Vài nét về vương quốc Phật giáo Bhutan
Thế kỷ 16, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh nhiều năm khổ nạn giữa các thủ lãnh, sự xuất hiện của Shabdrung- Ngawang- Namgyal (1594- 1651) đã khiến Bhutan thực hiện công cuộc thống nhất toàn quốc.
Trong ba mươi lăm năm trị nước của ông, khắp nơi trên cả nước đã xây dựng thành trì lô cốt và chùa chiền. Ông phụ trách kiến lập tổ chức cơ cấu hành chính có tính toàn quốc, còn chế định rất nhiều truyền thống tập tục.
Sau khi ông Namgyal chết, đất nước rơi vào tình trạng nội chiến. Lần nội chiến này làm phân liệt cục diện hơn 100 năm, cho đến 1907,Gongsar- Ugyen- Wangchuck đã được toàn bộ thủ lãnh địa phương và chùa chiền trung ương nhất trí bầu chọn quốc vương Bhutan nhiệm kỳ thứ nhất, thì nội chiến mới kết thúc. Sau đó, chế độ quân chủ của vương triều dần dần được xác lập.
Bhutan thời cổ đại luôn được bao trùm màn sương thần bí không ai biết, chỉ được mọi người biết đến như là một tiểu vương quốc Phật giáo. Lịch sử văn tự sớm nhất của Bhutan được ghi lại, ngược dòng về thế kỷ thứ 8, ấn ký của Guru Rimpoche –Thượng sư Liên Hoa Sanh vĩ đại của hệ phái Mật tông Phật giáo. Thượng sư Liên Hoa Sanh được cho rằng chính là bậc thánh đã đem hạt giống văn hóa gieo rải khắp Bhutan. Hạt giống này đến hôm nay mãi mãi bắt rễ khai hoa.
Hôm nay Bhutan là một quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo , lịch sử văn hóa được ảnh hưởng bao trùm bởi văn hóa Tây Tạng. Nơi đây tràn đầy khí chất Phật giáo, thậm chí phục trang, hình tượng của người dân đều là khí chất điển hình của dân Tây Tạng. Người ta cho rằng , quốc vương Bhutan chế định pháp quy, mỗi người dân khi ra ngoài, bắt buộc mặc quốc phục, người nam mặc Gho- loại trang phục liền áo và quần –người nữ mặc Kira-loại váy liền thân và có áo khoác mỏng bên ngoài. Chính quốc vương phải mặc trang phục làm phép tắc.
Năm 1971,Bhutan gia nhập vào liên hợp quốc. Niên đại 80 của thế kỷ 20, quốc vương đương nhiệm đề xuất kế hoạch đặc biệt: “Quốc gia chỉnh thể hạnh phúc” làm tiêu chí hạnh phúc cho nhân dân. Ông cho rằng: “Cái gọi là phát triển, ngoài việc mưu cầu chiến lược trường kỳ về kinh tế ra, đồng thời cần phải truy cầu hạnh phúc lớn nhất của cung bậc tình cảm, tinh thần, vật chất”. Chỉ số hạnh phúc này, bao gồm bốn hạng mục cơ bản: Bảo hộ môi trường, truyền bá văn hóa, phát triển kinh tế và chế độ chính trị tốt. Tất cả quy định này đều vì làm mạnh thêm sự công nhận của nhân dân đối với chính quyền, truyền thừa văn hóa và tư sản tự nhiên, để duy hộ chủ quyền Bhutan. Đại đa số dân Bhutan đều công nhận chủ trương này, họ theo nề nếp cũ mà sống, nhân hậu hài hòa.
Đức Vua Bhutan
Cây cỏ mùa xuân nảy mầm, trong không gian thoảng mùi thơm của hoa lá, điều này khiến người ngây ngất. Bhutan đến nay vẫn là quốc gia theo chế độ quân chủ, các quốc vương đương nhiệm đều có dư tầm nhìn xa, hiểu biết thương yêu và tôn trọng nhân dân. Quốc vương bảo đảm thần dân mỗi người đều được miễn phí phần đất, giáo dục, trị liệu y học. Quốc vương nói: “Hãy nói tôi quan tâm đến tổng số hạnh phúc của toàn dân, còn hơn nói tôi quan tâm đến tổng giá trị sản xuất toàn dân” do đó, giá trị quan của chính phủ được định vị trong mặt bảo hộ tự thân của hoàn cảnh tự nhiên và truyền thống văn hóa, mà không tích cực trong việc khai thác và phát triển khoáng sản nghiệp phong phú, tài nguyên thủy lợ.i
Diện tích quốc độ của Bhutan bị bao phủ bởi 74% rừng rậm, trong đó có 26% được hoạch định là đất bảo hộ. Tại Bhutan, một mục công nghiệp mới, một thị trường nông nghiệp mới, hoặc một sản phẩm rừng mới được xuất hiện đều suy nghĩ xem nó có ảnh hưởng bao nhiêu đến môi trường. Năm 1999, chính phủ Bhutan tuyên bố Bhutan là một quốc gia không dùng chất dẻo; năm 2004, Bhutan lại chế định pháp luật toàn diện cấm bán thuốc lá, đây là lệnh cấm toàn diện lần đầu trên thế giới. Các cửa hiệu không được bán sản phẩm thuốc lá, bất cứ nơi nào cư dân cũng không được hút thuốc. Theo sự ước tính của chính phủ, toàn nước chỉ có 1% người hút thuốc. 2005, Bhutan được liên hợp quốc biểu dương là “vệ sĩ địa cầu”. vì sự ngăn chặn đánh mất chính mình trong vòng xoáy văn minh, Vương Thất Bhutan trong việc bảo hộ truyền thống văn hóa và hoàn cảnh tự nhiên liên tục từ năm 1907 đến nay, có thể nói là tổn hao tâm huyết.
