- 01. Thiền Sư Khương Tăng Hội (? - 280) Sơ Tổ của Thiền tông Việt Nam 🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻
- 02.Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Vị thiền sư thứ 2 (vào thế kỷ thứ 6) của Việt Nam )
- 03. Thiền Sư Thích Huệ Thắng
- 04. Thiền Sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi (Vinitaruci) (? - 594) Tổ khai sáng dòng Thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
- 05. Thiền Sư Pháp Hiền ( ?-626) (Nhị Tổ Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam)
- 06. Thiền Sư Thanh Biện, Đời thứ 4, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 07. Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 08. Thiền Sư Vô Ngôn Thông, Sơ Tổ Thiền Phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam
- 09. Thiền Sư Cảm Thành, Đời thứ 1, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 10. Thiền Sư Thiện Hội, Đời thứ 2, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 11. Trưởng lão La Quí, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở
- 12. Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 13. Thiền sư Vân Phong, Đời thứ 3, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 14. Thiền Sư Khuông Việt, Đời thứ 4, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 15. Thiền sư Ma Ha Ma Ya, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 16-17. Thiền Ông Đạo Giả (902-979) và Thiền Sư Sùng Phạm (1004-1087).
- 18-19. Thiền sư Định Huệ, Thiền Sư Vạn Hạnh (938– 1018) Đời thứ 12 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sư Phụ của Vua Lý Thái Tổ 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
- 20. Thiền sư Đa Bảo, Đời thứ 5, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 21. Trưởng lão Định Hương, Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 22. Thiền sư Thiền Lão, Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 23. Thiền sư Thảo Đường, Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường ở Việt Nam
- 24. Thiền sư Viên Chiếu, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 25. Thiền sư Cứu Chỉ, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 26. Thiền sư Đạo Hạnh, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 27. Thiền sư Bảo Tánh & TS Minh Tâm, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 28. Thiền sư Quảng Trí, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 29. Thiền sư Thuần Chân, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 30. Thiền sư Trì Bát, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 31. Thiền sư Huệ Sinh, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 32. Thiền sư Ngộ Ấn, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 33. Thiền sư Mãn Giác, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 34. Quốc sư Thông Biện, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 35. Thiền sư Bổn Tịch, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 36. Thiền sư Thiền Nham, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 37. Thiền Sư Minh Không (1066 - 1141) Đời thứ 13 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺
- 39. Thiền sư Giới Không, Đời thứ 15, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 40. Thiền sư Pháp Dung, Đời thứ 15, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 41. Thiền sư Không Lộ, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 42. Thiền sư Đạo Huệ, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 43. Thiền sư Bảo Giám, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 44. Thiền sư Bổn Tịnh, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 45.Thiền sư Trí Thiền, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 46. Thiền sư Chân Không, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 47. Thiền sư Đạo Lâm, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 48. Thiền Sư Ni Diệu Nhân, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 49. Thiền sư Viên Học, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 50. Thiền sư Tịnh Thiền, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 51. Quốc sư Viên Thông, Đời thứ 18, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 52. Bắc Phái Tiệm Tu
- 53. Thiền sư Giác Hải, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 54. Thiền sư Tịnh Không, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 55. Nam Phương Đốn Ngộ- TT Thích Nguyên Tạng giảng
- 56. Thiền sư Đại Xả, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 57. Thiền sư Tín Học, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 58. Thiền Sư Trường Nguyên. Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông ( thời Vua Lý Cao Tông) 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌸
- 59. Thiền Sư Tịnh Lực (1112 - 1175) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông)
- 60. Thiền Sư Trí Bảo (? - 1190) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông & Lý Cao Tông)
- 61. Thiền Sư Nguyện Học (? - 1174) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông)
- 62. Thiền sư Minh Trí, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 63. Thiền Sư Tịnh Giới (? - 1207) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸
- 64. Thiền sư Quảng Nghiêm, Đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 65. Thiền sư Thường Chiếu, Đời thứ 12, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 66. Thiền sư Thần Nghi, Đời thứ 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 67. Thiền Sư Y Sơn (? - 1213) (Đời thứ 19, Thiền Phái Tý Ni Đa Lưu Chi (Vào thời Vua Lý Huệ Tông)
- 68. Thiền Sư Thông Thiền, Đời thứ 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 69. Thiền Sư Hiện Quang, Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 70. Thiền sư Tức Lự , Đời thứ 14, dòng Vô Ngôn Thông
- 71. Ông Vua Thiền Sư Trần Thái Tông (1218 - 1277)
- 72. Lục Thời Sám Hối (do Vua Trần Thái Tông soạn)
- 73. Thi Kệ Bốn Núi (do Vua Trần Thái Tông soạn)
Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Quốc Sư Thông Biện. Ngài thuộc đời thứ 8, dòng Vô Ngôn Thông, là đệ tử nối pháp của Thiền Sư Viên Chiếu. Bài pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 277 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).
