Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhạc PG chế cũng là cách đạo nhạc

27/08/201319:50(Xem: 4663)
Nhạc PG chế cũng là cách đạo nhạc

nhac_che_Phat_Giao

NHẠC PHẬT GIÁO “CHẾ”

CŨNG LÀ MỘT CÁCH ĐẠO NHẠC

Vừa qua, đạo hữu Minh Thạnh có bài viết “Ca Khúc Phật Giáo ‘Chế’Vi Phạm Pháp Luật”nêu lên một thực trạng không mấy đẹp của lãnh vực âm nhạc Phật giáo. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ đưa ra nhận định trên khía cạnh pháp luật, còn tránh né nhiều ẩn khúc của vấn đề này thực sự đã tồn tại từ rất lâu trước sự thờ ơ của lãnh đạo văn hóa Phật giáo, hoặc giả chưa có khả năng chuyên môn để kiểm soát.

Ngay từ những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước, nhạc theo kiểu “chế” lời này đã xuất hiện trong một bộ phận Tăng Ni và Phật tử chúng ta. Khi ấy, lãnh vực chuyên môn này chưa được đặt trọng tâm, và cho đến tận hôm nay cũng chưa bao giờ có một văn bản mang tính pháp qui nào của Giáo Hội về việc phát huy hay kiểm soát văn nghệ Phật giáo .

Công tâm mà nói, lúc ấy, cuộc sống còn khó khăn nhiều mặt, việc ca hát ở chùa còn là điều cấm kỵ của không ít tư tưởng chật hẹp. Các bài ca dù không biết từ đâu ra, ai sáng tác nhưng chắc chắn đó là của những người con Phật yêu văn nghệ, muốn chuyển tải giá trị Phật pháp và lợi ích của sự tu học, viết ra, dựa vào các bài ca cũ được quần chúng yêu thích, thu vào cuộn band casstte chuyền tay nhau nghe. Ban đầu thì đàn guitar thùng ca thu trực tiếp, khi có karaoke thì lấy nền nhạc nền (beat) thả chữ vào dễ dàng. Nếu chỉ dừng lại ở đó với điều kiện khách quan thì đúng là một việc làm đẹp, có ý nghĩa nhất định của thời thế.

Ba mươi năm sau, vấn đề hoàn toàn khác hẳn. Với kỷ thuật công nghệ tiên tiến, phương tiện truyền tải thông tin nhanh gọn và cuộc sống kinh tế gia đình tương đối, ai cũng có thể sở hữu, ít nhất là một bộ computer cá nhân, thì luật pháp liên quan cũng được siết chặt. Những việc làm đó bây giờ sẽ là sai trái, là vi phạm và nếu nói theo ngôn ngữ báo chí là “đạo nhạc”không hơn không kém.

Trước đây nhạc loại này tưởng chỉ có truyền nhau nghe, sang band cho nhau nghe, sau này trên mạng đầy dẫy; nay thì có hẳn những DVD Karaoke dàn dựng và quay phim nghiêm chỉnh, rất nghiêm túc. Nghe nói đâu một số Tăng sinh của Học Viện PGVN cũng chuyền tay nhau, phân phát cho nhau từng xấp DVD loại này. Thật đáng lo ngại biết bao.

Nếu đã là “đạo nhạc”, hay nói theo nhiều cách khác là “ăn cắp” nhạc người khác làm của mình, hoặc “lấy nhạc người ta mà không xin phép”v.v…thì trước tiên phải xem lại dây thần kinh tự trọng có còn không và phải biết xấu hổ khi xài đồ không phải của mình, hoặc dựa vào sự nổi tiếng của người khác mà đánh bóng mình. Nhất là đối với những “tác giả” xuất thân là Tu sĩ thì cái tội làm liên lụy, nhơ danh Phật giáo có phải là tội trọng hay không?

