Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quay đầu là bến.

10/04/201312:40(Xem: 4588)
Quay đầu là bến.

QUAY ĐẦU LÀ BẾN

Nguyên tác “Hồi Đầu Thị Ngạn” : Pháp Sư Tự Lập
Người dịch : Triêu Dương
---o0o---

Pháp Sư Tự Lập, người huyện Thái, tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật học viện Thượng Hải, từng gần gũi với Pháp sư Từ Hàng, được pháp sư nhận làm đệ tử truyền pháp nhập thất, thơ văn của Sư đều được chọn trao giải thưởng Hiệp Hội Văn Nghệ, từng là Ủy Viên Nguyệt San Phật Giáo Ngày Nay, Sư hiện ở Phi Luật Tân, dạy học trường Phổ Hiền.


Mạng sống muôn loài đều cần thiết
Nếu mang cốt nhục hoặc hình hài
Xin đừng vô cớ đem sát hại
Chim non chờ mẹ sớm quay về
(Thơ Giới Sát – Bạch Lạc Thiên)


I

“ Công đức phóng sanh là việc làm cao cả, những phước báu vô biên đều hồi hướng ...” Trong âm thanh của bài kệ Hồi Hướng thật du dương trầm bỗng, hàng trăm chú chim sẻ được quy y, giống như những phạm nhân thưởng thức mùi vị của một bữa cơm no bên song sắt, có thể bị phán quyết gọi tử hình bất cứ lúc nào, bỗng nhiên được đại xá vui mừng ra khỏi ngục, thật là sung sướng khi nhìn cảnh vật bên ngoài. Từng con tranh nhau bay nhảy, ríu rít gọi mời cùng hát bài ca tự do, cùng thoát khỏi cảnh chim lồng cá chậu và cùng bay vào phương trời cao rộng. Nhìn chúng nó trở lại cuộc sống tự do tìm về núi rừng, trong lòng tôi cảm thấy hân hoan thanh thoát vô hạn.

II

Vào một buổi chiều chủ nhật, lúc chúng tôi cử hành nghi thức phóng sanh vừa xong, bỗng nhiên một âm thanh thô bạo đưa đến từ sau lưng tôi :

- Hoà thượng, vì sao các thầy bày ra trò mê tín như thế này ?

Tôi liền xoay mặt lại, chỉ thấy một chàng thanh niên xa lạ, ăn mặc kiểu âu phục, trang điểm theo lối tây dương, hắn chăm chú nhìn tôi không chớp mắt, đôi mắt sắc bén đáng sợ, dường như muốn ăn thịt người. Tuy bên ngoài biểu lộ một nụ cười không mấy tự nhiên, nhưng làm sao che giấu được tâm địa âm hiểm cay độc !

Trước tiên tôi mời anh ta ngồi uống trà và tiếp đãi một cách tử tế, sau đó hỏi anh ta, xem như tôi chưa hề nghe lời nạn vấn của anh ta lúc nãy:

- Thưa ông, vừa rồi ông hỏi chúng tôi điều gì?

Anh ta hớp một ngụm trà :

- Tôi nhìn thấy các thầy thả quá nhiều chim một cách vô cớ, trong lòng hơi nuối tiếc, cho nên muốn hỏi vì sao các thầy phải phóng sanh, bây giờ xin thầy trả lời đi.

Trà mát đã vào bụng rồi, và đã làm tiêu tan thói thô bạo của anh ta lúc mới đến, thái độ cũng hoà nhã hơn.

- Vấn đề này đơn giản thôi! Yêu tự do, quí mạng sống, vốn là thiên tính mà mỗi sinh linh đều có. Chúng tôi vì thương xót và cảm thông nỗi đau khổ mà chúng nó vô cớ bị cột trói và bị sát hại, cho nên mới nghĩ cách giải cứu chúng nó. Tôn trọng và bảo vệ mạng sống tự do của tất cả sinh vật, đây là ý nghĩa mà chúng tôi phóng sanh.
- Ha ha !

