Tin Tức Phật Sự Đó Đây
Phỏng Vấn Thị Trưởng Thành Phố Seoul Về Lễ Phật Đản 2012
Nguồn: Tỳ-kheo Thích Vân Phong
Vào ngày 19 tháng 5 năm 2012 Phật giáo Hàn Quốc đã tổ chức đại lễ Phật đản sinh lần thứ 2636 và Lễ hội Đèn Sen (Yeondeunghoe - Lotus Lanterns Festival-燃燈 會) đã đạt được một thành công rất lớn, là một sự kiện duy nhất trên cả nước, quần chúng xem như lễ hội truyền thống văn hóa tâm linh dân tộc và được xếp vào Hồ sơ "Di sản văn hóa phi vật thể thứ 122" của nước này và đang chuẩn bị đệ trình lên UNESCO trong thời gian tới.
Ngày 21 tháng 5, Tổng biên tập Su bonji từ văn phòng tòa Thị chính phỏng vấn Thị trưởng Thành phố Seoul về việc Lễ hội Đèn Sen (Yeondeunghoe - Lotus Lanterns Festival-燃燈 會) để xác định ý nghĩa của sự bảo tồn di sản văn hóa truyền thống là một ý tưởng tuyệt vời.
Ngài Thị trưởng nói : "Lễ hội Đèn Sen (Yeondeunghoe - Lotus Lanterns Festival-燃燈 會) là di sản văn hóa phi vật thể, giá trị ở chỗ cả nước đều xem như một biểu tượng văn hóa Hàn Quốc, tôi rất tự hào đều này. Đèn Sen (Yeondeung - Lotus Lanterns -燃燈) là là biểu tượng cho ánh sáng Từ bi Trí tuệ của Phật sẽ mãi mãi thắp sáng trong tâm thức của người dân Hàn Quốc".
Lễ hội Đèn Sen (Yeondeunghoe - Lotus Lanterns Festival-燃燈 會) năm nay được xếp vào Hồ sơ "Di sản văn hóa phi vật thể thứ 122. Tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng này, theo ông có ý nghĩa như thế nào ?
Như câu chuyện một người phụ nữ nghèo tên là Nanda, thắp đèn cúng Phật, chẳng cần cầu phước báo nhân thiên, duy y tối thượng thừa, phát tâm cầu đạo Vô Thượng Bồ đề, bà trở thành một phụ nữ nghèo cao quí nhất trên thế giới. Ngọn đèn lão già mù ăn xin mãi mãi là ánh Quang Minh Như Lai, luôn tỏa chiếu nơi tăm tối để soi sáng nhân gian, cho nên Chân Hưng Vương (Jinheung-진흥왕-眞兴王) (540-576) Vương quốc Silla (Tân La) đã tổ chức Lễ Hội Đèn Hoa Sen (Yeondeunghoe - Lotus Lanterns) cũng có tên gọi là Nhiên Đăng Hội hay Bát Quan Hội (Palgwanhoe). Trong triều đại (Silla) Tân La Thống nhất, được tổ chức lần đầu tiên tại Hoàng Long Tự (Hwangnyongsa-황룡사-皇 龍 寺), địa chỉ hiện nay 320-1 Guhwang-dong Gyeongsangbuk-do (Khánh Thượng Bắc Đạo) Gyeongju-si (Thành phố Khánh Chu).
Từ đầu của Hàn Quốc triều Cao Ly (Goryeo) (918-1390), các Lễ Hội Đèn Hoa Sen (Yeondeunghoe - Lotus Lanterns), hay Bát Quan Hội (Palgwanhoe-팔관회-八關會) được chia thành hai lễ hội lớn, bởi thời này Phật giáo đã trở thành Quốc đạo. Bức tranh Phật thật lớn được trưng bày ngoài trời trong những lễ hội. Theo lịch sử Hàn Quốc ghi rằng : Vào những ngày Sóc (ngày đầu tháng), Vọng (ngày cuối tháng) vào tháng hai hoặc tháng ba âm lịch, là những ngày cát tường, đức Vua tuyên bố rằng : "muốn cho trăm họ được một năm thịnh vượng, nông dân được mùa trúng tiết, nông nghiệp luôn phong phú thì từ cung điện ra vùng nông thôn, mỗi đèn Hoa sen màu sắc khác nhau luôn chiếu sáng", và sau đó tổ chức một bữa tiệc vui và với ca hát và nhảy múa. Năm 1245 AD (năm thứ 32 vua Cao Tông (Gojong-고종-高宗), vị vua thứ 23 của triều đại Cao Ly (Koryo) ông bắt đầu tổ chức Lễ Hội Đèn Hoa Sen (Lotus Lantern Festival) vào ngày Phật Đản (sinh nhật truyền thống của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngày mồng Tám tháng Tư Âm lịch). Điều đó đã được lưu truyền đến ngày hôm nay, trở thành truyền thống văn hóa dân gian Hàn Quốc.
