Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại Sao lại có danh hiệu Bồ Tát Quan Âm

13/09/201818:21(Xem: 4598)
Tại Sao lại có danh hiệu Bồ Tát Quan Âm

 Bo Tat Quan Am


TẠI SAO LẠI CÓ DANH HIỆU

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

(Avalokitésvara, Sanscrit)

oOo

 

TS Lâm Như-Tạng

 

oOo 

 

A-NGHIÊN CỨU MỘT

Trước tiên chúng ta thử tìm hiểu “QUÁN” là như thế nào?

I-QUÁN HAY QUAN

Tuy hai chữ nầy khác âm nhưng đồng nghĩa, tùy theo âm điệu bằng trắc mà đọc.

Theo nghĩa kinh điển Phật Giáo là xem xét điều lầm lỗi trái quấy đặng trừ bỏ đi. Lại còn có nghĩa là quán tưởng đi đến đạt chân lý, đạt đến Trí Tuệ viên mãn. Tiếng Phạn là Ayana. Như: Quán Chiếu, tức là dùng trí tuệ chiếu kiến sự lý. Quán Đạo: quán xét pháp lý của đạo. Quán Đạt: dùng trí tuệ quán xét thông đạt đến chỗ cùng tột. Quán Không: quán tưởng thấy các Pháp đều không có tướng. Quán Phật, Quán Phật Tam Muội: quán tưởng hình Phật có đầy đủ các tướng tốt đó là phép tam muội quán tưởng Phật.

Quán Tưởng Niệm Phật: trong tâm quán tưởng chơn thân đức Phật A Di Đà, còn miệng thì xưng danh hiệu Ngài.

Quán có hai từ : Tà Quán và Chánh Quán.

Tà Quán: sự quán tưởng quấy bậy, sai lạc, cong vạy theo phường tà tâm, theo hàng ngoại đạo mê dốt.

Chánh Quán: phép quán tưởng chính đáng, chân thiện theo lời dạy của đức Phật trong kinh điển. Như theo lời Phật dạy trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ mà quán tưởng cho thấy đức Phật Vô Lượng Thọ và toàn cõi Cực Lạc. Đó là Chánh Quán.

Quán theo lời Phật dạy trong Kinh Quán Di Lặc Thượng Sanh Đâu suất Thiên. Tức là quán tưởng cõi Đâu Suất, Tushita, của đức Di Lặc, Maitreya, đặng sanh về cõi ấy. Đó tức là Chánh Quán.

Quán Chiếu Bát Nhã: là trí tuệ chơn thật do mình quán tưởng mà sáng tỏ chiếu soi. Một trong ba Bát Nhã:

1/-Thật Tướng Bát Nhã: là trí tuệ mà mình vốn có sẵn, lìa hư vọng.

2/-Quán Chiếu Bát Nhã: là trí tuệ do mình tu thiền định mà chứng đắc.

3/-Phương Tiện Bát Nhã: là trí tuệ tạm dùng để phân biệt các Pháp.

Quán Sát Môn: Pháp môn quán tưởng Đức Phật A Di Đà và cỏi Tịnh Độ của Phật có đầy đủ mọi công đức trang nghiêm. Một trong Ngũ Niệm Môn:

1/-Lễ Bái Môn. 2/-Tán Thán Môn. 3/-Tác Nguyện Môn. 4/-Quán Sát Môn. 5/-Hồi Hướng Môn.

Quán Sát Pháp Nhẫn: tức là đức nhẫn nại quán sát các Pháp. Một trong 2 đức Nhẫn: An Thọ Khổ Nhẫn, Quán Sát Pháp Nhẫn. Đối với sự khổ đến cho mình, mình quán tưởng, suy xét rằng các Pháp vốn chẳng có thật, chẳng sanh, chẳng diệt. Nhờ quán xét như vậy mình an nhiên nhẫn nại, chẳng động chẳng khổ.

Quán Tự Tại: Tức là ngài Quan Thế Âm Bồ Tát. Có 2 nghĩa: 1/-Quán tưởng cảnh giới duy tâm mà chứng được quả tự tại. 2/-Quán thấu căn cơ của tất cả chúng sanh mà hóa độ một cách tự tại.

Sự quán trên là Trí, sự quán dưới là Bi. Gồm cả Trí và Bi tức là Quán Tự Tại.

Quán Tượng Niệm Phật: Quán hình tượng và niệm Phật. Người tu pháp môn Tịnh Độ, trong tâm thì quán tưởng hình tượng của Đức Phật A Di Đà, ngoài miệng thì xưng niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà, tức miệng niệm Nam Mô A Di Đả Phật.

II-QUÁN TƯỞNG

1-QUÁN SÁT VÀ TƯỞNG NIỆM: Quán Tưởng là tiếng đôi, hiệp lại bởi 2 chữ đồng nghĩa. Nghĩa là dùng Trí mà quán sát và tưởng niệm. Tức là Tư Duy, Thiền Định. Như nói: quán tưởng Phật.

2-QUÁN XÉT TƯ TƯỞNG: Tức là quan sát, suy xét tư tưởng. Tưởng là Uẩn thứ Ba trong ngũ Uẩn. Quán Tưởng là coi Tư Tưởng Chánh hay Tà, điên đảo hay không điên đảo. Tư Tưởng đó do đâu mà sanh ra và quả báo của nó là thế nào. Trí Giả thấy rằng: Tưởng do xúc và thọ sanh ra. Nếu Xúc và Thọ nhiễm phiền não thì Tưởng sẽ sanh phiền não. Nếu xúc và thọ được minh chánh thì Tưởng sẽ là minh mẫn, chánh đại.

Trí Giả thấy rằng: chúng sanh vì chưa đắc Chánh Đạo cho nên Tưởng của họ là Điên Đảo Tưởng. Còn Phật Thánh đã đắc Chánh Đạo nên Tưởng của các ngài là không có Điên Đảo, trong sạch, giải thoát. Trí Giả thấy rằng Tưởng có ba hạng: Tiểu, Đại, Vô Lượng... Đó là Quán Tưởng.

III-QUÁN TƯỞNG NIỆM PHẬT

Đó là: 1/-Xưng danh niệm Phật. 2/-Quán tưởng niệm Phật. 3/-Thật tướng niệm Phật.

Quán tưởng niệm Phật là ngồi yên lặng một chỗ mà tưởng nhớ công đức của Phật, sức thệ nguyện của Phật, thân tướng trang nghiêm của Phật có đủ 32 tướng chánh và 80 tướng phụ.

IV-QUÁN ĐỈNH TRỤ

Trụ vị quán đỉnh, trụ vị cao rốt, trụ vị thứ 10 trong 10 trụ vị, Thập Trụ. Bồ Tát đã trải qua 9 trụ vị, khi vào trụ vị thứ 10 thì đủ sức thi hành Phật sự, được Phật đem Nước Trí mà rảy lên đầu. Cũng như vị vương tử khi lên ngôi vua thì được thọ nước bốn biển rảy lên đầu. Vì vậy trụ vị thứ 10 của Bồ Tát gọi là Quán Đỉnh Trụ. Tham khảo Thập Trụ...

V-QUÁN ĐỈNH

Mũrdhaja, Abhisluka (Sanscrit).

Bên Ấn Độ, khi một vị quốc vương tức vị, thì vị trưỡng thượng trong tôn giáo dùng nước bốn biển cả mà rưới lên đầu của vị tân vương, làm phép lành cho vị tân vương, đó là Quán Đỉnh. Lễ rưới nước lên đầu của đệ tử để truyền Giới, truyền Pháp, truyền quả Phật cũng gọi là Quán Đỉnh.

Dưới đây là lễ Quán Đỉnh trong dịp Thái Tử Siddharta lên ngôi Đông Cung. Trong một buổi lâm triều vua Tịnh Phạn phán rằng: “Nay Thái Tử đã trưởng thành, người đủ trí tuệ và dõng kiện. Đây là lúc phải cho người thọ lễ Quán Đỉnh, chịu rưới nước bốn đại hải lên đầu”. Liền đó tin ấy được truyền ra cho các vị vua các tiểu quốc rằng: ngày 8 tháng 2 hoàng tử sẽ thọ lễ Quán Đỉnh và luôn dịp thỉnh các vị vua đến dự lễ. Đến ngày ấy, các vị vua, các vị tiên nhơn và các thầy Bà La Môn đều hội họp tại đền vua. Đền chưng dọn rực rỡ, nghi ngút những mùi trầm hương và hoa, có nhạc trỗi và khêu vũ theo điệu cúng kiến. Nhứt là có một cái bình quí báu đựng nước bốn đại hải. Mấy vị tiên nhơn tức thầy tu núi bưng cái bình ấy trao cho mấy thầy Bà La Môn. Mấy thầy Bà La Môn trao cho các quan, các quan dâng lên vua. Vua bèn rưới nước lên đầu Thái Tử, giao cho Thái Tử một cái ấn sắc và đọc kệ lớn tiếng như vầy: “Kể từ nay trẫm phong Tất Đạt Đa làm Đông Cung Thái Tử”.

Phép Quán Đỉnh trong đạo, vị sư trưởng lấy nước thanh tịnh mà gội lên đỉnh đầu của người thọ giới. Kể từ khi thọ phép Quán Đỉnh giới tử vào trong Phật Pháp.

Phật cũng ban lễ Quán Đỉnh cho Bồ Tát, nhứt là để chúc truyền Đạo Pháp hoặc để thọ ký quả Phật.

Tham khảo: Tam Đẳng Quán Đỉnh, Tứ Chủng Quán Đỉnh ...

VI-QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ KINH

Chữ Sanscrit là Amitayus-dhyàna-sutra. Đây là Kinh chính của Tịnh Độ Tông và Tịnh Độ Chân Tông. Hai tông ấy có 3 bổn kinh chánh là Vô Lượng Thọ Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh và A Di Đà Kinh.

Bổn Quán Vô Lượng Thọ Kinh, ngài Cương Lương Da Xá, một nhà sư người Ấn Độ dịch ra chữ Hán vào đầu thế kỷ thứ năm. Đại lược nội dung kinh: Bà Hoàng Hậu Vaidehi, vợ vua Bimbisãra nước Magadha thấy con bà là thái tử Ajtatacatru hung ác, cầm tù cha, lại toan giết bà nên bà buồn lắm. Bà chán cõi Ta Bà đầy khổ não ác trược nầy. Bà mới vọng bái Phật để nhờ Phật chỉ dạy cho bà về cõi Cực Lạc của đức Phật Vô Lượng Thọ.

Đức Thích Ca dạy rằng bà và bất cứ ai có thể hưởng sự an nhàn tự tại nơi cõi Cực Lạc bằng 3 cách làm lành:

1/-Làm lành trong các phận sự ở đời.

2/-Thọ trì giới luật: 5 giới, 8 giới cho hàng tại gia. 10 giới và Cụ Túc Giới cho hàng xuất gia.

3/-Thực hành theo Tứ Diệu Đế và Bát Nhã Ba La Mật Đa hoặc đọc tụng Kinh Điển Đại Thừa.

Phật khuyên bà Vi Đề Hy và chúng sanh về sau nên nhất tâm mà niệm Phật A Di Đà.

Ba cách hành trì trong kinh Quán Vô Lượng Thọ tạo cho con người nhơn duyên tốt. Nhơn duyên nầy đưa con người vào chín phẩm khác nhau ở cõi Tịnh Độ.

Đến thế kỷ thứ bảy dương lịch, ngài Viễn Công ở Trung Hoa ra công cổ động cho người ta đọc tụng kinh Quán Vô Lượng Thọ và niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà. Ngài sáng lập Tông Tịnh Độ tại Trung Hoa.

Quán Vô Lượng Thọ Kinh còn có tên khác là Mười Sáu Quán Kinh. Vì Kinh ấy dạy 16 phép quán tưởng Đức Phật A Di Đà. Và Kinh nầy cũng có tên là Quán Kinh.