Trước tiên, anh ta cười một cách dửng dưng, trong tiếng cười che giấu một sự khinh miệt và thương tiếc vô hạn :
- Viêïc này có cần không ? Mục đích Thượng đế sáng tạo ra loài vật là để cho loài người chúng ta hưởng thụ kia mà !

Tôi cảm thấy kinh ngạc vô cùng :
- Thượng đế sáng tạo ra loài vật là để cho chúng ta hưởng thụ ư ? Này ! Cái luận điệu của ông hơi có chút tàn nhẫn đấy, chúng ta nên bình tâm suy nghĩ : Cùng là một sinh mạng, chỉ là mạnh yếu không giống nhau, hình thể mỗi loài cũng khác, nhưng đều có tâm ham sống sợ chết. Vì sao chúng ta tự cho rằng, nhân loại văn minh là tánh linh của muôn vật, phải đi làm những việc dã man, lấy mạnh để hiếp yếu ?
Tôi liếc nhìn anh ta một cái rồi nói tiếp :

- Được thôi, tạm nói rằng Thượng đế đặc biệt ban cho con người một đặc ân; nhưng Thượng đế cũng đã thương một cách thiên lệch đối với nhân loại chúng ta. Vì sao lại nhẫn tâm sáng tạo ra rất nhiều sài lang hổ báo ác độc để tàn hại nhân loại chúng ta ? Lý luận mâu thuẫn như thế này, không biết ông nên lý giải như thế nào đây ?

- “ ..........”

Anh ta bị câu hỏi của tôi làm cho ngẩn người ra, ngay lúc đó không biết trả lời như thế nào, chỉ vò đầu gãi tai im lặng không nói một lời.

- Có lẽ đây là một lối trừng phạt của Thượng đế dành cho nhân loại chúng ta.
Bởi vì tôi không cam lòng chìm lắng trong không khí trầm mặc, đành phải khiêu khích anh ta:
- Thượng đế trọng sự bác ái (?) việc này quả thật ông đã tự châm biếm mình.

Trên đôi má của anh ta lại ửng hồng biểu hiện sự ngượng ngùng bẽn lẽn. Anh ta lại đổ lỗi cho người khác :

- Đó chỉ là lý luận tiêu điểm căn bản của Da tô giáo, tôi vốn cũng không đồng tình lắm. Tóm lại, vấn đề này thật không thể đại biểu cho cách nhìn của tôi !
- Thế thì theo cách nhìn của ông là như thế nào ?
Anh ta nói một cách cứng rắn và thẳng thắn :
- Theo cách nhìn của tôi ư ! Tôi cho rằng con người sát hại cầm thú là xu hướng tất nhiên.
- Vì sao vậy
- Bởi vì, giả sử con người trên toàn thế giới đều giống như những người xuất gia của các thầy đều không ăn thịt, thế thì gà, vịt, trâu, dê ... mỗi ngày càng đông đúc, tương lai sẽ đầy chật cả đường đi. Đến lúc đó, chẳng phải trở thành một thế giới của loài cầm thú hay sao?
- Hoá ra là như vậy. Ông nghĩ cũng là lao tâm tổn sức. Nhưng ...

- Nhưng như thế nào ?

- Nếu như ông đừng nóng nảy, tôi có thể nói, loại tư tưởng này của ông quả thật là lo chuyện không đâu .

- Lo chuyện không đâu. Tôi không hiểu ý của thầy.

Anh ta mở to đôi mắt nôn nóng chờ tôi giải thích.

- Đúng là như vậy sao ? Từ xưa đến giờ, chúng tôi không nghe nói có người ăn thịt mèo, nhưng mà trên thực tế, mèo không có đầy khắp ở nhân gian. Kỳ thực, những thứ mà con người chưa ăn qua thì quá nhiều rồi, nhưng đến hôm nay vẫn bình an vô sự, đều không có hiện tượng quá tải. Thế thì việc gì ông phải băn khoăn.

Đến đây anh ta đã đuối lý cùn lời, trố mắt đờ đẫn, trầm mặc qua vài giây, anh ta lại bắt đầu câu chuyện, khởi lên công kích :

- Được rồi ! coi như tôi đã khuất phục đi, nhưng phải lắng nghe những lý luận cao xa của pháp sư đối với giới sát và ăn chay rốt cuộc như thế nào ?

