Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bất Kính và Tôn Kính Tam Bảo

22/05/201809:04(Xem: 7958)
Bất Kính và Tôn Kính Tam Bảo

 le tamhop

 

 

BẤT KÍNH VÀ TÔN KÍNH TAM BẢO

TK  Giác Nguyên

(Giảng tại lớp Kinh Tạng Vietheravada, Paltalk)

Một lần nọ Đức Phật dạy rằng, trong bao nhiêu năm hoằng đạo, trong tấm thân này ta chỉ nói hai điều: Khổ và con đường diệt khổ. Hai vấn đề này vô cùng quan trọng, đó chính là vấn đề cốt tủy của đạo Phật. Sự có mặt của mình trên đời này, dù làm một vị đại đế trên nhân gian hay là một con chó, con heo; dù là một thiên thần, tiên ông hay tiên nữ rồi xuống làm con này con kia ở dưới 18 tầng địa ngục, hễ có mặt là khổ. Thân tâm của mình từng phút giây trôi qua là bị khổ bởi nhân xấu và quả xấu. Nhân xấu thì phiền não cứ dập tới dập lui, quả xấu thì hết chuyện bất toại này đến bất toại khác. Phải có học đạo, phải có hành trì, hành trì này không phải là cạo đầu, lên núi, mà là sống chánh niệm, có sống chánh niệm mới thấy mình từ sớm đến chiều đau khổ triền miên, khổ do nhân xấu và khổ do quả xấu. Khổ do nhân xấu tức là khổ do tham, sân, si; khổ do quả xấu là những chuyện bất toại, không như ý. Suốt ngày cứ như vậy. Một khi mình đã thấm thía tới nơi tới chốn cái gọi là khổ rồi thì tự dưng mình có lòng tôn kính, tri ơn đối với Đức Phật. 

Chú giải nói tôn kính Đức Phật là tôn kính pháp tánh của Ngài, biết rõ Ngài đã từ vô số kiếp do bi, trí, dũng mà quên mất bản thân để hành Ba-la-mật, vì đời, vì Phật đạo, kiếp cuối thành Phật rồi thì Ngài không có một ngày một giờ nào không nghĩ đến chúng sinh. Kẻ nào không hiểu được ba hạnh lành căn bản của Phật (cái gì Ngài cũng biết, ai Ngài cũng thương, đức lành  nào Ngài cũng có), không hiểu được trong trăm ngàn muôn triệu tỷ tỷ đại kiếp mới có một người như vậy ra đời, con người đó khi ra đời rồi, dù người ta không gặp Ngài trực tiếp, chỉ chút ít lời dạy của Ngài cũng cứu chuộc bao nhiêu mảnh đời tang thương máu lệ của trần gian này, không tìm hiểu về ân đức của Bậc Đạo Sư cũng là một kiểu bất kính.

Khi Thế Tôn còn tại thế, tất cả tăng ni và cư sĩ khắp mọi phương trời chỉ cần họ là người thờ Phật thì trong chỗ ở riêng tư hoặc trong nhà của họ luôn luôn có một chỗ rất trang trọng luôn được lau dọn quét tước sạch sẽ trải sẵn chỗ ngồi. Dù họ tu trên núi cao rừng thẳm hang động ở Pakistan hay Tích Lan cũng luôn luôn có một chỗ ngồi rất trang trọng bởi biết đâu chiều nay, đêm nay, sáng sớm ngày mai Thế Tôn sẽ xuất hiện ở đây. Dù chuyện đó có thể không có, nhưng vì biết Ngài còn là họ chuẩn bị sẵn cho Ngài một chỗ ngồi xứng đáng. Khi tin buồn từ Kusināra loan đi rằng Đức Thế Tôn không còn nữa thì từ ngày ấy chỗ ngồi ấy mới không còn. Dần dần 6 thế kỷ sau, chỗ ngồi ấy được thế bằng cái bàn thờ có hoa, có nước cúng dường rồi từ từ có tượng khi người Hy Lạp vào Ấn Độ. Phải đến thế kỷ thứ VI sau khi Phật viên tịch thì mới có tượng.