Theo lịch sử chính thức của triều Cao Ly (Goryeo), trong khoảng từ năm 1449-1451, Vua Cung Mẫn (Gongmin-공민왕-恭愍王) Sắc lệnh ban hành cho treo biểu ngữ :Yeondeunghoe (Lễ Hội Đèn Hoa Sen) vào ngày Kính mừng Phật Đản (dịp trăng tròn tháng Tư Âm lịch) và điều này tiếp tục trong suốt triều đại Triều Tiên (Joseon) (1390-1910).
Thời gian Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng thống trị Triều Tiên (Joseon), họ đề nghị Triều đình ngừng tài trợ các sự kiện này, nhưng dân gian vẫn theo thông lệ mà quyết giữ truyền thống tốt đẹp này. Theo một số ghi chép lịch sử, trước ngày mồng tám tháng Tư Âm lịch, sẽ cắt giảm các dải giấy để làm lồng đèn, treo biểu ngữ, và sau đó diễu hành quanh thành phố thủ đô, thu thập tài trợ gạo và tiền từ bá tánh Phật tử và sau đó sử dụng tịnh tài để làm lồng đèn Kính mừng ngày Phật Đản.
Ngày ấy nhiều người nghỉ việc để đi đến các Tự viện, và ngày đêm đó mỗi hộ gia đình sẽ treo lồng đèn, tùy theo thành viên của mỗi gia đình cũng như khả năng tài chính thắp sáng lồng đèn nhiều hay ích tại tư gia. Ban đêm những người đàn ông và phụ nữ mang lồng đèn đi diễu hành xung quanh của thành phố. Vào thời điểm đó các cư dân của Thành phố Seoul leo núi Nam Sơn (Namsan) để xem đèn lồng chiếu sáng, điều này trở nên nổi tiếng mà người già ở vùng nông thôn sẽ nói rằng : "một trong những mong muốn suốt đời của họ được để xem đèn lồng từ đỉnh Namsan".
Vào đầu thế kỷ 20 Hàn Quốc bị đàn áp văn hóa, trong thời gian chiếm đóng của đế quốc Nhật Bản, nhưng phong tục dân gian vẫn giữ truyền thống nghi lễ tắm Phật, và tiếp tục Lễ Hội Đèn Hoa Sen và đi diễu hành. Trong trung tâm thành phố Seoul, trong không gian mở ở phía trước của Ngân hàng của Tiều Tiên (Joseon) và trong Jangchundan Park, (nay là Tapgol Park), người dân vẫn đặt bàn hương án, kết hoa tươi, trang nghiêm tượng đức Phật sơ sinh và dung nước hoa thơm để mọi người cùng nhau thực hiện Lễ Tắm Phật vào buổi sáng sớm. Ban đêm thì cầm lồng đèn chiếu sáng, đi diễu hành quanh các huyện Chongno-Euljiro-Gwanghwamun (trung tâm) với các biểu tượng nổi của Phật giáo khác nhau như con voi trắng, Bảo tháp, chùa v.v. . .
Sau ngày giải phóng đất nước năm 1945, sự cảm xúc sâu sắc của người dân, lại tiếp tục dự Yeondeunghoe (Lễ Hội Đèn Hoa Sen), được đi diễu hành từ Trường Đại học Phật Giáo Đông Quốc (Dongguk) cùng Euljiro Avenue đến Tổ đình Tào Khê Cổ Tự (Jogyesa) (trụ sở của Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc) trong-dong (phía bắc trung tâm thành phố Anguk, gần cung điện).
Năm 1975, dịp Lễ Phật Đản là ngày Lễ hội Quốc Gia, và vào buổi tối trong công dân năm sau tổ chức rước dặm dài từ lớn Yeoeuido Plaza (여의도-汝矣島) trong thành phố lên đến Tổ đình Tào Khê Cổ Tự (Jogyesa). Đây là một sự kiên đáng ngạc nhiên cho nhân dân và cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc.
Năm 1996, phong tục này đã trở thành một điểm thu hút văn hóa nổi tiếng tại Thành phố Seoul. Lễ Hội Đèn Hoa Sen (Lotus Lantern Festival Parade) bắt đầu diễn ra các cuộc diễu hành quy mô hoành tráng và đầy màu sắc, vào một buổi tối cuối tuần, trong thời gian tuần lễ Kính mừng ngày Phật Đản sinh, để thích nghi với các hoàn cảnh xã hội đất nước công nghiệp hóa, và cũng phù hợp với Phật tử mỗi ngôi chùa. Lễ Hội nay được tổ chức vào lúc hoàng hôn tại Sân vận động Đông Đại Môn (Dongdaemun). Sự kiện văn hóa này, nay được gọi là "Lễ Hội Nghệ thuật Phật giáo - Street Festival" như là một phần của Lễ Hội Đèn Hoa Sen (Lotus Lantern Festival) và đặc biệt năm nay được xếp vào Hồ sơ "Di sản văn hóa phi vật thể thứ 122..