- Điều mà lý luận cao vời tôi thật không dám nhận, nhưng tôi cũng muốn nói ra một vài ý kiến nông cạn để chấm dứt sự mê mờ của tôi và cùng với ông tham khảo.

- Được thôi, mời thầy bắt đầu nói đi, tôi sẽ rửa tay lắng nghe.

Khi đã bước vào cuộc nói chuyện, tôi làm sao có thể xem thường những sai lầm của anh ta. Lúc này tôi phải giúp anh ta mở mang đầu óc :

- Phật giáo đề xướng ăn chay, mục đích chủ yếu là tìm tòi những lý tưởng để đề phòng răn sát phóng sanh. Nhưng vì sao phải răn sát phóng sanh, tôi xin vừa mở đầu vừa giải thích tóm lược cho ông nghe : Việc tham sống sợ chết vốn là thiên tánh của sinh vật , chúng tôi đứng trên lập trường chính nghĩa của nhân loại nên phải ngăn cấm một cách rộng rãi. Vì những loài động vật nhỏ bé mà mưu cầu hạnh phúc, đi thương yêu chúng nó, bảo vệ chúng nó, khiến chúng có thể mãi mãi hít thở bầu không khí tự do và hoà bình, để sống trọn tuổi trời, không phải vô cớ bị ngược đãi và tàn hại. Ông là thành phần trí thức, nhất định có nghiên cứu về văn hoá vốn có của Trung Quốc. Sách xưa từng nói : “ Đạo đức của trời đất gọi là sanh ” . Lại nói : “Trời đất có đức hiếu sinh”. Mạnh Phu Tử cũng nói : “Thấy nó sanh ra nhưng không muốn nó chết, nghe tiếng kêu của nó mà không ăn thịt nó”. Lời huấn thị mang đầy tính chân lý này, đều được chú thích trong phần giới sát ăn chay, chúng ta nên tôn trọng lời di giáo của thánh hiền ngày xưa, để bồi dưỡng đức tánh nhân từ thiện lương và hoàn mỹ.

- Tuy nói như thế, nhưng thực phẩm ăn chay, e rằng ảnh hưởng đến vấn đề dinh dưỡng .

- Ông lo lắng vấn đề dinh dưỡng lại quá thừa thãi !

Tôi vỗ vỗ vào ngực bảo đảm với anh ta rằng:

- Từ khi tôi xuất gia ăn chay cho đến nay, thoắt đó mà đã gần hai mươi năm, nhưng thân thể của tôi cũng tráng kiện và sáng suốt, đâu thua kém gì ông.

- Nguyên nhân gì?

- Bởi vì tất cả những thứ dinh dưỡng mà chúng ta đang cần, như tròng trắng hột gà, chất tinh bột, chất béo, chất sắc ... để duy trì mạng sống. Tất cả những chất này đều có đầy đủ trong rau cải. Cho nên chúng ta cần phải quan sát : Những người nông phu ở hoang vắng nghèo nàn, tuy “không biết gì về mùi vị của rượu thịt”, cũng không hiểu được vấn đề dinh dưỡng như thế nào, nhưng mà họ vẫn mập mạp khoẻ mạnh, bắp thịt rắn chắc. Ngược lại, ông hãy nhin xem bọn nhà giàu kia, tuy rằng suốt ngày bổ dưỡng toàn là “sơn hao hải vị”, nhưng cuối cùng vẫn mắc phải hàng trăm chứng bệnh yếu đuối sợ gió ! Việc này hoàn toàn là sự thật, tôi không cần phải nhiều lời.

Anh ta gật gật đầu rồi nói :

- Ngoài vấn đề này ra, còn có lợi ích gì khác nữa không?”

- Đối với vấn đề khác đương nhiên là có lợi ích, giống như nói đến vấn đề vệ sinh, ăn chay là thanh khiết vệ sinh hơn nhiều so với ăn thịt ! Muốn quay lưng với những năm dài không bệnh hoạn, không thể nào không đeo đuổi việc ăn chay!

- Còn nữa không ?

