Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhạc PG chế cũng là cách đạo nhạc

27/08/201319:50(Xem: 4641)
Nhạc PG chế cũng là cách đạo nhạc

nhac_che_Phat_Giao

NHẠC PHẬT GIÁO “CHẾ”

CŨNG LÀ MỘT CÁCH ĐẠO NHẠC

Vừa qua, đạo hữu Minh Thạnh có bài viết “Ca Khúc Phật Giáo ‘Chế’Vi Phạm Pháp Luật”nêu lên một thực trạng không mấy đẹp của lãnh vực âm nhạc Phật giáo. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ đưa ra nhận định trên khía cạnh pháp luật, còn tránh né nhiều ẩn khúc của vấn đề này thực sự đã tồn tại từ rất lâu trước sự thờ ơ của lãnh đạo văn hóa Phật giáo, hoặc giả chưa có khả năng chuyên môn để kiểm soát.

Ngay từ những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước, nhạc theo kiểu “chế” lời này đã xuất hiện trong một bộ phận Tăng Ni và Phật tử chúng ta. Khi ấy, lãnh vực chuyên môn này chưa được đặt trọng tâm, và cho đến tận hôm nay cũng chưa bao giờ có một văn bản mang tính pháp qui nào của Giáo Hội về việc phát huy hay kiểm soát văn nghệ Phật giáo .

Công tâm mà nói, lúc ấy, cuộc sống còn khó khăn nhiều mặt, việc ca hát ở chùa còn là điều cấm kỵ của không ít tư tưởng chật hẹp. Các bài ca dù không biết từ đâu ra, ai sáng tác nhưng chắc chắn đó là của những người con Phật yêu văn nghệ, muốn chuyển tải giá trị Phật pháp và lợi ích của sự tu học, viết ra, dựa vào các bài ca cũ được quần chúng yêu thích, thu vào cuộn band casstte chuyền tay nhau nghe. Ban đầu thì đàn guitar thùng ca thu trực tiếp, khi có karaoke thì lấy nền nhạc nền (beat) thả chữ vào dễ dàng. Nếu chỉ dừng lại ở đó với điều kiện khách quan thì đúng là một việc làm đẹp, có ý nghĩa nhất định của thời thế.

Ba mươi năm sau, vấn đề hoàn toàn khác hẳn. Với kỷ thuật công nghệ tiên tiến, phương tiện truyền tải thông tin nhanh gọn và cuộc sống kinh tế gia đình tương đối, ai cũng có thể sở hữu, ít nhất là một bộ computer cá nhân, thì luật pháp liên quan cũng được siết chặt. Những việc làm đó bây giờ sẽ là sai trái, là vi phạm và nếu nói theo ngôn ngữ báo chí là “đạo nhạc”không hơn không kém.

Trước đây nhạc loại này tưởng chỉ có truyền nhau nghe, sang band cho nhau nghe, sau này trên mạng đầy dẫy; nay thì có hẳn những DVD Karaoke dàn dựng và quay phim nghiêm chỉnh, rất nghiêm túc. Nghe nói đâu một số Tăng sinh của Học Viện PGVN cũng chuyền tay nhau, phân phát cho nhau từng xấp DVD loại này. Thật đáng lo ngại biết bao.

Nếu đã là “đạo nhạc”, hay nói theo nhiều cách khác là “ăn cắp” nhạc người khác làm của mình, hoặc “lấy nhạc người ta mà không xin phép”v.v…thì trước tiên phải xem lại dây thần kinh tự trọng có còn không và phải biết xấu hổ khi xài đồ không phải của mình, hoặc dựa vào sự nổi tiếng của người khác mà đánh bóng mình. Nhất là đối với những “tác giả” xuất thân là Tu sĩ thì cái tội làm liên lụy, nhơ danh Phật giáo có phải là tội trọng hay không?

Đối với người bình thường, thử đọc dòng chữ thí dụ sau đây: Bài hát “Ăn Cơm Chay Ở Chùa”-Theo bài Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non- Viết Lời Chế Nguyễn Văn A”, cũng sẽ thấy ngay sự thiếu sót không tử tế chút nào là thiếu tên tác giả bài “Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non”là Giao Tiên. Phải nói ngay rằng mỗi khi vô tình hay vì lý do nào đấy nghe các bài hát loại này chúng tôi thấy sượng ngắt cả người, nói chi can đảm trân mình ngồi nghe hết một bài!