VII-QUÁN THẾ ÂM 14 THÍ VÔ ÚY

14 công đức độ cho chúng sanh khiến họ dứt trừ sợ sệt. Quán Thế Âm Bồ Tát đắc lòng bi ngưỡng, ngài hướng về chúng sinh phổ hành đức Bi của ngài nếu họ nguyện vái tên Ngài:

1/-Chúng sanh khổ não trong 10 phương liền được giải thoát.

2/-Những chúng sinh gặp cơn lửa dữ, không bị lữa thiêu đốt.

3/-Những chúng sinh đang gặp nạn nước, không bị chết chìm.

4/-Những chúng sinh không may gặp nạn ác quỉ, không bị ác quỉ làm tổn hại.

5/-Những chúng sinh sắp bị tấn công bằng đao, gậy; đao gậy liền bị đứt gãy.

6/-Những chúng sinh gặp các loài ác quỉ, ác thần; nhờ sức che chở của Đức Quán Âm, chúng kông thể trông thấy những chúng sinh ấy được.

7/-Những chúng sinh đương cơn trói buộc vì xiềng xích gông cùm, nhờ nguyện lực của Đức Quan Âm, lìa xa được những món ấy.

8/-Những chúng sinh khi đi vào đường nguy hiểm, đạo tặc, không bị cướp dựt.

9/-Những chúng sinh tham dục, liền dứt khỏi lòng tham dục.

10/-Những chúng sinh nóng gận, liền dứt lòng sân.

11/-Những chúng sinh mê ám, liền dứt khỏi tánh si mê.

12/-Những chúng sinh muốn cầu con trai, thì sinh ra nam tử tuấn tú.

13/-Những chúng sinh muốn cầu con gái, thì sanh gái đẹp, có phước đức.

14/-Những chúng sinh chỉ trì niệm một danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thì được lợi ích, phước đức bằng trì đủ các danh hiệu của các vị đại Bồ Tát nhiều như số các trong 62 ức sông Hằng.

Tham khảo: Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Tam Thập Tam Quán Âm...

VIII-BA MƯƠI HAI CÁCH ỨNG HIỆN THÂN

Ba Mươi Hai Cách ứng hiện của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Bởi vì Quan Thế Âm Bồ Tát đồng một Sức Từ với đức Phật Như Lai cho nên ngài ứng hiện ra 32 thân, vào các quốc độ mà độ thoát chúng sanh:

1/-Phật Thân. 2/-Độc Giác Thân. 3/-Duyên Giác Thân. 4/-Thinh Văn Thân. 5/-Phạm Vương Thân. 6/-Đế Thích Thân. 7/-Tự Tại Thiên Thân. 8/-Đại Tự Tại Thiên Thân. 9/-Thiên Đại Tướng Quân Thân. 10/-Tứ Thiên Vương Thân. 11/-Tứ Thiên Vương Quốc Thái Tử Thân. 12/-Nhơn Vương Thân. 13/-Trưỡng Giả Thân. 14/-Cư Sĩ Thân. 15/-Tể Quan Thân. 16/-Bà La Môn Thân. 17/-Tỳ Kheo Thân. 18/-Tỳ Kheo Ni Thân. 19/-Ưu Bà Tắc Thân. 20/-Ưu Bà Di Thân. 21/-Nữ Chúa Thân và Quốc Phu Nhơn, Mạnh Phụ Đại Gia. 22/-Đồng Nam Thân. 23/-Đồng Nữ Thân. 24/-Thiên Thân. 25/-Long Thân. 26/-Dược Xoai Thân. 27/-Càn Thác Bà Thân. 28/-A Tu La Thân. 29/-Khẩn Na La Thân. 30/-Ma Hô La Già Thân. 31/-Nhơn Thân. 32/-Phi Nhơn Thân.

Tham khảo: Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 6...

IX-QUÁN THẾ ÂM

Quán Thế Âm cũng gọi tắc là Quán Âm. Tiếng Sanscrit là Avalôkitêcvara. Còn được gọi là Quán Tự Tại, Từ Tâm Bất Sát (Lockecvara). Quán Thế Âm nghĩa là nghe xét các âm thinh của chúng sanh trong pháp giới để hiện sức thần thông mà cứu vớt họ.

Theo sự nghiên cứu của chúng tôi, trã lời phỏng vấn của chương trình phát thanh Hương Từ Bi tại Sydney, Úc Đại Lợi, năm 2018, thì trong Kinh Phổ Môn, Đức Quan Âm là người nam. Nhưng tại Á Châu người Việt thờ hình tượng Đức Quán Âm là người nữ khoảng trước thế kỷ thứ 11. Tại Trung Quốc sau Việt Nam khoảng 200 năm, vào thời nhà Nguyên mới bắt đầu thờ đức Quán Âm hình tượng người nữ.

Tại Tây Tạng thờ ngài dưới hình tượng người đàn ông. Họ cho rằng ngài có nguyện lực hộ trợ xứ Tây Tạng. Họ còn tin rằng chính ngài chuyễn hóa vào thân đức vua Dalai Lama.

Ngài hiện hình có 11 mặt, ngàn tay và ngàn mắt, 108 hồng danh, ngài ngự nơi đền Potala xứ Lhasa, Tây Tạng. Toàn quyển kinh Karanda Vyũha xưng tụng công đức của đức Quán Thế Âm.

Ngài có dự nghe đức Thích Tôn diễn nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma Pundarika). Trọn phẩm Phổ Môn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa xưng tụng công đức và lòng từ bi cứu thế của ngài. Hễ ai thờ ngài ắt được các sự phước đức. Ai cầu nguyện và niệm tưởng ngài thì được sức lành của ngài chở che và cứu trợ trong trường hợp bị nạn nguy. Chính niệm vái vô số chư Phật với niệm vái ngài, hai công đức ấy đều bằng nhau.

Thật ra Đức Quán Thế Âm Bồ là một vị cổ Phật, nghĩa là ngài đã thành Phật từ kiếp xa xưa. Trong thời Đức Thích Ca Mâu Ni ngài nguyện trở lại cõi nầy để khen tán đức Phật Thích Ca và hộ trì chánh Pháp của Đức Phật.

Vì lòng từ bi cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh và vì sự hộ trì chánh Pháp của chư Phật nên ngài Quán Âm tùy phương tiện mà hiện thân như phần trên đã nói.

Ngoài Kinh Phổ Môn ra, trong kinh Địa Tạng, phẩm 12, đức Phật có khen ngài Quan Âm rằng: Ở thế giới Ta Bà nầy, người có nhơn duyên lớn; hoặc thiên, long, nam, nữ; hoặc thần, quỉ, cho đến chúng sanh tội khổ trong sáu nẽo; hễ nghe danh người, thấy hình người, luyến mộ người, tán thán người, thì những chúng sanh ấy đều chẳng thối chuyễn đối với quả Đại Bồ Đề, thường sanh lên cõi trời, cõi người, hưởng phước duyên mầu nhiệm, đến khi nhơn quả tới kỳ thì gặp Phật thọ ký cho.

Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 6, đức Quán Thế Âm Bồ Tát sở trường phép tu Tam Muội về căn tai. Ngài đắc căn tai viên thông thời đức Phật quá khứ cách nay Hằng Hà Sa số kiếp tên là Quán Thế Âm. Đức Phật Quán Thế Âm tại giữa đại hội có thọ ký cho ngài danh hiệu là Quán Thế Âm. Vì vậy cho nên trãi qua nhiều kiếp Bồ Tát vẫn giữ tên là Quán Thế Âm.

Trong kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni có viết rằng: Lực oai thần của Quán Thế Âm Bồ Tát không thể nào suy xét, bàn luận cho xiết. Trong quá khứ cách nay vô lượng kiếp, ngài đã thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Vì nguyện lực đại bi muốn làm cho chúng sinh được an lạc, nên ngài hiện thân làm Bồ Tát.

Tham khảo: Tam Thập Tam Quán Âm...       

B-NGHIÊN CỨU HAI

I-QUÁN ÂM

Quán Âm còn gọi là Quán Thế Tự Tại hay Quán Tự Tại.

Quán Thế Âm nghĩa là quan sát nghe âm thanh của người đời gọi tên vị Bồ Tát Đó mà rủ lòng cứu giúp nên gọi là Quán Thế Âm. Còn Quán Thế Tự Tại có nghĩa là quan sát thế giới mà tự tại cứu khổ đem lại an lành. Quan Âm có 6 Quan Âm, 7 Quan Âm cho đến 33 Quan Âm. Nhưng Quan Âm thường được nêu danh là chỉ vị Thánh Quan Âm trong 6 Quan Âm. Như Quan Âm trong phẩm Phổ Môn, kinh Phạp Hoa, Quan Âm trong kinh Vô Lượng Thọ chính là vị Quan Âm nầy. Đó là tổng thể của Quan Âm, là đồng thể với tối sơ pháp Bồ Tát của Tây Phương A Di Đà.

Hiển Giáo cho rằng Quan Âm là đệ tử của đức Phật A Di Đà. Mật Giáo thì cho đó là hóa thân của đức A Di Đà. Cùng với đức Đại Thế Chí Bồ Tát đều ở tại hai bên trái mặt của đức A Di Đà  (Quan Âm bên tay trái của Đức Phật, Thế Chi bên tay mặt của đức Phật) mà giúp cho sự giáo hóa của Đức A Di Đà.

Theo sách Phạm Hiệu Lễ Sám thì bản danh A Di Đà là Quán Tự Tại Vương, quán theo danh hiệu của bản sư nên gọi là Quán Tự Tại Vương. Giống như đức Thích Ca Mâu Ni ngày nay theo bản sư từ đời xa xưa là Thích Ca Mâu Ni mà được danh xưng đó.

II-QUÁN BẤT TƯ NGHÌ CẢNH

Quán Bất Tư Nghì cảnh là đệ nhất trong Thập Thừa Quán Pháp. Tứ Giáo Nghĩa viết: “Quán cảnh bất tư nghì là chỉ quán một niệm tâm có đầy đủ tất cả Tam Thiên Tính Tướng, Bách Giới Thiên Như. Tức là cảnh đó tức Không tức Giả tức Trung. Càng không có trước sau, rộng lớn tròn đầy, dọc ngang tự tại”.

Lưỡng Trùng Năng Sở: là dị nghĩa của phái Sơn Ngoại tông Thiên Thai, lấy chân tính mà lập ra Quán Cảnh, chẳng đồng ý coi niệm âm vọng là Cảnh Sở Quán. Sách Thập Nghĩa Thư của Tứ Minh tôn giả đã đả phá triệt để quan niệm nầy. Hơn nữa trong sách Chỉ Yếu Sao, Tứ Minh tôn giả có lập ra hai tầng Năng Sở. Chứng minh rằng Âm Vọng chính là cảnh sở quán. Quán là Trí Năng Quán, quán sát Tam Thiên, ví như cái chày. Cảnh bất tư nghì là Diệu Đế của Tam Thiên, tức là cảnh sở quán, ví như cái cối. Quán trí và diệu cảnh đó ngóng nhau mà lập ra một tầng năng sở. Còn một niệm âm vọng ví như gạo xay, vì sao vậy? Vì quán giải một niệm âm vọng là diệu cảnh của Tam Thiên tức là bất tư nghì cảnh, tức quán, cho nên hai thứ đó đối với cái tâm âm vọng thì đều là năng quán và lại có thêm một tầng năng quán nữa.

Tóm lại dùng cái chày Trí Tuệ năng quán cùng với cái cối diệu cảnh sở quán để mà xay giã gạo là cái tâm âm vọng hiện tiền, khiến cho nó thành diệu thể của Tam Thân Đế.

