghĩa là thực tính tối thượng, từ đó lưu xuất ra vạn hữu và luật tắc, nhưng tự thân của thực tính này lại siêu việt mọi điều kiện giới hạn. Nhưng Dharmakāya không chỉ là một danh từ triết học suông, như khi nó được chỉ định bởi danh từ kāya (thân) gợi ý tưởng về một nhân cách, đặc biệt là khi nó liên quan đến Phật tính. Pháp thân thuộc về Đức Phật, nó là cái cốt tủy cấu thành nên pháp tính nội tại, vì không có nó thì Đức Phật cũng chẳng còn hiện hữu.

Pháp thân còn được hiểu là Thể tánh tịnh minh là Phật tánh

Bát Nhã

Bát-nhã là một khái niệm trung tâm của Phật giáo Đại thừa, có nghĩa là trí tuệ (huệ) nhưng không phải do suy luận hay kiến thức đem lại, mà là thứ trí huệ của sự hiểu biết một cách toàn triệt (bất cứ thứ gì cũng nằm trong nó, ể hiểu được khi đi đến tận cùng của lý luận (các khái niệm, phủ định của khái niệm). Đạt được trí Bát-nhã được xem là đồng nghĩa với giác ngộ và là một trong những yếu tố quan trọng của Phật quả. Bát-nhã là một trong những hạnh Ba-la-mật-đa mà một Bồ Tát phải đạt đến (Thập địa).

(9) Đến ngày 15 tháng 2 năm Canh Tuất, nhằm niên hiệu Thiên Tư Gia Thụy thứ năm (1190), Sư sắp tịch liền nói kệ:

Lìa tịch mới bàn câu tịch diệt,
Được vô sanh, sau nói vô sanh.
Làm trai có chí xông trời thẳm,
Chớ giẫm Như Lai vết đã qua.

(Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ,
Sanh vô sanh hậu thuyết vô sanh.
Nam nhi tự hữu xung thiên chí,
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.)

Nói kệ xong, Sư chắp tay vui vẻ thị tịch, thọ sáu mươi chín tuổi.

Hẳn lời thơ này không phải là đạo lý mới mẻ huyền mật đến lúc chết Ngài mới nói ra mà nó là nội dung cả một đời hành đạo của Ngài, bắt đầu từ sự tâm chứng khi Ngài được thiền sư Trí Thiền giải nghi.

Ngữ khí của Thiền sư Quảng Nghiêm cũng đâu có gì lạ so với ngôn từ giáo huấn của Như Lai.

Chỉ vì Thánh giáo ấy là "tùy bệnh cho thuốc", tùy cơ mà ứng pháp chứ cũng đâu cứng ngắt buộc người sau làm phải y như trước, đổ công đổ sức đi tìm sen nở rồi chúm chím cười, nghe đi nghe lại "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm", ngồi chờ đá văng vào bụi trúc...thì khác nào lại lượm xác mía của người đã nhai rồi tìm chút vị ngọt, thật ngớ ngẩn vô cùng !

Thánh giáo là phương tiện, lối Phật đã qua là kinh nghiệm, thiền sinh phải xứng danh nam nhi nhận diện rõ ràng, không để cho lầm lẫn mà uổng phí một đời ôm gối đi tìm đạo.

Đức Phật nhấn mạnh những lời dạy, những giáo pháp của Ngài chỉ là phương tiện như chiếc bè đưa người qua sông, không phải là cứu kính.

Khi tâm còn chấp thì dù chấp Pháp mà mình đang tu tập, hay phi pháp cũng là chấp, vẫn chưa thoát ra khỏi được, chính vì vậy trong Kinh văn Đức Phật dạy: “Không nên chấp pháp, không nên chấp phi pháp, vì Như Lai thường dạy. Tỷ Khiêu các ông nên biết, Như Lai thuyết Pháp, ví như chiếc bè. Chính pháp còn xả huống là phi pháp”.

Chính vì “Vô Trụ” là tính không, cho nên đối với giáo Pháp của Phật cũng phải xem như thuyền đưa người qua sông, nó chỉ là phương tiện đến bờ, khi tới bờ thì phải bỏ lại, không ai lại vác theo thuyền khi đã đến bờ, như thế thì chưa đạt đến viên mãn rốt ráo của giải thoát Niết bàn.

Cũng như vậy trong kinh Viên Giác dạy: “Nhất thiết Tu Đa La, như tiêu chỉ nguyệt” nghĩa cũng tương tự như đây, Tu Đa La là kinh (Pháp) được ví dụ như ngón tay chỉ mặt trăng (chân lý), chân lý không ở chỗ ngón tay, ở chỗ ngôn ngữ văn tự, kinh điển là dùng ngôn ngữ là để chuyền tải chân lý, nhưng chân lý thực không phải ở chỗ ngôn ngữ ấy vậy. Đức Phật nói bốn vạn tám nghìn pháp môn thực là vì đối trị với tâm cái căn cơ của chúng sinh mà thôi. Bởi vậy nói “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, ly Kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”, vì còn mê nên phải lương văn tự để tìm chân lý, nhưng vốn chân lý chẳng ở văn tự nên nói y theo chữ nghĩa mà giải thì oan cho ba đời chữ Phật, cũng như vậy khi đạt được Niết bàn thì không còn chấp Pháp hay cả phi Pháp, cũng như khi đói mong cầu được ăn no, khi no rồi thì đâu còn cái tâm khao khát ham muốn kia nữa. cho nên trong Huyền Giác Chứng Đạo Ca nói:

(10)

Mục đích của Như Lai là giúp chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến, là thấy được mặt trăng, bất kể bằng con đường nào. Nếu chỉ bước đi theo dấu chân của đức Như Lai, chỉ chấp vào lời dạy của Ngài, là không phải nương theo ý chỉ của Ngài vậy.