Vấn đề này trước đây đã từng có môt vài vị nhạc sĩ Phật giáo (sic) tai tiếng, không ngần ngại cho ra lò vô số cái gọi là những bài Lý dân ca, mà không phân biệt được cái gì là Lý của dân ca, cái gì là Lý của hệ thống đàn ca tài tử Nam Bộ, tự tiện đặt cho là Lý Ăn Chay, Lý Đốt NhanghayLý Đọc Kinh, Lý Phá Chùa, Lý Đốt Miểu, Lý Đập Tượng v.v…nhưng lại lấy chính những bài Lý có chủ nhân đàng hoàng đặt lời vào. Phần lớn những bài lý đó, như Lý Qua Cầu, Lý Mỹ Hưng, Lý… đều là của nhạc sĩ Cao Văn Lý, Lê Anh Trung. Còn lại là các bài Lý thuộc bộ sưu tầm dân ca của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhà thơ Lê Giang. Nếu là một “tác giả” bình thường cũng đồng nghĩa với người có văn hóa đi làm văn hóa, và rồi cũng sẽ được mời vào chức Ủy Viên Văn Hóa Phật giáo nay mai thôi. Vậy thì khả năng thể hiện hành vi văn hóa tối thiểu nhất trong trường hợp “sáng tác” lời chế này đã đánh rơi nơi nào? Chính những vị “Ủy Viên” mà còn làm như vậy trách chi người khác không “sáng tác” nhạc…chế!

Đi tìm nguyên do nguồn cơn thì cũng dễ dàng nhận thấy rất nhiều lý do, nhưng nói nôm na dễ hiểu nhất là tại vì cung không đủ cầu. Tuy nhiên. Có điều này người viết không muốn nêu ra nhưng trước sự trao đổi thẳng thắn với Tiến Sĩ Nguyễn Văn Trung- người bạn, vốn có quan tâm đến âm nhạc Phật giáo lâu nay, nhân sự việc này có viết trong một công trình của mình rằng: Khi xã hội chung quanh phát triển về mọi mặt, thì văn hóa Phật giáo, điển hình là âm nhạc, vẫn chỉ là khái niệm ngây thơ: CÚNG DƯỜNG. Đã là cúng dường thì dụng tấm lòng trên hết, xấu tốt không thành vấn đề quan trọng. Với lối tư duy đó, ngày nay thực trạng văn nghệ Phật giáo đã cho ta thấy một khoảnh vườn hoa với đủ thứ hoa, từ hoa dại đến hoa quý, cùng chen nhau …khoe màu !.

Thạc Sĩ Huỳnh Thế Tuyền, cũng là một đạo hữu thân thiết thì nhận định về nội lực âm nhạc Phật giáo rằng: “Phật giáo cũng đã theo kịp thời thế nhiều mặt đấy chứ; cũng có nhân tố tích cực đấy chứ. Nhưng nếu như những loại nhạc “chế” này vẫn xuất hiện thì nên nhìn lại đội ngũ nhạc sĩ Phật giáo. Trước hết là họ bị xem thường, hoặc nếu không thì là khả năng, tài nghệ chưa thể cung ứng cho thị hiếu âm nhạc Phật giáo chăng? Theo tôi đó có thể là vế thứ hai. Không thể phủ nhận có một vài nhân tố tích cực, ngay từ nhữngbuổi đầu ra sức chung tay dấy động nền âm nhạc Phật giáo, thế nhưng dầndà tự thân họ để tuột dốc thảm hại; hoặc nếu không thì cũng mắc phảivòng rào định kiến, phe nhóm, tự xác nhận mình phục vụ cho một đạotràng hay một ngôi chùa nào đó thôi. Còn lại thì lui về tự kinh doanh bằng sự nổi tiếng khiêm nhượng của mình và bùa hộ mệnh chính là những mảnh bằng chứng nhận chức vụ được treo ngay trước bảng hiệu.

