Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dấu ấn Phật giáo Afghanistan Ký ức Chiến tranh và Khát vọng Hòa bình

19/08/202122:22(Xem: 2723)
Dấu ấn Phật giáo Afghanistan Ký ức Chiến tranh và Khát vọng Hòa bình

Dấu ấn Phật giáo Afghanistan: Ký ức Chiến tranh và Khát vọng Hòa bình 
(Buddhist Traces in Afghanistan: Reminiscences of Peace and War)

Dấu ấn Phật giáo Afghanistan Ký ức Chiến tranh và Khát vọng Hòa bình 1

Hình 1: Địa điểm Phật giáo tại Shewaki. Ảnh: ria.ru

Vô thường là không tồn tại mãi mãi, là thay đổi, biến dịch một cách bất định, không như mong muốn chủ quan của chúng sinh. Nguyên lý vô thường là nền tảng của giáo lý đạo Phật, tuy nhiên một số khía cạnh của triết học Phật giáo vượt qua ý tưởng về vô thường. Pháp thân thường trụ là biệt danh của Bản thể Tuyệt đối, vượt khỏi sự chi phối của vô thường. Pháp thân cũng là biệt danh của Tự tính, Tự tính bất nhị, khắp không gian thời gian. Bởi vô sở trụ nên khắp không gian thời gian. Pháp thân là bản chất giác ngộ của các Đức Phật, mà đại diện mang tính biểu tượng là Bảo tháp Phật giáo. Một Bảo tháp Phật giáo đặt biệt vẫn là biểu tượng của Hòa bình, và ánh Quang minh trong thời kỳ chiến tranh đang diễn ra: Bảo tháp Phật giáo cổ đại tại Shewaki, Kabul, thành phố cổ, nay là thủ đô của nước Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan. Khu vực này, từng là một phần của nền văn minh Càn Đà la (Gandhara), một vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan. Càn Đà la (Gandhara) là trung tâm chính của nền văn minh Phật giáo cổ đại hơn 20 thế kỷ, từ đó ánh sáng Từ, bi, Trí tuệ, Hùng lực, Tự do, Bình đẳng đạo Phật tỏa sáng khắp nơi trên thế giới. 

Ngay cả khi thốt ra cái tên "Afghanistan" có thể liên tưởng đến những bi thảm đau thương, với không ngừng sự xung đột bạo lực đổ máu, nhưng nó cũng như tiếng chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở về một lịch sử lâu đời, một nền văn hóa phong phú và một vùng đất đa dạng về tôn giáo.

Vào thời kỳ tiền Hồi giáo, Đạo Phật là một trong những tôn giáo ảnh hưởng lớn tại Afghanistan, ánh sáng Từ, bi, Trí tuệ, Hùng lực, Tự do, Bình đẳng đạo Phật tỏa sáng đến khu vực này vào thế kỷ thứ tư trước Tây lịch (305 TCN) khi Đế chế Hy Lạp hóa Seleucid (312 TCN-63 TCN) thành lập liên minh với Đế chế Maurya Nam Á (322 TCN-185 Trước công nguyên). Kết quả là nền văn hóa Phật giáo Greco phát triển hùng cường dưới Vương quốc Greco-Bactrian (256 TCN-100 TCN), và Vương quốc Ấn-Hy Lạp sau đó (khoảng 180 TCN-10 CN). Thuận theo nguyên lý vô thường, những gì là pháp hữu vi đều bị chi phối bởi thời gian không gian, đạo Phật trong khu vực bắt đầu suy tàn sau các cuộc chinh phục của người Hồi giáo vào thế kỷ thứ 7, và tan biến vào thế kỷ 11 dưới triều đại Ghaznavid của Ba Tư (977–1186).