- Ăn chay còn có thể tiết kiệm, ông hãy xem. Một bữa đậu hủ rau xanh, ít tốn tiền hơn nhiều so với một bữa cơm tây thịnh soạn.

Tôi tuỳ theo hoàn cảnh lại đi vào hiện thực :

- Trong cuộc chiến ngày hôm nay những lúc cuộc sống khắc khổ, muốn tiết kiệm một cách thực tiễn, chúng ta cũng nên đề xướng việc ăn chay nhiều hơn nữa, để giảm bớt sự lãng phí và tiêu hao của nhà nước.

- Điều mà Pháp sư giảng rất đúng !
Anh ta dường như lắng nghe một cách say mê thích thú, hầu như đồng ý toàn bộ lý luận của tôi, tiếp theo lại nói, nhưng trong giọng nói tỏ ra một khí phách quan liêu :

- Nhưng chúng tôi ăn thịt đã quen rồi, cái gọi là tập quán đã trở thành tự nhiên, bỗng chốc lại bảo chúng tôi ăn chay, thì thật là ăn không nổi.

- Ha ! Ha! Tập quán ư ? Cái gọi là tập quán đã trở thành tự nhiên, đâu chẳng phải là tác dụng của tâm lý, ông nên biết tập quán cũng là một chất liệu nuôi dưỡng kết thành một cách từ từ. Nếu ông thường xuyên luyện tập ăn chay, lâu dần rồi cũng có thể trở thành một tập quán ! Đồng thời chúng ta cũng nên nghĩ đến những đồng bào khổ nạn đang bị trầm luân trong bức tường sắt, họ cả ngày giãy giụa trong sự đói khát, ngay cả ba bữa cơm cũng không được đưa đến miệng. Cái mà họ ăn là vỏ cây, rễ cỏ, đất sét, chúng ta lúc nào cũng có thể đặt vào trong lòng hình ảnh của người dân đói khổ hết sức thê thảm. Tập quán gì, quan niệm của khẩu vị thường sanh ra tập quán, nói cho cùng có thể triệt tiêu, kết quả là canh rau đậu hủ, bảo đảm là anh ăn một cách ngon lành.

Tiếp theo đó tôi nói thêm vài câu khích lệ :

- Vả lại, những bậc vĩ nhân tên tuổi vang dội trên thế giới, không ít người chân thành đang thực hành theo chủ nghĩa ăn chay, chúng ta nên nhanh chóng học hỏi theo những người đó.

- Cái gì ? Lẽ nào những người ngoại quốc say mê theo vật chất văn minh, cũng thực hành theo chủ nghĩa ăn chay ư ?

Anh ta cho rằng hiếm thấy và quái la, hỏi thêm một câu :

- Pháp sư có thể dẫn chứng một vài vị để nghe không ?

Tôi trả lời một cách không do dự :

- Được thôi ! Đúng, trên thế giới chỉ cần những việc có lợi ích, cũng có thể nói chỉ cần điểm tựa của chân lý, người ta có thể vượt qua phạm trù của thời gian và không gian, không mưu cầu mà truy tìm một cách khế hợp và thống nhất. Rõ được vấn đề này, thì chủ nghĩa ăn chay toàn thiện toàn mỹ, đâu có thể nào ngoại lệ. Cho nên, người ngoaị quốc sùng bái chủ nghĩa ăn chay, một số đông người xa gần đều biết tiếng. Thí như : Nhà Triết học Hy-lạp tên là Bá Lạp Đồ; nhà Lịch-sử nổi tiếng là Phổ Lỗ Tháp Hy; cho đến nhà văn Anh quốc Thang Mạch Tư Mã Nhĩ, nhà viết kịch tên là Tiêu Bá Nạp, thi nhân nổi tiếng tên là Tuyết Lai, nhà tản văn nước Pháp tên là Mông Điền, nhà châm biếm tên là Phục Nhĩ Thái, nhà Triết học yếm thế của nước Đức tên là Thúc Bổn Hoa... Đây là những người nổi tiếng trên lịch sử đã thực hành theo chủ nghĩa ăn chay. Cho đến những năm gần đây, những người tri thức Âu Mỹ đứng trên lập trường nhân đạo và vệ sinh, cũng đã phát động một phong trào theo chủ nghĩa chống lại sự sát hại, để tiến hành vận động ăn chay một cách phổ biến. Họ luôn là những chiến sĩ văn hoá có một cái nhìn sâu sắc vượt hơn hẳn mọi người, chúng ta không thể tuỳ tiện gắn lên đầu họ một chiếc mũ mê tín.

