- Chương 01: Vì sao chúng ta tu theo pháp môn Tịnh Độ
- Chương 02: Ba phúc
- Chương 03: Chướng ngại sự tu hành
- Chương 04: Tiêu trừ chướng ngại
- Chương 05: Pháp thanh tịnh giải thoát
- Chương 06: Chánh pháp tương ứng tuyệt đối với lợi ích chân thật
- Chương 07: Bốn nguyên tắc phân biệt chánh tà
- Chương 08: Thuận hạnh và nghịch hạnh
- Chương 09: Ba cương lĩnh của hành môn
- Chương 10: Ba điều quan trọng cần phải làm
- Phụ lục
- Đại sư Ấn Quang khai thị
- Lão pháp sư Đạo Nguyên khai thị
- Mười điều trọng yếu của sự tu hành
CỬA VÀO TỊNH TÔNG
Pháp sư Tịnh Không giảng
Cư sĩ Ngô Chân Độ ghi lại
Việt dịch: Thích nữ Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ
Chương 5
Pháp thanh tịnh giải thoát
1. Xa lánh nơi ồn náo
Đức Phật dạy chúng ta tránh bớt những chốn ồn náo, nếu bạn thích sống ồn náo thì hãy nghĩ xem tâm bạn làm sao định được? Những điều Phật ngăn cấm, không cho chúng ta làm đều là vì làm chướng ngại định tuệ. Cho nên, Đức Phật dạy người tu hành cần phải ở nơi vắng vẻ, hoàn cảnh càng yên tĩnh thì càng tốt; đó mới thật là “thêm một việc không bằng giảm một việc, giảm một việc không bằng vô sự”. Vô sự là tương ứng với đạo. Đạo chính là định, tuệ.
2. Ít muốn biết đủ
Trong cuộc sống thường ngày, Đức Phật dạy chúng ta phải biết đủ. Người biết đủ thì thường an vui, phải bỏ đi ý nghĩ ham muốn, mong cầu. Bởi vì ham muốn, mong cầu là căn bản luân hồi trong sáu đường. Ý nghĩ này không đoạn được thì nó càng tăng trưởng rất khó thoát khỏi luân hồi trong sáu đường. Vì thế, thân tâm chúng ta phải thanh tịnh, hoàn cảnh cũng phải thanh tịnh; đây mới là trợ duyên rất tốt.
Chúng ta dùng phương pháp nào để đoạn trừ vọng tưởng? Điều này rất quan trọng, vọng tưởng là gốc rễ của luân hồi trong sáu đường, là gốc rễcủa ba đường ác. Tông Tịnh Độ dạy phương pháp niệm Phật, chúng ta khôngcó cách nào mà không suy nghĩ, ý nghĩ tự nhiên nó đến, không suy nghĩ cũng không được, dừng lại không được, rốt cuộc vẫn nghĩ. Đức Phật biết được điều này là tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay. Vậy chúng ta phải nghĩ điều gì? Phải nghĩ đến Phật, nghĩ đến kinh, học kinh thuộc lòng, thường suy nghĩ đạo lý trong kinh đã dạy, phải nghĩ như thế mới tốt; hoặc nghĩ trong kinh Đức Phật dạy thế giới Tây phương Cực Lạc y, chánh trang nghiêm, như thế cũng tốt.
Trong kinh Đại thừa thường nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sinh”. Chúng ta thường nghĩ tưởng về thế giới Cực Lạc thì cảnh giới này sẽ biếnthành thế giới Tây phương Cực Lạc; thường nghĩ về Phật A-di-đà, thân hình chánh báo này sẽ biến thành Phật A-di-đà. Điều này rất có lý, khôngnên nghĩ sai, nghĩ sai thì hỏng rồi! Thấy sai, nghĩ sai thì quả báo thật không lường được.
3. Lánh xa danh lợi
Đức Phật dạy thời kỳ mạt pháp, hay nói cách khác là thời đại ngày naycủa chúng ta, có một số Bồ-tát không có trí tuệ, những Bồ-tát này bao gồm Bồ-tát xuất gia và tại gia. Hiện nay, thông thường chúng ta thọ giớiBồ-tát rồi đều làm Bồ-tát hữu danh vô thực, lại đi lập đạo tràng. Trongđạo tràng náo nhiệt, ngày ngày làm Phật sự, gọi là “hoằng pháp lợi sinh”.
Chúng ta ở Đài Loan cũng thường nghe nói “mở tiệm Phật”, nghĩa là lậpđạo tràng, đem nó làm doanh nghiệp để kinh doanh, đây gọi “mở tiệm Phật”. Đức Phật nói người này là “Bồ-tát ngu si”. Họ làm sự nghiệp hoằngpháp lợi sinh với mục đích là gì? Mục đích là có lợi, kiếm được nhiều tiền; hoặc là tín đồ cúng dường. Họ dùng nhiều cách, miễn tiền ngày càngnhiều thì càng vui mừng hớn hở; nếu không có tiền thì họ buồn rầu. Người có tâm như thế mà làm Phật sự trong Phật giáo, thậm chí thuyết pháp cho người đều là lỗi lầm, đều là tạo tội nghiệp.