Kính Phật là hiểu Phật và tôn kính cả những dấu vết của Ngài, dù đó là ảnh vẽ hay tranh tượng. Vô chỗ thờ phụng, đền tháp, mà có sự bất kính cũng là bất kính với Bậc Đạo Sư. Từ lâu lắm rồi, tôi rất là khó chịu nếu thấy mình nằm cao hơn cuốn kinh, cao hơn tượng Phật. Có chỗ, tôi ngủ hẳn lên sàn trên một tấm nệm. Nhiều khi đọc sách chất chồng chồng, nằm mà liếc thấy cuốn kinh nằm thấp hơn, mình còn khó chịu, nói gì là tượng Phật. Đến nhà Phật tử hay người quen mà nhắm góp ý được tôi cũng nói, có nhiều nhà có cái trang thờ trên cao nhưng có nhiều nhà không có trang thờ, họ thờ Phật ngay trên đầu tủ. Khi mình đứng mà tượng Phật cao ngang hông mình, đối với tôi đó là sự vô phép, rất là bất kính, rất là phạm thượng. Tối thiểu cái chỗ ngồi của tượng Phật phải là từ ngực mình trở lên.

 

Đã tôn kính và tri ơn đối với Đức Phật thì không thể nào xem nhẹ lời dạy của Phật. Xem nhẹ nghĩa là học một cách không cẩn trọng, suy tư không cẩn trọng, ghi nhớ không cẩn trọng và hành trì không cẩn trọng. Tôi thấy nhiều người cứ học sơ sài, tưởng là đủ rồi, tới hồi kể lại trật lất. Nghe giảng như vậy đó, vậy mà tối về chép ra chữ post lên facebook, trật lất. Như vậy là thiếu tôn kính pháp. Quí vị tâm đắc với Phật pháp một vấn đề giáo lý nào đó, nếu có ghi chép, có truyền thừa, có giảng dạy lại cho người khác thì làm ơn cẩn thận một chút.

Đức Phật từng dạy rằng: Này các tỳ kheo, giống như con sư tử khi bắt mồi dù đó là con mồi lớn như con trâu rừng, hay con mồi nhỏ xíu như con chồn con cáo con thỏ,  một khi tung mình bắt mồi thì nó luôn luôn cẩn trọng. Cũng vậy, này các tỳ kheo, khi Như Lai thuyết giảng chánh pháp dù cho trước đại chúng hàng ngàn người hay chỉ thuyết pháp cho một người thì ta luôn luôn thuyết giảng một cách cẩn thận. Không phải là đại khái sơ sài cho qua, lấy lệ, cho có.

Với nhận thức của phàm phu cộng với khuynh hướng suy tư của mình, mình không thấy chuyện đó là quan trọng; mình thấy thôi cứ đại khái là được rồi. Nhưng có điều, như vậy là lòng tôn kính Pháp của mình không có nhiều như Đức Phật. Vì sao? Vì hơn ai hết Đức Phật biết rõ chánh pháp là cái gì, tác dụng hiệu năng của chánh pháp ra sao. Chính chánh pháp đã thay đổi cục diện của toàn vũ trụ. Một lần có vị Chánh Đẳng Giác ra đời là có sự thay đổi rất lớn trong thế giới của chư thiên, nhân loại. Từ đâu mà ra như vậy? Là do sức mạnh của chánh pháp. Chính các ngài thấy rằng trở thành vị Chánh Đẳng Chánh Giác cũng phải nhờ chánh pháp. Với trí tuệ của vị Chánh Đẳng Giác các ngài biết rằng trước mắt mình tuy chỉ là một người mà thôi nhưng đây là một vị Bồ tát tương lai, đây là một vị hoàng đế tương lai, đây là một con người tiếng tăm tương lai, đây là một cá nhân mà nếu hôm nay họ nghe được đàng hoàng thì họ sẽ hành trì đàng hoàng và họ sẽ trao truyền lại cho người khác một cách rất đàng hoàng. Khi bản thân họ ghi nhớ lắng nghe, gặm nhấm tiêu hóa một cách đàng hoàng thì họ sẽ hành trì đàng hoàng, trao truyền lại cho người khác một cách đàng hoàng, thì lúc bấy giờ buổi giảng một thầy một trò hôm nay sẽ để lại một dây chuyền lợi lạc không ước lượng được. Chỉ cần có một người đắc quả Tu-đà-hoàn thôi thì vô lượng vũ trụ sẽ được vô lượng lợi ích. Vì sao? Vì chỉ cần một người đắc đạo thì thế giới sẽ mất đi bao nhiêu Hitler, Pol Pot, Mao Trạch Đông. Một con dòi trước mặt mình hôm nay, mai này nó tiếp tục luân hồi làm Pol Pot, Mao Trạch Đông hay Hitler thì cũng dễ hiểu không có gì lạ. Vấn đề không phải chỉ một mình Hitler, Pol Pot hay Mao Trạch Đông mà vấn đề là cứ mỗi kẻ cầm đầu, lãnh đạo gian ác thì sẽ để lại một di hại khôn lường cho xã hội, nhân quần. sự có mặt của một tên gian hùng đại ác là đại họa cho chúng sinh. Một con dòi mà khi nó đầu thai trở lại làm kẻ đứng đầu đất nước thì có phải là đại họa cho người ta hay không. Chính vì vậy cho nên học pháp cẩn thận, giảng pháp cẩn thận, suy tư cẩn thận, hành trì cẩn thận để có ai đó được nghe lại, họ hiểu họ nhớ họ hành trì đúng thì thế giới bớt đi một cái họa. Chính từ chỗ này nên Đức Phật dạy rằng: Khi giảng cho một người thì cũng giảng rất cẩn thận y như giảng cho một triệu người nghe trên cõi Trời Đao Lợi.

