Lòng mẹ bao la như biển Thái bình dạt dào,
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào …
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào …
Giữa khuya, âm thanh trầm bổng, sâu lắng ngọt ngào của một giọng hát nữ vang lên rồi vọng vào chốn thiền môn tĩnh lặng như xoáy vào tim. Con giật mình tỉnh giấc bàng hoàng nhớ Mẹ da diết. Nỗi nhớ làm con hạnh phúc, khiến con nhận ra tình mẫu tử thiêng liêng vẫn tồn tại giữa Mẹ và con. Vậy mà cả một thời gian dài, cả một đoạn đường đời, tình cảm ấy đã bị những oán hận, buồn tủi và sự vô cảm, vô tình làm con quên lãng, làm con không thể nhận ra được tình cảm của Mẹ cũng như nỗi đau day dứt của Mẹ. Giờ thì con đã hiểu nên biết nhớ biết thương khi tiếng hát về Mẹ vọng lên giữa đêm trường.
Sinh con ra gặp lúc chiến tranh loạn lạc, vì hoàn cảnh nên Mẹ tái giá, không nuôi dưỡng dạy dỗ chị em chúng con đến trưởng thành. Hẵn là đã từng đêm Mẹ vẫn nín lặng để những giòng lệ thầm chảy ngược về tim. Con thì thuở nhò đã sống trong vòng tay ông bà nội và các cô chú nên hình ảnh Mẹ phai dần trong tâm trí.
Có lẽ vì Mẹ không dành cho con vòng tay ấm áp để xoa dịu nỗi buồn đau khi con vấp ngã, không chỉ dạy cho con đạo lý căn bản để làm hành trang bước vào đời , cũng không thể che chở con trước những phong ba bão táp của cuộc đời nên Mẹ ray rứt. Ước mơ bình dị được một lần ôm con trong vòng tay có vẻ thật xa vời với Mẹ. Con thì hồn nhiên chạy nhảy chơi đùa nhìn Mẹ như một người xa lạ. Có lúc còn nhìn với cặp mắt oán giận Mẹ đã bỏ con .
Chính vì Mẹ không thổ lộ được nỗi lòng với ai nên có thời gian Mẹ bị bệnh thần kinh rất lâu, con vẫn vô tư đứng nhìn Mẹ phờ phạc, héo hon trong cơn bệnh. Nếu như cuộc đời con vẫn mãi trôi theo dòng thế tục, thì có lẽ suốt đời này con không hiểu hết về Mẹ. Ngày từ giả mái ấm gia đình đi xuất gia theo bước chân cô chú, cũng là niềm mong muốn của ông bà nội, con đến từ biệt Mẹ, cũng là lần đầu tiên con biết hơi ấm từ bàn tay dịu dàng của Mẹ, và cũng từ đó con mới ít nhiều hiểu và thương Mẹ.
Sinh con ra gặp lúc chiến tranh loạn lạc, vì hoàn cảnh nên Mẹ tái giá, không nuôi dưỡng dạy dỗ chị em chúng con đến trưởng thành. Hẵn là đã từng đêm Mẹ vẫn nín lặng để những giòng lệ thầm chảy ngược về tim. Con thì thuở nhò đã sống trong vòng tay ông bà nội và các cô chú nên hình ảnh Mẹ phai dần trong tâm trí.
Có lẽ vì Mẹ không dành cho con vòng tay ấm áp để xoa dịu nỗi buồn đau khi con vấp ngã, không chỉ dạy cho con đạo lý căn bản để làm hành trang bước vào đời , cũng không thể che chở con trước những phong ba bão táp của cuộc đời nên Mẹ ray rứt. Ước mơ bình dị được một lần ôm con trong vòng tay có vẻ thật xa vời với Mẹ. Con thì hồn nhiên chạy nhảy chơi đùa nhìn Mẹ như một người xa lạ. Có lúc còn nhìn với cặp mắt oán giận Mẹ đã bỏ con .
Chính vì Mẹ không thổ lộ được nỗi lòng với ai nên có thời gian Mẹ bị bệnh thần kinh rất lâu, con vẫn vô tư đứng nhìn Mẹ phờ phạc, héo hon trong cơn bệnh. Nếu như cuộc đời con vẫn mãi trôi theo dòng thế tục, thì có lẽ suốt đời này con không hiểu hết về Mẹ. Ngày từ giả mái ấm gia đình đi xuất gia theo bước chân cô chú, cũng là niềm mong muốn của ông bà nội, con đến từ biệt Mẹ, cũng là lần đầu tiên con biết hơi ấm từ bàn tay dịu dàng của Mẹ, và cũng từ đó con mới ít nhiều hiểu và thương Mẹ.
