Kỷ niệm 60 năm Dân chủ hóa
Nhân dân Tây Tạng Tri ân người Tiên phong Đức Đạt Lai Lạt Ma
(Tibetans mark 60 years of democracy, pays tribute to its pioneer, His Holiness the Dalai Lama)
Hình 1: “Trong những vô số di sản của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một trong những di sản lớn nhất là lý tưởng Dân chủ hóa của Ngài”, lời phát biểu dịp kỷ niệm 60 năm ngày Dân chủ Tây Tạng tại trụ sở CTA, của Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng. Ảnh: Tenzin Phende/CTA
Vào hôm thứ Tư, ngày 2 tháng 9 vừa qua, Nhân dân Tây Tạng lưu vong khắp nơi trên thế giới đã kỷ niệm 60 năm, kể từ khi đã thực hiện bước quan trọng đầu tiên, hướng tới nền dân chủ với việc thành lập cơ quan đại diện dân cử đầu tiên của nhân dân Tây Tạng (sau đó được gọi là Ủy ban Đại biểu Nhân dân Tây Tạng) do người tiên phong dẫn dắt chính là Đức Đạt Lai Lạt Ma, mãi mãi thay đổi tiến trình lịch sử Tây Tạng. Lãnh đạo cấp cao của Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) – chính phủ lưu vong Tây Tạng đã cử hành một buổi lễ tại trụ sở chính nơi đây để đánh dấu ngày lịch sử trọng đại, và để tỏ lòng tri ân đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma về món quà vô giá bởi nền Dân chủ.
Tại trụ sở CTA, Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng phát biểu dịp kỷ niệm 60 năm ngày Dân chủ hóa Tây Tạng: “Trong 60 năm qua, đó là tầm nhìn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ý tưởng của Ngài đi trước thời đại nhiều quốc gia khác, và đã đi trước xã hội Tây Tạng”.
Vào tháng 3 năm 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma khước từ mọi quyền chính trị của mình cho nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng, Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, trong sự kiện được đánh dấu là bước chuyển biến cuối cùng của hệ thống chính trị Tây Tạng sang một nền dân chủ hoàn chỉnh và trưởng thành.
Mô tả sự cam kết và lãnh đạo phi thường của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với những cải cách tuyệt vời này, Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay cho biết, không chỉ Đức Đạt Lai Lạt Ma từ chối những lời thỉnh cầu lặp đi lặp lại của người dân Tây Tạng để Ngài tiếp tục nắm quyền mà ‘ngày từ đầu năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã yêu cầu phải có một điều khoản bản luận tội của chính mình trong Hiến pháp’.
Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trình bày một dự thảo Hiến pháp dân chủ cho Tây Tạng, tiếp theo là một số cải cách để dân chủ hóa Chính quyền Tây Tạng. Hiến pháp dân chủ mới được đặt tên là “Hiến Chương Tây Tạng Lưu Vong”. Điều lệ bao gồm sự tự do về ngôn luận, tín ngưỡng, tập hợp và hoạt động. Nó cũng cung cấp hướng dẫn chi tiết vể chức năng của Chính Quyền Tây Tạng đối với những người Tây Tạng sinh sống lưu vong.
Năm 1992, Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) – chính phủ lưu vong Tây Tạng đã xuất bản hướng dẫn cho Hiến pháp của một tương lai – tự do Tây Tạng. Nó đề xuất rằng khi Tây Tạng được tự do, nhiệm vụ đầu tiên sẽ là thiết lập một Chính phủ Lâm thời có trách nhiệm ngay lập tức là bầu một Hội đồng Hiến pháp để hình thành và thông qua một Hiến pháp Dân chủ cho Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ hy vọng rằng, một tương lai Tây Tạng, bao gồm ba tỉnh truyền thống của U-Tsang, Amdo và Kham, sẽ được thống nhất và dân chủ.
Tháng 5 năm 1990, nhờ kết quả của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) – chính phủ lưu vong Tây Tạng đã được dân chủ hóa hoàn toàn. Nội các Tây Tạng (Kshag), mà trước đó đã được chỉ định bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã bị giải thiể cùng với Hội đồng Nhân dân Tây Tạng lần thứ X (Quốc hội Tây Tạng lưu vong). Trong cùng năm này, những người Tây Tạng lưu vong sống tại Ấn Độ và hơn 33 quốc gia khác đã bầu 46 thành viên vào một Hội đồng Nhân dân Tây Tạng lần thứ 11 được tổ chức trên cơ sở mỗi người bỏ một lá phiếu. Hội đồng này, sau đó bầu ra các thành viên của một nội các mới.