Anh ta lắng nghe một cách chăm chú, chỉ biết gãi đầu, mặc nhiên không nói. Lúc bấy giờ, từ trong rừng vọng ra những khúc hát của các chú chim nghe thật du dương êm tai, như muốn xoá tan đi sự tĩnh mịch, không biết chúng nó đang tán dương vẻ đẹp đáng qúy về mạng sống, hay là ca tụng sự vĩ đại của tự do ? Anh ta mỉm cười, lại khởi lên sự nghi vấn từ trong tiếng chim :

- Về vấn đề ăn chay tôi đã hoàn toàn hiểu rõ; cho đến việc phóng sanh, có phải là để vun trồng tánh đức của nhân từ ?

- Đúng thế, quan niệm đạo đức phổ thông đều nói như thế !

Anh ta lại tăng thêm nghi vấn :

- Quan niệm đạo đức phổ thông ư ? Chẳng lẽ Phật giáo các thầy còn có lý luận nào đặc biệt hơn?

- Đó là lẽ đương nhiên.

Tôi nói tiếp:

- Một tôn giáo vĩ đại, nếu không có những giáo lý tối thượng làm bối cảnh, đâu thể nào tồn tại trên thế gian này.

- Tốt nhất thỉnh pháp sư hãy giải thích rõ ràng một lần nữa để khai mở sự mê mờ của tôi.

Thái độ của anh ta biểu hiện hết sức thành khẩn và tha thiết, tôi đang từng bước làm hàng rào tri thức cho anh ta.

- Nếu nói theo đạo lý nhân quả luân hồi của Phật pháp, thì thật đáng sợ.

Anh ta cảm thấy mờ mịt :

- Như thế nào ?

- Phật pháp giảng về nhân quả ba đời, cái gọi là thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, vì thế, nhất cử nhất động của chúng ta, không tránh khỏi định luật của nhân quả. Nếu chúng ta vô cớ sát hại một mạng sống, một ngày nào đó trong tương lai phải đền trả, chẳng qua chỉ là thời gian nhanh hay chậm mà thôi...

- Thật đúng như vậy sao ?

- Chẳng lẽ là giả dối ư ? Tục ngữ có câu : Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, nhân quả không sai sót một hào ly.

Tôi trả lời anh ta một cách kiên quyết dứt khoát :
- Tin hay không tuỳ anh.
Anh ta cúi đầu, một nét buồn thoáng qua trên đôi mắt, dường như nội tâm đang chứa đựng một nổi u ẩn vô bờ. Anh ta đưa đôi mắt đáng thương nhìn tôi, nhưng lại không có bộc lộ được tâm ý của chính mình :

- Pháp sư ! Tôi...

Tôi an ủi anh ta:

- Anh làm sao vậy

- Tôi ... Tôi quá tội lỗi rồi.

Trong nhất thời tánh lương thiện của anh ta phát khởi, anh ta lại thẳng thắng bộc bạch với tôi:

- Trước kia tôi đã huân tập tà thuyết quá sâu, cho nên đối với chân lý bác ái vĩ đại bình đẳng của Phật giáo các thầy, tôi không thật hành lý luận, cũng không hiẻu gì cả! Từ đó tôi luôn luôn bảo thủ cố chấp, chỉ thích săn bắn, những con chim đã bị tàn hại trong tay tôi nhiều vô số kể ! Thế mà tấm lòng các thầy vốn từ bi, tích cực đề xướng phóng sanh, trái ngược với hành vi tội ác tàn nhẫn của tôi, khác nhau một trời một vực ! Hôm nay, bởi vì tôi không thể chịu nổi sự dày vò của lương tâm, cho nên tôi mới hết lòng thố lộ với pháp sư ! Tội tôi nặng như núi, mai sau nhất định vĩnh viễn trầm luân trong biển khổ ! Pháp sư ! Tôi ... Tôi... như...thế... nào ?