Sách Yếu Chỉ Sao viết: “Nay lại tự đặt thêm một thí dụ nữa để thuyết minh cả đôi hai tầng Năng Sở. Ví như giã gạo, lẽ nào chỉ dùng chày mà không có cối? Cho nên biết rằng chày và cối tự chia thành năng và sở. Nếu đối với gạo xay mà nói thì đều thuộc sở. Trí để ví với sự đắc giải.” 

Tham khảo: Thập Thừa Quán...

III-QUÁN ÂM BẢN ĐỊA 

Bản Địa của Quan Âm chính là đức Chính Pháp Minh Phật đã khai chính giác. Nhưng vì để tế độ chúng sinh mà nay hiện thành thân Bồ Tát. Hơn nữa đến thời vị lai còn hiện thành tướng Phật. Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni do Gia Phạm Đạt Ma dịch viết rằng: “Quan Thế Âm  Bồ Tát, lực uy thần bất khả tư nghì. Trong vô lượng kiếp thời quá khứ đã là Phật rồi, Phật đó hiệu là Chính Pháp Minh Như Lai. Nhưng vì Đại Từ nguyện lực, vì muốn cho chúng sinh được an lạc mà hiện làm Bồ Tát.”

Nhưng kinh Bi Hoa, quyển 3, lại viết rằng: “Ở cõi Tây Phương Cực Lạc, sau khi Đức A Di Đà nhập Niết Bàn rồi, đức Quan Âm sẽ thành Phật tên là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Như Lai.”

Kinh Quan Âm Thọ Ký thì nói rằng: “Sau khi đức Phật A Di Đà diệt độ, Đức Quan Âm là bổ xứ Phật mà hiện là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương Như Lai.”

Đại để đó đều là phương tiện thị hiện cả.

IV-QUÁN ÂM KINH

Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm, phẩm thứ 25, thuộc quyển 8 của kinh Pháp Hoa, khi được tách riêng ra đem lưu hành thì được gọi là Quan Âm Kinh. Pháp Hoa Huyền Ký, quyển 1 viết: “Chỉ có một phẩm Phổ Môn của Thập Công được tách ra lưu hành ở vùng Tây Hà. Vì sao vậy? Vì Đàm Ma La Sấm có nghĩa  là Pháp Phong, là người Trung Ấn, vốn gốc Bà La Môn, còn gọi là Y Ba Lặc Bồ Tá, có chí hoằng hóa, du hóa ở vùng núi Thông Lĩnh, tới vùng Hà Tây. Hà Tây vương Thư Cừ Mông qui mệnh chính pháp, thêm nữa lại có bệnh tật, nên nói với Bồ Tát. Bồ Tát bèn dạy rằng: Đất nầy có duyên với đức Quán Thế Âm. Rồi bảo tụng niệm. Bệnh khổ liền khỏi. Nhân đó mà truyền riêng một phẩm, lưu thông ngoài bộ”.

Các sách chú sớ của các nhà về kinh nầy như sau:

1/-Quán Âm Huyền Nghĩa, 2 quyển, Trí Khải đời Tùy giảng, Quán Đỉnh ghi.

2/-Quán Âm Huyền Nghĩa Ký, 4 quyển, Trí Lễ đời Tống thuật, ghi.

3/-Quán Âm Nghĩa Sớ, 2 quyển, Trí Khải đời Tùy giảng, Quán Đỉnh ghi.

4/-Quán Âm Nghĩa Sớ Ký, 4 quyển, Tri Lễ đời Tống ghi.

C-NGHIÊN CỨU BA

Quan Âm theo từ ngữ từ điển tiếng Anh viết như sau:

I-QUÁN

Vipasýanã, vidardsánã. To look into, study, examine, contemplate; contemplation, insight; a study, a Taoist monastery; to consider illusion and discern illusion, or discern the seeming from the real; to contemplate and mentally enter into truth.

Giác is defined as awakening or awareness, Quán as examination or study. Quán is especially a doctrine of the Thien Thai school as shown in the Chỉ Quán.

II-QUÁN THẾ ÂM

Regarder or the world’s sounds, or cries, the so-called Goddess of Mercy; also known as Quán Âm, Quan Thế Âm Bồ Tát, Quán Thế Tự Tại, Quan Thế Âm (the last being the old form). Avalokitésvara. Originally represented as a male, the images are now generally those of a female figure. The meaning of the term is in doubt; it is intp. as above, but the term Quán Tự Tại accords with the idea of Sovereign Regarder and is not associated with sounds or cries. Kuan-yin is one of the triad of Amida, is represented on his left, and is also represented as crowned with Amida; but there are as many as thirty-three different forms of Kuan-yin, sometimes with a bird, a vase, a willow wand, a pearl a “thounsand” eyes and hands, etc., and when as bestower of children, carrying a child. The island of Potala is the chief centre of Kuan-yin worship, where she is the protector of all in distress, especially of those who go to sea. There are many sũtras, etc., devoted to the cult, but its provenance and the date of its introduction to China are still in doubt.

Chapter 25 of the Lotus sũtra is devoted to Kuan-yin, and is the principal scripture of the cult; its date is uncertain. Kuan-yin is sometimes confounded with Amitãbha and Maitreya. She is said to be the daughter of king Subhavyũha, Diệu Trang Vương, who had her killed by “stifling because the sword of the executioner broke without hurting her. Her spirit went to hell; but hell changed into paradise. Yama sent her back to life to save his hell, when she was miraculously transported on a Lotus flower to the island of Poo-too”. Eitel.

Tãrã, the sákti or female energy of the masculine Avalokitécvara.

D-NGHIÊN CỨU BỐN

I-CHÍNH QUÁN

Còn gọi là Quán Tưởng hay Tưởng. Tập trung tưởng niệm vào một đối tượng duy nhất nào đó để áp phục những vọng tưởng như tham dục..., Hoặc là một loại quán tưởng phương tiện cần phải thực hành để đi vào chính quán.

Kinh Tọa Thiền Tam Muội, quyển hạ, viết: “Người tu hành đạo Bồ Tát, trong 3 độc nếu thấy nghiêng nặng về dâm dục thì trước phải quán thân, xương, thịt, da dày, da mỏng, gân, mạch, mồ hôi, máu, gan, phổi, ruột, dạ dày, phân, nước tiểu, nước mắt, nước miếng, đởm, dãi, 36 vật, 9 thứ quán tưởng bất tịnh. Chuyên tâm xét bên trong. Không nhớ nghĩ bên ngoài. Nếu nhớ nghĩ đến các duyên bên ngoài thì lập tức thu nhiếp các duyên trở về”. Đây là nói về “Quán Chín Tướng” có công năng đoạn trừ dâm dục.

Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ thì tu quán Mặt Trời... là phương tiện để đi vào chân quán chính báo, y báo của thế giới Cực Lạc. Mật Giáo đối với những hành giả mới phát tâm Bồ Đề cũng thường đặt ra các loại quán tưởng phương tiện. Như quán tưởng hình tượng, hình Tam Muội Da...của các vi Tôn. Nhờ sự quán tưởng ấy để diệt trừ vọng niệm. Dần dần từ Hửu Tướng tiến vào Vô Tướng. Dứt bặt tất cả cái thấy chủ quan, khách quan sai biệt để chứng muôn pháp bình đẳng mà ứng hợp với bản tôn.

Tham khảo: Kinh An Tượng Tam Muội Nghi Quĩ. Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 11, 14. Phẩm Trì Tụng Pháp Tắc trong Đại Tỳ Lô Giá Na Kinh Cúng Dường Thứ Đệ Pháp Sớ, quyển hạ. V.v...

II-TÍN NGƯỠNG QUÁN THẾ ÂM

Chỉ cho tín ngưỡng tông giáo tôn thờ Bồ Tát Quán Thế Âm.

Theo phẩm Phổ Môn Kinh Pháp Hoa thì khi chúng sinh gặp tai ách khổ nạn, chỉ cần tụng niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm thì tức thời ngài quán sát âm thanh ấy mà đến cứu giúp. Trong các viên thông của 25 vị Thánh thì nhĩ căn viên thông của Bồ Tát Quán Thế Âm là thù thắng nhất.

Ở Trung Quốc, tín ngưỡng Quán Thế Âm rất phổ cập. Việc dịch kinh có liên quan đến tín ngưỡng Quán Thế Âm ở Trung Quốc cũng rất sớm. Đầu tiên là năm Ngũ Phụng thứ hai, năm 255, đời Ngô thời Tam Quốc, Chi Cương Lương Tiếp đã dịch kinh Pháp Hoa Tam Muội, nay đã thất lạc. Kế đến Trúc Pháp Hộ dịch phẩm Quang Thế Âm Phổ Môn kinh Pháp Hoa vào năm Thái Khang thứ 7, năm 286, đời Tây Tấn. Đến Cưu Ma La Thập dịch phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn kinh Diệu Pháp Liên Hoa vào năm Hoằng Thủy thứ 8, năm 406 đời Diêu Tần. Xà Na Quật Đa và Đạt Ma Cấp Đa cùng dịch phần kệ tụng của phẩm Phổ Môn kinh Thêm Phẩm Pháp Hoa vào niên hiệu Nhân Thọ năm đầu, năm 601 đời Tùy. Đàm Vô Kiệt dịch kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Thụ Ký vào đời Lưu Tống...Theo với đà tín ngưỡng Kinh Pháp Hoa nói nhiều về công đức của Bồ Tát Quán Thế Âm được mở rộng và phổ cập. Tín ngưỡng Quán Thế Âm cũng đi sâu vào nhân gian.

Ngoài Kinh Pháp Hoa, kinh Vô Lượng Thọ do Khang Tăng Khải dịch vảo năm Gia Bình thứ 4, năm 252 đời Tào Ngụy. Kinh Quán Vô Lượng Thọ do Cương Lương Da Xá dịch. Phẩm Pháp Giới kinh Hoa Nghiêm do Phật Đà Bạt Đà La dịch...Tất cả đều nói rộng về sự lợi ích mà Bồ Tát Quán Thế Âm ban bố cho chúng sinh.

Kinh Thỉnh Quán Thế Âm Bồ Tát Tiêu Phục Độc Hại Đà La Ni chú do Trúc Nan Đề dịch vào đời Đông Tấn. Kinh Thập Nhất Diện Quán Thế ÂmThần Chú do Da Xá Quật Đa dịch vào thời Bắc Chu thì nói rõ về công đức và sự linh nghiệm của việc xướng niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm.

Ngoài ra cũng có sự truyền bá rộng rãi Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh trong dân gian. Sự phiên dịch các kinh điển nói trên đã làm cho tín ngưỡng Quán Thế Âm phát triển sâu rộng.

Cùng với phong trào nầy cũng đã xuất hiện một số lớn kinh điển phổ biến tín ngưỡng Quán Thế Âm bị ngờ là các kinh giả tạo. Như kinh Cao Vương Quán Thế Âm, kinh Quán Thế Âm Thập Đại Nguyện, kinh Quán Thế Âm Vịnh Thác Sinh, Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Vãng Sinh Tịnh Độ Bản Duyên, kinh Quán Thế Âm Sám Hối Trừ Tội Chú, kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ, kinh Quán Thế Âm Sở Thuyết Hành Pháp, kinh Quán Thế Âm Tam Muội...Trong đó kinh Cao Vương Quán Thế Âm còn được gọi là Kinh Tiểu Quán Âm.

