Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

85. Vấn đề thờ ông Địa và Thần Tài.

18/06/201414:59(Xem: 5038)
85. Vấn đề thờ ông Địa và Thần Tài.

Phật lịch 2555

Dương lịch 2011 - Việt lịch 4890

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

 

TẬP 1



85. Vấn đề thờ ông Địa và Thần Tài.

 

Hỏi: Kính bạch thầy, lâu nay con có một thắc mắc, quý thầy thường dạy, người Phật tử sau khi quy y, trong nhà chỉ thờ Phật thôi. Thế nhưng, con thấy có nhiều Phật tử trong nhà vẫn còn thờ ông Địa và ông Thần Tài. Con muốn biết nguồn gốc ông Địa và ông Thần Tài như thế nào mà người Phật tử phải thờ? Và thờ như thế có lỗi gì không? Kính mong thầy hoan hỷ giải đáp cho con hiểu.

 

Đáp: Qua câu hỏi của Phật tử, Phật tử chỉ nêu ra trong phạm vi Phật tử của mình, nên chúng tôi cũng chỉ xin trả lời và nhắc nhở trong phạm vi giới hạn của Phật tử mình thôi. Ngoài ra, thì chúng tôi không dám có ý đề cập đến bất cứ ai. Đó là chúng tôi tôn trọng niềm tin của mỗi người.

 

Có nhiều Phật tử quy y mà không quan tâm ghi nhớ những lời quý thầy giảng dạy trong khi làm lễ quy y. Khi quy y, quý thầy y theo Kinh có nêu ra và chỉ dạy rất rõ: Trong Tam quy y, quy y đầu tiên là quy y Phật. Quy y Phật, thì người Phật tử nguyện suốt đời chỉ quy y Phật thôi, tuyệt đối, không được quy y Thiên, Thần, Quỷ, Vật. Đó là lời phát nguyện của Phật tử nói trước Tam Bảo.

 

Thế mà, sau khi quy y rồi, có lẽ, một, là vì lu bu bận rộn lo tính toán với nhiều công việc làm ăn, nên Phật tử đó quên những gì mà mình đã phát nguyện, nay lại thỉnh ông Địa và ông Thần Tài về thờ trong nhà. Hai, là vẫn nhớ, nhưng vì không bỏ được cái tập tục thờ cúng các vị Thần nầy. Vì muốn thờ các vị Thần nầy phụ lực với Phật phò hộ thêm cho mình và gia đình luôn được bình an, mua may bán đắt, tiền vô như nước.

 

Nếu quả thật thờ Thần Tài mà ổng hộ độ cho mình được giàu có, tiền vô trong túi ào ào, thì mấy nhà sản xuất ông Thần Tài chắc là họ phải giàu to, trên đời không ai sánh kịp. Thử hỏi mấy ông đó, có thật giàu to không? Và thật sự ông Thần Tài có phò hộ cho mấy ổng không? Hay là mấy ông đó cũng phải làm ăn trối chết mới kiếm ra tiền.

 

Nói thế, để Phật tử thấy rằng, tuy Phật tử đó đã quy y Tam Bảo, nhưng lòng tin Tam Bảo và tin nhân quả không được vững chắc. Đây cũng là bệnh chung của đa số Phật tử chúng ta chưa có đủ niềm tin nơi Tam Bảo và lý nhân quả nên mới có tình trạng thờ ông nầy ông kia.

 

Trở lại vấn đề, Phật tử hỏi về nguồn gốc của hai ông nầy, theo chỗ tìm hiểu của tôi, thì cho đến hôm nay, người ta cũng chưa khẳng quyết rõ ràng về nguyên lai của hai vị Thần nầy. Đại khái, có nhiều thuyết quan điểm khác nhau. Ở đây, tôi chỉ xin nêu ra một số nét chung về xuất xứ của tập tục thờ tự nầy. Thật ra, tập tục thờ Thần đối với người Việt Nam cũng đã có từ lâu đời. Có thể nói, từ khi có người Việt là đã có đạo thờ Thần. Cũng như các dân tộc khác, người Việt Nam quan niệm và tin tưởng mỗi một hiện tượng là có một vị Thần ngự trị cai quản. Như Thần Thổ Địa hay còn gọi là Thổ Công là vị Thần cai quản đất đai trong khu vực vườn tược nhà cửa. Trong dân gian có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Ngoài Thổ Công, các vị Thần khác cũng được người ta thờ tại nhà như Thần Tài, Tiên Sư, Tiên Chủ, Đức Thánh Quan v.v…