Anh ta nói với tôi mà dòng lệ long lanh trên đôi má.

Tôi cật lực an ủi anh ta :

- Không hề chi! Biển khổ mênh mông, quay đầu là bờ giác, chỉ cần anh có thể toàn tâm sửa đổi những lỗi lầm của quá khứ. Con đường ở phía trước vẫn sáng ngời và lạc quan !

- Thế thì về sau tôi phải tự mình khuyên người khác phóng sanh nhiều hơn nữa, hoặc giả có thể mua về phóng sanh để chuộc lại phần nào tội lỗi trước kia của tôi.

- Đúng thế ! Công đức phóng sanh vô lượng, mong rằng anh sẽ tu hành theo lời nói.


Anh ta dụi mắt đứng lên cúi người nói với tôi:

- Đa tạ Pháp sư ! Tục ngữ nói rất hay “ Nghe một lời nói của anh, còn hơn đọc sách mười năm”. Bởi vì tôi nghe được những lý luận cao siêu của pháp sư, đã thay đổi toàn bộ nhân sinh quan của mình.

Anh ta nhìn đồng hồ rồi nói:

- Thời gian đã không còn sớm nữa rồi, hôm khác sẽ quay trở lại thỉnh giáo.
- Rất hổ thẹn ! Những điều mà tôi hiểu được cũng chỉ là một giọt nước trong biển pháp. Nếu ông không chê, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi về chân lý của vũ trụ và nhân sinh, nếu không có gì trở ngại xin mời đến để luận đạo.

-Tốt quá ! Tạm biệt !

Anh ta cáo từ mà trên nét mặt đầy vẻ hân hoan, tôi tiễn anh ra sân chùa, cho đến khi bóng của anh đã khuất dạng trên con đường sau luỹ tre xanh tôi mới trở về nội viện niệm thầm câu A Di Đà Phật, mỉm cười, tâm thể hội với đức Phật.

Mặt trời đã chìm về phía Tây, chim muông đều trở về tổ ấm, từ nơi râm mát của màu xanh cây rừng, lại truyền đến bài ca nói về sự sống.

