TỔNG VỤ TỪ THIỆN XÃ HỘI
Văn Phòng Liên Lạc: Tu Viện Quảng Đức,105 Lynch Road, Fawkner, Victoria 3060, Australia.
Tel: 03.9357 3544. Fax:03. 9357 3600.
Website: www.quangduc.com; Email:tvquangduc@bigpond.com
_______________________________________________________________________________
Hình ảnh
Nạn Nhân Bão Nari, Miền Trung VN
Kính Bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni
Kính gởi đến quí ân nhân, quí thân hữu, quí đồng hương Phật tử xa gần thân mến.
Như quý vị đã được biết qua các thông tin báo chí, truyền thông phát thanh vừa qua, trung tuần tháng 10 vừa qua, cơn bão lũ Nari đã đổ xuống cho các tỉnh miền Trung (Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Bình, Nghệ An... ) khiến cho nhiều người thiệt mạng và hàng vài chục ngàn ngôi nhà đỗ nát, hàng trăm ngàn mẫu hoa mầu mùa màng bị mất trắng hư hại hoàn toàn.
Nhân dịp buổi Văn Nghệ Đạo Tình và Quê Hương, chương trình gây quỹ hằng năm và định kỳ để xây dựng và trùng hưng Ngôi Tam Bảo Quảng Đức, Tu Viện đã phương tiện chuyển cuộc gây quỹ xây dựng tu viện này sang cuộc gây quỹ từ thiện để gởi tặng món quà xuân tình thương cho đồng bào bị nạn bão Nari nói trên.
Buổi Văn Nghệ gây quỹ Đạo Tình và Quê Hương kỳ 7 được long trọng khai mạc lúc 1.30pm chủ nhật 20-10-2013 ngay tại hội trường TV Quảng Đức, với sự góp mặt của Nữ Ca Sĩ Hạ Vy, nam ca sĩ Trường Vũ, MC Việt Thảo đến từ Hoa kỳ, cùng quý Ca sĩ tại Melbourne như Băng Châu, Huỳnh Phú, Ban Nhạc Viễn Phương, Âm Thanh Ánh Sáng:Anh Bằng. Kết quả ngân khoản thu được là $23,000 Úc Kim, sau khi trừ chi phí, Tổng Vụ Từ thiện sẽ gởi tặng mùa xuân cho đồng bào bị nạn bão lụt Nari là $10,000 và giúp nạn nhân thiên tai hỏa hoạn tại tiểu bang NSW tuần vừa qua là $2000. Tổng Vụ cũng nhận được thông báo của Chùa Pháp Quang, Queensland, sẽ gởi tặng món quà mùa xuân cho nạn nhân thiên tại ở VN là $2000 Úc Kim.
Hình ảnh tổ chức dâng tặng món quà mùa xuân đến tận tay đồng bào bị nạn bão Nari sẽ được phổ biến vào trang nhà quangduc.com trong thời gian tới.
Thay mặt Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội, Đạo Tràng Tu Viện Quảng Đức chân thành cảm ơn quý Đồng Hương Phật tử xa gần đã về tham dự và đóng góp cho buổi văn nghệ gây quỹ tại TVQĐ vừa qua. Kính chúc quí vị cùng gia đình luôn được an lành trong ánh hào quang của Chư Phật.
TM. Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội
Tổng Vụ Trưởng,
Thượng Tọa Thích Tâm Phương
12 giờ tàn phá miền Trung của bão Nari
12 giờ tàn phá miền Trung của bão Nari
Sau 12 giờ càn quét, bão Nari khiến nhiều vùng miền Trung tan hoang, nhất là ở Đà Nẵng, Quảng Nam. Ít nhất 4 người thiệt mạng, gần 50 người bị thương.
Nari là cơn bão số 11 đi vào biển Đông. Đài khí tượng nhận định, cơn bão phức tạp này có cường độ mạnh tương đương với cơn bão Wutip vừa vào miền Trung tháng trước. Vì vậy, từ ngày 13/10, các địa phương đã triển khai phương án phòng chống. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình khẩn cấp sơ tán 150.000 dân phòng tránh nguy hiểm.