Dấu ấn Phật giáo Afghanistan Ký ức Chiến tranh và Khát vọng Hòa bình 2

Hình 2: Một trong những tượng Phật Bamiyan trước khi phiến quân Taliban bị phá hủy vào năm 2001. Ảnh: wikipedia.org

Trong khi phần lớn văn bản lịch sử đạo Phật của Afghanistan đã bị mất vĩnh viễn, nhiều dấu vết vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Không nghi ngờ gì nữa, các địa danh nổi tiếng nhất từ di sản Phật giáo cổ đại này là khu pho tượng Phật vách núi ở thung lũng Bamiyan (Ba Tư), bản thân chúng đã trở thành một biểu tượng đáng buồn của sự vô thường. Hai pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni khổng lồ, được tạc vào vách núi từ thế kỷ thứ 6 (cao 55 mét và 37 mét) tọa lạc tại thung lũng Bamiyan (Ba Tư), miền trung Afghanistan, đã bị phiến quânTaliban, lực lượng Hồi giáo cực đoan cho nổ bom vào tháng 3 năm 2001 giữa tiếng hét hò "Allahu Akbar", phá hủy tượng phật khổng lồ Bamiyan gần 1.500 năm tuổi bất chấp lời kêu gọi bảo tồn từ cộng đồng quốc tế. Đây là một mất mát to lớn về một di sản văn hóa và khảo cổ cổ đại của nhân dân Afghanistan và thế giới Phật giáo. Vào tháng 3 năm 2001, một buổi lễ đặc biệt đã được tổ chức tại khu vực này để kỷ niệm 20 năm ngày bị phiến quânTaliban phá hủy. 

Năm nay đã đánh dấu kỷ niệm 20 năm (2001-2021) bắt đầu cuộc tấn công của Taliban; Cuộc Chiến tranh ở Afghanistan, bắt đầu sau cuộc xâm lược Hoa Kỳ dẫn đầu năm 2001, sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush yêu cầu Taliban, khi đó là lực lượng de facto cai trị Afghnistan, phải giao nộp Osama Bin Laden. Việc Taliban từ chối dẫn độ Osama Bin Laden đã dẫn đến Chiến dịch Tự do Bền vững; Mỹ đã can thiệp quân sự, trừ khử Taliban, thề ủng hộ nền dân chủ ở Afghanistan và loại bỏ nguy cơ khủng bố. Một liên minh NATO tham gia cùng Hoa Kỳ chiếm đóng, và một Chính phủ Afghanistan mới tiếp quản vào năm 2004, tuy nhiên các cuộc tấn công chết người của Taliban vẫn tiếp diễn. 


Dấu ấn Phật giáo Afghanistan Ký ức Chiến tranh và Khát vọng Hòa bình 3
Hình 3: Cuộc chiến ở Afghanistan trở thành cuộc xung đột quân sự kéo dài nhất của Hoa Kỳ. Ảnh: reuters.com

Vào tháng 4 năm 2021, các lực lượng quân sự phương Tây bắt đầu rút khỏi Afghanistan sau một thỏa thuận giữa Mỹ và Taliban. Vào đầu tháng 7 vừa qua, các lực lượng NATO đã hoàn toàn rút quân và Quân đội Afghnistan bắt đầu tháo chạy khỏi quốc gia này. Cùng với việc Mỹ rút quân, một cuộc tấn công quân sự của Taliban đang diễn ra, và các nhóm chiến binh đồng minh đã bắt đầu vào ngày 1 tháng 5. Vào ngày 12 tháng 8, Taliban đã chiếm được thành phố Ghazni, biến thành phố này trở thành thủ phủ thứ 10 của tỉnh nằm dưới sự kiểm soát của họ. 

Thành phố chiến lược Ghazni, cách Kabul khoảng 150 km, có quan hệ chặt chẽ với quá khứ lịch sử của đạo Phật tại Afghanistan. Quần thể cơ sở tự viện hang động Phật giáo Homay Qala (Humai Qal'a), và quần thể tu viện Tapar Sardar đều ở đây. Quần thể tu viện Tapar Sardar là một trung tâm Phật giáo cổ đại trưng bày hai giai đoạn nghệ thuật chính: Hy Lạp hóa (thế kỷ 3-6) và Sinicized-Indian (thế kỷ 7-9). Nó bao gồm một Bảo Phật giáo tháp trên đỉnh đồi, được bao quanh bởi một dãy các Bảo tháp Phật giáo nhỏ hơn và pho tượng Phật nhập Niết bàn trong tư thế nằm nghiêng dài 18 mét. Địa điểm của trung tâm Phật giáo danh tiếng này đã được một Phái bộ Khảo cổ Ý khai quật vào cuối những thập niên 1960, cuối những thập niên 1970 và một lần nữa vào năm 2003. 