Tháng 9 năm 2011, trong một bước tiến tới dân chủ hóa, cử tri Tây Tạng trực tiếp bầu Kalon Tripa – Chủ tịch Nội Các. Kalon Tripa bổ nhiệm nội các của mình, sau đó phải được Hội đồng Nhân Dân Tây Tạng chấp thuận. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lâu dài của Tây Tạng, người dân đã bầu ra vị lãnh đạo chính trị của họ. Kể từ cuộc bầu cử trực tiếp của Kalon Tripa, phong tục mà theo đó các Đức Đạt Lai Lạt Ma – thông qua tổ chức của Ganden Phodrang- đã nắm giữ quyền lực về thế tục cũng như quyền lực tâm linh ở Tây Tạng – đã chấm dứt. Kể từ năm 2011, khi Ngài chuyển giao quyền lực chính trị của mình cho Vị lãnh đạo được bầu, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mô tả mình là đã về hưu.
Trong số vô số di sản của Ngài, Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay nói, một trong những di sản lớn nhất là lý tưởng dân chủ hóa của Ngài.
Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Đức Đạt Lai Lạt Ma về món quà quý giá là nền Dân chủ Tây Tạng trong 60 năm qua đã phát triển, và trưởng thành một hệ thống dân chủ hóa chính thức với các đại diện được bầu chọn từ ba tỉnh truyền thống của Tây Tạng, bốn trường phái lớn Phật giáo Tây Tạng, Nyingma (Cổ Mật, Mũ Đỏ), Trường phái Gelug (còn gọi là Mũ Vàng), Trường phái Sakya (còn gọi là phái Mũ Xám), Trường phái Kagyu (còn gọi là phái Mũ Trắng) và đạo Bon Pa, một tôn giáo cổ xưa của người Tây Tạng – do đó tính hợp pháp cho khoản đầu tư lãnh đạo CTA không được kiểm chứng như là đại diện thực sự của nhân dân Tây Tạng và nguyện vọng của họ.
Nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, đã bác bỏ các định hướng chính sách gần đây của lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình, được đề xuất gần đây tại cuộc họp cấp cao nhất về Quản trị Tây Tạng và gọi chúng là hoàn toàn “sai lầm, thiếu sót” và “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Tại Hội nghị chuyên đề Trung ương lần thứ 7 về Vấn đề Tây Tạng từ ngày 27 đến 28 tháng 8 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã đưa ra bốn định hướng chính sách chính về Tây Tạng, bao gồm chống “Chủ nghĩa ly khai” để tăng cường lòng sùng kính đối với “Mẫu quốc”, tiêu diệt Phật giáo Tây Tạng và đưa Phật giáo Tây Tạng vào hệ thống Xã hội Chủ nghĩa Trung cộng.
Nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay nói: “Tôi mạnh mẽ lên án bài phát biểu của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình và chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến thăm hiếm hoi tới Tây Tạng vào ngày 14 tháng 8 vừa qua”.
Hình 2: Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) – chính phủ lưu vong Tây Tạng đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày Dân chủ Tây Tạng vào ngày 2/9/2020.
Từ chối chímh sách của ông Tập Cận Bình nhằm “thích ứng Phật giáo với Chủ nghĩa Xã hội trong bối cảnh Trung Quốc” là chính sách độc ác nhất đối với Tây Tạng, Nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay nói rằng, Trung Cộng buộc những người Tây Tạng phải chấp nhận và thực hành Phật giáo là trung tâm của cuộc đời họ, phải coi Chủ nghĩa Cộng sản quan trọng hơn đức tin không phải chỉ là vi phạm tự do tôn giáo quốc tế mà còn tuyệt đối không thể chấp nhận được.
Nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay nhấn mạnh rằng: “Ông Tập Cận bình nói Phật giáo nên phục vụ lý tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Mẫu quốc Trung Hoa là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với chúng tôi.
Đặc biệt đối với chư tôn tịnh đức tăng ni Phật giáo Tây Tạng, các vị ấy xem tu viện là nhà và đời sau quan trọng hơn đời này. Để các lý tưởng, niềm tin của Phật giáo thấp hơn luật pháp quốc gia, mẫu quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc, rõ ràng đây là dấu hiệu vi phạm tự do tôn giáo. Đó là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Hơn nữa, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay lưu ý rằng, phạm vi chính sách và đường lối được hoạch định tại cuộc họp cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng cốt yếu của Tây Tạng đối với sự ổn địn h và an ninh của Trung Quốc.
“Họ đã nói rằng sự ổn định và an ninh của Trung Quốc phụ thuộc vào sự ổn định và an ninh của Tây Tạng, đó là lý do tại sao họ đến thăm Tây Tạng. Nó chỉ rõ Tây Tạng quan trọng như thế nào từ quan điểm chính sách đối ngoại.
Điều này có nghĩa là sự đàn áp nhiều hơn đối với nhân dân Tây Tạng; kỳ thị người Tây Tạng nhiều hơn, vi phạm nhiều hơn về các quyền cơ bản con người của nhân dân Tây Tạng”.