Đến đời Tùy Trí Khải y cứ vào phẩm Phổ Môn kinh Pháp Hoa mà soạn Quán Âm Huyền Nghĩa 2 quyển, Quán Âm Nghĩa Sớ 2 quyển; rồi lại dựa vào kinh Thỉn Quán Thế Âm Bồ Tát Tiêu Phục Độc Hại Đà La Ni Chú mà soạn Thỉnh Quán Thế Âm Kinh Sớ 1 quyển, Thỉnh Quán Âm Sám Pháp 1 quyển. Mặt khác Trí Khải còn tích cực dẫn dụng thuyết trong các kinh giả như kinh Quán Âm Tam Muội...để chỉ rõ cách nhìn và hiểu về tín ngưỡng Quán Âm làm khuôn mẫu cho việc giải thích phẩm Phổ Môn của người sau. Trí Lễ soạn Quán Âm Huyền Nghĩa Ký 4 quyển, Quán Âm Nghĩa Sớ Ký 4 quyển là thêm phần kệ tụng, đồng thời chú thích 2 bộ Sớ của Trí Khải.

Đến đời nhà Đường, Bảo Tư Duy dịch kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Như Ý Ma Ni Đà La Ni 1 quyển, Đà La Ni Niệm Tụng Pháp 1 quyển. Thực Xoa Nan Đà cũng dịch kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Bí Mật Tạng Như Ý Luân Đà La Ni Thần Chú 1 quyển. Thời kỳ giữa Đường về sau, Mật Giáo hưng thịnh, tín ngưỡng Quán Âm cũng có sự phát triễn khác nhau.

Thời kỳ cuối Đường đầu Ngũ Đại, Tuệ Ngạc, vị tăng người Nhật Bản, thỉnh được tượng Quán Âm từ núi Ngũ Đài để thờ ở động Triều Âm tại quần đảo Chu Sơn, sáng lập viện Quán Âm, gọi Chu Sơn là núi Bổ Đà Lạc, là thánh địa của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Theo truyền thuyết kinh Cao Vương Quán Thế Âm vốn ngắn. Vì số trang có ít, người ta muốn cho dài nên tăng thêm số trang. Do đó mới có tạp chú xen kẻ trong đó. Khi tác phẩm Phật Tổ Thống Ký được biên soạn vào đời Nam Tống thì kinh Cao Vương Quán Thế Âm đã trở thành một áng văn tạp nhạp lưu hành trong dân gian. Tuy nhiên, tác giả của Phật Tổ Thống Ký là Chí Bàn vẫn tin sâu và không nghi ngờ gì về sự không linh nghiệm của việc trì tụng kinh nầy.

Trái lại, Vân Thê Châu Hoành đời Minh thì cực lực bài bác kinh Cao Vương Quán Thế Âm. Nhưng từ đời Minh, Thanh đến nay do chịu ảnh hưởng của kinh nầy, tín ngưỡng Quán Âm lại càng tiến sâu hơn vào nhân gian.

Từ thời nhà Thanh trở về sau lại xuất hiện hình tượng “Quán Âm Tống Tử” làm cho phạm vi tín ngưỡng Quán Âm càng rộng thêm. Thời nhà Thanh, Hoằng Tán soạn Quán Âm Từ Lâm Tập, 3 quyển. Năm Thuận Trị 16, năm 1659, cư sĩ Chu Khắc Phục soạn Quán Âm Kinh Trì Nghiệm Ký, 2 quyển. Nội dung ghi thuật 118 sự tích linh nghiệm. Cuối quyển có phục thêm Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Lễ Quán Âm Văn, Biện Ngoa Ngữ...

Do tín ngưỡng Quán Thế Âm phổ cập nên chẳng những việc dịch kinh, soạn luận đã nhiều, mà ngay cả việc tạo tượng Quán Thế Âm cũng nhiều không kể xiết. Nhất là sau đời Bắc Ngụy, phong trào tạo tượng càng hưng thịnh. Cho Đến nay, các nơi Đại Đồng, Long Môn, Đà Sơn...vẫn còn rất nhiều di phẩm.

Các đời Tủy Đường trở đi do ảnh hưởng của Mật Giáo hưng thịnh nên đã có các loại hình tượng Quán Âm như: Thập Nhất Diện Quán Âm, Thiên Thủ Quán Âm, Như Ý Luân Quán Âm, Bất Không Quyên Sách Quán Âm, Chuẩn Đề Quán Âm... Căn cứ vào sự cảm ứng của những người có tín tâm nên lại có các loại tượng như: Quán Âm ngổi trên con sò, Quán Âm ngồi trên sườn núi trong biển cả...

Trong số tượng Bồ Tát ở động Thiên Phật tại Đôn Hoàng, thì tượng Quán Thế Âm chiếm hơn phân nữa. Ngoài Kinh, Luận, tạo tượng ra các chùa viện lấy Quán Thế Âm làm đối tượng thờ phụng chủ yếu. Hoặc tên các chùa viện đứng đầu bằng 2 chữ Quán Âm cũng không thể kể xiết.

Tại Nhật Bản xưa nay tín ngưỡng Quán Thế Âm cũng hưng thịnh. Theo Phù Tang Lược Ký quyển 3 thì Thiên Hoàng Suy Cổ, trị vì 592 – 628, từng ban sắc lệnh khắc tượng Quán Thế Âm bằng gỗ thơm trầm thủy. Thái Tử Thánh Đức cũng tôn trí tượng Cứu Thế Quán Thế Âm tại Mộng Điện chùa Pháp Long và ở Kim Đường chùa Tứ Thiên Vương. Thiên Hoàng Thánh Vũ và hoàng hậu Quang Minh triều Nại Lương rất sùng tín Phật Giáo. Vua cho xây chùa Quốc Phần Ni Tự tại các nơi và an vị tượng Quán Thế Âm tạo 177 pho tượng Quán Thế Âm, viết chép 177 quyển kinh Quán Âm.

Đồng thời ở các nơi tạo tượng Bất Không Quyên Sách Quán Âm, Thập Nhất Diện Quán Âm...Tín ngưỡng Quán Âm ở triều Bình An cũng rất phổ cập. Có rất nhiều tác phẩm quí giá điêu khắc, hội họa tượng Quán Thế Âm qua các triều đại. Hiện nay có tới 450 tượng được xếp vào hàng quốc bảo. Ngoài ra các trước tác nói về sự linh nghiệm của Quán Thế Âm cũng nhiều như: Quán Âm Cảm Thông Truyện, Quán Âm Tân Nghiệm Lục, Trường Cốc Tự Duyên Khởi, Quán Âm Diệu Ứng Tập, Chuẩn Đề Quán Âm Niệm Tụng Linh Nghiệm Ký Đồ Hội, Chuẩn Đề Bồ Tát Tụng Niệm Linh Nghiệm Ký, Lạc Dương Quán Âm Linh Nghiệm Chân Sao...

Những phần trình bày trên cho thấy một cách khái quát về sự thịnh hành của tín ngưỡng Quán Thế Âm tại Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng vì hòa nhập với Mật Giáo nên tín ngưỡng Quán Thế Âm ở Trung Quốc trở nên phức tạp. Sau đó lại kết hợp với Đạo Giáo mà phát triển thành tún ngưỡng “Nương Nương Miếu”.

Tín ngưỡng dân gian vốn vùng bái Quán Thế Âm như vị Nữ Thần nên lâu ngày bèn hổn hợp với tín ngưỡng “Nương Nương Thần” của Đạo Giáo mà có danh xưng là “Quán Âm Nương Nương”.

Tham khảo: Luận Đại Trí Độ, Q. 26, 30, 34. Luận Du Già Sư Địa, Q.7. Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích, Q.4. Pháp Kính Lục, Q.3. Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập, Q.2. Chư Thuyết Bất Đồng Ký, Q.2,3,5,7. V.v...

III-KINH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT THỌ KÝ

Tiếng Phạn là: Avalokitésvara-bodhisattva-mahãsthãma-prãta-bodhisattva-vỹakarana-sũtra.

Kinh có 1 quyển do Đàm Vô Kiệt dịch vào đời Lưu Tống, được in vào Đại Chánh Tạng, tập 12.

Kinh nầy thuật lại khi Phật còn trụ tại Vườn Nai, nước Ba La Nại, nội dung nói về cách dùng pháp vô y chỉ được tam muội như uyển cho Bồ Tát Hoa Đức Tạng nghe. Các Bồ Tát Di Lặc, Văn Thù, và 2 Đại Sĩ Quán Âm, Thế Chí ở cỏi nước An Lạc đều được Tam Muội nầy. Kế đến nói về nhân duyên phát tâm chính đạo của Bồ Tát Quán Âm , Thế Chí và cho biết sau khi đức Phật A Di Đà diệt độ, Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ thành Chánh Đẳng Chánh Giác hiệu là Phổ Quang Công Đức Vương Như Lai.

Ngoài ra kinh A Di Đà quyển thượng, kinh Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, quyển 3, kinh Bi Hoa quyển 3, kinh Đại Thừa Bi Phân Đà Lợi quyển 3...Cũng có nói về việc các Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí thành Đạo giống như ý thú của kinh nầy.

Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Đắc Đại Thế Chí Bồ Tát thụ ký do Trúc Pháp Hộ dịch và kinh Như Huyễn Tam Ma Địa Vô Lượng Ấn Pháp Môn do Thi Hộ dịch là các bản dịch khác của kinh nầy.

Tham khảo: Xuất Tam Tạng Ký Tập, Q.2. Lịch Đại Tam Bảo Ký, Q.6, 10. Khai Nguyên Thích Giáo Lục, Q. 2, 5, 12, 14. V.v...

IV-KINH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT PHỔ MÔN PHẨM

Tiếng Phạn là Samantamukhaparivartonãm-Avalokitésvara-vikurvana-nirdesá.

Cũng gọi là Quán Âm Kinh Phổ Môn Phẩm, Quán Thế Âm Kinh, Quán Âm Kinh, Phổ Môn Phẩm Kinh, Phổ Môn Phẩm.

Kinh có 1 quyển được in vào Đại Chánh Tạng tập 9, là bản lưu hành riêng của Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa quyển 7.

Nội dung phẩm nầy nói về sự diệu dụng thị hiện rộng khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm. Được trình bày bằng thể văn trường hàng, văn xuôi và kệ tụng, văn vần. Nhưng phần kệ tụng trong các bản Hán dịch thì bản có, bản không rất khác nhau.

Kinh nầy có 3 bản Hán dịch:

1/-Quang Thế Âm Bồ Tát phẩm thứ 23 kinh Chính Pháp Hoa, do Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn.

2/-Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm thử 25 kinh Diệu Pháp Liên Hoa, do Cưu Ma La Thập dịch vào đời Diêu Tần.

3/-Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm thứ 24 kinh Thiên Phẩm Pháp Hoa, do Xà Na Quật Đa và Đạt Ma Cấp Đa cùng dịch vào đời Tùy.

Trong 3 loại bản dịch trên, Kinh Chính Pháp Hoa hoàn toàn thiếu phần kệ tụng. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa do Cưu Ma La Thập dịch lúc đầu cũng không có kệ tụng. Đến đời Tùy Xà Na Quật Đa mới thêm vào. Cho nên hoàn toàn giống với phần kệ tụng của Kinh Thiên Phẩm Pháp Hoa.

Phẩm Phổ Môn đã được rút ra làm bản Kinh lưu hành riêng rất sớm. Như Kinh Quang Thế Âm 1 quyển, rút ra từ Kinh Chính Pháp Hoa, hoặc gọi là Quang Thế Âm Phổ Môn Phẩm. Kinh Quán Thế Âm 1 quyển rút ra từ Kinh Thiên Phẩm Pháp Hoa. Hai Kinh nầy được nêu trong xuất Tam Tạng Ký Tập quyển 4, nhờ đó ta mới biết được.

Xưa nay ở Ấn Độ, Trung Á, Trung Quốc, Tây Tạng, Mông Cổ, Nhật Bản... Tín ngưỡng Quán Âm được lưu truyền rất rộng.

Thời gian gần đây người ta còn phát hiện những mẫu vụn của Phẩm Phổ Môn viết bằng các thứ tiếng Hồi Hột, Mông Cổ, Thổ Nhỉ Kỳ...