Dấu ấn Phật giáo Afghanistan Ký ức Chiến tranh và Khát vọng Hòa bình 4

Hình 4: Pho tượng Phật tọa thiền tại Mes Aynak. Ảnh: savemesaynak.com

Một địa điểm Phật giáo quan trọng khác ở Afghanistan là Mes Aynak, tọa lạc cách Kabul 40 km về phía đông nam trong một khu vực cằn cỗi của tỉnh Logar. 

Con đường tơ lụa to lớn bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh, Trường An (Trung Hoa) sang Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận toàn châu Âu. Con đường cũng đến cả Triều Tiên và Nhật Bản, thậm chí là cả hai miền Bắc-Nam Việt Nam. Nó có chiều dài khoảng 4.000 dặm, hay 6.437 km. 

Trung tâm hành hương tâm linh dọc theo Con đường Tơ lụa cổ đại từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 8, Mes Aynak ngày nay bao gồm phần còn lại của một khu định cư cổ với ít nhất 10.000 hiện vật, 400 pho tượng Phật, Bảo tháp Phật giáo và một quần thể tu viện Phật giáo được khai quật từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011. Di tích Phật giáo cổ đại của Mes Aynak nhanh chóng trở thành một trong những cuộc khai quật khảo cổ quan trọng nhất thế giới. Taliban đã nắm toàn quyền kiểm soát Mes Aynak. 

Ít được biết đến hơn là một địa điểm Phật giáo cổ đại khác, Di tích Phật giáo cổ đại Takht-e-Rostam (Ngai vàng của Rustam) cách thị trấn Haibak về phía bắc tỉnh Samangan hai km về phía nam, cũng là một địa điểm thú vị cho du khách khám phá. Địa điểm này bao gồm một tu viện Phật giáo cổ đại, với 5 tòa nhà và một Bảo tháp Phật giáo, có niên đại từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 4. Vào đầu năm 2021, Chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan bắt đầu tiến hành tu bổ Bảo tháp Phật giáo cổ đại Takht-e-Rostam.

Dấu ấn Phật giáo Afghanistan Ký ức Chiến tranh và Khát vọng Hòa bình 6

Hình 5: Bảo tháp Phật giáo Takht-e Rostam. Ảnh: look4ward.co.uk

Vào đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh ở Afghanistan, một cuộc khai quật và tái thiết khảo cổ học khác đang được tiến hành: đó là một địa điểm Phật giáo cổ đại tọa lạc tại làng Shewaki, thuộc khu vực Hindaki của tỉnh Kabul. Lập hồ sơ dự án và khôi phục địa điểm Phật giáo cổ đại này, do Tổ chức Tư vấn Di sản Văn hóa Afghanistan thúc đẩy, với sự giúp đỡ của Bộ Thông tin và Văn hóa, Viện Khảo cổ học Afghnistan, và Phái đoàn Khảo cổ học Pháp tại Afghnistan. * Vào năm 2020, tám Bảo tháp Phật giáo nhỏ cũng như các công sự, tường thành, và 176 đồ tạo tác khác được tìm thấy ở Shewaki. Một nhóm gồm chín nhà Khảo cổ học đã đến vào năm 2019, công việc khai quật của họ đã hoàn thành khoảng 50%. Tám mươi chuyên gia khác đã đóng góp để làm việc tại khu di tích lịch sử Phật giáo cổ đại này. 