Đối với người bình thường, thử đọc dòng chữ thí dụ sau đây: Bài hát “Ăn Cơm Chay Ở Chùa”-Theo bài Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non- Viết Lời Chế Nguyễn Văn A”, cũng sẽ thấy ngay sự thiếu sót không tử tế chút nào là thiếu tên tác giả bài “Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non”là Giao Tiên. Phải nói ngay rằng mỗi khi vô tình hay vì lý do nào đấy nghe các bài hát loại này chúng tôi thấy sượng ngắt cả người, nói chi can đảm trân mình ngồi nghe hết một bài!

Vấn đề này trước đây đã từng có môt vài vị nhạc sĩ Phật giáo (sic) tai tiếng, không ngần ngại cho ra lò vô số cái gọi là những bài Lý dân ca, mà không phân biệt được cái gì là Lý của dân ca, cái gì là Lý của hệ thống đàn ca tài tử Nam Bộ, tự tiện đặt cho là Lý Ăn Chay, Lý Đốt NhanghayLý Đọc Kinh, Lý Phá Chùa, Lý Đốt Miểu, Lý Đập Tượng v.v…nhưng lại lấy chính những bài Lý có chủ nhân đàng hoàng đặt lời vào. Phần lớn những bài lý đó, như Lý Qua Cầu, Lý Mỹ Hưng, Lý… đều là của nhạc sĩ Cao Văn Lý, Lê Anh Trung. Còn lại là các bài Lý thuộc bộ sưu tầm dân ca của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ và nhà thơ Lê Giang. Nếu là một “tác giả” bình thường cũng đồng nghĩa với người có văn hóa đi làm văn hóa, và rồi cũng sẽ được mời vào chức Ủy Viên Văn Hóa Phật giáo nay mai thôi. Vậy thì khả năng thể hiện hành vi văn hóa tối thiểu nhất trong trường hợp “sáng tác” lời chế này đã đánh rơi nơi nào? Chính những vị “Ủy Viên” mà còn làm như vậy trách chi người khác không “sáng tác” nhạc…chế!

Đi tìm nguyên do nguồn cơn thì cũng dễ dàng nhận thấy rất nhiều lý do, nhưng nói nôm na dễ hiểu nhất là tại vì cung không đủ cầu. Tuy nhiên. Có điều này người viết không muốn nêu ra nhưng trước sự trao đổi thẳng thắn với Tiến Sĩ Nguyễn Văn Trung- người bạn, vốn có quan tâm đến âm nhạc Phật giáo lâu nay, nhân sự việc này có viết trong một công trình của mình rằng: Khi xã hội chung quanh phát triển về mọi mặt, thì văn hóa Phật giáo, điển hình là âm nhạc, vẫn chỉ là khái niệm ngây thơ: CÚNG DƯỜNG. Đã là cúng dường thì dụng tấm lòng trên hết, xấu tốt không thành vấn đề quan trọng. Với lối tư duy đó, ngày nay thực trạng văn nghệ Phật giáo đã cho ta thấy một khoảnh vườn hoa với đủ thứ hoa, từ hoa dại đến hoa quý, cùng chen nhau …khoe màu !.

Thạc Sĩ Huỳnh Thế Tuyền, cũng là một đạo hữu thân thiết thì nhận định về nội lực âm nhạc Phật giáo rằng: “Phật giáo cũng đã theo kịp thời thế nhiều mặt đấy chứ; cũng có nhân tố tích cực đấy chứ. Nhưng nếu như những loại nhạc “chế” này vẫn xuất hiện thì nên nhìn lại đội ngũ nhạc sĩ Phật giáo. Trước hết là họ bị xem thường, hoặc nếu không thì là khả năng, tài nghệ chưa thể cung ứng cho thị hiếu âm nhạc Phật giáo chăng? Theo tôi đó có thể là vế thứ hai. Không thể phủ nhận có một vài nhân tố tích cực, ngay từ nhữngbuổi đầu ra sức chung tay dấy động nền âm nhạc Phật giáo, thế nhưng dầndà tự thân họ để tuột dốc thảm hại; hoặc nếu không thì cũng mắc phảivòng rào định kiến, phe nhóm, tự xác nhận mình phục vụ cho một đạotràng hay một ngôi chùa nào đó thôi. Còn lại thì lui về tự kinh doanh bằng sự nổi tiếng khiêm nhượng của mình và bùa hộ mệnh chính là những mảnh bằng chứng nhận chức vụ được treo ngay trước bảng hiệu.

