- Banner Khóa An Cư kỳ 17
- Ban Tổ Chức Địa Phương
- Ban Chức Sự Trường Hạ Quảng Đức kỳ 17
- Lịch giảng tại Khóa An Cư kỳ 17
- Ban Duy Na Duyệt Chúng
- Thời Khóa Biểu và Hiệu Lệnh
- Ban Công Phu Chiều
- Danh sách Chư Tôn Đức
- Danh sách Phật tử
- Cúng dường Trường Hạ Quảng Đức
- Cúng Dường Trai Phạn
- Danh sách cúng dường phẩm vật
- Cúng Dường Phẩm Vật Trường Hạ Quảng Đức kỳ 17
- Kỷ Yếu Khóa An Cư Kỳ 17
- Pháp thoại mp3 tại Trường Hạ Quảng Đức kỳ 17
- Hình lễ khai mạc Khóa An Cư kỳ 17
- Giảng Pháp ngày 1
- Hình ngày 2 tại Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17
- Hình ngày 3 tại Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17
- Hình ngày 4 tại Khóa An Cư kỳ 17
- Hình ngày 5 tại Khóa An Cư kỳ 17
- Hình ngày 6 tại Khóa An Cư kỳ 17
- Hình ngày 7 tại Khóa An Cư kỳ 17
- Hình ngày 8 tại Khóa An Cư kỳ 17
- Hình ngày 9 tại Khóa An Cư kỳ 17
- Hình đêm Thiền Trà
- Hình Lễ Bế Mạc Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17
- Video: Người Phật tử đi Chùa
- Video: Thắng Man Phu Nhân
- Video: Quy Sơn Cảnh Sách
- Video: Kế Thừa Di Huấn của Phật
- Video: Sanh Tử Đại Sự
- Video:Công Đức Tu Tập
- Video pháp thoại 7: An Cư Kiết Hạ
- Video: Đối Trị Phiền Não
- Video:Pháp Thoại 9: Hạnh Nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm
- Chân dung Chư Tôn Đức tham dự Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016)
- Chân dung quý Phật tử tham dự Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016)
Kiết Hạ An Cư
Thích Nữ Tâm Lạc
An cư tiếng Phạn là Varsica, Pali dịch là Vassa, Hán dịch là vũ kỳ, vũ an cư, tọa lạp, kiết hạ, nhất hạ cửu tuần, cửu tuần cấm túc, kiết chế an cư v.v…
Nói đến An cư là nói đến một truyền thống, đã được duy trì từ xưa đến nay trong Phật giáo. Cứ 3 tháng trong năm, đệ tử Phật xuất gia tập trung về một chỗ để tu tập, thể hiện lòng từ bi đối với chúng sanh, mặt khác duy trì tinh thần hòa hợp, thanh tịnh của đoàn thể Tăng già.
Sau khi Đức Phật thành đạo, và bắt đầu thành lập Tăng đoàn du phương khất thực, truyền bá chánh pháp từ xứ này sang xứ khác, trong những mùa mưa lớn, lụt lội đã gây khó khăn và tổn hại cho các Thầy Tỳ kheo trên đường du hóa. Hơn nữa tại Ấn Độ mùa mưa, côn trùng sinh sản rất nhiều, chư Tăng du hóa sẽ dẫm đạp côn trùng trên đường, cho nên Đức Thế Tôn bảo chư Tăng phải cấm túc 3 tháng một chỗ, thứ nhất để tiến tu đạo nghiệp, thúc liễm thân tâm, trau giồi giới định tuệ, đồng thời trưởng dưỡng lòng từ bi đối với chúng sanh, tránh sát nghiệp và khỏi bị cư sĩ chê hiềm, chính nhân duyên này, mà An cư đã trở thành một truyền thống duy trì đến ngày nay.