Sư có tên gốc là Thiền Sư Trí Không, khi vào cung đình Sư được Vua tấn phong là Quốc Sư Thông Biện, có nghĩa là vị Sư thông suốt và biện tài.
Sư họ Ngô, quê ở Đan Phượng, vốn con nhà họ Thích, tánh rất thông minh lại hiểu tột Tam học.
( Sư Phụ có nhắc Cụ Tâm Thái cũng họ Ngô cùng họ với Sư).
Ban đầu, Sư đến chùa Kiết Tường tham vấn với Thiền sư Viên Chiếu, thâu nhận được ý chỉ. Sau, Sư đến trụ tại Quốc Tự trong kinh đô Thăng Long, từ đó Sư lấy hiệu là Trí Không.
Từ nhỏ, Sư thông minh đọc kinh sách chú trọng vào Tam học đạt tới chỗ tột cùng và được thiền sư Viên Chiếu ấn chứng nối thừa trụ trì chùa Khai Quốc.
Năm 1096, năm thứ 5 niên hiệu Hội Phong, ngày rằm tháng hai, bà Hoàng Thái Hậu Phù Thánh Cảm Linh Nhân (Ỷ Lan), đến chùa thiết lễ trai tăng. Khi đó bà hỏi các vị kỳ túc:
- Nghĩa Phật, Tổ có gì hơn kém? Phật ở phương nào? Tổ ở thành nào? Đến nước này từ bao giờ? Truyền trao đạo cùng ai trước ai sau? Người niệm danh hiệu Phật, người đạt tâm ấn Tổ, chưa rõ ý chỉ thế nào?
Mọi người đều không đáp được, Sư Thông Biện bèn tâu:
- Thường trụ thế gian, không sanh không diệt gọi là Phật. Rõ biết tâm tông của Phật, hạnh và giải tương ưng gọi là Tổ. Phật và Tổ chỉ là một, bởi những kẻ lạm học dối nói có hơn có kém mà thôi. Vả lại, Phật là giác. Cái giác này xưa nay lặng lẽ thường trụ. Tất cả chúng sanh đều đồng có lý này, chỉ vì tình trần che lấp, theo nghiệp trôi lăn, chuyển thành các cõi.
Phật do lòng từ bi, cho nên thị hiện ở Ấn Độ, 19 tuổi xuất gia, 30 tuổi thành đạo, ở đời nói pháp 49 năm, mở bày pháp phương tiện khiến người ngộ đạo, đây là một thời đại Hưng giáo vậy.
Sắp nhập Niết Bàn, Phật sợ người đời lầm mắc kẹt, nên bảo ngài Văn Thù rằng: “Ta 49 năm chưa từng nói một chữ sẽ bảo là có nói ư?”
Nhân Phật cầm cành hoa sen lên, trong hội chúng đều mờ mịt, chỉ có tôn giả Ca Diếp đã ngộ, bèn đem Chánh pháp nhãn tạng trao cho, đó là vị Tổ thứ nhất. Đây gọi là Tâm tông giáo ngoại biệt truyền vậy.
Sư Phụ giải thích: câu giải đáp của Thiền Sư Thông Biện rất quan trọng, làm nền tảng cho các nhà sử học thế hệ sau phăng tìm và viết thêm về lịch sử PG truyền vào đất nước VN, lời đáp của Sư được xem là những nét khai phá đầu tiên của con đường truyền bá PG nói chung và Thiền Tông nói riêng vào xứ Việt.
Câu trả lời của Sư rất tuyệt vời, bao hàm cả lý lẫn sự dù chỉ là đề tài khô khan về lịch sử, nhưng mỗi lời giải đáp của ngài là một bài học để giúp hành giả vừa học về lịch sử, vừa học về tâm linh.
Về sự: có lịch sử Đức Phật ở Ấn Độ có nói pháp trong 49 năm, rồi truyền xuống cho sơ Tổ Ca Diếp…
Về Lý: Thường trụ thế gian, không sanh không diệt gọi là Phật. Rõ biết tâm tông của Phật, hạnh và giải tương ưng gọi là Tổ.
Hạnh và giải tương ưng là lời nói đi đôi với việc làm đó là hành trạng của Chư Tổ.