Bão và mưa lớn đẩy cả thuyền vào phố Hội An. Ảnh: Văn Đông |
Sáng 14/10, người dân các tỉnh miền Trung hối hả đưa tàu thuyền lên bờ, giằng buộc cố định chống va đập tại các vũng neo đậu và hoàn thành việc đối phó với bão vào 19h cùng ngày. Sở chỉ huy tiền phương phòng chống bão được lập khẩn cấp tại Đà Nẵng, dưới sự chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải. Các trường đã phải cho học sinh, sinh viên nghỉ học.
Chưa đổ bộ vào đất liền nhưng 18-19h tối 14/10, gió bắt đầu giật mạnh, mưa như trút. Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chìm trong bóng tối vì mất điện. Hàng chục nhà dân huyện đảo bị tốc mái, hư hỏng. Nhiều xe máy, cây xanh bị quật đổ, gây ách tắc giao thông.
* |
Tâm bão được xác định đi vào Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam nên từ chiều 14/10, nhiều cửa hàng ở Thừa Thiên Huế đã đóng cửa, mọi ngả đường đều không bóng người, sân bay Phú Bài hủy toàn bộ chuyến bay. Đà Nẵng và Quảng Nam cũng trong tình trạng tương tự, cây cối đổ ngang đường. Người dân hoảng sợ đóng chặt cửa. Gần nửa đêm, bão áp sát vùng biển, nhiều người Huế thức trắng đêm để theo dõi tình hình
Tại Đà Nẵng, gió quật đổ hàng trăm cây cối, nhà cửa; nhiều tuyến đường, khu vực ở trung tâm thành phố mất điện. Tấm chắn rộng 1 m, dài 3 m, dưới nhịp cầu sông Hàn bị sóng đánh tung ra ngoài. Một dây văng ở phía đông cầu quay bị dãn.
Toàn bộ tỉnh Quảng Nam bị cúp điện. Tại phố cổ Hội An, nước sông Hoài dâng cao tràn vào nhiều tuyến đường.
23h ngày 14/10 bão càn quét các tỉnh miền Trung. 5h30 sáng 15/10, Đà Nẵng trời tối đen. Phía nam đèo Hải Vân khu vực sát biển Nam Ô, nhiều trụ điện ngả nghiêng, tôn bay trên nhiều tuyến phố. Các địa phương khác, nhiều nhà ven biển bị tốc mái, sóng dữ dội vỗ vào bờ. Nhiều người nhận định, cơn bão này còn mạnh hơn trận bão năm 2006.
Sáng 15/10, bão tiếp tục hoành hành trên các tuyến phố ở Đà Nẵng, Quảng Nam. Một số người ở Đà Nẵng bị thương do mái tôn, cành cây, tường gạch rơi; hàng chục nhà bị đánh sập.Bão kèm theo mưa lớn khiến nước biển dâng kết hợp với thủy điện xả lũ, nước trên sông Hoài dâng cao tràn vào gây ngập hàng nghìn ngôi nhà ở phố cổ Hội An.
Ông Trần Thọ, Bí thư Đà Nẵng cho biết, sáng 15/10, thống kê bước đầu có 12 người bị thương, nhiều nhà hư hỏng. Còn báo cáo nhanh của Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi cho hay, một người gãy chân do cây đổ, 80 nhà bị tốc mái. Huyện đảo Lý Sơn là nơi thiệt hại nhiều nhất.
10h ngày 15/10, tâm bão di chuyển sang Lào, sức gió giảm, nhiều tuyến đường Đà Nẵng vẫn bị ách tắc do cây xanh, trụ điện đổ chắn đường. Các tuyến phố ở Đà Nẵng xơ xác, tan hoang sau nhiều giờ bị bão tấn công. Lượng mưa đo được ở một số nơi như đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 424 mm, Nam Đông (Huế) 492 mm; Bạch Mã (Huế) 659 mm; Tam Kỳ (Quảng Nam) 437 mm.
