Ngọn đuốc sống Thích Quảng Đức
và cái nhìn của người Mỹ
Nguồn: Robert J. Topmiller - Long An (dịch)
Đối với nhiều người Mỹ, hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc về việc tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức năm 1963 như là một ký ức lâu dài nhất về cuộc chiến tranh Việt Nam. Tháng 6 năm đó, sự phản đối của Phật tử chống lại Ngô Đình Diệm giúp họ có thêm động lực thúc đẩy, người tu sĩ già ngồi ở tư thế hoa sen tự thiêu trên đường phố náo nhiệt ở Sài Gòn. Sự tự thiêu của Ngài đầu tiên là gây ấn tượng nhất cho cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963, là một hành động phản đối không thể tin nổi đã thúc đẩy dư luận của thế giới, là một tấm gương gây xúc động mạnh mẽ của người dân miền Nam chống chế độ Diệm, đã in một dấu ấn không bao giờ phai nhòa trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Tuy nhiên vẫn còn câu hỏi: Tại sao Ngài đã hành động như thế? Bồ Tát Thích Quảng Đức - Ngài ra đi với niềm tin rằng Ngài đã trở thành một vị Bồ tát vì những hành động của mình kêu gọi sự chú ý đối vối những Phật tử miền Nam ở trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Hòa Thượng Thích Thiện Ân lúc sinh tiền đã giải thích việc tự thiêu của Ngài là "thể hiện về sự xả thân để tìm ánh sáng cho nhân loại. Về cơ bản không khác với hành động của chúa Giêsu chết trên cây Thánh giá. Chấp nhận nỗi đau đớn cực kỳ về thể xác, Ngài đã tự thiêu và tạo ra ngọn lửa của tinh thần và lòng từ bi trong trái tim mọi người". Thêm một điều kỳ diệu nữa là "khi nắm tro tàn của Ngài được cất vào trong lọ, trái tim của Ngài vẫn không bị hủy hoại, rõ ràng là một thế giới siêu nhiên của Phật Pháp".
Ở Mỹ, cái chết của Bồ Tát Thích Quảng Đức đã bắt một ngọn lửa châm ngòi cho sự suy đoán về hiện tượng tự thiêu này. Một tờ tạp chí Thiên Chúa Giáo Mỹ tranh cãi rằng hành động tự sát này được xem như trái đạo lý đối với truyền thống Theravada nhưng "không mới đối với Việt Nam. Điều này người Pháp đã cấm, nhưng trước đó nó được thực hiện bởi những Phật tử Đại thừa". Bài báo đi đến việc khẳng định rằng tự thiêu là bác bỏ khái niệm của Phật tử về thuyết Ahimsa (không làm hại bất cứ sinh vật sống nào). Thời gian đã xác nhận rằng tự thiêu không bao giờ xảy ra ở Việt Nam, nhưng đã chấp nhận rằng Phật giá? đại thừa chứa đựng nhiều câu chuyện về các tăng ni cống hiến cuộc đời mình vì niềm tin tối thượng.
Người Mỹ lo lắng về sự hy sinh của Bồ tát Thích Quảng Đức có liên quan đến chính trị. Những viên chức Mỹ biết được sự ủng hộ của công chúng đối với Diệm đang ở trong thế yếu, và lo sợ mất đi sự ủng hộ sẽ là điểm kết thúc của Diệm và nỗ lực của Mỹ đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Thêm vào nỗi đau này, nhiều người xem hành động của Ngài Thích Quảng Đức như là cuộc biểu tình mà người Việt Nam ấp ủ trong niềm ao ước về sự tự do của người Mỹ. Thật ra ngày 27/06/1963, một nhóm những nhà lãnh đạo Mỹ có tiếng tăm đã xuất bản một trang quảng cáo trên tờ New York Times với nhan đề "Chúng tôi cũng phản đối", đăng bức ảnh của Thích Quảng Đức và kêu gọi sự giúp đỡ của công chúng Mỹ ủng hộ những Phật tử chống lại chế độ Diệm.