Có lẽ Tiến sĩ Nguyễn Văn Trung và Thạc sĩ Huỳnh Thế Tuyền vì là người đứng ngoại biên nên chưa bộc bạch hết suy nghĩ cũng như đưa ra nhận định rõ ràng hơn. Thực tế, nội tại âm nhạc Phật giáo hiện còn nhiều chuyện đáng nói hơn nhiều. Một trong những chuyện đáng nói đó là chưa có chiến lược phát triển văn nghệ Phật giáo, chưa có chủ trương đào tạo nhân tố để làm nòng cốt phát triển lâu dài, chỉ chuyên tìm và xử dụng những thứ có sẵn, kêu gọi “cúng dường” và gọi đó là một chương trình văn nghệ Phật giáo.Như vậy văn nghệ Phật giáo ngày nay hoàn toàn không thực có, nếu có thì đó lànhững buổiđạinhạc hội, không hơn không kém, đến hẹn lại lên mà thôi. Chính hình thức đại nhạc hội nàyđã liên tiếp gây ra nhiều hệ lụy không có lợi cho sự phát triển âm nhạc Phật giáo mai này (nếu có!). Trong thực trạng đó, một hình ảnh chung cho văn nghệ Phật giáo dưới nhãn quan của người ngoài nhìn vào sẽ là: Một vị Hòa Thượng muốn làm ca sĩ- Một vị Ca Sĩ thì muốn làm Hòa Thượng!

Đó là nguyên do lớn trong mọi nguyên do dẫn đến tình trạng thả lỏng văn nghệ Phật giáo. Người sáng tác được thì bộc lộ cái Ta quá sớm hoặc tự mãn thái quá, người chưa sáng tác được thì đành vay mượn nền nhạc người khác, thả vào đấy niềm yêu thích văn nghệ, văn chương của mình. Cũng khó trách nhau lắm. Nhưng đứng về mặt luật pháp và lòng tự trọng, việc dùng nền nhạc “chế” lời ca vào là rất không nên, có lẽ nên ngưng lại từ đây vẫn còn kịp.

Nếu trước kia, nhạc sĩ Cao Văn Lý không nhanh chân chọn mình một hướng đi âm nhạc thích hợp, vừa vặn với khả năng của mình thì có lẽ bây giờ không có những điệu Lý dễ thương như Lý Qua Cầu, Lý Mỹ Hưng, lý Trăng Soi, lý Ba Tri, Lý Hò A Li v.v…cho đời ca hát mãi. Đó là một lựa chọn đứng đắn và đã thành công. Vậy đó, mà chính những bài Lý này lại từng bị một người “đạo nhạc” om sòm cách đây chưa lâu, “sángtác” thành những điệu lý của mình, như đã nói phần trên, mà không hề biết nó có chủ nhân đàng hoàng. Thiết nghĩ, khi làm văn hóa nghệ thuật tối thiểu cũng nên hiểu biết những vấn đề liên quan, chức vụ mình đang nhận để có thái độ thích hợp trong công việc. Tuyệt đối gạt sang một bên sở thích các nhân, thí dụ tôi sáng tác ca khúc tân nhạc thì không ưa cổ nhạc, hay ngược lại. Những lối suy nghĩ từ thời thuộc địa, miệt thị dân tộc đó không phải không còn đất sống, ngày nay ngay trong nội bộ Phật giáo chúng ta hiện vẫn còn, thậm chí trong một vài vị xuất gia cũng có.

Mong sao, trước hết những vị còn đang có ý định “chế” lời trên nền nhạc của người khác nên bình tâm dừng lại, trước hết vì tôn trọng lý tưởng, hình ảnh tôn giáo mình đang theo đuổi, tôn trọng người sản sinh ra bài nhạc đó và tôn trọng Pháp Luật hiện hành. Đừng để một lần nữa trên mặt bằng âm nhạc Phật giáo lại nổi sóng vì hai từ không mấy đẹp: Đạo Nhạc!.

(Sàigòn mùa cúng cô hồn tháng bảy 2013)