 

Tăng chính là những vị thực hành những lời dạy của Phật. Không phải cạo đầu đắp y là tăng mà là những vị có thực hành. Có 5 hạng Tăng: Hạng thứ nhất là ‘Sotāpannapatipannaka’: phàm phu đang tu tập để chứng Sơ quả, cộng thêm bốn tầng thánh nữa thành 5 hạng Tăng bảo. Sotapannapatipannaka là phàm phu đang tu tập dốc lòng chứ không phải là sáng tọa thiền tiếng rưỡi, đi kinh hành tiếng rưỡi rồi vô trùm mền ngủ, chiều đi shopping… Phải là hành giả tinh chuyên miên mật, dốc lòng, đổ máu phơi xương phơi thịt để tu thì mới gọi là hạng Sotapannapatipannaka.

Nếu đối với Phật, Pháp, Tăng mà coi không có gì thì chắc chắn dẫn đến thối đọa. Những người không có niềm tin Phật pháp, những người đạo Chúa, đạo Hồi… nghe giảng như thế này thì nói rằng “Tại vì người ta theo đạo Phật nên mới nói vậy”. Xin thưa, thực ra, nếu mình hiểu Phật là gì, Pháp là gì, Tăng là gì thì sẽ thấy ở đây không hề có vấn đề tôn giáo mà chỉ có vấn đề chân lý, chỉ có vấn đề điều thiện. Không hề có gắn những thứ khói nhang, chùa miểu vào đây. Khi ta yêu kính được Phật, yêu kính được chánh pháp, yêu kính được chúng tăng thì có nghĩa là ta đang yêu điều thiện. Nếu quả thật trên đời này có hỏa ngục thì chỗ đó dành cho người không yêu được điều thiện. Phật pháp là đại biểu cho điều thiện ở đời, nếu không thiết tha yêu kính điều thiện thì chúng ta đi đâu? Theo khoa học thì rất là cụ thể, mỗi vùng có những thứ động vật, thực vật, khoáng vật phân bố tùy theo điều kiện tương ứng với thổ nhưỡng của vùng đó, cũng vậy, khi ta yêu điều thiện hay yêu điều ác thì tâm tư của chúng ta thích hợp với một phương trời, một không gian nào đó tương ứng với tâm tư đó, nếu có tái sanh thì tâm tư đó đẩy chúng ta về một vùng đất tương ứng với kiểu tâm tư đó. Hiểu được những điều này thì chúng ta dốc lòng tôn kính Tam Bảo, tôn trọng pháp học pháp hành và cẩn trọng trong đời sống.