Thưa ông Công dân Hàn Quốc cũng như người ngoại quốc mỗi năm đều tham gia Lễ Hội Đèn Hoa Sen (Lotus Lantern Festival). Họ cùng cầm lồng đèn đi diễu hành một cách tích cực, thế giới nhìn thế nào về Lễ hội này?
Người ngoại quốc họ chiêm ngưỡng lễ hội truyền thống lịch sử độc đáo này, tôi tin rằng đây là một sản phẩm tiềm năng du lịch vô giá cho đất nước Hàn Quốc cần phải tôn trọng và phát huy.
Lễ Hội Đèn Hoa Sen (Lotus Lantern Festival) nay đã trở thành tài sản của nhân loại thế thế giới, nhân dân Hàn Quốc luôn tự hào được gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa này hàng ngìn năm.
Lễ Hội Đèn Hoa Sen (Lotus Lantern Festival) và vai trò của cộng đồng Phật giáo như thế nào ?
Ví dụ như nhìn vào các lễ hội ở vương quốc Anh thì chúng ta sẽ thấy rất thu hút du khách quốc tế các nơi về tham dự. Lễ Hội Đèn Hoa Sen (Lotus Lantern Festival) Hàn quốc chúng ta qua phương tiện truyền thông Internet thì khách du lịch nước ngoài sẽ đăng ký tham gia và lựa chọn nhiều chương trình theo sở thích của mình.
Sau một truyền thống lâu đời cũng được bảo tồn và phát huy. Lễ Hội Đèn Hoa Sen (Lotus Lantern Festival) là một biểu tượng hiện đại phản ảnh xu hướng của thành phố Seoul, là truyền thống văn hóa Phật giáo của nền văn hóa thế giới, từ quan điểm của sản phẩm du lịch.
Trong cuộc diễu hành Lễ Hội Đèn Hoa Sen (Lotus Lantern Festival), lãnh đạo thành phố Seoul chúng tôi hỗ trợ an toàn giao thông và trật tự nghiêm túc.
Cảnh Phúc cung (Gyeongbokgung - 景福宮) ở Seoul cũng như các ngôi chùa cổ là di sản văn hóa cần phải được bảo tồn như là một nghĩa vị của công dân Hàn Quốc.
Một thành phố văn minh hiện đại hóa, công nghiệp hóa mà không quan tâm đến việc bảo tồn những di tích lịch sử thì không còn giá trị gì cả.
Khi đến bảo tàng Cung điện vẫn còn rất nhiều hiện vật lịch sử văn hóa. Cung điện 600 năm thậm chí hơn 2000 năm thủ đô Bách Tế (Baekje) phần lớn do chiến tranh bị phá hủy và mất mát.
Tuy nhiên theo cảm nghĩ của tôi thì phải phục hồi thành phố Hanyang và những di sản văn hóa khác đang cần gìn giữ. Ngoài ra bất kỳ di tích hiện đại sau 100 năm, 500 năm trôi qua đều được sự quản lý và lập kế hoạch bảo tồn trung tu tái tạo.
Gần đây sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân Hàn và du khách Quốc tế qua chương trình Temple Stay, khiến một số tôn giáo có ưu thế vì tranh quyền lực và sự ảnh hưởng mà tạo ra sự xung đột trong xã hội tôn giáo Hàn Quốc và phải đối đầu thách thức để giải quyết, theo sự nhận xét của ông đối với giáo lý Phật giáo có đóng góp gì cho việc hóa giải sự xung đột tôn giáo và đem lại sự bình an cho xã hội ?
Các Tự viện Phật giáo trong nước đều là nơi tỉnh tâm tu dưỡng, là nơi cung cấp món ăn tinh thần xem như một không khí tốt, như bầu khí quyển luôn bảo vệ che chở cho trái đất.
Qua các pháp môn Thiền định Phật giáo giúp cho người dân tăng thêm sức mạnh về nội tâm, một dân tộc mà nội lực được phát huy thì ánh sáng Trí tuệ (dân trí) mới phát triển.
Một số những tín ngưỡng nhân gian được sử dụng trong các chốn thiền môn là phương tiện để tiếp độ một số bá tánh bình dân, chứ bản chất của Phật giáo là Từ bi Trí tuệ, đâu thể một số những bụi bậm có thể làm che mờ được.