Theo sự nghiên cứu của các học giả cận đại, trong bản văn của phẩm Kinh nầy có vài ba chỗ dẫn dụng thuyết của Kinh Phệ Đà. Cho nên giữa Kinh nầy và tín ngưỡng Bà La Môn có sự quan hệ rất sâu đậm. Bởi thế, đa số học giả khi bàn về nguồn gốc của Bồ Tát Quán Thế Âm thường nói đến Thần Thấp Bà của Bà La Môn Giáo.

Về các sách chú thích của phẩm Kinh nầy gồm có:

-Quán Âm Huyền Nghĩa 2 quyển, và Quán Âm Nghĩa Sớ 2 quyển của Trí Khải đời Tùy.

-Quán Âm Huyền Nghĩa Ký 4 quyển, Quán Âm Nghĩa Sớ 4 quyển của Trí Lễ đời Tống.

Tham khảo: Pháp Kính Lục Q.2. Đại Đường Nội Điển Lục Q.2. Hồi Hột Văn Pháp Hoa Kinh Phổ Môn Phẩm Chi Đoạn Phiến (Vũ Điền Hanh, Đông Dương Học Báo). V.v...

V-KINH QUÁN THẾ ÂM BÍ MẬT TẠNG

Kinh nầy tên gọi cho đủ là: Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Bí Mất Tạng Như Ý Luân Đà La Ni Thần Chú.

Kinh có 1 quyển, do ngài Thực Xoa Nan Đà dịch vào đời nhà đường, được in vào Đại Chánh Tạng tập 20. Nội dung kinh nầy chia làm 6 phẩm:

1/-Phẩm Trừ Phá Nhất Thiết Ác Nghiệp Đà La Ni.

2/-Phẩm Nhất Thiết Ái Nhạo Pháp.

3/-Phẩm Hòa A Già Đà Dược Pháp Linh Nhân Ái Nhạo.

4/-Phẩm Hàm Dược.

5/-Phẩm Nhãn Dược.

6/-Phẩm Hỏa Án Đà La Ni Dược.

Kinh Như Ý Luân Đà La Ni do Bồ Đề Lưu Chi Dịch là bản dịch khác của kinh nầy. 

VI-KINH QUÁN THẾ ÂM ĐÀ LA NI

Tiếng Phạn viết là: Padmacintãmanidhãranĩ-sũtra.

Tên gọi đủ là: Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Như Ý Ma Ni Đà La Ni. Gọi tắt là: Kinh Như Ý Ma Ni Đà La Ni.

Kinh có 1 quyển, do Bảo Tư Duy dịch, vào năm Thần Long thứ 2, năm 706, đời Đường, được in vào Đại Chánh Tạng tập 20.

Nội dung kinh nầy nói về công năng của các thần chú: Căn Bản Chú, Tâm Chú, Tùy Tâm Chú...đồng thời nêu ra phương pháp trị liệu các bịnh.

Các kinh: Như Ý Luân Đà La Ni do Bồ Đề Lưu Chi dịch. Kinh Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Tâm Đà La Ni Chú do Nghĩa Tịnh dịch. Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Bí Mật Tạng Như Ý Luân Đà La Ni Thần Chú do Thực Xoa Nan Đà dịch là những bản dịch khác hoặc là kinh giống nội dung kinh nầy.

Tham khảo: Khai Nguyên Thích Giáo Lục, Q.9. Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục, Q.3. v.v...

VII-KINH QUÁN TÂM THÍCH HOA NGHIÊM ĐỀ

Liên quan đến từ QUÁN nên trong mục nầy giải rõ thêm về tựa đề Kinh Hoa Nghiêm để làm nỗi bậc về từ QUÁN TÂM.

Dùng nhất tâm pháp giới để giải thích đề mục Kinh Hoa Nghiêm. Tên đầy đủ là: Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Hoa Nghiêm Kinh Sớ dùng Nhất Tâm Pháp Giới để giải thích từng chữ trong 7 chữ của đề kinh Hoa Nghiêm. Cách giải thích như sau:

1/-Đại là thể của Tâm: Đại nghĩa là thường hằng, trùm khắp. Thể là Thể của Tâm. Thể của Tâm chứa đựng Pháp Giới, xứng tính chu biến, bình đẳng rộng lớn, không có đổi dời, cũng không có ngằn mé cho nên gọi ĐẠI là thể của Tâm.

2/-Phương là tướng của Tâm: Phương tức là phương pháp. Tướng tức là Quỉ Trì. Nghĩa là vô biên pháp tướng, hằng sa tính đức đều do 1 Tâm duy trì dung nhiếp. Vì thế gọi PHƯƠNG là tướng của Tâm.

3/-Quảng là dụng của Tâm: Quảng là rộng lớn. Dụng là nghiệp dụng. Nghĩa là nghiệp dụng của Tâm rộng lớn vô biên, có năng lực sinh ra muôn pháp và ứng dụng vô tận. Vì thế gọi QUẢNG là dụng của Tâm.

4/-Phật là quả của Tâm: Phật tức là bậc Giác Ngộ. Quả tức là quả Bồ Đề. Nghĩa là bậc lìa các phiền não, rõ biết muôn pháp, đầy đủ tất cả trí, được Bồ Đề vô thượng, bậc chứng đắc quả Bồ Đề của Tâm mình. Quả nầy chẳng phải được từ bên ngoài cho nên gọi PHẬT là quả của Tâm.

5/-Hoa là nhân của Tâm: Hoa tức là ví dụ cho muôn hạnh công đức. Nhân tức là hạnh. Nghĩa là nhân hoa của muôn hạnh đều là sự khơi mở giác ngộ của Tâm. Vì thế gọi HOA là nhân của Tâm.

6/-Nghiêm là công của Tâm: Nghiêm tức trang nghiêm. Công tức công dụng. Nghĩa là dùng nhân hoa muôn hạnh để tô điểm cho quả thể pháp thân, đều là công vận dụng nhất tâm. Cho nên gọi NGHIÊM là công của Tâm.

7/-Kinh là giáo của Tâm: Kinh tức ngôn giáo năng thuyên. Giáo tức ngôn thượng. Nghĩa là 1 câu 1 lời, các pháp các lý, đều có thể hoằng hóa tất cả. Đều là thuyên lượng bao quát của Tâm. Vì thế gọi KINH là giáo của Tâm.

VIII-QUÁN PHẬT TAM MUỘI

Còn được gọi tắc là Quán Phật. Đó là nhất tâm quán tưởng tướng hào và công đức của thân Phật.

Kinh Quán Phật Tam Muội Hải Quyển 1 được in trong Đại Chánh Tạng, quyển 15, 646 thượng, viết: “Nếu người nào một lòng buộc niệm bên trong, ngồi ngay thẳng chính quán sắc thân Phật thì nên biết tâm người ấy hệt như Tâm Phật, không khác với Phật. Tuy sống trong phiền nảo nhưng không bị các điều ác xấu che lấp”.

Ngoài việc quán tưởng tốt đẹp của thân Phật ra, quán Phật còn có các pháp quán như: Pháp Thân, Thực Tướng...

Theo Luận Đại Trí độ quyển 21 thì thứ tự tu tập quán Phật như sau: Trước hết niệm 10 hiệu của Phật. Kế đến niệm 32 tướng tốt, 80 vè đẹp và năng lực thần thông công đức của Phật. Tiếp đến niệm 5 phần Pháp Thân Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến của Phật. Cuội cùng niệm Nhất Thiết Trí, Đại Từ, Đại Bi, Thập Lực, Tứ Vô Úy, Tứ Vô Ngại Trí, 18 Bất Cộng Pháp... của Phật.

Trong sách Tư Duy Lược Yếu Pháp của Cưu Ma La Thập viết: Về Pháp Quán Phật Tam Muội thì trước hết nên quán tướng tốt đẹp của Phật. Kế đến nên quán các thiện nghiệp như: Thập Lực, Tứ Vô Sở Úy, Đại Từ, Đại Bi của Pháp Thân. Sau cùng lại tu quán thực tướng các Pháp.

Sách Quán Vô Lượng Thọ Kinh Nghĩa Sớ quyển thượng, Tịnh Ảnh cho rằng Quán Phật có 2 pháp: Quán Chân Thân và Quán Ứng Thân. Quán Chân Thân tức là quán thân bình đẳng của Như Lai trùm khắp Pháp Giới, thuộc về Quán Thực Tướng Pháp Thân. Còn Quán Ứng Thân là Quán Sắc Thân tướng hảo của Như Lai, thuộc về quán Sắc Thân.

Cát Tạng trong sách Quán Vô Lượng Thọ Kinh Nghĩa Sớ cũng có nói niệm Phật có 2 cách: Niệm Phật Pháp Thân và Niệm Phật Sinh Thân. Điều nầy cũng có nghĩa là Quán Sắc Thân và Quán Pháp Thân.

Thiện Đạo, trong sách Quán Niệm Pháp Môn của mình đã y cứ vào Kinh Quán Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Phật Tam Muội Hải mà nói rõ về Pháp Quán Phật Tam Muội như sau:  Quán sắc thân màu vàng ròng của đức Phật A Di Đà, hào quang tròn sáng soi suốt, tướng hảo trang nghiêm đoan chính không gì sánh bằng.

Nguyên Tín, người Nhật Bản, trong sách Vãng Sanh Yếu Tập, quyển thượng, chia Quán Phật làm 3 loại:

1/-Quán riêng từng tướng hảo một của Phật.

2/-Quán chung một lúc tất cả tướng hảo quang minh của Phật.

3/-Quán đơn giản từng phần.

Thông thường lấy Quán Tượng Phật để làm phương tiện Quán Phật.

Trong sách Vãng Sanh Yếu Tập, quyển trung, phần đầu, cũng nói người mới phát tâm trước nên tu tập Pháp Quán Sắc Thân, sau mới dần dần tiến đến Quán Pháp Thân và Quán Thực Tướng.

Tri Lễ đời Tống, đề xướng “Ước Tâm Quán Phật”. Tức là Y Báo và Chánh Báo của Phật A Di Đà không ngoài tâm mình, nương vào đó mà Quán Phật để hiển bày lý ấy. Từ đời Tống về sau thuyết nầy khá thịnh hành.

Tham khảo: Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Luận Vãng Sanh. Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa, Q.9. An Lạc Tập, quyển thượng. Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ, Q.3, Thiện Đạo. V.v...

IX-QUÁN LUYỆN HUÂN TU

Đây là từ ngữ gọi chung cho Quán Thiền,  Luyện Thiền, Huân Thiền và Tu Thiền.

Có thể chia Thiền làm 3 loại: Thế Gian Thiền, Xuất Thế Gian Thiền và Xuất Thế Gian Thượng Thiền. Trong đó Xuất Thế Gian Thiền có 4 giai đoạn: Quán, Luyện, Huân, Tu:

1/-Quán Thiền: Chỉ cho Thiền có đối tượng quán chiếu rõ rảng. Tức quán tưởng những cảnh bất tịnh để phá trừ nghĩa dâm dục. Như Cửu Tưởng, Bát Bội Xã, Bát Thắng Xứ, 11 nhất thiết xứ...

2/-Luyện Thiền: Chỉ cho loại Thiền đem cảnh giới Thiền Quán tiến lên bước nữa tôi luyện làm cho trong sạch. Tức dùng Thiền Vô Lậu tôi luyện các Thiền Hửu Lậu. Giống như luyện vàng như Cửu Thứ Đệ Định.

3/-Huân Thiền: Chỉ cho Thiền lại đem một cảnh giới trước tiến lên bước nữa xông ướp cho thuần thục để mở ra cảnh địa tự tại. Tức có khả năng huân tập khắp các thiền làm cho đều thuần thục, đều thông lợi, chuyển biến tự tại như Tam Muội Sư Tử Phấn Chấn.

4/-Tu Thiền: Chỉ cho Thiền lại đem cảnh giới tử trước tiến lên bước nữa mà tu trì để tăng trưởng công đức. Tức là Thiền xuất nhập, thuận nghịch đều siêu việt tự tại như Tam Muội Siêu việt.