Vào ngày 10 tháng 8 vừa qua, hãng thông tấn Nga RIA Novosti đã đăng tải câu chuyện với hình ảnh ấn tượng, có tựa đề "Bất chấp hiểm nguy: Bảo tháp Phật giáo cổ đại gần Kabul đang được khôi phục" (Despite the Danger: a Buddhist Stupa is Being Restored near Kabul), ghi lại quá trình khai quật đang diễn ra. Mỗi bức ảnh đã diễn đạt hơn một nghìn từ khi chúng giao tiếp chiều sâu của quá khứ lịch sử Phật giáo cổ đại Afghanistan. Bảo tháp Phật giáo ở Shewaki có niên đại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ thứ 3, là biểu tượng tuyệt vời của hy vọng và là ánh quang minh trong thời kỳ đen tối của xung đột bạo lực này. Việc khôi phục một Thánh vật như vậy trong chiến tranh, là một khoảnh khắc phi thường trong lịch sử, thúc đẩy chúng ta suy ngẫm về ý nghĩa của di sản văn hóa là nguồn sống không thể thay thế. Di sản văn hóa của chúng ta; những gì chúng ta sống với ngày hôm nay, và những gì chúng ta truyền lại cho các thế hệ tương lai. 

Dấu ấn Phật giáo Afghanistan Ký ức Chiến tranh và Khát vọng Hòa bình 5

Hình 6: Bảo tháp Phật giáo cổ đại ở Shewaki. Ảnh: ria.ru

Vào tháng 2 năm 2021, Taliban tuyên bố về việc bảo vệ và bảo tồn các hiện vật cổ đại:

"Vì Afghanistan là một quốc gia có nhiều hiện vật và cổ vật, và những di tích đó là một phần của lịch sử, bản sắc và nền văn hóa phong phú của đất nước chúng ta, do đó tất cả đều có nghĩa vụ phải bảo vệ, giám sát và bảo tồn những hiện vật này một cách kiện toàn"

Nhiều chuyên gia về Di sản Văn hóa Afghnistan vẫn hoài nghi và lo sợ, đặc biệt là kể từ khi Taliban nắm quyền kiểm soát Kabul, và 26 trong số 34 thủ phủ của quốc gia Cộng hòa Hồi giáo trong vòng chưa đầy hai tuần. Bây giờ có một mối đe dọa mới đối với sự tồn tại của Bảo tháp Phật giáo cổ đại ở Shewaki? Và đối với vô số các địa điểm và hiện vật Phật giáo khác ở Afghanistan? Chỉ có thời gian mới trả lời được. 

Dấu ấn Phật giáo Afghanistan Ký ức Chiến tranh và Khát vọng Hòa bình 7

Hình 7: Khai quật Bảo tháp Phật giáo cổ đại ở Shewaki. Ảnh: ria.ru


video:

Afghanistan: Cultural Heritage and the Forever War

https://www.youtube.com/watch?v=5FW3PaQTB-Y

Gravitas: Afghanistan: Civil war now 'inevitable'

https://www.youtube.com/watch?v=SelZh2OU4co

Tác giả: Nữ cư sĩ Phật tử Lyudmila Klasanova, Phóng viên Đông Âu của Buddhistdoor Global. Cô viết các bài báo về Phật giáo tại Đông Âu, Nga và Mông Cổ. Cô đã hoàn thành học vị Tiến sĩ về Phật giáo Ấn Độ-Tây Tạng tại Đại học Sofia, Bulgaria, nơi cô giảng dạy nghệ thuật Phật giáo, nữ giới trong Phật giáo, văn hóa Tây Tạng và các tôn giáo tại Đông Á. Cô cũng làm Giám tuyển nghệ thuật châu Á tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Sofia, và một giáo thụ yoga. Cô bắt đầu thực hành Phật giáo vào năm 2002, sau khi Quy y Tam bảo, trở thành Phật tử với pháp danh Tsering Dolma từ Ngài Tôn giả Pennor, người giữ ngôi vị thứ 11 của Trường phái Palyul Nyingma, Phật giáo Tây Tạng. 