Có lẽ Tiến sĩ Nguyễn Văn Trung và Thạc sĩ Huỳnh Thế Tuyền vì là người đứng ngoại biên nên chưa bộc bạch hết suy nghĩ cũng như đưa ra nhận định rõ ràng hơn. Thực tế, nội tại âm nhạc Phật giáo hiện còn nhiều chuyện đáng nói hơn nhiều. Một trong những chuyện đáng nói đó là chưa có chiến lược phát triển văn nghệ Phật giáo, chưa có chủ trương đào tạo nhân tố để làm nòng cốt phát triển lâu dài, chỉ chuyên tìm và xử dụng những thứ có sẵn, kêu gọi “cúng dường” và gọi đó là một chương trình văn nghệ Phật giáo.Như vậy văn nghệ Phật giáo ngày nay hoàn toàn không thực có, nếu có thì đó lànhững buổiđạinhạc hội, không hơn không kém, đến hẹn lại lên mà thôi. Chính hình thức đại nhạc hội nàyđã liên tiếp gây ra nhiều hệ lụy không có lợi cho sự phát triển âm nhạc Phật giáo mai này (nếu có!). Trong thực trạng đó, một hình ảnh chung cho văn nghệ Phật giáo dưới nhãn quan của người ngoài nhìn vào sẽ là: Một vị Hòa Thượng muốn làm ca sĩ- Một vị Ca Sĩ thì muốn làm Hòa Thượng!

Đó là nguyên do lớn trong mọi nguyên do dẫn đến tình trạng thả lỏng văn nghệ Phật giáo. Người sáng tác được thì bộc lộ cái Ta quá sớm hoặc tự mãn thái quá, người chưa sáng tác được thì đành vay mượn nền nhạc người khác, thả vào đấy niềm yêu thích văn nghệ, văn chương của mình. Cũng khó trách nhau lắm. Nhưng đứng về mặt luật pháp và lòng tự trọng, việc dùng nền nhạc “chế” lời ca vào là rất không nên, có lẽ nên ngưng lại từ đây vẫn còn kịp.

Nếu trước kia, nhạc sĩ Cao Văn Lý không nhanh chân chọn mình một hướng đi âm nhạc thích hợp, vừa vặn với khả năng của mình thì có lẽ bây giờ không có những điệu Lý dễ thương như Lý Qua Cầu, Lý Mỹ Hưng, lý Trăng Soi, lý Ba Tri, Lý Hò A Li v.v…cho đời ca hát mãi. Đó là một lựa chọn đứng đắn và đã thành công. Vậy đó, mà chính những bài Lý này lại từng bị một người “đạo nhạc” om sòm cách đây chưa lâu, “sángtác” thành những điệu lý của mình, như đã nói phần trên, mà không hề biết nó có chủ nhân đàng hoàng. Thiết nghĩ, khi làm văn hóa nghệ thuật tối thiểu cũng nên hiểu biết những vấn đề liên quan, chức vụ mình đang nhận để có thái độ thích hợp trong công việc. Tuyệt đối gạt sang một bên sở thích các nhân, thí dụ tôi sáng tác ca khúc tân nhạc thì không ưa cổ nhạc, hay ngược lại. Những lối suy nghĩ từ thời thuộc địa, miệt thị dân tộc đó không phải không còn đất sống, ngày nay ngay trong nội bộ Phật giáo chúng ta hiện vẫn còn, thậm chí trong một vài vị xuất gia cũng có.

Mong sao, trước hết những vị còn đang có ý định “chế” lời trên nền nhạc của người khác nên bình tâm dừng lại, trước hết vì tôn trọng lý tưởng, hình ảnh tôn giáo mình đang theo đuổi, tôn trọng người sản sinh ra bài nhạc đó và tôn trọng Pháp Luật hiện hành. Đừng để một lần nữa trên mặt bằng âm nhạc Phật giáo lại nổi sóng vì hai từ không mấy đẹp: Đạo Nhạc!.