Tu Thiền lả cảnh giới Thiền Xuất Thế Gian cao nhất nên cũng được gọi là Đỉnh Thiền.

Tham khảo: Thích Thiền Ba La Mật Thứ Đệ Pháp Môn, Q.10. Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Q.4, thượng.     

X-QUÁN PHÁP

Quán Pháp là phương pháp Quán Tưởng chân lý, là pháp môn thực hành phổ thông của Phật Giáo. Những dụng ngữ đồng loại có: Quán, Tu Quán, Quán Niệm, Quán Tưởng, Quán Hành, Quán Sát, Quán Môn, gọi chung là Quán Pháp.

Quán, tiếng Phạn là Vipasýanã. Nghĩa là dùng trí tuệ chuyên tâm quán tưởng một đối tượng đặc biệt nhất định như Phật hoặc Pháp... và dốc toàn lực vào việc chứng ngộ. Chẳng hạn như Quán Tưởng Mặt Trời, Quán Tưởng Mặt Trăng...đều là quán tưởng một đối tượng cụ thể trong tâm, đây là pháp quán bước đầu. Sau đó lại tiếng thêm bước nữa là thông qua đối tượng cụ thể ấy để quán tưởng giáo nghĩa sâu xa hoặc triết lý của Phật Giáo.

Các Kinh Luận có bàn nói rất nhiều về QUÁN như kinh Đại An Ban Thủ Ý, kinh Ấm Trì Nhập, kinh Tu Hành Đạo Địa, kinh Thiền Yếu, kinh Nội Thân Quán Chương Cú, kinh Pháp Quán, kinh Thân Quán, kinh Thiền Bí Yếu Pháp, kinh Tọa Thiền Tam Muội, kinh Bồ Tát Ha Sắc Dục Pháp, Thiền Pháp Yếu Giải, Tư Duy Lược Yếu Pháp, kinh Đạt Ma Đa La Thiền, Ngũ Môn Thiền Kinh Yếu Dụng Pháp... tất cả đều giải thích rõ về Quán Pháp.

Quán có rất nhiều loại, phương pháp và mục đích cũng đều khác nhau. Xin liệt kê các Quán Pháp tương đối có tính cách đại biểu như sau:

1/-Quán Pháp Về Tứ Đế, Mười Hai Nhân Duyên mà Phật Giáo Nguyên Thủy nhấn mạnh: Quán 4 Đế gọi là Tứ Đế Quán, Quán 12 Nhân Duyên, Quán Hơi Thở ra vào, Quán Thân Bất Tịnh, Quán các Hạnh Vô Thường, Quán các Pháp Vô Ngã, Quán 4 Pháp Không Thường: Vô Thường, Khổ Không, Vô Ngã gọi là Phi Thường Quán. Quán 5 cách dừng vọng tâm gọi là Ngũ Đình Tâm Quán (Bất tịnh quán, Từ bi quán, Nhân duyên quán, Giới phân biệt quán, Sổ tức quán). Quán 4 Niệm Xứ.

2/-Quán Pháp phân tích các pháp sắc, tâm là không: Đối với Tiểu Thừa như Quán Không, Quán Sinh Không, Quán Pháp Không, Quán Phân Tích Sắc là Không. Đối với Đại Thừa như thấu suốt đương thể của các pháp tức là Thể Không Quán. Quán thắng nghĩa đều không gọi là Giai Không Quán.

3/-Quán pháp về Tam Đế Không, Giả, Trung của Tông Thiên Thai: như Quán Giả, Quán từ Giả vào Không gọi là Nhị Đế Quán. Quán từ Không vào Giả gọi là Bình Đẳng Quán. Quán Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế gọi là Trung Đạo Quán. Tu ba quán theo thứ tự gọi là Thứ Đệ Quán. Trong một Tâm quán ba Đế gọi là Nhất Tâm Tam Quán.

4/-Quán Pháp của Tông Hoa Nghiêm quán xét về thực tướng các Pháp: Như quán thực tướng gọi là Thực Tướng Quán. Quán 4 pháp giới gọi là Tứ Pháp Giới Quán.

5/-Tông Pháp Tướng có Quán Pháp Quán 3 cõi duy tâm: như Quán 5 lớp duy thức gọi là Ngũ Trùng Duy Thức Quán.

6/-Quán pháp trọng yếu của Tông Tam Luận: Như quán 5 tướng của tâm Bồ Đề thanh tịnh gọi là Ngũ Tướng Thành Thân Quán.

7/-Quán pháp quan trọng của Tông Chân Ngôn: Như quán 5 tướng của Tâm Bồ Đề thanh tịnh gọi là Ngũ Tướng Thành Thân Quán.

8/-Quán pháp trọng yếu của Tông Tịnh Độ: Như quán Mặt trăng gọi là Nguyệt Luân Quán. Quán nước gọi là Thủy Tưởng Quán. Quán đất ở cõi Tịnh Độ gọi là Địa Quán. Quán tòa hoa sen gọi là Hoa Tòa Quán. Quán hình tượng gọi là Tượng Quán. Quán chân thân của Phật gọi là Chân Thân Quán. Quán ứng thân của Phật gọi là Ứng Thân Quán. Quán tướng chung của thân Phật gọi là Tổng Tướng Quán. Quán tướng riêng gọi là Biệt Tướng Quán.

Quán đối lại với Chỉ (tiếng Phạn là Samatha tức là công phu chú tâm vào 1 đối tượng, ngăn dứt vọng niệm). Trung đạo quán tuy cũng gọi là Quán nhưng là chỉ quán song tu, nghĩa là Quán hợp với Xã (tiếng Phạn là: Upeksã). Cho nên các loại Quán được trình bày ở trên tuy gọi chung là Tì Bát Xá Na nhưng Trung Đạo Quán thì có nghĩa khác.

Đối cảnh bị quán gọi là Quán Cảnh. Trí tuệ tác quán gọi là Quán Trí hoặc là Quán Tuệ. Tư duy về chân lý và hiểu rõ về chân lý gọi là Quán Giải. Quán các pháp vô ngại mà đạt được diệu lý tam đế viên dung chẳng thể nghĩ bàn gọi là Quán Đạt.

Ngoài ra, trong các quán pháp của Tông Thiên Thai có NHẤT NIỆM TAM THIÊN, Nhất Tâm Tam Quán là quán về bản tính của tâm mình. Vì thế nên cũng gọi là Quán Tâm. Còn Tông Hoa Nghiêm thì lấy quán pháp làm con đường thông vào cảnh giới giác ngộ nên gọi là Quán Đạo.

Tham khảo: Kinh Đại Bát Niết Bàn, bản Bắc, Q.31. Luận Vãng Sanh. Luận Câu Xá, Q.28. Luận Du Già Sư Địa, Q.45. Vãng Sanh Luận Chú, Q.hạ. Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký, Q.10. Ma Ha Chỉ Quán, Q.3. Đại Thừa Nghĩa Chương, Q.10...    

XI-QUÁN LUYỆN HUÂN TU

Đó là từ ngữ gọi chung cho Quán Thiền, Luyện Thiền, Huân Thiền và Tu Thiền.

Thiền có 3 loại: Thế Gian Thiền, Xuất Thế Gian Thiền và Thế Gian Thượng Thượng Thiền. Trong đó Xuất Thế Gian Thiền là Thiền có 4 giai đoạn: Quán, Luyện, Huân, Tu.

1/-Quán Thiền: Chỉ cho Thiền có đối tượng quán chiếu rõ ràng. Tức là quán tưởng những cảnh bất tịnh để phá trừ ý nghĩa dâm dục. Như Cửu Tưởng, Bát Bội Xã, Bát Thắng Xứ, Thập Nhất Thiết Xứ...

2/-Luyện Thiền: Chỉ cho loại Thiền đem cảnh giới Thiền Quán tiến lên bước nữa tôi luyện làm cho trong sạch. Tức là dùng Thiền vô lậu tôi luyện các Thiền Hửu Lậu. Giống như luyện vàng, như Cửu Thứ Đệ Định.

3/-Huân Thiền: Chỉ cho Thiền lại đem 1 cảnh giới trước tiến lên bước nữa xông ướp cho thuần thục để mở ra cảnh địa tự tại. Tức có khả năng huân tập khắp các Thiền làm cho đều thuần thục, đều thông lợi, chuyển biến tự tại, như Tam Muội Sư Tử Phấn Tấn.

4/-Tu Thiền: Chỉ cho Thiền lại đem cảnh giới ở trước tiến lên bước nữa mà tu trì để tăng trưỡng công đức. Tức là Thiền Xuất Nhập, thuận nghịch đều siêu việt tự tại như Tam Muội Siêu Việt.

Tu Thiền là cảnh giới Thiền Xuất Thế Gian cao nhất nên cũng được gọi là Đỉnh Thiền.

Tham khảo: Thích Thiền Ba La Mật Thứ Đệ Pháp Môn, Q.10. Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Q.4... 

XII-SÁU NHÂN DUYÊN PHẬT NÓI QUÁN KINH

Sáu nhân duyên đức Phật nói kinh Quán Vô Lượng Thọ. Thuyết này được căn cứ vào Tự Phần Nghĩa trong Quán Kinh Sớ của Thiện Đạo mà lập ra. Sáu nhân duyên đó là:

1/-Cấm Phụ Duyên: Thái Tử A Xà Thế giam cầm vua cha, đó là nhân duyên Quán Kinh hưng khởi.

2/-Cấm Mẫu Duyên: Thái Tử cấm cố mẫu hậu là Vi Đề Hi trong thâm cung 7 lớp cửa. Đó là nguyên nhân Phật nói Pháp cho bà nghe.

3/-Yếm Khổ Duyên: Bà Vi Đê Hi bị giam cầm, chán ngán nỗi khổ của thế gian. Đó là nhân duyên đức Phật nói Pháp cho bà nghe.

4/-Hậu Tịnh Duyên: Bà Vi Đề Hi bị khổ não dày vò nên thích cầu về nơi an lạc thanh tịnh. Đó là nhân duyên đức Phật nói kinh nầy.

5/-Tán Thiện Hiển Hành Duyên: Đức Phật nói về các pháp hiển hành như Tam Phúc, Cửu Phẩm...trong 3 pháp quán sau cùng của Thập Lục Quán để được vãng sanh Tịnh Độ. Đó cũng là nhân duyên Phật nói kinh nầy.

6/-Định Thiện Thị Quán Duyên: Đức Phật nói về quán môn do tu 13 pháp quán trước trong 16 quán để được sinh về thế giới Cực Lạc. Đó là nhân duyên Phật nói kinh nầy.

XIII-NGHI THỨC RƯỚI NƯỚC LÊN ĐỈNH ĐẦU TẠI ẤN ĐỘ

Tiếng Phạn là Abhisecana, hay Abhiseka.

Tại Ấn Độ thời xưa, khi vua lên ngôi hoặc lập Thái Tử thì vị quốc sư đem nước lấy từ 4 biển rưới lên đầu để bày tỏ sự chúc phúc.

Theo phẩm Thập Địa trong kinh Hoa Nghiêm, quyển 27, bản dịch cũ, khi Bồ Tát Địa thứ 9 tiến vào địa thứ 10 là Pháp Vân Địa thì chư Phật dùng nước Trí rưới lên đầu vị ấy để chứng minh vị ấy đã nhận chức Pháp Vương gọi là Nhận Chức Quán Đỉnh hoặc là Trao Chức Quán Đỉnh.