Tác giả: Lyudmila Klasanova

Biên dịch: Thích Vân Phong 

(Nguồn: 佛門 網)

 
facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2024(Xem: 422)
Talk show: Đi Tu Để Làm Gì ? (Sean Le, Channel Người Việt Hải Ngoại phỏng vấn: HT Thích Như Điển)
29/06/2024(Xem: 2355)
Tôi rất hân hạnh viết đôi lời giới thiệu cho cuốn sách có tựa đề ‘Phật Giáo và Thánh Tích ở Sri Lanka’ (Buddhism and Buddhist Holy Places in Sri Lanka) của Ni sư Tiến sĩ TN Giới Hương. Đây là một tác phẩm truyền cảm hứng tâm đạo và được đánh giá cao sau khi Ni sư đã thực hiện hai chuyến hành hương đến Sri Lanka năm 2016 và 2023.
28/02/2024(Xem: 3333)
Đức Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di, Người đã dấn thân vượt khó cầu xin Đức Phật cho phép Ni giới được xuất gia, hội nhập Tăng Đoàn, đã mở ra trang sử rạng ngời cho Ni giới ngày nay. Với lòng hoài niêm ân xưa, chư Ni miền Nam California chúng con hằng năm đều hân hoan, thành kính tổ chức Đại Lễ Tưởng Niệm Đức Thánh Tổ Kiều Đàm Di.
31/12/2023(Xem: 2402)
Vào ngày 27/12/2023, chùa Đức Viên tọa lạc tại số 2420 McLaughlin Avenue, thành phố San Jose, Hoa Kỳ đã trang nghiêm tổ chức Lễ khai mạc khóa tu thiếu nhi mùa Đông 2023. Khóa tu được tổ chức 4 ngày, từ ngày 27/12 đến ngày 30/12/2023. Tham dự khóa tu thiếu nhi mùa Đông năm nay có khoảng 200 thiếu nhi và đông đảo chư Ni; quý vị cha mẹ, anh chị phục vụ các công việc: hướng dẫn tu học, trang trí, âm thanh, truyền thông, nhiếp ảnh, ẩm thực, vệ sinh, trật tự v.v… Các em được chia thành 9 nhóm (theo lứa tuổi) và nhóm Sen Búp. Mỗi nhóm được quý Sư cô cùng các cô, các anh, các chị lớn phụ trách. Thời gian tu học và vui chơi mỗi ngày từ 08 giờ sáng đến 07 giờ tối.
30/12/2023(Xem: 2808)
Đoàn chư Ni và Phật tử Tu viện Huyền Không (San Jose, Hoa Kỳ), chùa An Lạc (Indianapolis, Hoa Kỳ) và chùa Đức Nguyên (Việt Nam) hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ và Nepal từ ngày 01/11 đến ngày 20/11/2023 dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện và Ni sư Thích Nữ Viên Tâm.
26/10/2023(Xem: 3984)
Sự hiện diện của rất nhiều người là từ bi tâm và sự cống hiến của họ đã chạm đến tâm hồn và cuộc sống của rất nhiều người. So sánh sự hảo tâm hào phóng, sự tu tập và thành quả nỗ lực của bạn, thực sự tôi chỉ là một con cá bé nhỏ. Nhưng thà làm một con cá nhỏ bé tung tăng ngâm mình trong suối nguồn từ bi, còn hơn là một con cá nhỏ bị rán trong chảo lửa giận dữ.
09/08/2023(Xem: 2458)
Nổi tiếng vì đã ưu tiên Chỉ số Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) hơn là tính hám lợi vì lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản phóng túng, Vương quốc Phật giáo Bhutan, nép mình trên cao nguyên trong bầu không khí hiếm có của phía đông Hymalaya, cũng đang có những bước tiến trong lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã. Báo cáo lần thứ tư về việc Khảo sát Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan, gần đây Trung tâm Bảo tồn loài Hổ Quốc gia Bhutan hợp tác với Chính phủ Bhutan
19/04/2023(Xem: 3263)
Trong khi các chính trị gia và nhà đầu tư trên khắp thế giới ca ngợi việc thực hành chánh niệm như một công cụ “trấn tỉnh” để giảm mức độ căng thẳng, tăng năng suất và duy trì sự tập trung, không coi trọng trí tuệ là ưu tiên hàng đầu mà là sản phẩm phụ phát sinh từ chánh niệm sâu sắc. Nhưng trí tuệ là một trong ba thành phần không thể thiếu của giáo lý nhà Phật, cùng với kỷ luật đạo đức và định tâm, để phát triển cá nhân và trau dồi tinh thần.
17/03/2023(Xem: 2883)
Phật tử Tích Lan cung nghinh HT Thông Hải với nghi thức trang trọng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com