Dương Như Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2021(Xem: 2870)
Nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ, 67 tuổi, qua đời lúc 13h50 chiều 23/12 tại nhà riêng sau thời gian bệnh ung thư. Nghệ sĩ Thanh Điền - chồng Thanh Kim Huệ - nghẹn ngào: "Khi tôi đang đi quay phim thì người nhà báo tin. Cô ấy chờ tôi về đến nhà, gặp mặt lần cuối mới nhắm mắt. Tôi đau lắm khi mất đi người vợ gắn bó, người đồng nghiệp tài hoa của làng cải lương". Lễ tang nghệ sĩ diễn ra tại nhà riêng ở quận 10. Lễ tiếng từ ngày 24 đến 25/12. Lễ động quan lúc 7h ngày 26/12. Linh cữu được an táng tại nghĩa trang Hoa Viên, Bình Dương.Thanh Điền cho biết ông chuẩn bị tâm lý cho sự mất mát vì vợ bị ung thư, sức khỏe bà suy yếu nhiều năm qua. Hồi đầu năm, ông đưa vợ đi khám thì phát hiện bà bị ung thư đại tràng di căn sang gan, phổi. Tháng 4, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ nhập viện mổ. Sau đó, bà về nhà điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
16/02/2021(Xem: 3690)
Kịch hài: Đưa Chồng Tây Về Quê Ăn Tết. Trần Thị Nhật Hưng Một màn. Diễn viên: Cô con gái Việt, cậu rể Tây và mẹ cô gái. Khung cảnh: Phòng khách nhà người mẹ tại Việt Nam *** (Vợ chồng cô con gái kéo va ly bước ra sân khấu.Người mẹ cũng vừa bước ra đối diện nhau). Mẹ (tíu tít): Sa luy...sa luy...(Salü...salü: Chào...chào...) Con rể Tây: Gút tơn tát. Vi kết ét tia. Ít phờ rôi mít tia khên nơn su le rờ nơn (Guten Tag. Wie geht es Dir? Ich freue mich Dir kennenzulernen: Chào mẹ. Mẹ có khỏe không? Rất hân hạnh được quen biết mẹ) Mẹ (trố mắt ngạc nhiên, nhìn con gái): Nó nói gì dzậy? Con gái: Sao má gọi ảnh là...nó, không lịch sự tí nào. Mẹ: Ảnh...nói gì dzậy? Con gái: Chồng con chứ đâu phải chồng má mà má gọi bằng...ảnh.
01/01/2021(Xem: 2489)
Nhiệt độ : - 6 C = 22 F Trời Montreal bên ngoài đầy tuyết . Thị trưởng Montreal có thông báo , ngày Noel và Tết tây , xin ở nhà , vì Covid với con vi trùng mới hoành hành nặng nề ở Montreal . Nếu tựu tập trong nhà mà Police thấy hay hàng xóm nghe ồn ào phone , Police tới là sẻ phạt 1 người là 6.000 đô la Canada 3 con nuôi của TQĐ ráng về nhà để ăn Tết tây với vợ chồng TQĐ , 2 thằng con trai lái xe nói , Police đầy đường phố , xe cộ vắng tanh . Chính ngày đầu năm này , mới chính là nhớ rất nhiều về nhạc sĩ Lam Phương , dân miền Tây và lên Saigon từ khi 10 tuổi . Bài post tối nay là Một Nén Hương đầu năm 2021 để Vinh Danh ns Lam Phương , một ns miền Nam - Saigon - Đã qua đời ngày 22 tháng 12 năm 2020 ở tuổi 83 .
10/12/2020(Xem: 3315)
Người Đi Để Lại..! Người đi để lại nụ cười, Tặng đời chút mật, tặng người bài ca. Sáu mươi năm lẻ bước qua, Chí Tài Nghệ sỹ, dung hoà thiên thu.
19/11/2020(Xem: 3934)
Những sự việc xảy ra gần đây đối với Phật giáo, dường như dưới nhãn quan một số kẻ xấu, Phật giáo là một bức tường rêu phong cổ kính và bị vây quanh bít lối, để cho các loài dây dại mặc sức leo, bám vô lối như kiểu “ dậu đổ bìm leo” như ông bà ta xưa từng ví von ? Khi viết những dòng này thì trên mạng bán lẻ online đã thông báo “Ngưng Bán “ khi gõ thử để mua quyển truyện tranh “ Ngao Sò Ốc Hến” ( ảnh 1). Với chúng tôi việc này không quan trọng lắm vì những gì muốn nói đều đã được nhiều vị cao kiến trình bày đầy đủ, bên cạnh đó tài liệu về câu chuyện này với chúng tôi không khó để tìm cũng như đã sở hữu từ lâu. Có chăng là qua đó, muốn thấy thiện chí cầu thị, biết lắng nghe của nhà xuất bản, các vị Biên Tập, họa sĩ liên quan đang ở cấp độ nào trước những phản ứng của đông đảo chư Tăng Ni và Phật tử cả nước. Cụ thể đó là Nhà Xuất Bản Mỹ Thuật, các họa sĩ và tác giả Minh Châu, Đặng Hồng Quân và Hoàng Khắc Nguyên. Về mặt luật pháp cũng như các quy định xuất b