Còn theo phẩm Bồ Tát Thập Trụ trong kinh Hoa Nghiêm quyển 8, bản dịch cũ, và phẩm Hiền Thánh Danh Tự trong kinh Bồ Tát Anh Lạc quyển thượng thì giai vị thứ 10 của Thập Trụ được gọi là Quán Đỉnh Trụ. Hoặc theo thuyết trong Đại Sự, tiếng Phạn: Mahãvastu, thì địa thứ 10 của Bồ Tát Thập Địa gọi là Quán Đỉnh Địa. Còn Quán Đỉnh Địa thì đặc biệt chỉ cho giai vị Đẳng Giác trên Thập Địa.

Quán Đỉnh được thực hành trong Mật Giáo gọi chung là Bí Mật Quán Đỉnh, hay Mật Quán. Trong các tông phái Phật Giáo thì Mật Giáo đặc biệt coi trọng Pháp Quán đỉnh. Tác Pháp nầy do vị Thượng Sư lấy nước từ 5 cái bình, tượng trưng cho 5 Trí Như Lai, rưới lên đầu đệ tử, biểu thị ý nghĩa kế thừa địa vị Phật.

Tác pháp Quán Đỉnh có rất nhiều loại nhưng chủ yếu có 3 loại:

1/-KẾT DUYÊN QUÁN ĐỈNH

Pháp Quán Đỉnh kết duyên rộng rãi với Phật, không kể tăng hay tục, thượng căn hay hạ căn tất cả đều được Quán Đỉnh. Người nhận Quán đỉnh tung hoa lên các tôn tượng của chư Phật ở trên đàn để chọn vị Phật có duyên với mình, vị Phật mình tung hoa dính trúng, làm vị Bản Tôn, sau đó xướng danh hiệu Phật. Vị Thượng Sư 3 lần lấy nước trong bình rưới lên đỉnh đầu rồi trao cho một ấn và một minh, đà la ni.

2/-HỌC PHÁP QUÁN ĐỈNH

Cũng gọi là Thụ Minh Quán Đỉnh, Đệ Tử Quán Đỉnh, Hứa Khả Quán Đỉnh. Đối với đệ tử muốn học Mật Giáo, trước hết chọn người, thời gian, địa điểm nhất định, đồng thời chuẩn bị tác pháp, rồi trao nghi quĩ pháp minh của 1 vị Tôn cho đệ tử ấy.

3/-TRUYỀN PHÁP QUÁN ĐỈNH

Cũng gọi là Truyền Giáo Quán, Phó Pháp Quán Đỉnh, A Xà Lê Quán Đỉnh. Người tu hành đúng Pháp muốn làm bậc thầy hoặc làm A Xà Lê, thì trao cho họ nghi quĩ pháp minh của Đại Nhật Như Lai. Đây là pháp quán đỉnh truyền chân ngôn sâu xa bí mật nhất, có thể chia ra 3 loại:

a-ẤN PHÁP QUÁN ĐỈNH

Cũng gọi là Bí Ẩn Quán Đỉnh, Thủ Ấn Quán Đỉnh, Ly Tác Nghiệp Quán Đỉnh. Đệ tử thành tâm muốn tu hành chân ngôn, nhưng vì không đủ khả năng chu toàn tất cả nhu cầu cần thiết. Trong trường hợp nầy vị thầy nên xem xét tâm hạnh của đệ tử ấy mà cử hành nghi thức Quán Đỉnh bằng cách bỏ bớt các tác nghiệp, chỉ trao ấn bí mật của Bản Tôn cho họ thôi.

b-SỰ NGHIỆP QUÁN ĐỈNH

Cũng gọi là Tác Nghiệp Quán Đỉnh, Cụ Chỉ Quán Đỉnh. Bảy ngày trước khi nhận Quán Đỉnh, đệ tử phải thành tâm sám hối, vị thầy cũng phải hành trì trong thời gian bảy ngày. Sau đó mới thiết lập đàn tràng, sắm sửa các thứ hương đèn hoa quả cúng dường. Đây là pháp Quán Đỉnh truyền trao ấn bí mật và người nhận phải có điều kiện tài chánh dồi dào mới có thể thực hành.

c-DĨ TÂM QUÁN ĐỈNH

Cũng gọi là Tâm Thụ Quán Đỉnh, Bí Mật Quán Đỉnh, Du Kỳ Quán Đỉnh. Pháp Quán Đỉnh nầy được ứng dụng trong trường hợp cả vị thầy và đệ tử đều thành tựu Tam Muội Giới. Tức là không cần bày đàn tràng ở ngoài tâm mà kiến lập Mạn Đồ La trong tâm vị A Xà Lê. Tâm đệ tử nhập vào tâm của thầy, rồi trong đó thầy trò trao truyền và tiếp nhận Quán Đỉnh.

Nơi cử hành Pháp Quán Đỉnh gọi là Quán Thất. Tiếp nhận Quán Đỉnh gọi là Thụ Quán. Thiết lập đạo tràng Mạn Đồ La để cử hành nghi thức Quán Đỉnh thì gọi là Mật Đàn Quán Đỉnh. Ấn Khế và Đà La Ni được truyền trao trong lúc Quán Đỉnh gọi là Quán Đỉnh Ấn Minh.

Trong Mật Giáo, khi thọ giới đều phải cử hành Quán Đỉnh. Thế nên Thọ Giới Chân Ngôn Tam Muội Da gọi là Thọ Giới Quán Đỉnh. Trong lúc Quán Đỉnh, nếu người nhận Quán Đỉnh muốn nhờ đó mà tiêu trừ tai chướng thì tu pháp Hộ Ma, đốt các vật cúng dường như hương hoa, nhũ mộc...Đây gọi là Quán Đỉnh Hộ Ma. Về số lần tu pháp nầy hoặc về các phẩm vật cúng dường thì có nhiều loại khác nhau.

Hiện nay,  Đông Mật của Nhật Bản, Mật Giáo do Tông Chân Ngôn của Nhật Bản truyền, sau khi tu pháp kim cương giới xong, trong khoản từ đầu hôm đến cuối đêm đều thực hành pháp tu hộ ma, gọi là Trung Gian Hộ Ma.

Để lợi ích cho các loài thủy tộc, Mật Giáo dùng Phướn Quán Đỉnh hoặc cái tháp thả vào sông, biển, gọi là Lưu Quán Đỉnh.

Tham khảo: Phẩm Đính Sinh Vương trong kinh Hiền Ngu, Q.13. Phẩm Cụ Duyên trong kinh Đại Nhật, Q.1. Phẩm Bí Mật Mạn Đồ La trong kinh Đại Nhật,  Q.5. Phẩm Trì Tụng Pháp Tắc trong kinh Đại Nhật, Q.7. Phẩm Phân Biệt Hộ Ma kinh Nhuy Hy Da, Q. hạ. Phẩm Bản Tôn Quán Đỉnh kinh Tô Tất Địa Yết La, Q. hạ. Đại Nhật Kinh Sớ, Q.3, 15, 16. Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký, Q. 5. V.v...

XIV-QUÁN BẤT TƯ NGHÌ

Cũng gọi là Quán Bất Tư Nghì Cảnh, Phân Biệt Bất Tư Nghì Cảnh, Thiện Thức Bất Tư Nghì Cảnh, Tín Giải Chính Nhân Duyên, Tín Chính Nhân Duyên, Thiện Thức Bất Tư Nghì Nhân Duyên.

Bất Tư Nghì Cảnh là cảnh sở quán, đối tượng bị quán xét. Quán Bất Tư Nghì Cảnh nghĩa là quán xét một niệm vọng tâm hiện tiền của chúng ta có đủ 3 nghìn các pháp. Tâm ấm vọng nầy tức không, tức giả, tức trung, là cảnh Tam Đế mầu nhiệm chẳng thể nghĩ bàn. Đây là Pháp Quán Thứ Nhất trong 10 Pháp Quán do tông Thiên Thai lập ra.

Muốn tu Quán Hạnh, trước phải quyết định cảnh sở quán. Nhưng muôn pháp đều có đủ 3 nghìn 3 đế dung nhiếp lẫn nhau, không phân biệt nhân quả, mê ngộ. Mỗi mỗi đều là diệu đế bất tư nghì. Bởi vậy, tuy tất cả đều là cảnh sở quán nhưng vì vạn pháp duy tâm nên đặc biệt lấy một niệm vọng tâm hiện tiền làm cảnh sở quán.

Bậc thượng căn tu một pháp quán nầy tức đầy đủ 10 pháp quán, được bước lên địa vị Sơ Trụ Chân Nhân. Các hàng trung căn, hạ căn thì chưa thể tiến tu hạnh nầy nên phải tu từ hạnh Quán Hạnh thứ 2 trong 10 Quán Hạnh trở xuống.

Tham khảo: Ma Ha Chỉ Quán, Q.5. Tứ Giáo Nghĩa, Q.11. Thập Thừa Quán Pháp. V.v...

XV-QUÁN ÂM VIÊN THÔNG

Ba thứ chân thực về nhĩ căn viên thông của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Trên hội Lăng Nghiêm, 25 vị Thánh đều tự nói về phương tiện Viên Thông mà mình đã chứng được. Trong đó nhĩ căn viên thông của Bồ Tát Quán Thế Âm được ngài Văn Thù khen là tối thượng, tối thù thắng. Đồng thời, ngài Văn Thù nêu ra 3 thứ chân thực để khen ngợi tính chất viên thông của nhĩ căn, đó là:

1-THÔNG CHÂN THỰC

Các căn mắt, mũi, lưỡi, thân, ý đều không bằng Nhĩ Căn. Vì mắt không thể thấy vật bên kia bước tường. Cho đến tâm ý có lúc bị lăng xăng bất định. Còn Nhĩ Căn thì nghe được âm thanh bên kia bước tường và nghe được cả gần lẫn xa.

2-VIÊN CHÂN THỰC

Nếu 10 phía cùng đánh trống một lúc thỉ Nhĩ Căn vẫn nghe và phân biệt được.

3-THƯỜNG CHÂN THỰC

Âm thanh khi có khi không, lúc động, lúc tĩnh, nhưng tính nghe không mất. Có âm thanh thì có nghe, khônhg âm thanh thì không nghe. Nhưng dù có âm thanh hay không, tính nghe ấy vẫn vắng lặng, thường trụ và không sinh diệt.

Tham khảo: Kinh Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm, Q.6. v.v...    
 

XVI-BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM

Bồ Tát Quán Thế Âm, tiếng Phạn là Avalokitesvara. Cũng gọi là Quan Thế Âm Bồ Tát, Quán Tự Tại Bồ Tát, Quán Thế Tự Tại Bồ Tát, Hiện Âm Thanh Bồ Tát, Khuy Âm Bồ Tát. Gọi tắc là Quán Âm Bồ Tát. Tên gọi khác là Cứu Thế Bồ Tát, Liên Hoa Bồ Tát, Viên Thông Đại Sĩ.

Đây là vị Bồ Tát lấy lòng thương xót cứu giúp chúng sinh làm bản nguyện. Ngài còn có danh hiệu tiếng Phạn khác nữa là Ãryãvalokitésvara, nghĩa là Thánh Quán Thế Âm.

Bồ Tát nầy và Bồ Tát Đại Thế Chí là 2 vị Bồ Tát đứng hầu đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc Phương Tây mà người đời gọi là Tây Phương Tam Thánh. Nếu chúng sinh nào gặp nạn mà tụng niệm danh hiệu của Ngài thì Ngài liền quán sát tiếng cầu cứu ấy mà đến cứu giúp. Cho nên gọi là Quán Thế Âm Bồ Tát. Lại vì đối với cảnh lý sự Ngài quán sát một cách thông suốt, tự tại vô ngại. Cho nên cũng gọi là Quán Tự Tại Bồ Tát.

