Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2

19/09/201200:39(Xem: 4681)
Phần 2

Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo

Lệ Như Thích Trung Hậu
Sưu tầm & giới thiệu


nhung-chuyen-co

flowerba

PHẦN 2

26.HUYỀN THOẠI VỀ LỜI SẤM KÝ TRÊN THÂN CÂY GẠO

Tương truyền rằng: Vào cuối đời Tiền Lê, ở hương Diên Uẩn,châu Cổ Pháp[1],một đêm mưa to gió lớn,cây gạo ở đình làng bị sét đánh chẻ làm đôi.Sáng hôm sau, người làng ra xem, thấy trong thân cây gạo có những dòng chữ Nho chi chít dọc thân cây, bèn đưa đến cho sư Vạn Hạnh xem.Sư Vạn Hạnh xem đi xem lại rồi đọc thànhmột bài thơ như sau:
Thụ căn diễu diễu
Mộc biểu thanh thanh
Hòa Đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Đông a nhập địa
Dị mộc tái sinh
Chấn cung kiến nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất nhân gian
Thiên hạ thái bình.
Mọi người nghe xong, nhìn nhau chẳng hiểu đầu đuôi điềm lạ ra sao,những vần vè đó nói lên cái gì.Sư Vạn Hạnh liền giảng giải rành rẽ:
-Câu “Thụ căn diễu diễu”, chữ “căn” có nghĩa là gốc, gốc tức là Vua.Chữ “yểu” đồng âm với chữ “diễu”,nên đọc là chữ “diễu”.Câu “Mộc biểu thanh thanh”,chữ “biểu” là ngọn,ngọn tức là bề tôi, chữ “thanh” cũng đồng âm với chữ “thanh”, có nghĩa là thịnh. “Hòa đao mộc”là chiết tự của chữ “Lê, ở đây chỉ họ Lê.“Thập bát tử là chiết tự của chữ “Lý”, ở đây chỉ họ Lý.“Đông a” là chiết tự của chữ “Trần”, ở đây chỉ họ Trần. “Nhập địa” là ám chỉ người phương Bắc sẽ vào cướp nước ta.Câu “Dị mộc tái sinh”, có nghĩa là họ Lê khác lại nổi dậy.Câu “Chấn cung kiến nhật” thì “chấn” là phương đông, “ kiến” là mọc ra, “nhật”là mặt trời, chỉ Thiên tử, tức là vua.Câu “Đoài cung ẩn tinh”, thì “đoài”là phương tây, “ẩn” có nghĩa là lặn, “tinh”là sao, chỉ thứ nhân.Mấy câu này ý nói: Vua thì non yếu, tôi thì cường thịnh, họ Lê mất thì họ lý nổi lên.Thiên Tử ở phương đông mọc ra, thì thứ nhân ở phương tây khắc lặn.Trải qua sáu ,bảy năm thì thiên hạ thái bình.
Giảng giải từng câu, từng chữ xong, sư Vạn Hạnh nói: Đây làmột bài sấm ký,tức là lời thiên định, cả bài dịch nghĩa như sau:
Gốc cây thăm thẳm.
Ngọn cây xanh xanh.
Cây hoa đào rụng.
Mười tám hạt thành.
Cành đông xuống đất.
Cành khác lại sinh.
Đông, mặt trời mọc.
Tây, sao náu hình.
Độ sáu,bảy năm.
Thiên hạ Thái Bình.
Nghe sư Vạn Hạnh giảng giải xong lại dịch thành cả bài thơ sấm ký, mọi người nhìn nhau kinh ngạc nói:
-Muônsự đều do trời định đoạt cả. Điềm trời đã báo tất linh ứng.Biết trước thiên cơ hàng trăm năm thì âu chỉ có trời chứ còn ai nữa.Lại loạn lạc to!
Rồi chẳng ai bảo ai, mọi người đều thuộc làu bài sấm ký.Họ thì thào to nhỏ, không ái dám nói chỗ đông người.Ấy vậy mà chỉ mươi ngày sau,chỗ nào cũng líu lo tiếng trẻ đọc lời sấm ngữ trên. Chúng dung dăng dung dẻ đọc bi bô ngay cả ở giữa kinh đô Hoa Lư.Thấy vậy, người dân kinh kỳ bảo nhau:
-Trời đã ứng khẩu vào thần đồng rồi, tất cả sẽ có chuyện đấy!
Vua Lê Ngọa Triều nghe bài sấm ký đó nổi giận lôi đình,thét quân sĩ đi lùng sục khắp nơi để bắt kẻ nào đã gieo rắc lời thơ nghịch biến đó.Nhưng đều vô ích.
Quả nhiên mọi việc sau này,hàng mấy trăm năm cũng diễn ra đúng như lời bài sấm ký đó.
(Truyền thuyết Đinh Lê-Trương Đình Tưởng,NXB.VH-DT,2003)