Trong bối cảnh hiện tại, mùa Kiết hạ an cư của chư Tăng Ni các nơi trên thế giới, đều tùy thuộc vào điều kiện thời tiết của từng quốc gia, mà có sự uyển chuyển thích nghi trong việc tu hành theo từng quốc độ. An cư là môi trường rất cần thiết, một nền tảng căn bản của chư Tăng Ni cần phải có, để trau giồi phẩm hạnh, củng cố nội lực, tập trung thiền định. Trong thời gian tu tập một chỗ, chư Tăng Ni có cơ hội học hỏi lẫn nhau, được chỉ dạy từ các bậc Tôn túc lão luyện trong kinh nghiệm hành trì, ôn lại những tinh hoa trong Kinh điển Phật dạy, hoàn thiện về đạo đức và trí tuệ của mình, làm nơi quy thú cho Phật tử gieo trồng phước duyên, thể hiện sự thanh tịnh hòa hợp của Tăng đoàn, vì yếu tố hòa hợp rất quan trọng, là nền tảng căn bản để Tăng đoàn đứng vững. Ngoại đạo cũng có thanh tịnh, cũng có chứng đắc, nhưng ngoại đạo không có hòa hợp, cho nên có lần Vua Pasinadi, sau nhiều lần chứng kiến sự sinh hoạt của Tăng đoàn, Vua ngạc nhiên và thốt lên rằng: Bạch Đức Thế Tôn, thế gian vua chúa cãi lộn nhau với vua chúa, Sát đế lợi sát phạt nhau, Bà la môn nguyền rủa nhau, gia chủ mắng nhiếc nhau, cha mẹ anh em, bà con, bạn bè không tiếc lời nhục mạ nhau v.v… thế mà ở đây, Trẫm thấy các Tỳ kheo sống chung trong tinh thần hòa ái, tương kính, thân hữu không cãi vã, thật làm cho Trẫm cảm kính.
Ngày xưa Đức Phật vẫn khiển trách nhóm Tỳ kheo ở nước Câu Tát La, sống chung trong mùa An cư với nhau tuy không có cãi lộn, hòa hợp, nhưng không ai nói chuyện với ai, vì không có tinh thần hỗ trợ nhau trong việc tu tập cũng như kiến giải sở học, và để thể hiện tinh thần hòa hợp này, Đức Thế Tôn đã thiết lập ra một số quy luật cho Tăng đoàn áp dụng trong suốt thời gian An cư, đó là 7 pháp Bất thối, 7 pháp Diệt tránh và 6 pháp Hòa kỉnh.
Luật tạng hình thành và đứng vững, chính là những nguyên tắc sống, là nền tảng để xây dựng một hội chúng thánh thiện, hòa hợp vững mạnh trong tinh thần bình đẳng giác ngộ và giải thoát.
Trước hết Đức Phật nói 7 pháp Bất thối
- Các Tỳ kheo phải tụ họp một chỗ, giảng luận Phật pháp trong tinh thần hòa hợp.
- Các Tỳ kheo tụ họp, giải tán, chấp hành Tăng sự trong tinh thần hòa hợp đoàn kết.
- Các Tỳ kheo không bát bỏ những luật lệ đã ban hành và không ban hành những luật lệ không thích hợp, sống đúng những gì đã quy định bởi cộng đồng Tăng lữ đã đưa ra.
- Các Tỳ kheo phải luôn kính trọng vâng lời, chăm sóc các bậc Trưởng thượng, sẵn sàng nghe theo những lời chỉ dạy của các bậc Tôn túc.
- Các Tỳ kheo không được đắm nhiễm tham ái.
- Trụ xứ tu tập luôn là những trụ xứ thanh tịnh.
- Các Tỳ kheo phải sống an trú trong chánh niệm, để làm gương cho các bạn phương xa, chưa đến thì muốn đến, đến rồi thì muốn cùng sống, cùng tu tập trong sự an lạc giải thoát (Trường bộ Kinh trang 547).
Bên cạnh 7 pháp Bất thối làm vững mạnh cho Tăng đoàn An cư thì 7 pháp Diệt tránh có công năng diệt trừ mọi tranh chấp, củng cố và duy trì hòa hợp, giúp Tăng đoàn xử lý không rơi vào phi pháp, sự xáo trộn trong Tăng không phát sanh.
Đức Phật dạy:
- Hiện tiền Tỳ Ni: Muốn chấm dứt sự tranh cãi khi yết ma cần có mặt đương sự.
- Ức niệm Tỳ Ni: Khi yết ma diệt được sự tranh chấp rồi, thì không ai được nhắc lại, cố nhắc thì y như pháp cử tội.
- Bất si Tỳ Ni: Tác pháp yết ma Bất si thành tựu, nếu còn cật vấn, tức chống lại yết ma của Tăng đều bị kết tội.
