Tâm Nguyện Độ Sanh
của người con Phật
đang du học tại Nhật
Với tâm nguyện phục vụchúng sanh là cúng dường chưPhật, trách nhiệm của một Trưởng tửNhưLai lúc nào cũng muốn đem ngọn đèn của chánh Pháp của Phật đã chỉdạy truyền bá khắp mọi nơi đểcho mọi người bớt khổ, hướng cuộc sống của mình ngày càng thăng hoa, trau dồi đạo đức nhân bản, phục vụnhân sinh, thực hành những lời Phật dạy đem tâm người đi đến Chân-Thiện-Mỹ.
Trong đó, Ngôi chùa là gạch nối giữa Phật và chúng sanh, giữa đạo và đời, là nơi quy hướng hàng vạn sinh linh nương vềnẻo giác, là biểu tín của Tam Bảo. Chùa là ngôi trường đạo đức, dạy con người bỏác làm lành. Chùa còn là Trung Tâm Văn Hóa đểbảo tồn và giới thiệu những tinh hoa của đạo Phật và bản sắc văn hóa Dân tộc Việt Nam đến với người bản xứcũng nhưngười Việt tha hương. Chùa cũng là nơi hội tụtín ngưỡng cho mọi người, là nơi quy tụnếp sống hoà hợp, thanh tịnh, mô phạm của Tăng chúng. Cho nên, người xưa nói công đức cúng dường xây dựng ngôi chùa:
“Trăm Hạnh, Hạnh BốThí Cúng Dường vô lượng công đức nhất.
Nghìn Duyên, Duyên Tô Bồi Tái Thiết xây Đại Điện phước hoằng thâm”.
Đây cũng là điều khẩn thiết của Chưtôn đức Tăng Ni du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, và bà con Phật tửđồng hương sống tha hương, tâm niệm lúc nào cũng ao ước có một ngôi chùa làm mái ấm cùng nhau trởvềđểchiêm bái chưPhật, thờhương linh ông bà tổtiên. Nhưng chưa thực hiện được vì chưa hội đủnhân duyên.
Hai năm qua, Đạo tràng đã thuê hội trường tập trung tu tập, tổchức những khóa LễĐón Xuân, Phật Đản, Vu lan cho Phật tử. Thời gian sắp tới, việc tu học sẽkhông thểtiếp tục thuê mướn được nữa. Cho nên trong tương lai, quý Phật tửsẽkhông có chỗổn định an tâm tu học. Đây là một trong những suy tưcủa chưTăng khi trực tiếp chỉdạy cho Phật tử.
Đểcó nơi thờtựtrang nghiêm và đạo tràng ngày một hưng thịnh, ĐĐ Thích Nhuận Phổcùng Chưtôn đức Tăng Ni du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản cùng quý Phật tửphát nguyện xây dựng ngôi Tam Bảo làm chỗquy hướng cho Phật tửvà các Đồng hương xa gần trên vùng Kansai, Nhật bản. Gần đây, quý Phật tửtìm mua mảnh đất với diện tích 108 m2 tại Kobe đểxây cất ngôi Chùa mang tên: Hòa Lạc. Trong khu đất có căn nhà cũ 2 tầng, tầng trên Thầy dựtính sẽsửa sang lại làm chánh điện thờPhật. Tầng dưới sẽlàm nơi đại chúng sinh hoạt tu học. Trong suốt thời gian kểtừlúc nhận lấy căn nhà sửa sang trùng tu lại thành ngôi Tam bảo trải qua gần 5 tháng. Theo dựtính ban đầu nếu có đủkhảnăng sẽgiao toàn bộcông trình trùng tu cho bên phía nhà thầu, nhưng vì tịnh tài không đáp ứng đủgói thầu nên theo lời khuyên của anh Kiến Trúc sưnên chuyển sang phương án tựthân người Con Phật Việt Nam sống tha hương cùng chung sức sửa sang xây dựng thành ngôi Tam Bảo. Vì nhân lực không đủlại không có kỹthuật chuyên môn nên sau gần 5 tháng, ngôi Chùa mới đi vào hoạt động. Đểcho đời sống tâm linh được đơm bông kết trái trên mảnh đất Hoa Anh Đào, đểcho ngọn đèn chánh pháp được soi sáng đến tận cùng tâm tưcủa người con Phật sống xa xứ, mặc dù chỉmới làm xong Tầng 2, thời gian cũng khá lâu không tu học nên chưTăng đã quyết định làm lễKhai Kinh Bạch Phật An VịTôn các Thánh Tượng đểquý Phật tửtrau giồi tín tâm, tụng kinh bái sám.