23/08/2020(Xem: 4015)
Tháng bảy âm lịch là mùa Vu Lan của Việt Nam chúng ta, nhưng đó cũng là tháng cô hồn theo quan niệm dân gian và rằm tháng Bảy là ngày chính. Cúng cô hồn vào đêm trước đó, được xem là một nghi thức tín ngưỡng truyền thống, và tín ngưỡng này cũng rất thịnh hành trong vùng Đông Nam Á. Cũng vào tháng Bảy âm lịch năm rồi, dưới sự tài trợ của Screen Australia, SBS đã quay một bộ phim gồm bốn tập về các câu truyện của người Việt Nam định cư tại Úc, với đề tài là Hungry Ghosts (Ngạ Quỷ). Nói đến ma quỷ thì dĩ nhiên có liên hệ đến chết chóc mà chiến tranh có rất nhiều sự chết chóc, cho nên cuộc chiến Việt Nam là một bối cảnh chủ yếu của bộ phim. Hungry Ghosts là những câu truyện bị quỷ ám của 4 gia đình tại Melbourne. Trong đó ba gia đình là dân tị nạn Việt Nam, còn một gia đình là ký giả người Úc, ông ta là nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp của cuộc chiến Việt Nam.
12/08/2020(Xem: 5100)
Bộ phim truyền hình Hungry Ghosts sắp sửa công chiếu trên SBS
01/11/2019(Xem: 6541)
Phim Trường tại Tu Viện Quảng Đức: Trong hai ngày 09 và 10/05/2019, Đoàn làm phim “Hungry Ghost” của SBS Tivi đã đến quay phim tại Tu Viện Quảng Đức. Đội ngũ làm phim với 3 xe truck chở linh kiện, 1 xe truck nhà bếp lưu động, 50 người nhân viên trợ lý, 10 diễn viên… đoàn làm phim xin phép Tu Viện sử dụng sân trước và chánh điện làm “phim trường” để quay phim, họ cũng thỉnh Thượng Tọa Viện Chủ, Thượng Tọa Trụ Trì và Đại Đức Đăng Từ “đóng phim” trong một phân cảnh đặc biệt tụng một thời kinh siêu độ cho vong linh chết bất đắc kỳ tử…. Được biết bộ phim “Hungry Ghost” (Ma Đói) là dự án phim mới nhất do SBS Tivi do Chính phủ Úc tài trợ kinh phí. Bộ phim kể về một câu chuyện ma rùng rợn, xoay quanh một gia đình người Úc gốc Việt gồm ba thế hệ (Bà Ngoại, Mẹ và con gái) bị ám ảnh bởi những cái chết tang thương trong chiến tranh. Theo Đạo diễn Shawn Seet, phim này rất hấp dẫn, sẽ đưa người xem bước vào thế giới tâm linh và đời sống văn hóa của người Việt Nam, một câu chuyện phim chưa từng thấy
05/07/2019(Xem: 2736)
Trên con đường từ chùa dẫn về nhà, chú Nhị Bảo băng qua một cánh đồng, một khu rừng đầy thông reo và gió nhẹ. Con đường không xa lắm nhưng chú phải mất hơn một tiếng đồng hồ đi bộ mới đến nơi. Mặt trời ló dạng, mỗi lúc dần lên cao, toả ánh nắng ửng hồng và sức nóng xuống vạn vật. Mồ hôi chú Nhị Bảo bắt đầu vã ra. Chú dừng chân nghỉ xả hơi dưới cây bàng ở đầu xóm Thượng.
13/01/2019(Xem: 9616)
Hôm nay, Chủ Nhật, 13 tháng 1 năm 2019, ca sĩ Gia Huy và các cộng sự thuộc Trung tâm Gia Huy Music vừa tổ chức thành công chương trình nhạc Phật giáo Mừng ngày Thành Đạo (mồng 8 tháng 12 âm lịch) với hai suất diễn (từ 13 giờ 30 và từ 19 giờ) tại Hí viện Saigon Performing Arts Center (16149 Brookhurst St. Fountain Valley, CA 92708). Với sự góp mặt của rất nhiều danh ca như Thanh Tuyền, Hương Lan, Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, Diễm Liên, Thanh Trúc, Y Phương... Đặc biệt hơn nữa, chương trình quy tụ rất nhiều ca sĩ trẻ với số lượng khoảng 40 giọng ca và sự góp mặt duyên dáng của Vũ đoàn Việt Cầm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567