Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tương Đối Và Tuyệt Đối

27/03/201410:34(Xem: 8287)
Tương Đối Và Tuyệt Đối

Lama_Yeshe_1


Tương Đối Và Tuyệt Đối

Lama Yeshe

Minh Chánh chuyển ngữ

Ở đây, tôi đang đề cập đến bản chất tương đối của bạn mà trong đạo Phật thường nhắc tới. Bạn nghỉ rằng : “Bằng cách nào bạn mô tả được bản chất của tôi như vậy? Bản chất của tôi có nhiều khía cạnh khác biệt”. Đó có thể là ý tưởng của phương Tây, còn quan điểm của Phật giáo thì đơn giản hơn nhiều. Theo Phật giáo, bản chất của bạn chỉ có hai khía cạnh là tương đối và tuyệt đối.

Do đó, khi mô tả bạn ra sao, thì tôi đang đề cập đến bản chất tương đối của bạn. Đôi lúc, chúng ta nói về những ý tưởng cao hơn, một điều gì đó tuyệt đối. Có lẽ bạn đã từng đọc những quyển sách nói về bản chất tuyệt đối. Hãy quên tính tuyệt đối—trước hết, bạn phải biết cách thể hiện chức năng thân, miệng và ý tương đối của mình trong cuộc sống hằng ngày. Điều này rất quan trọng. Bạn không thể bước thẳng vào thế giới tự do nội tại ngay tức khắc. Khi kho học phương Tây nói về sự tiến hóa, nó mô tả một tiến trình phát triển dẫn dần. Thậm chí tôi biết điều đó và tôi hơi ngớ ngẩn, không được giáo dục; tôi chưa từng đến trường học. Tuy vậy, khi nghe các nhà khoa học phương Tây nói về sự điều phục tâm, đối với tôi nghe có vẽ như người nguyên thủy. Tất nhiên, tôi có thể chắc chắn rằng họ bảo tôi là một người nguyên thủy!

Tuy nhiên, ngay khi bạn bảo mình đã từng nói rằng: “Tâm tôi là thế này; tâm tôi là thế kia”, nhưng thực chất, bạn không có khái niệm tâm mình là gì. Bản chất của tâm không phải là một số tập quán thuộc phương Đông. Bạn đã có tâm ngay từ khi mới chào đời—bạn không thể nói rằng nó là một tập quán thuộc phương Đông. Cũng vậy, đạo Phật không nói về các tập quán; các tập quán không quan trọng. Vì thế, mô tả tâm không phải là một tập quán thuộc phương Đông. Dù sao đi nữa, ở đây, tôi đang đề cập đến bản chất tương đối của bạn. Đó là tâm tương đối thể hiện chức năng trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Ví dụ, bất cứ lúc nào những điều trở nên sai lầm trong tương tác của mình với mọi người—gia đình, bạn bè hoặc xã hội nói chung—bạn luôn trách cứ một ai đó. Hãy quán chiếu tâm mình—bạn thực hiện. Đây là một quan niệm sai lầm. Trên thực tế, tất cả những vấn đề của bạn, cả vật chất lẫn tinh thần, xuất phát từ vô minh—thiếu trí tuệ nhận thức sâu xa—và chấp thủ. Hai yếu tố tâm thức này là nguồn gốc lớn nhất của bất cứ vấn đề nào thuộc về xã hội hoặc cá nhân. Hãy quán sát nhưng thời điểm này phải quán sát dựa trên tâm của chính bạn.

Hãy nghỉ về khi bạn nói dối người khác, hoặc khi bạn sát sanh, tước đoạt mạng sống của sinh vật khác. Hãy quán sát: Tại sao bạn làm những điều như vậy? Nguồn gốc của vô minh; động cơ thúc đẩy là cố chấp, bảo thủ vì sự ham thích của chính bạn. Năng lực của vô minh, sự thiếu hụt trí tuệ nhận thức trầm trọng, là giống như vị vua hoặc hoàng hậu và sự chấp thủ là cận thần. Đó là tâm, là tâm của bạn. Tôi không nói về một điều gì đó khác nữa. Tâm của bạn bao gồm sự liên đới của hai điều này: vô minh và chấp thủ.