27.SỰ TÍCH CÔNG CHÚA LIỄU HẠNH

Ngày xưa, ở trên thiên đình, có cô con gái Ngọc hoàng tên là Liễu Hạnh.Tính tình cô phóng túng, ngang bướng, không chịu theo khuôn phép nhà trời.Ngọc hoàng hết lòng dạy dỗ nhưng vô ích. Cô chứng nào tất ấy.Giận vì trong nhà có con gái hư không thể làm gì cho muôn họ, Ngọc hoàng quyết trị tội để cho con tu tỉnh.Nhânmột lần Liễu Hạnh phạm lỗi, Ngọc hoàng bèn đày nàng xuống trần trong ba năm.Sau khi xuống trần, Liễu hạnh hóa thân thànhmột cô gái đẹp, dựngmột cái quán ở chân núi Đèo Ngang. Đây là nơi rừng núi vắng vẻ, nhưng cũng là nơi con đường thiên lý Bắc vào Nam vắt qua, nên hàng ngày không bao giờ ngớt khách bộ hành đi lại.Từ xưa đến nay, vì sợ giặc cướp và thú dữ, khôngmột ai dám đến đó mở quán bán hàng.Vì vậy ngôi hàng độc nhất của Liễu Hạnh ngày nào cũng đông khách.Bất kỳ ai lên đèo xuống đèo, đã đi qua quán không thể nào không ghé lại nghỉ chân, huống hồ gì trong quán lại có cô gái tuyệt sắc.
Từ khi bị đày,Liễu hạnh vẫn chưa từ bỏ được nết cũ, khinh mạn và trêu chọc mọi người. Cho nên, hễ ai vào quán ăn bánh uống nước rồi tiếp tục ra đi thì không sao,nhưng hễ thấy chủ quán xinh đẹp mà giở thói cợt nhã, hoặc có ý cậy sức,cậy thế, cậy thần làm điều bất chính thì nàng quyết trị tội không tha:lúc trở về nếu không lăn ra chết cũng trở thành điên rồ ngây dại.
Hồi ấy thời vua Lê Thái Tổ trị vì thiên hạ.Tiếng đồn về cô gái đẹp,một mình mở quán ở Đèo Ngang không mấy chốc lan truyền rất rộng.khắp nơi bàn tán xôn xao.Người thì nói chủ quán làmột cô gái võ nghệ hơn đời,mình nàng địch nổi trăm ngườimột lúc.Kẻ thì cho làmột ả giang hồ thành thạo, không những giỏi quyến dỗ trai tơ mà còn làm nhiều nghề không lương thiện khác.Cũng có người cho cô làmột nàng tiên xuống thử người phàm trần.Mỗi người nóimột cách,không biết thế nào mà tin.Nhưng tiếng đồn xa gần về cô chủ quán Đèo Ngang cũng thu hút vô số chàng trai vô công rồi nghề từ làng quê đến kẻ chợ.Hoàng tử con vua Lề bấy giờ đang trẻ người non dạ, nghe tin ấy bụng cũng say mê.Hoàng tử muốn sai ngay quân lính đi bắt người con gái kia về, nhưng vốn biết tình vua cha rất nghiêm khắc, làm náo động cảmột phương là chuyện không bao giờ nhà vua cho phép.Vả lại nghe nói, người con gái ấy đã giỏi võ nghệ lại có nhiều phép thuật nên cũng ngần ngại.
Sau cùng, không ngăn nổi lòng ao ước và trí tò mò,một hôm, Hoàng tử giấu vua cha và Hoàng hậu, sắm sửa cáng xá hành lý, đóng vaimột nhà quý tộc trẻ tuổi dẫn đoàn thị vệ cải trang ra đi. Sau hơn mười mấy ngày đường, Hoàng tử vượt qua sông Lam, rồi núi Nam Giới và sắp bước chân lên dãy đèo cao nhất.