Hàng loạt ý tưởng qua lý tưởng xã hội, kết quả cho thấy có nhiều mâu thuẩn hoặc xung đột giữa các tôn giáo. Là Thị trưởng thành phố Seoul, ông có giải pháp gì đem sự hài hòa tín ngưỡng ?
Đầu tháng này đã có tổ chức Hội nghị Hòa bình tôn giáo, sự kiện này được sự tham gia của nhiều tôn giáo.
Các tôn giáo làm vai trò hòa hợp hòa bình và hướng dẫn tinh thần cho người dân vứt bổ đi việc ác và tích cực hơn nữa trong cuộc sống lành mạnh. Bây giờ ý thức xã hội càng thêm nhiều phức tạp, do tường rào bản ngã của con người không vượt qua được cho nên dẫn đến sự phân biệt đối xử và xung đột tôn giáo. Nếu như ai cũng quên đi cái bản ngã để tất cả vì mọi người thì ý nghĩa tôn giáo hòa bình hòa hợp sẽ thực sự đem lại sự bình an hạnh phúc cho dân tộc và nhân loại biết mấy.
Phật giáo trước đây luôn hài hòa trong các chính phủ và các địa phương. Nhưng gần đây đã xảy ra việc phân biệt đối xử và thiên vị tôn giáo, là Thị trưởng thành phố Seoul ông nghĩ sau về việc này ?
Thành phố hoàn toàn không nên Thánh hiến và không thể thiên vị Tôn giáo. Tuy nhiên Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc trong việc Hộ quốc An dân, góp phần chống giặc ngoại xâm trãi bao thế cuộc thăng trầm của dân tộc đất nước, vì thế Phật giáo được gọi là một di sản văn hóa dân tộc. Trong các tôn giáo khác thì tôi không nghĩ rằng là một vấn đề cần phải xét lại.
Kỷ niệm ngày Phật đản sinh (Vesak) là một ngày vui vẻ cho ngày nghỉ lớn nhất của giới Phật giáo đồ. Ông nghĩ sao về lễ này ?
Phật là đấng giác ngộ, đức Từ bi Trí tuệ, đạo Tự do Bình đẳng. Tôi nghĩ rằng hào quang Từ bi Trí tuệ của Ngài sẽ mãi mãi đem lại sự an lành hạnh phúc cho muôn dân.
Sự Giác ngộ của Phật là bản chất của nhân loại chúng sinh, ai cũng có thể thành đạt được. Để phản ánh và nhìn xung quanh cuộc sống dân Hàn quốc và thành phố Seoul, tôi hy vọng một ngày nào đó họ sẽ đạt được giác ngộ.
Park Won-soon (박원순朴元淳) sinh ngày 26 tháng 3 năm 1956 tại quận Xương Ninh (창녕군-昌寧郡) tỉnh Khánh Thượng Nam đạo (庆 尙 南 道-경상 남도). Học trường Đại học Quốc gia Seoul, nhưng đã bị trục xuất từ phong trào sinh viên chống lại hệ thống sinh viên Yushin.
Năm 1980 phục vụ cho Văn phòng Công tố viên tại Đại Khâu (Daegu-대구-大邱).
Năm 1983 trở thành một Luật sư nhân quyền.
Tốt ngiệp Khoa Lịch sử tại Trường Đại học Dankook (Đàn Quốc-단국대학교-檀國大學校) năm 1985.
Từ năm 1994-2002 vì Nhân dân đoàn kết vì Dân chủ tham gia phong trào cải cách Tư pháp với chức Tổng Thư ký.
Năm 2006 thành lập một Viện Nghiên cứu cho sự tham gia của công chúng và các vấn đề khu vự xã hội.
Ông được bầu làm Thị trưởng Seoul, Hàn Quốc vào ngày 26 tháng 10 năm 2011.
Ông đã từng đề nghị một trận bóng đá giao lưu hữu nghị và sự kiện giao lưu âm nhạc giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên.
Ông ca ngợi và đóng góp cho chính phủ Nhật Bản trong quá trình tào tạo phòng chống thiên tai cho các địa phương tại Nhật Bản.
Đầu năm 2012, ông bị cáo buộc bất hợp pháp về việc dự thảo kiểm tra sức khỏe Quân đội, Y tế của con trai mình. Tuy nhiên sau khi đã hoàn thành kiểm tra sức khỏe y tế cộng đồng thì con trai ông đã được tuyên bố vô tội và nhận được lời xin lỗi từ những người kết tội. Park sẳn sàng khoan dung hỷ xả cho những người kết tội.
Ông kết nạp vào Đảng Dân chủ vào ngày 23 tháng 02 năm 2012.
Để công nhận giá trị của một phong trào nhân quyền tự do dân chủ hoạt động từ năm 2006, ông nhận được giải thưởng Nhân quyền vào năm 2009. Ông rất quan tâm đến tinh thần Phật giáo và Dân tộc.