Hai yếu tố này là nguyên nhân chủ yếu của các vấn đề thuộc tâm sinh lý. Nếu không nhận thức được điều này, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể giải quyết các vấn đề của mình bởi vì bạn sẽ tiếp tục nghỉ rằng nguyên nhân của chúng nằm ở ngoại tại: “tôi không hạnh phúc, tôi nhất định sẽ thấy anh ta lần nữa; tôi không hạnh phúc, tôi cần một căn nhà lớn hơn; tôi không hạnh phúc, tôi cần một chiếc xe hơi tốt hơn”. Bạn không bao giờ có thể chấm dứt vấn đề theo cách đó. Đặc biệt ở phương Tây, chúng ta luôn luôn nghĩ rằng tiền bạc là giải pháp đối với tất cả các vấn đề. Đó không phải là sự thật, là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Đừng nghỉ rằng :“Lama buông bỏ tôi…đó không phải cách tôi nghỉ”. Tôi không nói về ý tưởng tri thức; tôi đang nói về một điều gì đó sâu sắc hơn bắt nguồn từ tâm của bạn. Các vấn đề của nhân loại không xuất phát từ ý tưởng tri thức. Thực chất, nếu có thể thấy những gì xảy ra trong tâm mình, bạn sẽ không tin tưởng nó. Mặc dù không có nhận thức về phương hướng vật chất của tư duy, nhưng trong sâu thẳm tiềm thức của mình có những tác đọng dẫn bạn vào vòng xoáy từ một cuộc hành trình với chỗ này đến chỗ khác, liên tục thay đổi. Đây là những gì chúng ta nói về luân hồi. Chúng ta đi quanh co và lui tới nhưng chưa bao giờ vượt thoát khỏi vòng xoáy này. Toàn bộ tiến trình cuộc sống của chúng ta như một trò đùa. Chúng ta thường mua đồ chơi cho con nít…chúng ta cũng giống như vậy; đó chỉ là một trò chơi khác nhau mà thôi.

Chúng ta thường khoe khoang: “thế hệ hiện đại được giáo dục quá tốt, hiểu biết quá nhiều. Chúng ta cũng đã thành thạo trong lý thuyết xã hội, kinh tế, phát triển v.v”. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa thế hệ hiện thời là thông minh hơn và thế hệ trước là ngu đần. Tại sao? Bởi vì thế giới ngoại tại đang tự động thay đổi và tất cả những gì bạn đang thực hiện là quan sát sự biến động tự nhiên.Vì vậy, đừng nghỉ rằng bạn khôn khéo hơn các thế hệ trước.

Tuy nhiên, một số trong các bạn nhận thấy rằng thật thú vị khi tìm kiếm một điều gì đó vượt thoát khỏi tiện nghi vật chất đơn thuần, nhưng nếu không tìm thấy với thái độ đúng đắn, thì bạn sẽ còn luẩn quẩn trong luân hồi. Thậm chí nổ lực để thực tập thiền, yoga hoặc đi theo một số phương pháp tâm linh khác, thì bạn sẽ vẫn còn luẩn quẩn. Do vậy, hãy chắc chắn rằng bạn phải có một thái độ tâm thức đúng đắn và quan điểm chính xác và bạn đang đi trên con đường chơn chánh qua nhận thức cách thái độ tâm thức sai lầm dẫn bạn đi trên con đường sai lầm sẽ đưa đến kết quả sai lầm.

Người phương Tây thường nói “đừng tiêu cực, hãy trở nên tích cực”. Họ muốn nói về cái thiện nhưng không đề cập đến cái ác. Nhưng cái ác vẫn tồn tại; tại sao không đề cập tới nó? Bạn không cần phải tức giận để nói về nó, nhưng quan trọng là phải giải thích và biết rõ cách tâm bất thiện hoạt động. Theo quan điểm Phật giáo, điều đó rất quan trọng. Đây là lý do tại sao mà tôi luôn luôn cho rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo mang tính chất ngoại giao, mà thường xuyên nói mọi thứ đều tốt đẹp. Chúng ta muốn thấu đạt bản chất của các pháp mà không hề do dự. Bởi thế, đừng ngạc nhiên; bạn nên chờ đợi tôi để nói răng các pháp không đặc biệt thú vị. Đừng lo lắng.

Tất nhiên, chúng ta có những phẩm chất ưu tú, những phẩm chất cao đẹp. Tương tự, tất cả chúng sanh khác cũng vậy, ngay cả loài cá và gà vịt. Tất cả chúng ta đều sở hữu những phẩm chất ưu việt của tâm. Tuy nhiên, cùng lúc, chúng ta cũng sở hữu những bản chất bất thiện có thể nhận chìm mình xuống vực sâu đau khổ. Vì thế, chúng ta cần chứng tỏ và biết rõ cả điều tốt lẫn điều xấu trong bản thân mình. Sau đó, chúng ta có thể buông bỏ lo sợ. Nếu không, mỗi bước đi của chúng ta có thể khiến bản thân mình trở nên lo sợ.