Huống gì lại còn dùng nhiều thủ đoạn lôi kéo bạn bè, tín đồ để thuộc về mình. Điều này chưa kể, lại còn bảo chúng xuất gia và chúng tại gia phải cung kính ta, cúng dường ta, đối với ta phải tin tưởng tuyệt đối. Đức Phật bảo những Bồ-tát ngu si này vì tài lợi mà thuyết pháp cho mọi người, nếu không có tài lợi thì sinh tâm mỏi mệt; ở những nơi không có lợi dưỡng hay cúng dường ít thì họ không vừa lòng xứng ý, vì cảm thấy nơi đây chẳng có mùi đạo, lần sau ta không đến nơi này nữa.
Người luôn mong cầu cúng dường, muốn người khác hầu hạ, muốn mọi người tôn trọng, họ thích làm những việc kỳ lạ. Xưa nay mọi người thườngnói: “Hòa thượng không làm việc lạ, cư sĩ không đến lễ bái”. Thực sự, họ chẳng làm lợi ích cho chúng sinh cũng không giúp chúng sinh thoát sinh tử ra khỏi ba cõi, và cũng không thể giúp cho chúng sinh thay đổi hoàn cảnh cuộc sống hiện tại; đây là Bồ-tát ngu si không có trí tuệ, chỉtạo tội nghiệp, quả báo sẽ đọa trong ba đường ác như Đức Phật đã nói.
4. Thuyết pháp tâm không mong cầu
Đức Phật dạy rõ ràng trong kinh, hễ người nào có tâm mong cầu, cho dùthuyết pháp cho chúng sinh nhưng pháp đó cũng không thanh tịnh, pháp này thật sự được giảng không đúng pháp, đã nói “không đúng pháp” tức là sai với kinh điển, là họ giảng sai, không đúng ý của Phật, “nguyện hiểu nghĩa chân thật của Như Lai”, còn họ thì “hiểu sai nghĩa chân thật của Như Lai”. Tội nghiệp này rất nặng.
5. Thuyết pháp không có tâm tham ô
Tuyệt đối Đức Phật không nói người có tâm tham ô mà giáo hóa chúng sinh được thành tựu, tự mình không độ mình được, làm sao độ người khác? Đức Phật nói tham là chỉ cho tham, sân, si. Ô là chỉ cho ô nhiễm. Hôm nay, tâm lý của chúng ta bị ô nhiễm, tinh thần bị ô nhiễm, tư tưởng và kiến giải bị ô nhiễm. Bản thân bị ô nhiễm nghiêm trọng như thế, làm sao giúp đỡ người khác?
6. Không lấy sự tôn trọng, cúng dường, cầu thân an lạc làm sự lợi ích
Đức Phật không nói sự tôn trọng, cúng dường, ham muốn hưởng thụ năm dục, sáu trần; chẳng những trong kinh Tiểu thừa không có mà trong kinh Đại thừa cũng không. Huống gì, chúng ta dùng nhiều thủ đoạn và dối trá để đạt được lợi dưỡng; điều này dứt khoát Đức Phật không cho phép. Tuyệtđối chúng ta không nên làm những việc này. Chẳng những không làm mà trong ý nghĩ cũng không khởi tham lam bất chánh. Vì sao? Vì chúng ta có ýnghĩ tham thì chắc chắn không được vãng sanh; cho dù, một ngày chúng tađọc một trăm bộ kinh, niệm một trăm vạn lần danh hiệu Phật, cũng là vô ích. Người xưa dạy: “Niệm khan cổ họng cũng uổng công”. Chúng ta cho rằng mình được vãng sanh chăng?
7. Lấy việc tụng kinh niệm Phật để hàng phục vọng niệm
Tụng kinh, niệm Phật là phương pháp, mục đích làm cho tâm thanh tịnh.Chúng ta thực hành phương pháp này để trừ bỏ tất cả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, làm cho tâm niệm trong sạch, tâm tịnh thì cõi tịnh; như thế mới được vãng sanh. Chúng ta không nên sinh khởi ý nghĩ sai lầm,cho rằng niệm danh hiệu Phật nhiều mới được vãng sanh, nếu vừa niệm Phật, vừa khởi tâm tham, sân, si, vừa tính toán như thế nào với người khác. Như thế có vãng sanh được không?
Thế nên chúng ta phải biết dùng phương pháp này để trừ bỏ niệm phiền não, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước; giữ tâm thanh tịnh, tâm từ bi thì mới được vãng sanh. Vì thế, khi chúng ta khởi tâm động niệm, nói năng, hành động phải đối chiếu có đúng như trong kinh dạy không? Vì sao Phật, Bồ-tát dạy chúng ta thực hành khóa tụng sớm, tối? Ý nghĩa này tôi đã nói với các vị rất nhiều lần, khóa tụng sớm tối là trị bệnh. Thời xưakhóa tụng sáng tối là cá nhân mỗi người tự tu. Khi Phật còn tại thế chođến khi Phật pháp truyền vào Trung Quốc, đại chúng cùng ở chung một chỗcùng tu học, nghe kinh, nghiên cứu thảo luận; giống như lên lớp học. Tuhành là tu cá nhân của mỗi người, không cùng nhau cộng tu, chỉ có đến nghe kinh, nghiên cứu thảo luận mới ở chung một chỗ.