Theo kế hoạch triển khai 5 năm, Bhutan giống như từ cổ đại bước một bước lên hiện đại, có đại lộ, có điện lực, có nước sạch, có đồng tiền chính thức, có hệ thống bưu điện và điện thoại, còn có trường học và bệnh viện tầm cỡ. Thực là Bhutan đã bỏ xa láng giềng Nepar, cùng nằm trên dốc phía nam của Hymalaya.
Bhutan chỉ có một quốc lộ chính thông thương từ tây sang đông, xe hơi từ thủ đô Thimpu xuyên qua rừng nguyên thỉ. Nơi đây, chúng ta nhìn không thấy thân núi hiện ra, mạch núi bị màu xanh của rừng rậm che phủ, có thể nhìn thấy hiệp cốc thâm thâm, cho đến trong cốc có sông nhỏ nước róc rách ngang. Trong rừng, trên xe hơi cũng không nhìn thấy con đường dài của quốc lộ, núi lớn bị mảng màu xanh lấp ngang, trên đường thường nhìn thấy mảng lớn cây Sam, Tuyết tùng, rừng Trúc lá nhỏ, Dâu dại, hoa Sơn Trà, hoa Đỗ Quyên, hoa Lan, còn rất nhiều hoa không biết gọi tên gì. Nhà gỗ, Tháp Phật theo hình thức Tây Tạng truyền thống lúc ẩn lúc hiện. Cách phân bố của rừng rậm trong núi thật kỳ thú, không đồng độ cao có không đồng các loại cây.
Bhutan không phải là nước giàu có, công nghệ du lịch phát triển thấp, nhưng mỗi năm có 7000 du khách ngoại quốc nhập cảnh, người dân rất nghiêm túc và yêu nghề kính nghiệp làm tốt công việc phục vụ, khiến cho du khách có thể vui vẻ tham quan từng ngày, còn có thể mua được các loại thương phẩm mà mình thích. Giá cả của hàng văn hóa phẩm nghệ thuật Phật giáo tương đối rẻ hơn nhiều so với các nước lân cận.
Ở Bhutan, các cửa hàng buôn bán các sản phẩm nghệ thuật truyền thống, chủ tiệm có thể lúc nào cũng lấy ra các loại bao bì không có chất dẻo. Bao bì mà họ dùng là loại giấy phổ thông-một loại giấy Tây Tạng hiếm có làm bằng thủ công. Loại giấy này có phẩm chất nghệ thuật cao, là vật liệu chế tác loại sách cao cấp và đồ vật công nghệ thượng đẳng. Nhưng loại giấy đặc thù này giá rất cao, loại to khoảng 100 tệ , loại nhỏ 10 tệ. (nhân dân tệ: đơn vị tiền tệ Trung Quốc)
Bhutan là nơi cao nhất của bề mặt quả đất, là khu vực hiểm trở, rừng núi trong nước thường cách bởi con sông nhỏ hẹp, nước sông chảy xiết đập vào nham thạch nguyên thỉ to lớn, khiến người cảm giác nó cách biệt với thế giới bên ngoài. Mỗi một khu của thành thị, hình như không nhìn thấy những miếng đất trống; Cư dân, chùa chiền nằm rải rác giữa dốc núi. Thành thị là nơi tốt nhất, quần thể kiến trúc lớn nhất là chùa chiền và di chỉ chính quyền thời cổ đại.
Bảo hộ hoàn mỹ quần thể kiến trúc ở Bhutan đều là Tông. Tông ở Bhutan là đơn vị hành chính cũ, tương đương với huyện, do Tây Tạng truyền thừa, đại biểu cho truyền thống chính phủ và tôn giáo là một. Chùa chiền ở Bhutan rất mộc mạc, không giống như cung Potala Tây Tạng màu sắc rực rỡ , mà là nơi hết sức thanh tịnh. Có nhiều tượng Phật không cho du khách vào tham quan, trước khi vào chùa phải cởi giày, không được mang máy chụp ảnh, không được nói ồn ào, không được chỉ chỏ. Tượng trong chùa đều là Tứ Đại Thiên Vương, không có tượng Phật di lặc, có tượng Quan Âm nhưng không có Thiện Tài Long Nữ. Tăng Lữ trong chùa rất hiếm, không có âm thanh tụng kinh, người tham quan rải rác, 70% cửa các phòng đều đóng kín. Dân số ở Bhutan là 670. 000 người, là một nước duy nhất toàn dân theo Phật giáo.
Thánh Tâm dịch từ xinhua.net
Nguồn: giacngo.vn