Nếu không có trí tuệ nhận thức nội tại hoặc trí tuệ nhận thức về những gì thiết lập nên hạnh phúc thực sự và đời sống an vui chân thật mà chỉ ngồi chờ đợi thé giới có thể trở nên tốt hơn theo cách này cách khác, thì bạn đang nằm mơ. Làm sao thế giới có thể trở nên tốt hơn? Ví dụ, tình trạng lạm phát làm sao để cải thiện? Tình trạng lạm phát hình thành từ chấp thủ. Nó thể hện—nhưng tôi chắc rằng những nhà kinh tế chính trị không biết điều đó! Năm tháng trôi qua, họ cứ tiếp tục “tại cái này vì cái kia”nhưng họ họ không biết lạm phát thực sự là do chấp thủ gây nên. Tại sao vậy? Bạn hãy quan sát. Kinh tế đột nhiên trở nên tồi tệ trầm trọng là có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân chủ yếu là vì ích kỷ và cố chấp. Một số người có quá nhiều thứ nhưng lại lo sợ thiếu hụt. Do vậy, họ luôn tích trử khiến nền kinh tế sau đó rơi vào tình trạng lạm phát. Không phải có sự thiếu hụt về hàng hóa vật chất; ngược lại, thực phẩm và hàng hóa rất dồi dào. Chính tâm ích kỷ gây nên sự lạm phát.

Dù sao, chính bạn hãy tự quan sát lấy; đó không phải là sự thực chỉ bởi vì tôi nói như vậy. Hơn nữa, nếu nghiên cứu kỉ, bạn sẽ thấy rõ cách mà tâm ích kỷ và cố chấp (chấp thủ) gây ra các vấn đề đối với cá nhân và xã hội, cũng như phá hoại đời sống an vui và hạnh phúc nội tại của con người. Hãy nhìn vào những cuộc chiến tranh tôn giáo. Có một điều cứ tiếp diễn cho tới bây giờ; không chỉ hiện tại—suốt trong lịch sử. Những cuộc chiến tranh tôn giáo xuất phát từ bảo thủ cố chấp. Tôi đang nói về cách mà sự cố chấp hoạt động. Hai đứa bé đánh nhau để tranh dành một cục kẹo đều xuất phát từ cố chấp; hai quốc gia hùng mạnh đánh nhau cũng xuất phát từ sự cố chấp; tín đồ tôn giáo đánh nhau cũng xuất phát từ cố chấp. Thực chất, các tín đồ tôn giáo đánh nhau đều nghỉ rằng ton giáo đó là tuyệt vời nhưng việc đánh nhau không phải là hành động của tôn giáo, đúng không? Đối với họ, tôn giáo như là một lý tưởng, đó là tất cả. Những người đánh nhau trong các cuộc chiến tranh tôn giáo không phải là những người mộ đạo. Tôn giáo là từ bi và tình thương rộng lớn. Làm sao việc sát sanh có thể trở thành hành động của tôn giáo? Điều đó không thể được. Nó xuất phát từ cố chấp bảo thủ. Vì vậy, bạn có thể hiểu cố chấp là vấn đề lớn nhất trên thế giới này. “Tôn giáo của tôi là tốt, do đó tôi nhất định giết bạn”. Điều ấy thật lố bịch. Những người nghỉ như vậy thường là đang hủy hoại chính mình.

Nếu làm điều đó, tôi sẽ trở thành độc hại cho tôn giáo. Những gì tôi đã làm không liên quan gì đến tôn giáo. Tuy nhiên, mặc dù các hành động của mình trái ngược với tôn giáo, nhưng vốn nghỉ rằng “tôn giáo của tôi là tốt đẹp”. Thay vì trở nên phương dược để giải quyết các vấn đề thuộc tâm lý, nhưng do thái độ tâm thức bị xuyên tạc của mình, nên tôn giáo của tôi trở thành thuốc độc. Mặc dù nghỉ rằng “đây là tôn giáo của tôi”, nhưng không có phút giây nào trong các hành động của tôi sẽ trở thành tôn giáo.

Ví dụ, tôi có ý tưởng rằng tranh Thangka[1]là tôn giáo của tôi. Do vậy, nếu bất cứ ai cố ý đốt cháy tranh Thangka của tôi thì tôi cảm thấy thất vọng bởi vì tôi nghỉ anh ta phá hoại tôn giáo của tôi. Đó là một quan niệm sai lầm. Một bức tranh không phải là tôn giáo. Những người nghỉ các thứ vật chất là tôn giáo tức là hiểu sai ý nghĩa của tôn giáo. Tôn giáo không nằm ở ngoại tại; giáo pháp không nằm ở bên ngoài. Nó chỉ ở trong tâm.