Người khởi xướng cộng tu là vị Tổ đầu tiên của tông Tịnh Độ tức là đại sư Huệ Viễn. Đại sư ở núi Lô Sơn kiến lập Niệm Phật Đường, tìm các vị đồng đạo cùng chung chí hướng gồm một trăm hai mươi ba vị cộng tu. Nhưng các tông phái khác thì tôi chưa nghe nói qua. Mỗi giáo phái đều cóđề xướng phổ biến cộng tu là từ giữa đời Đường trở về sau. Hai vị đại sư Bách Trượng và Mã Tổ đề xướng xây dựng tòng lâm. Xây dựng tòng lâm, chẳng những là để cộng học mà còn phải cộng tu; cho nên, chế độ tòng lâmlà điểm đặc sắc của Phật giáo Trung Quốc. Mọi người sống chung một chỗ cùng nhau tu hành thì có lợi ích gì? Đó là dựa vào đại chúng, tự mình cólúc lười biếng, nhờ ở chung với mọi người, sách tấn bạn tinh tiến tu hành. Mọi người cùng nhắc nhở nhau, cùng khuyến khích lẫn nhau thì khôngcó ai dám lười biếng là ý nghĩa này.
Thế nên, chế độ tòng lâm đối với chúng sinh thời mạt pháp có cái lợi,ở một người rất lười biếng, dễ thoái lui; nhưng mọi người cùng sống chung là tu hành thật sự. Do đó, mới có khóa tụng sáng tối, nội dung khóa tụng là thấy bệnh gì có hại cho chúng ta và cần dùng thuốc gì để chữa trị. Thời khóa tụng lúc xưa, hiện nay không thích hợp, cũng chính là nói nó có thể trị bệnh người thời đó, nhưng bệnh người ngày nay trị không được. Vậy phải làm thế nào? Phải kiểm tra mình mắc bệnh gì, cần dùng thuốc gì để đối trị.
Ngày nay, chúng ta tu Tịnh độ y theo kinh A-di-đàrất tốt, rất ngắn và rất thâm diệu. Có lẽ bạn sẽ nói kinh A-di-đàrất dễ hiểu, không có gì sâu sắc thì bạn hãy đọc chú giải của đại sư Ngẫu Ích, hay xem chú giải của đại sư Liên Trì, bạn sẽ giật mình kinh ngạc, bạn mới hiểu sâu được kinh này ngang với sự sâu sắc của kinh Vô Lượng Thọ; cho nên hôm nay tôi chọn khóa tụng kinh Vô Lượng Thọ,học thuộc lòng kinh để chúng ta thường nhớ đến trong kinh Đức Phật dạy chúng ta làm thế nào, chúng ta có làm được không?
Khoá tụng buổi tối là để phản tỉnh, hôm nay chúng ta làm được việc tốt thì tự khuyến khích mình, ngày mai phải làm tốt hơn; nếu chưa làm được việc tốt thì phải nghĩ cách làm cho được, tu hành đúng theo lời Phật dạy; đó là khóa tụng sáng tối. Khóa tụng sáng tối mới có công đức thật sự, không phải sáng sớm chúng ta tụng một biến cho Phật, Bồ-tát nghe; tối đến lại tụng một biến cho các ngài nghe mà hành vi trong sinh hoạt hàng ngày chẳng mảy may liên quan đến kinh dạy, tội nghiệp ấy rất nặng, đều đọa vào địa ngục A-tỳ. Khi chúng ta gặp vua Diêm La còn hỏi:
- Mỗi ngày thảo dân đều tụng đủ thời khóa sáng tối, vì sao bệ hạ còn bắt thảo dân xuống địa ngục A-tỳ?
Vua Diêm La nói:
- Buổi sáng nhà ngươi dối Phật, Bồ-tát một lần; tối đến lại dối gạt lần nữa, lừa dối cả một đời; ngươi không đọa địa ngục thì ai đọa?
Chúng ta phải biết, nếu không hiểu ý nghĩa khóa tụng sáng tối thì đó là nghiệp nhân của địa ngục A-tỳ. Chúng ta lừa dối Phật, Bồ-tát, các ngài không còn ở đời, chỉ là hình tượng xi măng, gỗ chạm mà chúng ta nhẫn tâm dối các ngài, tâm của chúng ta thật quá tàn nhẫn.
Thời gian trôi qua rất nhanh, tôi giảng hôm nay là ngày cuối cùng; lần sau sẽ tổ chức pháp hội Phật thất ở đây. Tôi hoan nghinh các vị đồngtu đến tham gia. Ba ngày này chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận những vấn đề có quan hệ rất mật thiết đến việc tu học và sinh hoạt của chúng ta.