- Tự ngôn trị: Không dùng uy lực trị tội, để đương sự tự phát lồ tội của mình, rồi Tăng y như pháp mà xử phạt.
- Mích tội tướng: Nếu Tỳ kheo không nhận tội khi phạm, chúng Tăng phải dùng những biện pháp chế tài. (bằng chứng) đến khi nào nhận tội thì y pháp xử phạt và giải tội.
- Đa nhân mích tội: Rút thăm biểu quyết để dứt việc tranh chấp, tranh luận giữa các Tỳ kheo.
- Như thảo phủ địa: Vì sự tranh cãi lâu ngày không chấm dứt, Phật dạy phải giải quyết việc này bằng cách như lấy cỏ phủ đất, không nêu cụ thể sự việc của tội, mà tất cả đều chung sám hối.
Rồi trong đời sống bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, một đời sống không tư hữu cho riêng mình. Đức Thế Tôn nói thêm 6 pháp hòa kính, để dễ dung hợp, thực hiện an lạc giải thoát, giác ngộ bằng trí tuệ, thanh tịnh buông xả của chính mình đối với Tăng đoàn trong khi sống chung.
- Thân hòa đồng trụ: Thân nghiệp từ hòa, cử chỉ khiêm nhường, từ tốn với huynh đệ đồng tu.
- Khẩu hòa vô tranh: Ái ngữ chân thật không dối.
- Ý hòa đồng duyệt: Tâm luôn hoan hỷ với những bạn đồng phạm hạnh.
- Lợi hòa đồng quân: Lợi dưỡng được chia đều cho huynh đệ cùng một trụ xứ.
- Giới hòa đồng tu: Đồng giữ gìn gìn giới luật, không tự ý thêm bớt điều luật.
- Kiến hòa đồng giải: Học hỏi giáo lý, chia sẻ những kinh nghiệm với bạn đồng tu, ngăn chận sự phá kiến làm chướng ngại cho tiến trình tu tập.
Những điều Phật đưa ra chỉ áp dụng cho bốn chúng xuất gia, không chung cho hàng cư sĩ. Mọi xử lý trong Tăng đoàn đều phải tuân theo, thì tinh thần hòa hợp mới có, bản thể của Tăng già mới được duy trì, mạng mạch Phật pháp mới được hưng thịnh. Tâm từ bi của Đức Phật quá tuyệt vời, Ngài đã cho chúng ta biết được hương vị của sự tu tập, biết nếm được vị ngọt của chánh pháp, và chúng ta luôn tự hào là con của Đức Phật, được tắm mình trong dòng suối thanh lương của chánh pháp Như Lai.
Hiện nay chúng ta đang sống trong bối cảnh của xã hội văn minh, mặc dù niềm tin chánh pháp có, nhưng chướng duyên dẫy đầy, nếu không thúc liễm thân tâm, sống đời biết đủ, không biết hạn chế sự hưởng thụ, không phát khởi đại bi tâm, không trân quý giới pháp, xem thường lỗi nhỏ, không biết tránh duyên, không nuôi dưỡng ý chí cao thượng, không an trú chánh niệm, để pháp trần chi phối, phiền não bủa vây, thì suốt một kiếp tu hành này cũng trở thành vô nghĩa, không lợi ích cho việc tu đạo và hành đạo.
Theo lời Phật dạy, hôm nay chúng ta có nhân duyên câu hội về dưới mái Chùa Quảng Đức Kiết hạ an cư, trong đạo tình thắm thiết của chư Tôn đức, tận tụy phục vụ hy sinh, tạo điều kiện cho Tăng Ni quy tụ, để chúng ta có thời gian quay về với nội tại, chúng ta nên phát nguyện nỗ lực tiến tu, biết nhìn lại mình, ôn tầm kinh luật, nương tựa Tăng đoàn tu tập, thực tập tâm từ đến với chúng sanh, duy trì tinh thần thanh tịnh hòa hợp. Thực hiện được như vậy, trên báo được ân đức chư Phật trong mười phương, dưới đáp đền bốn ân, thì việc chúng ta đi nhập hạ năm nay mới đúng với ý nghĩa An cư của Đức từ phụ Bổn Sư Thích Ca hoài bão. Hãy trân trọng.
Viết tại Trường Hạ Quảng Đức kỳ 17 (2016)
TKN Thích Nữ Tâm Lạc