Sáng ngày 19/2/2012(nhằm ngày 28/1/Nhâm Thìn) trong sựchứng minh của muôn phương chưPhật, chưBồtát, hồn thiên sông núi, dưới sựchứng minh của Chưtôn thiền Đức Tăng , Ni du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản cùng quý Phật tửđồng hương từOsaka, Yao, Shiga, Kyoto, Himeji, và Kobe đã vềtham dự. Bổn tựđã thiết lễAn vịtôn tượng Đức Bổn SưThích Ca Mâu Ni, Quán ThếÂm BồTát, Địa Tạng Vương BồTát, HộPháp và Tiêu Diện Đại Sĩ. Sau khi thức an vịChưtôn đức Tăng Ni đã đăng đàn trì tụng kinh Dược SưBổn Nguyện Công Đức và tuyên sớcầu an, dâng sao giải hạn đầu năm cho bà con Phật tửthiện tín. Chiều cùng ngày Bổn tựđã thiết đàn cúng thí thực âm linh cô hồn đểcầu nguyện cho những oan hồn đã nằm xuống trong trận động đất cách đây 17 năm xảy ra tại Kobe và trận sóng thần vừa qua tại vùng Đông Bắc Nhật Bản. Sau đó Chưtôn đức Tăng Ni du học sinh cùng bà con Phật tửđồng hương đã dùng cơm thân mật.
Theo nhưđược biết, sau khi hoàn thành xong công trình trùng tu, việc ưu tưquan tâm lo lắng nhất của Thầy Nhuận Phổlà làm sao tính văn hóa bản địa, phong tục tập quán, cũng nhưngôn ngữmẹđẻ“tiếng Việt” sẽkhông bịđánh mất đối với thếhệcác cháu “Thếhệthứ2”. Do đó, ngoài việc tổchức những khóa tu học cho người lớn ra, Chùa sẽlàm nơi dạy Tiếng Việt cho các cháu nhỏ. Trong quá trình đó, cũng sẽdạy luôn cho các cháu biết vềvăn hóa cội nguồn phong tục tập quán của Việt Nam. Bên cạnh đó, sẽmời quý Thầy Cô người Nhật dạy thêm tiếng Nhật cho những vịyếu ngôn ngữtrong lúc định cưtại Nhật. Cách biệt ngôn ngữlà một việc khó khăn cho những người đang sống ở Hải ngoại, nhất là Nhật Bản, huống chi việc không am tường về văn hóa phong tục tập quán của người Nhật ra sao?. Do đó, việc ưu tư này không những chỉ là nỗi ưu tư của Thầy mà còn là sự quan tâm của những người Đồng Hương, Phật tử đang sống tha hương. Hi vọng rằng điều ấy sẽ sớm được đi vào hoạt động và có tính thực thi cao để cho thế hệ con cháu sau này không thấy bơ vơ và hổ thẹn khi nghĩ về ông bà tổ tiên của mình. Sự thực thi đó cần sự cộng hưởng từ các bậc làm cha làm mẹ có ưu tư khi nhìn về con cháu của mình trong hiện tại và tương lai, làm sao xây dựng được một nền tảng tâm linh tốt đẹp cho con cháu từ bây giờ.
Dưới đây là một số hình ảnh lễ An Vị tại Chùa Hòa Lạc. Xin truy cap vào website:www.chuahoalac.com