Từ trên Đèo Ngang, Liễu Hạnh đã biết có Hoàng tử đến tìm mình, lại cũng biết đó làmột chàng trai tầm thương, không có bản lĩnh gì, nhưng lại kiêu căng dật lạc.Để ngăn cản, nàng hoá phép thànhmột cây đào tiên mọc ở vệ đường, chỗ Hoàng tử đang nghỉ chân, trên cây cómột quả chín mọng rất đẹp mắt. Hoàng tử vừa chợt thấy quả đào đã thèm rỏ giãi, bèn không đợi sai lính hầu, vội trèo lên cây ngắt xuống toan ăn.Quả đào đang thơm ngát và ngon lành, bỗng đâu khi sắp bỏ vào miệng thì trở nên mềm nhũn trên tay Hoàng tử, rồi thu nhỏ, cuối cùng mất biến không còn tý gì nữa.
-Quả đào này có ma!
Bọn thị vệ kinh hãi la lên và khuyên Hoàng tử hãy cẩn thận.Hoàng tử cũng cảm thấy rờn rợn.Nhưng vì vẫn không thể hiểu được ý nghĩa răn đe kín đáo của Liễu Hạnh, nênmột chốc sau chàng lại giục phu cáng tiếp tục đi nhanh đến chân đèo.
Khi giáp mặt Liễu Hạnh, quả nhiên cả thầy lẫn tớ ai nấy đều thoảng thốt sững sờ.Chưa bao giờ Hoàng tử lại mê mẫn đến như thế.Người con gái này quả có nhan sắc kiều diễm đúng như lời đồn, trong cung đình vua cha dễ khôngmột người nào sánh kịp.Hoàng tử bèn kín đáo hạ lệnh cho cả đoàn dừng chân ở quán, lân la hết ăn đến uống, kéo dài đến tận chiều, rồi khi mặt trời gần lặn, bảo với chủ nhân:
-Đường xa trời tối.Chúng ta muốn nghỉ lại ở đâymột đêm.Chẳng hay nữ chủ nhân có bằng lòng không?
Liễu Hạnh đã thừa rõ tâm tư của Hoàng tử, bèn, khước từ:
-Thưa Công tử, ở đây hàng quán chật chội, vả lại chỉ có mấy chị em là đàn bà con gái, Công tử và các vị ở lại sợ không tiện.Cách đây nửa dặm về phía Đông, có làng xóm.Các vị đến đó trú sẽ có sẵn nhà cửa và dân phu phục dịch.
-Chúng ta chỉ cần nghỉ ở đây thôi!Nữ chủ nhân đừng lo.Chỉ cầnmột chỗ trong quán để căng màn là đủ.Ngoài ra xin hứa là không làm gì phiền đến nữ chủ nhân cả.
-Nếu thế thì Công tử cứ tùy tiện.
Tối lại, mọi người ăn cơm xong sửa soạn đi ngủ.Những phu cáng và lính hầu trải chiếu nằm la liệt giữa sân.Riêng Hoàng tử đã có hai thị vệ căng màn trướng ở trong quán.Trời mùa hè mát mẻ, trăng gió hữu tình.Dưới ánh đèn dầu, Hoàng tử vẫn dựacột trò chuyện với nữ chủ quán không rời.Liễu Hạnh vẫn chịu khó ngồi nán lại tiếp.Mỗi lời nói của nàng đều đẹp lòng khách, làm cho Hoàng tử càng thêm mê mẩn. Chàng quên mất lời hứa, đánh rơi cả vẻ đạo mạo lúc mới tới và bắt đầu lả lơi.Liễu Hạnh cự tuyệt và chạy vào buồng.Trong cơn si mê, Hoàng tử không cần gì thể diện nữa, bèn chạy theo vào.Có ngờ đâu, chỉ trong nháy mắt,Liễu Hạnh đã biến hình,phi thân lên núi,bắtmột con khỉ cái về cho hóa thân thànhmột cô gái đẹp để đánh lừa