Nhị Tường (lược ghi từ bài giảng Kinh Thập Thượng)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2024(Xem: 4712)
Ở Hoa Kỳ, có ngày Father's Day và Mother's Day, là những ngày mà người con tỏ lòng biết ơn cha mẹ. Vào những ngày này, họ có thể mang một bình hoa đến mộ, mua một món quà, và đặc biệt là tổ chức một bữa ăn mời cha mẹ. Nhưng câu nói mà người Mỹ không quên trong ngày đó là "con thương cha, con thương mẹ" khi họ ôm cha mẹ vào lòng. Ngày Lễ Vu Lan của Phật giáo Việt Nam cũng là ngày mà con cái biểu tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, dù họ còn sống hay đã ra đi.
19/06/2024(Xem: 1848)
Khi nói tới chuyện trao truyền y bát, chỉ là sử dụng một kiểu ngôn ngữ ước lệ. Nơi đây, chúng ta muốn nói tới một thẩm quyền sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Nghĩa là, một thẩm quyền tối hậu để nương tựa. Khi dò lại kinh, chúng ta sẽ thấy câu chuyện phức tạp hơn. Vì có nơi Đức Phật nói rằng sau khi ngài nhập Niết Bàn, tứ chúng hãy chỉ dựa vào Chánh pháp. Kinh lại nói rằng tứ chúng chỉ nên dựa vào Kinh và Luật. Mặt khác, Đức Phật nói rằng có những kinh cần giải nghĩa (tức là, hãy nhìn mặt trăng, chứ đừng chấp vào ngón tay, và từ đây mở đường cho các bộ Luận và Kinh Đại Thừa). Có lúc Đức Phật chia đôi chỗ ngồi và trao y cho ngài Ca Diếp. Có kinh ghi lời Đức Phật trao pháp kế thừa cho ngài A Nan. Và có kinh ghi lời Đức Phật ủy thác quyền lãnh đạo cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thế rồi, một hình ảnh thơ mộng từng được kể qua truyện tích Niêm Hoa Vi Tiếu, rằng Đức Phật lặng lẽ, cầm hoa lên, và ngài Ca Diếp mỉm cười. Tích này kể lời Đức Phật nói rằng ngài có một pháp môn vi diệu, không dự
14/06/2024(Xem: 1208)
Mỗi mùa xuân đến, hoa mai hoa đào đua nhau nở, pháo nổ tưng bừng chào đón những ngày mới của năm. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, ai cũng xúng xính trong bộ quần áo mới, quây quần bên mâm bánh chưng bánh tét, chúc tết, tặng nhau phong bì lì xì may mắn (lucky money) màu đỏ, đó là lúc chúng ta rất vui vì ai cũng được thêm một tuổi và trưởng thành hơn.
10/06/2024(Xem: 2025)
Hình ảnh Lễ Phật Đản 2648 (Sunday 09/06/2024) tại Tu Viện Từ Ân, Narren Warren, Victoria, Úc Châu
05/06/2024(Xem: 640)
.. Mùa Phật Đản con về bên đức Phật Lắng nhìn tâm.. nở đẹp đóa sen lòng.. Mùa Phật đản đường trần thôi tất bật Ngắm Từ Tôn.. con bước chậm thong dong..
04/06/2024(Xem: 791)
Thời gian: 10:00 tối thứ 6 giờ Việt Nam (7:00 sáng thứ 7 giờ Cali) bắt đầu học trong 2 tiếng, 2 tuần học một buổi. Dự kiến học trong 3 tháng (nếu có nghỉ buổi nào thì học bù buổi đó) Thời gian bắt đầu: ngày 29 tháng 06 năm 2024 (June 29th) Địa điểm: học online ( qua Google Meet hay Zoom, etc.) Học phí: miễn phí (nhưng người học tự mua giáo trình sách giấy hay sách điện tử hay sách nói, chỉ một cuốn) Giáo trình chính: sách Nguồn Gốc Phật Giáo: Bối Cảnh Hình Thành Những Giáo Lý Ban Đầu của tác giả Richard F. Gombrich giáo sư Phật học Đại học Oxford. Giảng viên: theo hình thức gần như học cùng nhau nên không có một giảng sư chính. Tuy vậy, vẫn có một nhóm nòng cốt điều phối lớp. Có thể học theo hình thức thuyết trình. Tỳ kheo Pháp Cẩn (thạc sĩ Phật học ở Graduate Theological Union, Berkeley, California, Hoa Kỳ) sẽ cùng tham gia học và chia sẻ với lớp.
04/06/2024(Xem: 2663)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com