Trong một Thông điệp gửi đến Trung Quốc, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay nói rằng: “Đức Đạt Lai Lạt Ma là giải pháp cho vấn đề Tây Tạng, Ngài không phải là vấn đề. Vấn đề chỉ nằm ở chính trị đàn áp của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc, các chính sách sai lầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Tóm lại, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay tái khẳng định cam kết của Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) – chính phủ lưu vong Tây Tạng với Phương pháp “Tiếp cận Con đường Trung đạo” (the Middle Way Approach) và cam kết thực hiện tầm nhìn của Đức Đạt Lai Lạt ma bằng cách củng cố nền tảng của nền Dân chủ hóa Tây Tạng.
Trong bài phát biểu của Diễn giả Pema Jungney nói rằng, không giống như hầu hết các quốc gia mà người dân đã đấu tranh, và từ bỏ cuộc sống vì dân chủ pháp quyền, tuy nhiên, đối với nhân dân Tây Tạng, “nhân dân không bao giờ cần phải đổ mồ hôi, và đổ máu thông qua các cuộc đấu tranh, làm tăng thêm sự rối loạn, v.v. . . thậm chí ở mức độ nhỏ”. Thay vào đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma ban tặng cho nhân dân của mình.
Diễn giả Pema Jungney nói: “Ngay cả trong bối cảnh với điều kiện sống vô cùng khó khăn, bởi hoàn cảnh lưu vong kéo theo trong những năm đầu, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngay lập tức quyết định tiếp tục nỗ lực để thực hiện những tầm nhìn mà trước đây Ngài phải chỉ đạo hệ thống chính trị của nhân dân Tây Tạng đến con đường Dân chủ hóa”.
kỷ niệm 60 năm ngày Dân chủ Tây Tạng tại trụ sở CTA đã tuyên dương các sinh viên có công bao gồm người nhận học bổng Sikyong, người được giải thưởng Gaden Phodrang, người nhận giải thưởng Trao quyền cho Thanh niên và cán bộ Nội các CTA đã hoàn thành công tác phục vụ Chính phủ và Nhân dân Tây Tạng lưu vong trong 25 năm qua.
Bộ phim tài liệu ngắn của phim tài liệu ngắn của Văn phòng Tây Tạng Brussel “Tôi ngưỡng mộ tinh thần của Liên minh Châu Âu - Đức Đạt Lai Lạt Ma” (I admire the spirit of the European Union – His Holiness the Dalai Lama). Văn phòng Tây Tạng, Washingtin, CD thông báo tin vui về bộ phim tài liệu sắp tới “MAN OF COMPASSION”, những câu chuyện về Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Phim sẽ bao gồm các bài bình luận của các cá nhân từ khắp Bắc Mỹ, bao gồm nhiều đời Tổng thống, những người đã hân hạnh được ảnh hưởng tích cực bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cả cuộc sống cá nhân và nghiệp vụ của họ.
Dự kiến bộ phim tài liệu sẽ công chiếu trên toàn thế giới vào tuần đầu tiên của tháng 9 năm 2020.
Hình 3: Cư sĩ, Diễn giả Pema Jungney, Chủ tịch Nghị viện lưu vong Tây Tạng phát biểu tuyên bố của TPIE nhân kỷ niệm 60 năm ngày Dân chủ Tây Tạng.
Hình 4: Cuộc họp Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) – chính phủ lưu vong Tây Tạng đã dành một phút mặc niệm để kính tiếc sự ra đi của cựu Tổng thống Ấn Độ Shri Pranab Mukherjee (11/12/1935-31/8/2020).
Hinh 5: Nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay đã trao học bổng Sikyong với thành tích Học thuật Xuất sắc
Hình 6: Cư sĩ, Diễn giả Pema Jungney, Chủ tịch Nghị viện lưu vong Tây Tạng tặng Giải thưởng Trao quyền cho Thanh Thiếu niên (Youth Empowerment Award).
Hình 7: Cư sĩ, Diễn giả Pema Jungney, Chủ tịch Nghị viện lưu vong Tây Tạng trao bằng khen thành tích của nhân viên Chính quyền Trung ương Tây Tạng (CTA) – chính phủ lưu vong Tây Tạng đã hoàn thành 25 năm công tác.
Hình 8: Buổi chiều, đầu tiên trình chiếu bộ phim tài liệu ngắn của Văn phòng Tây Tạng Brussel “Tôi ngưỡng mộ tinh thần của Liên minh Châu Âu Đức Đạt Lai Lạt Ma” (I admire the spirit of the European Union – His Holiness the Dalai Lama)
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: Buddhist Times News)
***
Tu Viện Quảng Đức Youtube Channel