Trong kinh Pháo Hoa, phẩm Phổ Môn, có nói rõ về việc làm lợi ích cho chúng sinh ở thế giới Ta Bà của vị Bồ Tát nầy như sau: “Chúng sinh đang bị nạn khổ, một lòng xưng danh, Bồ Tát Quán Thế Âm tức thời quán sát âm thanh ấy, làm cho được giải thoát. Nếu có mong cầu điều gì cũng đều khiến cho được như ý”.


botatquanam

Bồ Tát Quán Thế Âm có năng lực thị hiện các loại thân như thân Phật, thân ưu bà tắc, thân trời, thân dạ xoa...tùy theo nhu cầu mà cứu độ.

Theo kinh Hoa Nghiêm quyển 68, bản dịch mới, về chỗ ở của Bồ Tát Quán Thế Âm là ở núi Bổ Đà Lạc tại Nam Hải. Cho nên chỗ ở chính của Ngài tại thế giới Ta Bà. Nhưng kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ và kinh Quán Thế Âm thọ Ký thì cho rằng Bồ Tát nầy theo hầu đức Phật A Di Đà, thường ở thế giới Cực Lạc Phương Tây  để giúp đức Phật A Di Đà trong việc giáo hóa. Tức là nơi ớ chính của vị Bồ Tát nầy là Tịnh Độ Phương Tây.

Mật Giáo cũng cho rằng vị Bồ Tát nầy là thị giả của Phật A Di Đà và nói Bồ Tát nầy và Phật A Di Đà vốn khác nhau về nhân quả. Tức tìm về Bản Giác thì Bồ Tát nầy chính là Phật Vô Lượng Thọ. Nhưng vì bản thệ nên thị hiện hình tướng Bồ Tát Đại Bi.

Mật Giáo còn an lập vị Bồ Tát nầy ở Mạn Đà La Thai Tạng Giới và trong các viện như Viện Trung Đài Bát Diệp, Viện Quán Âm, Viện Biến Tri, Viện Thích Ca, Viện Văn Thù, Viện Hư Không Tạng, Viện Tô Tất Địa... hình tượng, vật cầm đều khác. Nhưng kinh Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm Vương và kinh Thanh Tịnh Quán Thế Âm Phổ Hiền Đà La Ni thì cho rằng Bồ Tát Quán Thế Âm là thị giả của đức Phật Thích Ca.

Vì sự ứng hóa của Ngài nên Ngài không có trụ xứ nhất định và biến hóa dưới nhiều hình thức cho nên tướng trạng cũng rất sai khác. Nhưng lấy Quán Âm có hai tay làm hình tướng chính. Còn ngoài ra đều là do lực dụng thần biến của Ngài thị hiện một cách tự tại vô ngại. Chẳng hạn như Ngài thị hiện các loại hình tượng có 1 đầu, 3 đầu, 5 đầu, cho đến nghìn đầu, vạn đầu, 8 vạn 4 nghìn đầu thước ca ra. Hình tượng có 2 tay, 4 tay cho đến một vạn tay, 8 vạn 4 nghìn tay mẫu đà la. Hình tượng có 2 mắt, 3 mắt, cho đến 8 vạn 4 nghìn mắt báu thanh tịnh.

Hóa thân của Ngài có: Thiên Thủ Thiên Nhãn, Thập Nhất Diện, Chuẩn Đề, Như Ý Luân, Bất Không Quyên Sách, Thanh Cảnh, Hương Vương, A Ma Lai...cũng đều có nghi quỉ riêng.

Kinh Bất Không Quyên Sách Thần Biến Chân Ngôn thì nêu: Tứ Diện Đại Bi, Quán Âm, Trừ Bát Nạn Tiên Quán Âm, Bá Noa Mục Khư Quán Âm, Đại Phạm Thân Tướng Quán Âm, Căn Bản Liên Hoa Đỉnh Quán Âm, Quảng Đại Minh Vương Ương Câu Xả Quán Âm...

Ngoài ra, Ma Ha Chỉ Quán quyển 2 có nêu 6 loại Quán Âm. Chư Tôn Chân Ngôn Cú Nghĩa Sao nêu 15 loại Quán Âm. Còn có 25 loại Quán Âm, 33 loại Quán Âm...Trong đó có một số không phải căn cứ vào kinh quỉ mà có, mà là do sự hổn hợp tín ngưỡng, phong tục dân gian của các dân tộc Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản ... mà sinh ra.

Tín ngưỡng Quán Âm bắt nguồn từ Ấn Độ, Tây Vực sau được truyền đến Việt Nam, Trung Hoa, Tây Tạng, Triều Tiên, Nhật Bản...cho nên có rất nhiều truyền thuyết về Quán Thế Âm.

Tín ngưỡng Quán Thế Âm ở Tây Tạng rất đặc biệt hưng thịnh. Các vị Đạt Lai Lạt Ma trãi qua các thời đều được tôn xưng là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm và chân ngôn của Ngài, Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn : Án Ma Ni Bát Di Hồng, đến nay vẫn còn được lưu truyền khắp cõi Tây Tạng.

Từ sau khi kinh Chính Pháp Hoa được ngài Trúc Pháp Hộ dịch vào đời Tây Tấn thì tín ngưỡng Quán Thế Âm cũng bộc phát tại nội địa các quộc gia châu Á và các trước tác về Quán Thế Âm cũng rất nhiều. Từ thời Bắc Ngụy trở về sau phong khí tạo tượng Quán Âm càng thịnh. Hiện nay ở các nơi như Đại Đồng, Long Môn, Đà Sơn...còn rất nhiều di phẩm.

Từ các đời Tùy, Đường về sau theo đà truyền nhập của Mật Giáo, các loại tượng Quán Thế Âm cũng được tạo lập rất nhiều. Như trong số tượng Bồ Tát tại động Thiên Phật tại Đôn Hoàng thì tượng Quán Thế Âm chiếm quá phân nữa. Bắt đầu từ kinh Cao Vương Quán Âm của Tôn Kính Đức đời Nguyên Ngụy, các loại kinh Quán Âm như Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Khổ, Kinh Quán Thế Âm Thập Đại Nguyện, Kinh Quán Thế Âm Tam Muội...cùng nối nhau xuất hiện.

Tương truyền rằng đạo tràng Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện thuyết pháp ở núi Phổ Đà, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Cũng theo truyền thuyết thì Ngài đản sinh vào ngày 19/2 âm lịch. Xuất gia ngày 19/9 và thành đạo ngày 19/6.

Tham khảo: Kinh Hoa Nghiêm, Q.51, bản dịch cũ. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Kinh Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm, Q.6. Kinh Đại Bảo Tích, Q.82, 100. Kinh Bi Hoa, Q.3. Phẩm Cụ Duyên Kinh Đại Nhật, Q. 1. Kinh Thiên Quang Nhãn Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp. Kinh Kim Cương Khủng Bố Tập Hội Phương Quảng Nghi Quỉ Quán Tự Tại Bồ Tát Tam Thế Tối Thắng Tâm Minh Vương. Kinh Đà La Ni Tập, Q.5. Luận Đại Trí Độ, Q.26, 30, 34. Luận Du Già Sư Địa, Q.7. Pháp Hoa Kinh Văn Cú, Q.10. Pháp Hoa Nghĩa Ký, Q. 8. Chú Duy Ma Cật Kinh, Q.1. Bát Nhã Tâm Kinh U Tán, Q. thượng. Đại Nhật Kinh Sớ, Q. 5. Tam Bộ Bí Thích. Đại Đường Tây Vực Ký, Q.3. Huyền Ứng Âm Nghĩa, Q. 5. Pháp Uyễn Châu Lâm, q.17.....

 

 

Lâm Như-Tạng 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2024(Xem: 589)
Xuất xứ. Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm là tuyển tập 500 Danh Hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Mỗi danh hiệu tán dương một bản nguyện, hạnh tu, công đức, pháp môn, ứng thân, phương tiện, lời dạy, cảm ứng, xưng tán, hoặc oai lực của Bồ Tát, viết thành một câu khá dài. Hơn một nửa danh hiệu trích dẫn từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, còn lại dẫn từ nhiều Kinh khác. Do dẫn nhiều bản Kinh theo thứ tự trước sau nên có những câu tương tự, trong đó 2 câu “Thiên nhãn Chiếu kiến” và “Thiên thủ Hộ trì” lập lại 2 lần (câu 76-77).
20/10/2024(Xem: 856)
Phải chăng trong thời đại công nghệ và tri thức phát triển? Niềm tin mạnh mẽ vào Bồ tát Quán Thế Âm Vẫn đặc biệt giữ được một giá trị tinh thần Nhưng đòi hỏi thêm hơn một cái nhìn thực tế và sâu sắc! Hãy luôn kiên nhẫn và lòng từ bi, dù cuộc sống có phức tạp hay thách thức !
02/09/2024(Xem: 2189)
Mời người về đây tu viện Quảng Đức Xứ Úc hiền hòa Thầy đã dựng xây Mái ấm tâm linh, chở che người con xa xứ Bao bàn tay Phật tử cùng chung xây dựng Quảng Đức, trái tim người bất diệt!
02/09/2024(Xem: 1199)
Có một câu danh ngôn nổi tiếng của John Milton trong tác phẩm *Paradise Lost* (Thiên Đường Đã Mất) nói về khái niệm thiên đường và địa ngục trong tâm trí con người: “The mind is its own place, and in itself can make a heaven of hell, a hell of heaven."* Tạm dịch:”Tâm trí là nơi của chính nó, và tự nó có thể biến thiên đường thành địa ngục, địa ngục thành thiên đường."* Câu này nhấn mạnh rằng chính tâm trí con người quyết định việc chúng ta sống trong hạnh phúc hay khổ đau, thiên đường hay địa ngục.
31/07/2024(Xem: 1998)
Quán Âm Bồ Tát Nhĩ căn viên thông Đại từ đại bi Diệu âm tự tánh
24/07/2024(Xem: 804)
Nam Mô Bồ Tát Quan Âm Chứng tri tứ chúng đồng tâm kính thành An vị Bồ Tát duyên lành Hương hoa bánh trái tịnh thanh cúng dường Kính mong Bồ tát tưởng thương Độ cho nhân loại bớt vương khổ nàn Lời kinh khấn nguyện vang vang Mười hai đại nguyện Quan Âm độ đời
24/07/2024(Xem: 1438)
Cách đây hơn 2 tuần vào đầu tháng 6 âm lịch, dù chỉ được chứng kiến lễ an vị tôn tượng đài Bồ Tát Quan Âm Lộ Thiên (cao 5 mét, chất liệu đá hoa cương nguyên khối)trong khuôn viên của Tu Viện Quảng Đức qua livestream và sau đó là hình ảnh được post lên và trong dịp này con được nghe TT Hoá Chủ Thích Nguyên Tạng giới thiệu 2 vị Phật Tử thuần thành cư trú tại Mỹ, cũng đang hiện diện trong buổi lễ trang trọng này và được biết quý Phật tử Huệ Đức và Thiện Trí đã phát tâm cúng dường tôn tượng Quan thế Âm Lộ ThIên đến TV Quảng Đức qua sự giới thiệu và khuyến khích của Ni Sư Thích Nữ Tâm Vân bào muội của HT Viện chủ .
20/04/2024(Xem: 3782)
Bồ Tát Quán Thế Âm Nghe tiếng kêu thống khổ Nhân loại đang lầm than Trong sầu đau phiền não. Thị hiện để cứu người Tùy căn duyên độ đời Không phân biệt phú quý Hay tay lấm chân bùn.
29/03/2024(Xem: 2059)
Cung kính dâng lời Khải bạch đến Bồ Tát Đẳng Giác (1) Khắp mười phương pháp giới có năng lực hiện thân Hàng phục tất cả ác thế gian bằng các việc khó làm Tuy mênh mông bát ngát, quy tụ vào thập quảng đại nguyện! (2)
14/03/2024(Xem: 8605)
Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương. Há chẳng phải đây là xứ Phật, Mà sao ai nấy mặt đau thương? Đây vị xương trần chân với tay Có chi thiêu đốt tấm thân gầy Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt Tự bấy ngồi y cho đến nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]