(Sàigòn mùa cúng cô hồn tháng bảy 2013)

Dương Như Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2018(Xem: 13216)
Tu Viện Quảng Đức Gây quỹ Xây Dựng Cư Xá Quảng Đức Hình ảnh Chương Trình Văn Nghệ Gây Quỹ “Đạo Tình và Quê Hương”, chung góp một bàn tay ủng hộ Xây Dựng Cư Xá Quảng Đức, khai mạc lúc 01 giờ trưa Chủ Nhật 28 tháng 10 năm 2018 tại Tu Viện Quảng Đức, số 105 Lynch Rd, Fawkner, với 2 tiếng hát đến từ Hoa Kỳ: Nam Ca sĩ Đan Nguyên, Nữ Ca Sĩ Lam Anh, cùng ca sĩ tại Úc như Đoàn Sơn, Thái Thanh. Ban Nhạc Viễn Phương, Âm thanh ánh sáng: Quảng Đức Productions.
30/09/2018(Xem: 3472)
MV Duyên dáng em Việt Nam đã ra mắt gấp rút vào tháng 1 2018 - Thời điểm mọi người tất bật chuẩn bị Tết, có lẽ vì thế mà nó chưa có nhiều sự quan tâm như mọi người mong muốn Tuy nhiên phải nói rằng đây là 1 trong số ít bài hát có nhiều "vị" âm nhạc đến thế như: như R&B, Rap ,Dance,..vv tạo những điểm nhấn đầy sống động, cao trào cho tác phẩm
24/08/2018(Xem: 4098)
Kịch : Tôn Giả Vô Não Biên soạn và đạo diễn: Trần Thị Nhật Hưng Hai màn Diễn viên: Sư phụ, sư mẫu,Vô Não và vai Đức Phật. Lời giới thiệu: Kính thưa Quí vị Là Phật tử, hẳn chúng ta đã từng nghe về nhân vật cắt 1000 ngón tay, xâu đeo vào cổ. Đó là chuyện tích Phật giáo nói về ngài Vô Não mà Đức Phật đã chuyển hóa thành một người tốt và trở thành đệ tử của Phật, về sau còn đắc quả A La Hán nữa. Hôm nay trên sân khấu này, chuyện tích đó sẽ được kể lại dưới ngòi bút của Trần Thị Nhật Hưng qua sự diễn xuất một cách sống thực của... Kính mời Quí vị theo dõi. Đây màn kịch Vô Não xin bắt đầu.
13/08/2018(Xem: 3593)
Nếu “lá sầu riêng„ chúng ta ví biểu tượng của sự hy sinh, kham nhẫn, nhịn nhục, chịu sầu khổ riêng mình không muốn hệ lụy đến ai, thì Lá Sầu...Chung, một giống lá mới trồng hôm nay phát sinh từ lòng nhỏ nhen, ích kỷ sẽ đem sầu khổ chung cho bao người. Đó là nội dung của vở bi kịch sau đây qua sự diễn xuất của hai mẹ con. Kính mời Quí vị thưởng thức. Đây, bi kịch “Lá Sầu Chung„ bắt đầu.
03/08/2018(Xem: 3240)
Kịch Hài: Đời Là Bể Khổ Trần Thị Nhật Hưng Một màn. Khung cảnh: phòng khách một ngôi chùa. Diễn viên: Ni cô, 3 Phật tử. Lời giới thiệu Kính thưa Quí vị, Thi sĩ Đoàn Như Khuê đã từng thốt lên: “ Biển khổ mênh mông sóng ngập trời. Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi, Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió, Chung cuộc rồi trong bể khổ thôi.”
03/08/2018(Xem: 6109)