Thời ấy hay bây giờ, một vài người Mỹ hiểu rằng, tự thiêu là mong muốn nổ lực của những Phật tử kết thúc cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Trong khi hầu hết các sử gia đồng ý rằng người dân Việt Nam đã trả giá quá đắt cho tình trạng đối đầu của Mỹ với cộng sản, một vài người khác thì thừa nhận sự có mặt của phong trào độc lập trong nước. Tại sao các sử gia có thể chấp nhận cái chết của hàng triệ? người chiến đấu ở chiến trường mà không chấp nhận những người chết cho hòa bình? Với sự hiểu biết của người Phật tử đã kể một câu chuyện về hổ mẹ vì đói dằn vặt đến nỗi sắp ăn hổ con. Những người Phật tử đã dùng câu chuyện này để minh họa tầm quan trọng việc cứu người. - trong hoàn cảnh này dễ dàng hiểu rõ hơn về sự tự thiêu, dù tính nghiêm trọng của hành động đưa ra một bằng chứng xa hơn về sự đau đớn mà những người Phật tử trải qua trong chiến tranh. Bất bạo động và sự tự thiêu được liên kết với nhau. "Không có tinh thần hiểu biết và chấp nhận, Phật giáo không còn là chính mình nữa". Lòng từ bi và sự cống hiến cho hòa bình thúc đẩy những Phật tử chống lại cuộc chiến tranh ngay cả khi họ biết rõ sức mạnh của Mỹ dư sức chống lại mình. Không thể trả lời bằng bạo lực đối với Mỹ và sự khiêu khích của chính phủ miền Nam, các Tăng Ni Phật tử đã hy sinh bằng hình thức đáng sợ nhất để đem ánh sáng cho tình trạng này đồng thời tôn kính lời dạy của Đức Phật để thể hiện lòng từ bi. Nhân vật lịch sử năm 1963, Hòa Thượng Thích Trí Quang đã chỉ ra rằng "tự thiêu là một hình thức cao quý nhất tượng trưng cho tinh thần bất bạo động của Phật giáo". Trong khi nhiều người Mỹ bác bỏ việc tự thiêu của Phật tử như là một hành động không giải thích được bởi con người hiếm khi có mà hiểu sự sẵn sàng hy sinh vì hòa bình của Tăng Ni như một bằng chứng chua cay và kéo dài trong tận trái tim của người dân Việt Nam bị tác động bởi chiến tranh.
Đối với Phật tử Việt Nam, tự thiêu là một hình thức gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với việc chống đối bất bạo lực mà họ có thể thực hiện trong nhiều cách, sự tự thiêu là cách thể hiện tinh thần Phật tử cao nhất của sự bất bạo động từ khi con người biết chọn lựa hành động có hại cho chính mình để kêu gọi Thế Giới chú ý đến hoàn cảnh khắc nghiệt của Phật Giáo ở miền Nam Việt Nam. Do vậy, "trong chiến tranh biểu tình bằng cách này, người tự thiêu hy vọng rằng những ai giúp đỡ hay duy trì cuộc chiến tranh cũng sẽ không thể chịu đựng nỗi đau của cuộc chiến và ngăn chặn những hành động có thể tiếp tục xảy ra". Cuối cùng, thiện nghiệp có thể đạt được từ việc chết vì đạo dường như chắc chắn có lợi cho con người, những Phật tử Việ? Nam tranh cãi một cách sôi nổi rằng tự thiêu không phải là tự sát. Xa hơn nữa đó là hành động của một người thất vọng tránh né những vấn đề của thế gian, để giải phóng con người ra khỏi cuộc chiến tàn ác.
Hiện tượng tự thiêu dường như là coi thường lời giải thích có lý đối với người phương Tây. Tuy nhiên, sự hủy hoại cơ thể bằng ngọn lửa đã từng được thấy trong Phật Giáo. Khi Alexander Đại đế xâm chiếm Ấn Độ vào thế kỷ thứ 4 trước Tây Lịch, ông ta đã được chào đón bởi một tu sĩ "tự thiêu trên đống cũi trước mặt quân lính của Alexandra". Khi nhà sử gia người Mỹ Douglas Pike chỉ ra rằng tự thiêu là "một đặc điểm cổ xưa chống lại những hành động chống tôn giáo". Những Phật tử cũng đã sử dụng điều này để chống Pháp và Trung Quốc trong suốt thời kỳ đánh chiếm Việt Nam.