3 người chết, 49 người bị thương
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, đến 17h ngày 15/10 đã có ít nhất 3 người Quảng Nam tử vong; 2 người mất tích ở Thừa Thiên Huế và Bình Định; 49 người bị thương, trong đó tập trung phần lớn ở ba tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Bão Nari cũng khiến hơn 11 nghìn ngôi nhà tốc mái, hư hỏng; hàng nghìn ngôi nhà bị sập, trôi và ngập nước. Diện tích cây công nghiệp, lâm nghiệp bị gãy đổ lên đến con số hàng nghìn. Nhiều tàu thuyền bị chìm và hư hỏng.
Về giao thông, khối lượng đường bị sạt lở, vùi lấp hơn 61.000 m. Tại Quốc lộ 1 ngập tại 2 điểm dài 80 m tại Quảng Nam; hầm đường bộ Hải Vân bị mất điện lưới; đường Hồ Chí Minh nhánh đông (tỉnh Kon Tum) sụt lở taluy dương tại 17 vị trí với khối lượng khoảng 1.400 m3 gây ách tắc giao thông đến 17h ngày 15/10.
Khu vực ven biển Đà Nẵng ngổn ngang sau bão. Ảnh: Văn Đông |
Đường sắt bị ngập nước, sụt lở tại một số điểm làm 15 đoàn tàu phải dừng chờ tại các ga. Đến 16h ngày 15/10 tàu đã hoạt động trở lại.
Bên cạnh đó, nhiều trụ điện đổ, gãy, trạm biến áp bị sự cố, toàn bộ phụ tải tại 08 huyện, thị và khu phía bắc thành phố Huế; Đà Nẵng và 1 huyện ở Quảng Ngãi bị mất điện.
Các tỉnh miền Trung đang khắc phục hậu quả nhằm sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất của nhân dân và tiếp tục thống kê thiệt hại do bão, lũ gây ra. Theo thông báo của Tổng Công ty điện lực miền Trung, đơn vị này đã khôi phục trên 70% lưới điện sau bão số 11. Toàn bộ lưới điện 110kV khu vực miền Trung đã được khôi phục trừ ĐZ 110kV Lăng Cô – Hoà Khánh 220kV đang chờ kết quả kiểm tra để khôi phục.
Theo báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam và Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung, Tây Nguyên, hầu hết các hồ chứa thủy điện khu vực miền Trung, Tây Nguyên đều đạt mực nước dâng bình thường hoặc xấp xỉ mực nước dâng bình thường. Hiện có 13/20 hồ thủy điện lớn gần đầy và xả tràn.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, lũ trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Trị và hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam) đang lên, các sông ở Thừa Thiên Huế đang xuống dần; các sông ở KonTum, Quảng Nam đã đạt đỉnh, sông Đăkbla tại KonTum: 520,45 m (dưới mức báo động 3: 0,05m); sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 9,28m (trên báo động 3: 0,28 m).
Sau bão, mưa lớn cùng thủy triều khiến nhiều nơi ở thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế) ngập nặng. Ảnh: P.V. |
Nari được nhận định là cơn bão phức tạp, các đài khí tượng quốc tế đã đưa ra nhiều dự đoán về đường đi đổ bộ của bão.
"So với những cơn bão gần đây, điều bất lợi là bão Nari đổ bộ vào ban đêm, vì thế nhiều người dễ chủ quan, trong khi khả năng quan sát, ứng phó của cơ quan chức năng bị hạn chế", đại diện cơ quan dự báo cho biết trong buổi họp khẩn với Sở chỉ huy tiền phương phòng chống bão Nari tại Đà Nẵng chiều 14/10.
Trao đổi với VnExpress chiều 15/10, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, xét về cường độ, Nari mạnh tương đương bão Wutip, nhưng phạm vi về gió mạnh thì hẹp hơn. Trung tâm ban đầu nhận định tâm bão ở Hà Tĩnh - Quảng Nam, sau đó xác định là từ Quảng Bình - Quảng Nam. Và cuối cùng, dự đoán đi vào Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam.
Chiều 15/10, tâm bão trên khu vực Nam Lào, sức gió tối đa 74 km một giờ (cấp 8). Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam, vận tốc mỗi giờ khoảng 15 km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu dần thành một vùng áp thấp.
|
Hương Thu - Nguyễn Đông
Mưa lũ đã cuốn trôi hai cô giáo là Nguyễn Thị Lục (quê Lộc Ninh) và Nguyễn Thị Bích Thương (quê Đồng Sơn). Lốc xoáy tại Quảng Bình sáng nay cũng đã khiến 2 người chết, 24 người bị thương.