Nhà của dì Ba ở vùng ngoại thành, có sân trước vườn sau, vắng vẻ yên tịnh. Trong nhà bài trí đơn sơ: bàn thờ thiết trí giản dị nhưng trang nghiêm với thánh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và hoa quả hương đăng đầy đủ, giữa nhà là bộ bàn ghế gỗ có đặt bộ ấm trà bằng đất “quê mùa”, và một điện thoại cố định (ĐT bàn). Sáng sớm. Yên bình, im ắng. Chiếc máy niệm Phật phát lên âm lượng nho nhỏ vừa đủ nghe danh hiệu Phật: (tùy chọn) “Nam mô …” Như mọi ngày, dì Ba quét lau bàn thờ với tâm trạng hoan hỷ và thần thái ung dung thanh thả. Sau đó, dì thắp hương, lâm râm khấn nguyện… Bất chợt, chuông điện thoại bàn reo vang… Dì giật mình, quay lại nhìn chiếc điện thoại nơi bàn giữa nhà, rồi bình tâm lại, xá ba xá trước bàn thờ thiêng liêng, mặc cho chuông điện thoại cứ réo vang nghe như hối hả thúc giục…
05/07/2018(Xem: 7573)
Với niềm vui sướng pha lẫn tự hào của một người Phật tử khi được xem trên truyền hình bộ phim “Đức Phật” hoành tráng mà từ lâu hằng mơ ước. Trong một lần tìm chút thư giản, vô tình mở tivi, bắt gặp một trailet giới thiệu cảnh voi sáu ngà với cành bông sen trong giấc mộng của Hoàng hậu Maya. Bắt đầu gây chú ý và ngạc nhiên và được biết đó là bộ phim “Đức Phật” đã trình chiếu trên kênh Let’s Việt hằng đêm vào lúc 20 giờ (phát lại lúc 10 giờ sáng hôm sau). Khi tôi xem được trọn vẹn thì đã chiếu đến tập thứ 3 rồi ( 4/7/2018)! Đây chính là bộ phim do nhà tỷ phú Ấn Độ B.K.Modi phát tâm hỗ trợ kinh phí thực hiện (120 triệu USD), và êkíp được Thiền sư Thích Nhất Hạnh
15/05/2018(Xem: 10408)
Vở Hài Kịch: Thuộc Kinh Mới Lấy Làm Chồng, soạn giả: Quảng Hương Phương Giang; diễn viên: Nguyên Giác, Nguyên Hỷ, Nguyên Nhật Thơ, Tâm Hương (Huệ), Quảng Tịnh Kim Phương & Quảng Hương Phương Giang; biểu diễn tại Buổi Văn Nghệ Gây Quỹ Xây Dựng Pháp Xá Quảng Đức, Sunday 6-5-2018, quay phim: Mỹ Hạnh Nguyên Nhật Khánh
13/02/2018(Xem: 7005)
Kịch: Sớ Táo Quân Mậu Tuất 2018 Trần Thị Nhật Hưng Một màn. Diễn viên: Nữ ngọc hoàng, táo Gia Đình Phật Tử (GĐPT), táo nam sửa chùa, táo nữ trai soạn. Khung cảnh: Cung đình. *** (Mở nhạc “Tết Tết Tết Tết Đến Rồi“. Ba táo nhún nhảy bước ra sân khấu theo điệu nhạc cho đến câu „về chung vui bên gia đình“ nhạc tắt) - Táo GĐPT: Đó, tất cả thấy không, Tết đã về rồi đó. Trong khi mọi người đang chuẩn bị sum vầy ăn Tết, thì các táo chúng ta chuẩn bị...chầu trời. - Táo bà: Tức là mình lên...cõi trên đó ha! - Táo sửa chùa: Ừa. Chào hai táo. Tôi là táo sửa chùa. (Hai táo kia chào lại và tự giới thiệu. Xong, bên trong nói vọng ra: “Ngọc hoàng giá lâm!“. Cả ba táo quì xuống chắp tay lên trán. Ngọc hoàng bước ra theo tiếng nhạc Tết Tết Tết hay tiếng trống). - Ba táo (quì xuống chắp tay lên trán, cúi gằm mặt xuống đồng thanh hô lớn): Ngọc hoàng vạn tuế, vạn vạn tuế! - Ngọc hoàng: Trẫm miễn lễ! Các táo hãy bình thân!
15/12/2017(Xem: 76316)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567