---o0o---

Trình bày: Phổ Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/09/2024(Xem: 1027)
Chuyến đi về Việt Nam lần này có thể nói ngoài sự dự tính của chúng tôi. Mặc dù, tôi cũng có ý muốn đến viếng thăm Hà Nội một lần nữa. Vì năm 2003, tôi có dịp đến trung tâm thành Phố Hà Nội và viếng thăm một vài nơi khác chung quanh Hà thành. Nhưng lần này, là do các Phật tử Bảo Khánh, Hiếu Hoa, Từ Nhẫn và Liên Thu có nhã ý mời chúng tôi về Hà Nội và rồi cùng đoàn đi hành hương Trung Quốc, đặc biệt là chỉ hành hương tham quan trong phạm vi tỉnh Vân Nam thôi. Nói đúng
29/06/2024(Xem: 1872)
Những tháng đầu năm 2021, Út Bình bên Mỹ vẫn thường âm thầm theo dõi Facebook của tôi, thấy biết tôi đang tích cực phụng sự Đạo pháp, theo chư Tăng lên các chùa ở sâu vùng xa để chụp ảnh, viết bài, đưa tin đến các trang Phật giáo trong và ngoài nước, liền nhắn tin tặng tôi chiếc laptop của Út còn cất trong tủ ở nhà từ đường. Ý của em là tiếp sức cho tôi có phương tiện hiện đại hơn để truyền tin tại chỗ, chứ đi dự lễ các chùa trên vùng núi cả buổi, chiều về mới ngồi vào máy tính viết tin bài, chọn ảnh để gửi đi thì chậm quá
22/06/2024(Xem: 1621)
Có nhiều người khi sinh con ra, bên cạnh tên thật hay, thường có một tên khác gọi ở nhà dí dỏm dễ thương, hay tên thật dở để khỏi bị “bà” bắt. Bà ở đây là bà nào không ai biết được, thế nhưng nhiều người vẫn sợ rồi kiêng. Riêng đối với bà Thịnh, bà không tin như thế, ngược lại, bà cần con cháu bà tên thật hay, phải có ý nghĩa nữa để đem may mắn vận vào cuộc đời nó.
12/05/2024(Xem: 7117)
Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi nghỉ chân, có khi là nghĩa địa, một ngôi nhà hoang, hoặc dưới tàng cây, ngồi quanh sư để nghe sư thuyết pháp hoặc vấn hỏi một số vấn đề. Đặc biệt tại Thanh Hóa có cả xe chở mấy chục học sinh Tiểu Học, tung tăng chạy tới để chiêm ngưỡng và vái lạy sư. Và lần đầu tiên một vị sư thuyết pháp tại một nghĩa địa.
02/05/2024(Xem: 2174)
Biến cố 30 tháng 4 năm 75 không những làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền Nam, làm xóa tan một chính thể Cộng Hòa nhân bản mà từ Đệ Nhất tới Đệ Nhị Cộng Hòa đều mang đến tự do, hạnh phúc cho người dân. Không như sáo ngữ "Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa - Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc", nghe như một liều thuốc tê làm mất hết cảm giác và trở thành con người vô cảm lúc nào không hay!
03/04/2024(Xem: 2810)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
01/04/2024(Xem: 1764)
Sáng thứ Bảy cuối tuần rảnh rang, tôi rong xe về phố, qua bên kia đầu cầu Hà Ra ghé thăm đạo huynh Duy Pháp-Đinh Hoà ở dốc Đoàn Kết. Ngồi ngoài ban-công sân thượng, huynh đệ vừa uống trà, nhâm nhi tách cà phê nóng bên mấy chậu kiểng hoa hồng, vừa trò chuyện đổi trao chuyện Đạo trong Đời, Đời có Đạo, thật thân tình và đầy hứng khởi... Đây là lần thứ ba tôi có mặt trên "tịnh thất sân thượng" của huynh Duy Pháp. Lần trước là vào dịp Tết mới rồi, khi tôi đứng phóng mắt ngắm cảnh xa gần chung quanh, thấy được bóng dáng của chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa trên núi Sinh Trung hiện ra xa xa ở góc nhìn lạ, nên lần này tôi không quên mang theo máy ảnh gắn ống kính tele để "săn cảnh già lam"...
30/10/2023(Xem: 3068)
🐄Bò làm mệt, than với chó: " Tao mệt quá ". 🐶 Chó gặp mèo tâm sự: " Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ một chút". 🐱 Mèo gặp dê tám chuyện: " Bò nó muốn nghỉ một ngày vì công việc làm nó mệt quá, có lẽ ông chủ bắt nó làm quá sức". 🐐 Dê gặp gà: " Bò nó đòi nghỉ làm, ông chủ bắt nó làm đến kiệt sức thì phải". 🐔 Gà gặp heo nói: " Biết chuyện gì chưa, bò nó định đổi chủ và bỏ việc đấy".
21/10/2023(Xem: 3071)
Từ đầu đến giữa năm 2020, con virus do Tập Cận Bình (TCB) cho tạo ra tại Viện Nghiên Cứu ở Vũ Hán, chẳng những để giết người dân Tàu ở Vũ Hán chống đối đường lối cai trị tàn ác dã man của Tập, mà còn cho con virus ác ôn này xuất ngoại với âm mưu thâm độc là gây truyền nhiễm, lây lan cho người dân lành khắp mọi nơi trên thế giới. Rồi đây đảng cộng sản Tàu do TCB dẫn dắt đã gieo cái nhân ác, sẽ nhận lãnh cái quả không thể nào lường trước được. Xin quý độc giả hãy chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra.
01/09/2023(Xem: 27520)
Bát quan trai giới Cửa Vào Tuyệt Đối Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo Du-già Bồ-tát giới Duy-ma-cật Với Các Đại Thanh Văn Duy tuệ thị nghiệp Đạo Phật và thanh niên
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com