Quảng Bình mưa to, một số nơi lên đến trên 500 mm, khiến nước các sông ở tỉnh này tiếp tục lên cao. Theo ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, đỉnh lũ có thể đạt cao xấp xỉ đỉnh lũ lịch sử năm 2010. Theo nhận định, sông Giang và sông Son có thể xuất hiện lũ đặc biệt lớn.
Cũng trong sáng nay, một trận lũ quét đã san phẳng ba ngôi nhà ở xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, người trong nhà kịp thời chạy thoát. Lũ quét khiến tuyến đường sắt Bắc - Nam bị ách tắc.
Mưa lớn đã nhấm chìm hàng trăm ngôi nhà ở huyện Lệ Thủy tại các thôn Bình Minh (xã Dương Thủy), thôn Tân Lệ, Phú Thọ (xã An Thủy), thôn An Lạc (xã Lộc Thủy), thôn Vinh Quang (xã Sơn Thủy) bị ngập trong nước lũ, một số vùng ngập rất sâu.
Đường Hồ Chí Minh đoạn Phú Nhiêu ngập tới 3 m; quốc lộ 12A (đoạn qua Đức Hóa) ngập 0,6m; thị trấn Quy Đạt ngập 1m; đường 15 (ngầm Bùng, ngầm Vĩnh Tuy) ngập 2m, đường sắt đoạn qua xã Văn Hóa bị ngập, tắc đường.
Đến 11h trưa nay đã có 7 người chết, 51 người bị thương do đợt bão, lũ và lốc xảy ra kế tiếp. Hàng nghìn nhà dân bị ngập nước, cuốn trôi, tốc mái. Nhiều diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại.
Không chỉ ở Quảng Bình, một số địa phương khác ở miền Trung lũ đang lên nhanh. Lượng mưa đo được ở Khe Sanh (Quảng Trị lên đến gần 300 mm, Tà Lương (Thừa Thiên Huế) khoảng 300 mm, Tam Kỳ (Quảng Nam) ở mức trên 300 mm.
Hai ngày qua, Hà Tĩnh mưa to, một số huyện miền núi bị ngập lụt chia cắt. 3 người dân bị mất tích, hơn 1000 ngôi nhà dân bị ngập.
Tại huyện Hương Khê, đến chiều 16/10 trên địa bàn huyện đã có hơn 700 nhà bị ngập và cô lập. Hiện tại cơ quan chức năng huyện đã di dời trên 90 hộ dân lên vùng tránh lũ an toàn.
Tại huyện Hương Sơn, nước lũ dâng nhanh gây ngập lụt khoảng 670 nhà dân ở các xã như Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Hồng..
Đài Khí tượng dự báo lũ trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Bình tiếp tục lên nhanh; còn các sông từ Quảng Trị đến Quảng Nam và Kon Tum xuống dần.
Theo báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam và Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung, Tây Nguyên, hầu hết các hồ chứa thủy điện khu vực miền Trung, Tây Nguyên đều đạt mực nước dâng bình thường hoặc xấp xỉ mực nước dâng bình thường.Hiện có 13/20 hồ thủy điện lớn gần đầy và xả tràn.
Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung - Tây nguyên cảnh báo các tỉnh miền Trung cần đặc biệt chú ý 28 hồ chứa nhỏ có nguy cơ mất an toàn khi mưa lớn như hồ Khối 7, Hương Lể, Trằm Bưởi, Khe Lau, Mụ Huyện, Trọt Giếng, Trọt Đâu Trọt Đen (Quảng Trị), Đồng Bào, Nam Giản (Thừa Thiên-Huế), Hố Trầu, An Long, Đá Vách (Quảng Nam).
Hương Thu - Hải Bình
Vài hình ảnh
Chùa Bảo Minh, Úc Châu
tổ chức cứu trợ nạn nhân bão Nari
tại tỉnh Quảng Bình
00