Kinh Thánh cũng nói như vậy. Tân Ước[2]chứa đựng những lời dạy tuyệt vời do Chúa Jesus trình bày, nhưng nhiều người không hiểu trong đó giải thích rõ những gì. Ví dụ, Chúa nói những người tôn sùng thần tượng là không theo ông ta. Điều này rất thực, vì đó là lời dạy lập dị. Chúng ta phải hiểu cách để hợp nhất tôn giáo với cuộc sống hằng ngày của mình, phải đưa tôn giáo vào trong hành động và giải quyết các vấn đề của chúng ta, chứ đừng nghỉ mọi thứ vật chất như nhà thờ và tài sản là tôn giáo. Nếu suy nghỉ vậy thì thật lố bịch.

Nói cách khác, những người tôn sùng thần tượng nghỉ rằng những nguyên tử vật chất là tôn giáo của mình và không nhận thức được bản chất hoặc tinh thần của chính mình không có ý tưởng về tôn giáo thực sự. Chúa Jesus đã trình bày những lời dạy hoàn hảo để giải thích điều này, nhưng chúng ta không nhận thức rõ.



[1]Thangka (còn được viết là Tangka hay Thanka) là loại tranh vẽ (hay thêu) treo ở các tự viện hay nơi thờ Phật tại gia đình. Thangka chỉ những họa phẩm cuốn lại được. Điều này chỉ ra rằng Thangka rất tiện lợi cho các nhà sư mang đi đến những nơi hành lễ, mang từ tự viện này đến tự viện khác. Tiếng Tây Tạng từ “thang” có nghĩa là phẳng, do đó tranh Thangka là họa phẩm thực hiện trên mặt phẳng, có thể cuộn lại khi không cần trưng bày, nó được gọi là “tranh cuộn” là vì vậy.

Cũng có hướng truy nguyên khác: Thangka bắt nguồn từ từ “Thang yig”, tiếng Tây Tạng có nghĩa lả “ghi lại”. Hầu hết tranh Thangka đều có dạng hình chữ nhật. Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng cùng chư Bồ tát, thánh thần. Một đề tài đặc biệt phổ biến là Pháp luân. Loại Thangka màu thể hiện cả thần và nữ thần Hindu cùng các đề tài Phật giáo: Đức Phật tọa thiền, cuộc đời Đức Phật, Pháp luân, Mạn đà la, Dược Sư Phật...