Lịch sử Phật giáo Việt Nam chứa đựng những câu chuyện về những Tăng sĩ hy sinh bằng ngọn lửa. Thỉnh thoảng, các Tăng sĩ tiếp tục hành động cũ "là đốt ngón tay để giải phóng mình ra khỏi thế gian", trước khi phát triển xăng dầu "Các Tăng sĩ đã quyết định tự thiêu bằng cách ăn thật nhiều mỡ trong nhiều năm và tự bốc cháy". Ở Trung Quốc và Việt Nam, tại các đại Giới đàn, những giới tử được cho phép đốt lều hương (bằng bột nhang) trên đầu như là một phần của quá trình thực hành để đạt được giới thể thanh tịnh và biểu hiện ý chí xã thân cầu đạo của họ. Đương nhiên niềm tin của Phật tử vào việc tự phủ nhận và không ràng buộc vật chất và mối quan hệ giữa khái niệm của lửa với sự thanh cao có thể phát triển thành niềm tin để đạt được tình trạng không vật chất qua việc tự thiêu, đặc biệt sau khi đạt đến sự khai sáng. Cuối cùng tự thiêu đã tác động sâu sắc vào những Phật tử hứa tiếp tục đấu tranh cho hòa bình dù sự đàn áp của chính quyền miền Nam và sự thù địch của Mỹ.
Đương nhiên sau sự tự thiêu của Ngài Thích Quảng Đức, cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn chưa kết thúc. Thêm những Phật tử tự thiêu trong cuộc khủng hoảng năm 1963 và ngay cả thể hiện những hành động chống lại của Nguyễn Cao Kỳ. Tuy nhiên ba năm sau, một làn sóng tự thiêu ở miền Nam Việt Nam gia tăng vẫn không lay chuyển chính quyền Mỹ hay dân chúng Mỹ. Lúc này nhiều người Mỹ tin rằng những Phật tử cuồng tín không được đáng cảm thông và những nhà lãnh đạo Mỹ xem việc tự thiêu như là một nỗ lực ích kỹ để lôi kéo giới báo chí hơn là một sự thể hiện niềm tin sâu sắc đối với Phật Giáo và Chính Trị.
Cái chết của Ngài Thích Quảng Đức đã có một tác động lớn khắp nước Việt Nam. Hơn một trăm Tăng Ni tự thiêu vì hòa bình trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, điều này đã dẫn một chuyên gia tôn giáo Mỹ đi đến bình luận rằng "Chỉ có thể được nói những hành động của họ là một trong những tấm gương điển hình về sự dũng cảm, chủ nghĩa bác ái và là những nhà hoạt động tâm linh của mọi thời đại… Những Phật tử tham gia vào phong trào đấu tranh, giúp đỡ sự sống còn của nông dân tự thiêu cho hòa bình cho lý tưởng niềm tin của Phật tử''. Daniel Berrigan, một Giám Mục Thiên Chúa Giáo người Mỹ có liên quan đến phong trào hòa bình ở Mỹ trong suốt cuộc chiến tranh cũng đã chỉ ra rằng "Có lẽ điều quan trọng đối với người Phương Đông trước khi có những nhà thờ là bằng chứng không rõ ràng".
Người dân Việt Nam không thể quên hành động cao quý ấy của Bồ Tát Thích Quảng Đức. Ngày nay người ta cho dựng một bảo tháp tưởng niệm lớn ở ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và cách Mạng Tháng Tám, nơi Ngài tự thiêu, và chiếc xe hơi trưng bày ở chùa Thiên Mụ, Huế, Hòa Thượng Thích Quảng Liên , viện chủ Tu viện Quảng Đức đã thực hiện việc nghiên cứu vì hòa bình ở ngoài phạm vi thành phố Hồ Chí Minh và Cộng đồng Phật tử Việt Nam ở Melbourne, Úc Châu đã thành lập ngôi chùa mang tên của chính Ngài, Thích Quảng Đức, để mãi ghi nhớ công ơn của Ngài đối Phật giáo Việt Nam. Bức ảnh của Ngài được treo ở nhiều chùa trong nước, đồng thời ký ức về Ngài đã ở ăn sâu vào lòng của người Phật tử, đó đây Ngài đã trở thành một vị Bồ Tát của Phật Giáo Việt Nam.
Bởi tấm gương của Bồ Tát Thích Quảng Đức, những Phật tử tự thiêu là điển hình cho thế hệ tương lai chống lại sự đàn áp bằng mọi cách. Do vậy, con đường trực tiếp nối liền Bồ Tát Thích Quảng Đức với những nhà hoạt động với Viện Hóa Đạo ngày nay như Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang, Võ Văn Ái ....những người thường xuyên chứng minh bằng những hành động khó tin, sự cống hiến cho nguyên tắc đạo đức, cam kết cho hòa bình và nhân quyền và mối quan tâm đến hạnh phúc của mọi người dân.
Hoa Kỳ, Kenctuky University, tháng 8/1999
Robert J. Topmiller. Long An (dịch)