Đạo lộ thênh thang, mục đích là khai mở Như Lai Tạng, trước khi khai mở Như Lai tạng, ta phải xả bỏ ra tất cả những gì có được, kiến thức, sở tri chướng




🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

thieu lam tu

Trở về Mục Lục Bài giảng của

TT Nguyên Tạng về Chư Vị Thiền Sư Trung Hoa

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
facebook

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/03/2023(Xem: 3295)
Hạnh Phúc Trong Từng Hơi Thở (bài giảng của SC TN Giới Bảo)
07/03/2023(Xem: 2160)
Kinh Lương Hoàng Sám- S.C Giới Bảo Dẫn Chúng Trì Tụng Năng Lực Tiêu Trừ Nghiệp Chướng Lớn
23/12/2022(Xem: 12534)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
26/03/2022(Xem: 12180)
❝Trên đường đạo không gì bằng tinh tấn, Không gì bằng trí tuệ của đời ta, Sống điêu linh trong kiếp sống ta bà, Chỉ tinh tấn là vượt qua tất cả.❞ Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử Lịch Pháp thoại và khóa tu tại Hoa Kỳ trong tháng 4 và tháng 5-2022 với sự hướng dẫn của Tỳ kheo Như Nhiên. Th Tánh Tuệ CHƯƠNG TRÌNH HAI NGÀY TU HỌC tại Tu viện Đạo Viên tiểu bang Maryland Khóa tu chủ đề: TIẾP XÚC VỚI THỰC TẠI. Với sự hướng dẫn của thầy Thích Tánh Tuệ California, Thầy Viên Ngộ trụ trì Tu Viện Đạo Viên, Maryland và Thầy Tâm Nguyên trụ trì Tu Viện Hạnh Phúc, Florida. Tu học hai ngày thứ Bảy & Chủ nhật (April 09 & 10, 2022) và ngắm Hoa Anh Đào vùng thủ độ Hoa Thịnh Đốn vào ngày thứ hai sau khóa tu.
07/02/2022(Xem: 17114)
Kính đa tạ Thầy đã giới thiệu 14 lời vàng của HT Thích Trí Tịnh (1916-2014 ) một Bồ Tát thị hiện đã mang kho tàng kinh các đến với Phật Tử VN trong và ngoài nước nhưng cuối cùng di chúc để lại cho đời chỉ vỏn vẹn 14 lời vàng này lại là Kim Chỉ Nam cho những ai muốn tu tập giải thoát ( LÀM LÀNH-LÁNH DỮ-THƯƠNG NGƯỜI- THƯƠNG VẬT-ĂN CHAY-NIỆM PHẬT -TỤNG KINH ) và Bộ Toàn tập Kinh Hoa Nghiêm 4 quyển cũng như Ngũ Kinh Tịnh Độ mà Ngài đã thọ trì hằng ngày từ A lại da thức khởi phát.
01/02/2022(Xem: 30371)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
09/12/2021(Xem: 17045)
Cách đây vài ngày đọc trên một tờ báo tại Sydney , khi nói về chủng thể Omicron vừa phát tán và lây lan do xuất phát từ các nước Nam Phi , tôi chợt mỉm cười khi đọc được câu này " Chúng ta đã học từ nạn đại dịch một điều rằng : Đừng nên hy vọng một điều gì , vì chắc chắn điều mình hy vọng ấy sẽ chỉ là THẤT VỌNG " If there’s one thing COVID has taught us , it is to expect nothing, except disappointment . What it comes to that COVID really delivers
30/11/2021(Xem: 24178)
316. Thi Kệ Bốn Núi do Vua Trần Thái Tông biên soạn. Trần Thái Tông (1218-1277), là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam (triều đại kéo dài đến 175 năm sau, ông cũng là một Thiền sư đắc đạo và để lại những tác phẩm Phật học vô giá cho đời sau). Đây là Thời Pháp Thoại thứ 316 của TT Nguyên Tạng, cũng là bài giảng cuối của năm thứ 2 (sẽ nghỉ qua sang năm sẽ giảng lại) từ 6.45am, Thứ Ba, 30/11/2021 (26/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com
25/11/2021(Xem: 28473)
315. Sáu Thời Sám Hối do Vua Trần Thái Tông biên soạn Đây là Thời Pháp Thoại thứ 315 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 25/11/2021 (20/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567