[2]Tân Ước: Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi vănhoặc Kinh Thánh Hi văn, là phần cuối của Kinh Thánh Kitô giáo, được viết bằng tiếng Hi Lạp bởi nhiều tác giả vô danh trong khoảng từ sau năm 45 sau công nguyên tới trước năm 140 sau công nguyên (sau Cựu Ước). Từ này được dịch từ tiếng LatinhNovum Testamentum, nguyên ngữ Hi văn Kainē Diathēkē(Καινή Διαθήκη), nghĩa là "Giao ước mới". Thuật ngữ "Tân Ước" lúc đầu được Kitô hữudùng để miêu tả mối tương giao giữa họ và Thiên Chúa, về sau được dùng để chỉ một tuyển tập gồm 27 sách.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2023(Xem: 731)
Nhiều Phật tử thường nói với nhau như một lời nhắn nhủ: "Tiền tài danh vọng dù giàu nứt đố đổ vách, hằng tỉ đô la, siêu xe, dinh thự, quyền cao chức trọng...khi nhắm mắt xuôi tay chẳng mang được gì ngoài nghiệp“. Vậy nghiệp là gì, là quá trình trong cuộc sống dù vô tình hay cố ý, không chỉ kiếp này mà kể luôn những kiếp trước, những hành động dù thiện hay ác đều tạo nên nghiệp. Nghiệp tốt đến từ ý tưởng và hành vi tốt sẽ có kết quả tốt. Trái lại nghiệp xấu sẽ mang lại khổ đau. Đơn giản vậy thôi.
09/09/2023(Xem: 1216)
Lộ Trình Tu Tập: Giới, Định và Tuệ
04/11/2022(Xem: 2246)
Sau hai ngày 14 và 15 tháng 5 năm 2022, nhằm ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch, đúng vào ngày Đản Sanh năm 2646 của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, trước khi trở về Hamburg, Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác tặng cho tôi cuốn “Tôi Đọc Đại Tạng Kinh.” Đây là tác phẩm 69 của ngài vào độ tuổi 73. Trên xe lửa, tôi vội đọc ngay lời Dẫn nhập của Thầy ở đầu sách. Thầy viết: “Tất cả chúng ta đều bình đẳng về thời gian, dầu nam hay nữ, Tăng hay Ni, người lớn hay trẻ thơ..., mỗi ngày đều có đúng 24 tiếng đồng hồ như nhau, không hơn không kém. Tuy nhiên có nhiều người làm được rất nhiều việc trong khoảng thời gian 24 tiếng đồng hồ đó, mà cũng có nhiều người đã bỏ phí thời gian một cách vô ích...”
23/09/2022(Xem: 1931)
Tại Pháp, cơn đại dịch thực sự bắt đầu vào khoảng tháng ba năm 2020, với các lịnh phong tỏa, hạn chế những sinh hoạt bình thường của dân chúng như mua bán, di chuyển, tụ họp, ngay cả các công ty, công sở, các văn phòng cũng phải hạn chế số nhân viên, nhân công…Nhưng oái ăm thay, tại các bệnh viện thì bịnh nhân quá đông mà bác sĩ, y tá, phụ tá, cho đến hạ tầng cơ sở, các lao công lo phần vệ sinh, quét dọn cũng không đủ để đảm nhiệm cho xuể mọi công việc. Khởi đầu nạn dịch quả thật đem lại nhiều lo âu cho mọi người. Nhưng rồi, phía chính phủ cũng như dân chúng, ai cũng phải cố gắng, hi sinh để đương đầu với đại nạn. Và dần dà những khó khăn ban đầu cũng được khắc phục.
20/09/2022(Xem: 1971)
Kẻ trí tuệ ít lỗi lầm và khi phạm lỗi thì nhận biết và tu sửa. Kẻ ngu si không biết lỗi lầm và khi nhận biết thì biện minh mà không hề tu sửa. -Kẻ trí tuệ trước mọi sự việc đều tìm hiểu và phân tích lợi-hại. Còn kẻ ngu si chỉ nhìn thấy lợi mà không thấy hại. -Kẻ trí tuệ biết đo lường thời thế. Còn kẻ ngu si thì làm bừa, khi thất bại lại đổ lỗi cho Trời. Tức khí nhảy ra đâm chém dễ. Nhẫn nhục chờ thời khó, “Khảng khái cần vương dị. Thung dung tựu nghĩa nan.” (Lý Trần Quán Tiến Sĩ đời Lê Trung Hưng) -Kẻ ngu si kết bạn bừa bãi, thường rủ rê đi các nơi ăn chơi như phòng trà ca vũ, quán nhậu, hát karaoke, hoặc tổ chức ăn nhậu ồn ào ở nhà khiến vợ con phải hầu hạ, buồn phiền. Rồi chỉ vì một cử chỉ hay lời nói gì đó mà vung dao giết nhau. Chính vì thế mà kẻ ngu si thường đem giặc cướp về nhà. Kẻ trí tuệ tiếp bạn một cách trang trọng. thanh lịch, lễ độ và chừng mực. “Quân tử chi giao đạm nhược thủy. Tiểu nhân chi giao điềm như mật”.
15/06/2022(Xem: 2945)
Bản ngã là một chủ đề từ lâu các nhà chú giải và quý giảng sư thường nhắc đến. Người viết chưa đủ khả năng lạm bàn, nhưng sở dĩ bài viết này có được…đó nhờ mục hỏi đáp của Trung tâm Hộ Tông với tiêu đề “ BẢN NGà VÀ ĐẠI NGÔ qua các câu hỏi của tứ chúng từ khắp nơi trong và ngoài nước gửi về và đã được Hoà Thượng Viên Minh hồi đáp.
24/02/2022(Xem: 5766)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
17/11/2021(Xem: 20003)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
13/11/2021(Xem: 10360)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
08/10/2020(Xem: 4407)
Bài viết này kính tri ân lời dạy của Sư Phụ Viên Mình trong bài pháp thoại “10 ba la mật “ và sự khuyến khích của Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng “hãy thọ trì đọc tụng Kinh Bát Nhã Ba La Mật và nghe các bài tổng luận “ đang được đăng tải trên trangnhaquangduc Kính đa tạ và tri ân quý Ngài và kính xin phép được trình bày những điều con học được và kính xin quý Chư Tôn Đức và các bạn đạo tha thứ cho sự mạo muội của hậu bối vì dám “múa rìu qua mắt “, nhưng con trộm nghĩ .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567