Tổ biết rõ tâm tông của Phật, lấy tâm làm tông, lời nói đi đôi với việc làm, đời sống tu tập luôn tương ưng và song hành với những gì mà quý ngài diễn giảng, sự và lý lúc nào cũng dung thông với nhau.
“Tất cả chúng sanh đều đồng có lý này, chỉ vì tình trần che lấp, theo nghiệp trôi lăn, chuyển thành các cõi”. Câu giải đáp này quá hay của TS Thông Biện. Tình trần che lấp là ý nói chúng sanh luôn bị những bụi bặm của vọng tưởng phân biệt làm che lấp tánh giác để rồi tạo nghiệp, do nghiệp đã tạo khiến họ bị dẫn dắt đến các cõi giới tối tăm, tham lam thì dẫn đến ngạ quỷ súc sanh, tức giận chuyển sanh Atula, nhẹ nhàng thì thác lên cõi trời hưởng phước…không phải sau khi chết mà ngay trong đời sống này vừa dấy khởi vọng niệm, thì lập tức chúng sanh đó đã chuyển sanh vào các cõi giới tương ứng rồi.
“Tâm tông giáo ngoại biệt truyền”. Sư phụ giải thích cụm từ “Giáo Ngoại Biệt Truyền” rất hay, con ghi nhớ mai, vì lâu nay con cũng hiểu sai 4 chữ này là “Truyền riêng ngoài giáo điển” tức là truyền thừa ấn chứng bên ngoài Kinh điển. Sp giải thích không phải như vậy, truyền ngoài kinh điển là ý nói sự thấy tánh thành Phật và sự ấn chứng truyền thừa của chư vị tổ sư hay thầy trò truyền trì cho nhau không mắc kẹt trong ngôn ngữ phương tiện của kinh điển, vì kinh điển chỉ là phương tiện để giáo hóa mà Đức Thế Tôn đã khẳng định điều này trong Kinh Kim Cang rằng “Nhữ đẳng Tỳ-kheo tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp”, có nghĩa là “Này các Tỳ kheo, ta nói pháp ví dụ như chiếc bè, chánh pháp còn nên bỏ, huống là phi pháp”. Căn cứ trên lời này mà Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã tuyên bố dõng dạt rằng:
“ Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật”.
Có nghĩa là:
“Không bày đặt chữ nghĩa
Trao truyền ngoài giáo điển
Chỉ thẳng vào Tâm người
Thấy tánh mà thành Phật”
Người đời sau nghe qua hiểu sai nên hết lời chỉ trích và phản đối, một trong những người phản đối đó là Thiền Sư Đức Sơn Tuyên Giám, lúc chưa ngộ đạo ngài từng nói “..Những kẻ ma ở phương Nam dám nói trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật ?. Ta phải ruồng tận hang ổ của chúng, diệt hết những giống ấy để đền ơn Phật.?”. Ngài Đức Sơn nói là làm, ngài lên đường tiến về phương Nam với bộ Thanh Long sớ sao, cho chính ngài sớ giải. Giữa đường ngài gặp một bà già bán bánh, ngài vào quán ăn sáng, cụ bà hỏi ngài gánh đồ gì mà nặng nề thế. Ngài bảo là “bộ Thanh Long Sớ Sao” (giải thích Kinh Kim Cang). Cụ bà xin phép hỏi ngài một câu nếu ngài trả lời được thì bà cúng dường thức ăn sáng, nếu không trả lời xin thỉnh ngài qua quán khác. Ngài hoan hỷ. Cụ bà hỏi “ Kinh Kim Cang Phật có nói “ quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc, vậy xin hỏi Thầy điểm tâm nào? “ Ngài Đức Sơn im lặng không đáp được, ngài bèn lặng lẽ rời quán. Cụ bà chạy theo cho địa chỉ và khuyên ngài đến học pháp với Thiền Sư Long Đàm Sùng Tín. Ngài Đức Sơn liền đến đó, sau một thời gian đã ngộ đạo và ngài đã đem bộ Thanh Long Sớ Sao ra trước chùa đốt bỏ để sám hối nhưng lỗi lầm mà trước đây ngài mắc phải vì cố chấp dính kẹt vào ngôn ngữ của Kinh điển.
Giáo ngoại biệt truyền là thông điệp giúp cho hành giả sau khi học kinh điển rồi nhận ra bản tâm của rồi thì phải tự vượt thoát không dính mắc vào ngôn ngữ của kinh điển, kinh điển như chiếc bè đưa qua sông, qua sông rồi phải để lại chiếc bè chứ không được vác chiếc bè trên vai mà đi tiếp.
Kính mời xem tiếp