 

Thổ Công là một vị Thần được dân gian thờ cúng rất quan trọng. Vì vị Thần nầy trông coi gia đình, dự định họa phúc. Trong gia đình muốn được bình an, và ruộng vườn muốn được sung túc, tất cả đều do Thần Thổ Công trông coi và phò hộ. Về hình tượng tôn thờ, có khi là một ông già to béo (ông Địa) bụng phệ, vẻ mặt hiền lành, miệng cười thoải mái. Có lúc, tượng Thổ Địa được thể hiện dưới hình thức râu tóc bạc phơ, mặc áo dài, đội mũ mỏ quạ, râu trắng như cước. Sở dĩ có những hình tượng sai khác như thế, là do ảnh hưởng văn hóa của từng khu vực. Đạo giáo rất coi trọng và siêng năng thờ cúng vị Thần nầy.

 

Còn Thần Tài, theo tập tục dân gian cho rằng, vị Thần nầy đem lại tài lộc cho mọi người. Thông thường những nhà kinh doanh thương mãi, người ta rất quý trọng thờ vị Thần nầy. Đây là một tập quán tín vọng, xưa bày nay theo, cứ thế mà thờ, còn việc linh ứng có không tùy ở nơi người tin. Về bàn thờ của 2 vị Thần nầy, người ta chỉ thờ ở một góc khuất nào đó trong nhà hay trong shop, không cần phải bài trí ở chỗ cao ráo. Thường ở Việt Nam, có một số nơi, người ta thờ chung hai vị Thần nầy, chớ không thờ tách riêng, vì theo họ, tài và lợi phải đi đôi với nhau. Thổ Công thuộc về lợi, Thần Tài thuộc về tài. Khi thờ chung, chúng ta thấy có đôi câu đối dán trước bàn thờ hai ông như thế nầy: “Thổ năng sinh bạch ngọc, Địa khả xuất hoàng kim”. Nghĩa là : Đất thường sinh ngọc tốt, vàng ròng cũng từ đất mà ra.

 