Ôm con vào lòng Mẹ thổn thức nghẹn ngào: “ Con ơi! cuộc đời này không có người mẹ nào mà không thương con mình, chỉ vì hoàn cảnh mà mẹ phải xa rời các con” Con nghe mắt mình cay cay! Có gì đó nong nóng trên mắt . Không biết đó là hơi ấm của Mẹ truyền sang hay con đã khóc, hay cả hai hơi ấm đang hòa quyện vào nhau. Con khẽ gọi “Mẹ ơi !” và định nói gì đó với Mẹ, nhưng nói gì bây giờ khi mà : Ngôn ngữ trần gian là túi rách – Đựng sao đầy hai tiếng Mẹ ơi !… ( Vũ Hoàng Chương )
Sau này đủ lớn khôn con mới cảm nhận được “Không có tình cảm nào bằng thiêng liêng tình Mẹ” và “ và không có ai chọn cửa để sinh ra” Con tự trách mình kiếp trước thiếu tu. Và con hiểu Mẹ đáng thương hơn đáng trách, nên con càng thương Mẹ. Những lần về thăm nhà con thường hay ở với Mẹ nhiều hơn; như được cơ hội bù đắp Mẹ chăm sóc con tỉ mỉ. Mẹ ơi ! đi qua nửa đời người con mới cảm nhận được vòng tay ấm áp, ánh mắt trìu mế , nụ cười hiền của Mẹ . Mẹ cũng giống như hình ảnh bao nhiêu người mẹ khác ở cõi đời này, thường được gắn với giọt nước mắt chảy xuôi, tình yêu cho con vô điều kiện.
Sau này đủ lớn khôn con mới cảm nhận được “Không có tình cảm nào bằng thiêng liêng tình Mẹ” và “ và không có ai chọn cửa để sinh ra” Con tự trách mình kiếp trước thiếu tu. Và con hiểu Mẹ đáng thương hơn đáng trách, nên con càng thương Mẹ. Những lần về thăm nhà con thường hay ở với Mẹ nhiều hơn; như được cơ hội bù đắp Mẹ chăm sóc con tỉ mỉ. Mẹ ơi ! đi qua nửa đời người con mới cảm nhận được vòng tay ấm áp, ánh mắt trìu mế , nụ cười hiền của Mẹ . Mẹ cũng giống như hình ảnh bao nhiêu người mẹ khác ở cõi đời này, thường được gắn với giọt nước mắt chảy xuôi, tình yêu cho con vô điều kiện.
Mỗi lần con về, Mẹ đón con vui mừng hớn hở bao nhiêu thì khi tiễn con đi Mẹ buồn bấy nhiêu. Nhưng giờ con đã là con của cửa Phật, không thể gần gũi Mẹ sớm hôm được. Con chỉ biết cầu nguyện Tam bảo gia hộ Mẹ luôn mạnh khỏe, để mỗi mùa Vu-lan về con được cài trên ngực áo đóa hoa hồng, đóa hoa của niềm hạnh phúc còn có Mẹ trên đời.
Đêm nay, ngồi gõ những dòng này, con chỉ mong ước những người gặp hoàn cảnh như con và cả những người con đang được Mẹ yêu thương mà lại vô tình làm đau lòng Mẹ… các bạn ơi ! hãy trân trọng những ngày tháng được gần bên Mẹ, hãy cố gắng đền đáp ơn Mẹ theo khả năng của mình, đừng để một ngày kia khi Mẹ không còn, tất cả những gì còn lại chỉ là nỗi nhớ da diết với dòng lệ đầy vơi dù có hối hận thế nào thì cũng đã quá muộn màng ■
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo 134
Đêm nay, ngồi gõ những dòng này, con chỉ mong ước những người gặp hoàn cảnh như con và cả những người con đang được Mẹ yêu thương mà lại vô tình làm đau lòng Mẹ… các bạn ơi ! hãy trân trọng những ngày tháng được gần bên Mẹ, hãy cố gắng đền đáp ơn Mẹ theo khả năng của mình, đừng để một ngày kia khi Mẹ không còn, tất cả những gì còn lại chỉ là nỗi nhớ da diết với dòng lệ đầy vơi dù có hối hận thế nào thì cũng đã quá muộn màng ■
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo 134
Gửi ý kiến của bạn