Sri Lanka: Di tích PG cổ Sigiriya Lions được Phát hiện Trên đỉnh Tảng đá Khổng lồ
(Ancient City Found Atop Huge Rock In Sri Lanka)
Danh lam thắng tích Sigiriya Lions Rock (सिगिरिया) (Núi Đá Sư tử) Phật giáo cổ Sri Lanka là một ngôi cổ thành và cung điện ở bằng đá ở miền trung Matale thuộc Sri Lanka, cũng là một tu viện Phật giáo cho Chư tôn đức tăng già tu tập trong thời đó. Ngôi danh lam thắng tích này được xây dựng trên ngọn núi đá khổng lồ cao gần 200 mét, vào thế kỷ thứ 5, dưới triều vua Kassapa I (477 – 495).
Sigiriya Lions (Núi Sư tử) được coi là kỳ quan thứ 8 của thế giới, và là một pháo đài cổ bằng đá, được các vương triều Sri Lanka sử dụng làm địa điểm xây dựng cung điện của mình, và ẩn náo khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù.
Ngày nay đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Xung quanh di tích Phật giáo cổ này còn có một hệ thống sinh thái, ao hồ, vườn cảnh rộng lớn cùng các công trình kiến trúc phụ thuộc. Đặc biệt một số bích họa khắc trên vách đá giống như trong hang động Ajanta, Ấn Độ.
Đặc điểm nổi bật nhất của kiệt tác địa chất này, là cầu thang Sư tử dẫn đến khu vườn cung điện trên đỉnh đá.
Cầu thang Sư tử là một cấu trúc phức tạp, một lối đi lát gạch mọc lên từ miệng của con quái thú lấy tên từ đó, và được làm bằng gạch và gỗ. Những viên gạch bao quanh các bậc đá vôi cổ kính.
Ngày nay, Danh lam thắng tích Sigiriya Lions Rock được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới và bảo vệ khá nghiêm ngặt, tảng đá này có tầm quan trọng về khảo cổ học. Với sự bảo tồn cẩn thận, nơi đây được xem như thành phố cổ hoàn hảo với hệ thống thủy lực hoạt động cho đến ngày hôm nay. Đặc điểm cơ bản khác là thu hút hấp dẫn du khách thập phương hành hương nhiều nhất ở Sri Lanka.
Một vài bức tranh còn tồn tại là những ví dụ sớm nhất của trường phái hiện thực cổ điển Sri Labnka, được hình thành hoàn chỉnh vào thế kỷ 15 khi các bức tranh ở Sigiriya được sản xuất. Ngoài ra còn có dấu tích của các bức tranh trong một số hang động nằm nép mình dưới chân tảng đá khổng lồ.
Theo các văn bản cổ, toàn bộ pháo đài đá được xây dựng bởi đức Quốc vương Kashyapa và sau khi người băng hà, được sử dụng như một tu viện Phật giáo cho đến thế kỷ 14.
Ai đã phát hiện Sigiriya?
Các khu vườn và cung điện tại Sigiriya đã bị bỏ hoang nhưng sau đó đã trở thành cơ sở tự viện Phật giáo cho đến thế kỷ 14.
Không có tài liệu nào ghi chép về hoạt động của Phật giáo tại Sigiriya giữa thế kỷ 14 và 16, nhưng đến thế kỷ 17, nó được sử dụng như một tiền đồn của chế độ quân chủ độc lập Vương quốc Kandy.
Nền văn minh phương Tây đã tái phát hiện Sigiriya vào năm 1831 khi trong một chuyến cỡi ngựa băng qua đỉnh núi, Thiếu tá quân đội Vương quốc Anh Jonathan Forbes thuộc đội 78 Highlanders khám phát ra đỉnh núi Srgiriya phủ đầy bụi rậm.
Vào những năm 1890, nhà khảo cổ học H.C.P. Bel đã dành một thời gian ở Sigiriya, giá, sát một hoạt động nghiên cứu và khai quật nhỏ.
Sẽ còn 20 năm nữa cho đến khi sự hình thành đá tự nhiên trở lại trước mắt công chúng; Chuyến thăm của nhà thám hiểm người Anh Jahn srill đến Sigiriya vào năm 1907 đã làm dấy lên cuộc thảo luận quốc tế và làm mới mối quan tâm đến kho báu Sri Lanka.
Công việc khảo cổ đầy đủ chỉ bắt đầu cho đến năm 1982 khi Dự án Tam giác Văn hóa do Chính phủ Sri Lanka tài trợ tập trung vào sự chú ý vào thành phố Phật giáo cổ này.
Trong thời gian này, các sử học gia đã biết về sự hiện diện của cổng Sư tử tới Sigiriya, đầu của nó đã gục xuống từ lâu.
Lip
https://www.youtube.com/watch?v=jwvL46kbvPo
https://www.youtube.com/watch?v=CgFnRoFMHwQ
https://www.youtube.com/watch?v=lo12kHk6y9s
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: Lanka News Web)
***