Rãi rác trong các Kinh điển Phật giáo, đôi khi cũng có đề cập đến các vị Thần. Như Kinh Địa Tạng cũng có nêu ra rất nhiều vị Thần. Tuy nhiên, theo Phật giáo, Quỷ Thần cũng là một trong nhiều loài chúng sanh. Cho nên, Phật dạy người Phật tử không được quy y với các vị Quỷ Thần. Người Phật tử, sau khi quy y Tam Bảo, trong nhà chỉ nên thiết lập một bàn thờ Phật và nếu có thờ thêm, thì cũng chỉ thờ tổ tiên, ông bà, hay cha mẹ mà thôi. Ngoài ra, không nên thờ bất cứ vị Thần nào khác. Vì thờ như thế, là trái với lời Phật Tổ dạy. Đã chống trái lại, tất nhiên, là mình đã có lỗi rồi. Nếu là Phật tử, thì chúng ta nên lưu tâm về vấn đề nầy. Có thế, thì chúng ta mới xứng danh mình là người Phật tử chơn chánh tu học Phật vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 1286)
Rồi tôi đi sâu vào vườn trầm, đi mãi vào ...rừng trầm để mong tìm những cây trầm đại thụ, và tôi đã gặp bao cao Tăng tu hành tại đây, không chỉ các sư tại Âu Châu mà còn từ Hoa Kỳ, Úc, Canada ...nữa cơ. Các vị đã trao cho tôi bao trầm hương qua lời giảng của quí Sư dựa theo lời dạy của Đức Phật. Những thỏi trầm quí mang tên: Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Bát Nhã, Phổ Môn, Chú Đại Bi, Thập Chú, Thần Chú..v.v..và.v.v.Ôi, nhiều lắm, rồi với thời gian, nếu thành tâm trân quí và nắm giữ những thỏi trầm, thì hương trầm của nó cũng ít nhiều tỏa hương thơm ngát đánh bạt những sú uế mà bụi đời đã phủ lên người chúng ta.
15/03/2023(Xem: 5283)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
23/09/2022(Xem: 2801)
Giáo lý Bốn thánh đế là giáo pháp quan trọng nhất của những người học và tu tập theo lời dạy của Đức Phật. Cho dù chúng ta thuộc truyền thống Nguyên Thuỷ hay truyền thống Đại Thừa cũng đều tu học từ nền tảng giáo pháp này. Trong Bốn thánh đế thì đạo thánh đế gồm 37 pháp và thường được gọi là 37 phẩm trợ đạo. Trong đó thì Bát chánh đạo là căn bản nhất vì “Bát chánh đạo gồm có hữu lậu và vô lậu” (Trong Tạp A-hàm, Kinh Quảng Thuyết Bát Thánh Đạo, số 785 và Trong kinh Trung Bộ III, Đại Kinh bốn mươi, do Hòa thượng Minh Châu dịch).
17/11/2021(Xem: 25978)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
13/11/2021(Xem: 13789)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
03/09/2021(Xem: 7441)
Có những người làm gì cũng hay, viết gì cũng hay. Tôi luôn luôn kinh ngạc về những người như vậy. Họ như dường lúc nào cũng chỉ ra một thế giới rất mới, mà người đời thường như tôi có ngó hoài cũng không dễ thấy ra. Đỗ Hồng Ngọc là một người như thế.
08/10/2020(Xem: 9065)
1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới. 2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. 3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua. 4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh. 5- Việc ác chớ để phạm, điều lành phải nên làm. 6- Thương người cùng thương vật, niệm Phật và tham thiền. 7- Chánh niệm đứng đầu là 3 niệm : Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 8- "Hằng ngày ăn thịt chúng sanh mà mong giải thoát, điều đó không bao giờ có điều đó được". 9- Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua, gặp việc thì làm; rảnh việc thì nhiếp tâm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. 10- Thông minh hiểu biết nhiều, coi chừng không bằng ông già bà lão ăn chay niệm Phật.
01/03/2020(Xem: 13814)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
28/11/2019(Xem: 8183)
Ấn độ là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới vì đất rộng, người đông, có dãi Hy mã lạp sơn cao nhất thế giới, có một nền văn minh khá cao và lâu đời, con số 0, số Pi (3,1416...) do người Ấn sử dụng đầu tiên trong toán học, Kinh Vệ Đà đã được người Ấn sáng tạo từ 1800 đến 500 năm trước công nguyên, Ấn Độ là quê hương của đức Phật, hay nói khác hơn đó là nơi đạo Phật phát sinh, ngày nay đã lan tràn khắp thế giới vì sự hành trì và triết thuyết của đạo Phật thích ứng với thời đại. Do đó việcTime New Roman tìm hiểu về Ấn Độ là một điều cần thiết.
17/04/2019(Xem: 5855)
Những pháp thoại của Lama Yeshe là độc nhất vô nhị. Không ai thuyết giảng được như đức Lama. Tự nhiên lưu xuất trong tâm, trực tiếp ngay bây giờ; mỗi lời nói của ngài là một cẩm nang hướng dẫn để thực tập. Tiếng anh của đức Lama rất tốt. Khó có người sử dụng nhuần nhuyễn như ngài. Với tính sáng tạo cao, đức Lama đã biểu hiện chính mình không chỉ qua lời nói, mà còn thể hiện tự thân và trên khuôn mặt. Làm sao để chuyển tải hết sự truyền trao huyền diệu này trên trang giấy? Như đã đề cập ở chỗ khác, chúng tôi trình bày với yêu cầu này cách tốt nhất có thể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]