Hoàng tử.Không thấy chủ quán đâu, nhưng thấy cô gái khác trong buồng.Hoàng tử liền cầm lấy tay dắt tới trước đèn.Nhìn thấy cô này cũng đẹp không kém gì cô chủ, Hoàng tử liền giở trò suồng sả.Nhưng bỗng chốc hắn rú lênmột cách dễ sợ, làm cho bọn lính hầu đều tỉnh dậy.Trong tay Hoàng tử không phải làmột cô gái nõn nà nữa mà làmột con khỉ cái, lông lá đầy người.Bọn lính hầu xông lại.Vụtmột cái, con khỉ lại biến thànhmột con rắn mang hoa, từ trên người Hoàng tử vươn lên kèo nhà, há miệng phun lửa phì phì, rồi biến mất.Khi bọn lính hầu thắp được đèn lên thì Hoàng tử đã ngã vật giữa quán, nằm mê an mặt cắt không được giọt máu.
Nửa đêm hôm đó,người ta cắt ngựa trạm đưa Hoàng tử về kinh.Về đến cung, Hoàng tử trở nên mất trí, ai hỏi cũng không trả lời, chỉ cười nóimột mình.Hoàng hậu và Phi tần hết sức lo sợ.Một mặt, Hoàng hậu cho giấu kín chuyện “vi hành”khinh suất đó, mặt khác, cho mời các bậc ngự y và thầy thuốc giỏi khắp kinh thành.Tuy nhiên, các danh sư được đón vào chữa chạy cho Hoàng tử đều lắc đầu bó tay. Trong cung càng thêm bối rối, hoảng hốt.Sau cùng, có người nói, nên vào xứ Thanh, xin bùa phép ở tám vị Kim Cang họa may mới khỏi.
Lại kể chuyệnmột ngàn năm về trước, Phật Bà Quan Âmmột hôm hiện ra ở biển Đông,hóa phép thành hai cái túi:một nổi lên ở giữa biển, cònmột ở trên núi Ói, làng An Đông, xứ Thanh.Saumột thời kỳ lâu dài, hai cái túi nở ra hai đóa hoa, và từ trong mỗi đóa hoa, hiện ra bốn vị Tướng, có phép biến hóa cực kỳ huyền diệu.Theo lệnh của Phật Bà, tám vị Tướng thân chinh đi tám phương đáng dẹp tà ma quỷ quái đang hoành hành quấy nhiễu.Dẹp xong, Phật Bà gọi họ trở về ở lại chỗ cũ.Người ta quen gọi là Bát Bộ Kim Cang.
Lập tức bọn thị vệ được lệnh Vua, vào Thanh Hóa để xin bùa phép của tám vị Kim cang.Nhờ có bùa phép,Hoàng tử dần dần khỏi bệnh.Sau khi bình phục, Hoàng tử cúi đầu nhận tội với Vua cha, kể lại cho Vua nghe tất cả câu chuyện gặp gỡ giữa mình với nữ chủ quán ở Đèo Ngang.Vua Thái Tổ hết sức giận dữ, vì Hoàng tử đã dám khinh thường lệnh Vua, bỏ phủ đi chơi, hãm mình vào cảnh thân tàn ma dại, nên xuống chiếu cất ngôi Hoàng tử mà lập con thứ lên thay. Nhưng Vua còn hết sức giận dữ vì ở trên bờ cõi mình trị vì lại cómột người con gái dám khinh nhờn phép nước.Vua bèn ban lệnh, hỏi quan Trấn thủ xứ Nghệ về lai lịch nữ chủ quán Đèo Ngang.Saumột thời gian cho người cất công dò la, quan Trấn thủ gởi sớ về Tây bày tỏ.Trong sớ nói, đó làmột nữ yêu không biết từ đâu đến, hay bắt hồn đàn ông con trai, nếu không có phép cả tài cao thì khó lòng khuất phục.
Vua lại ra lệnh cho mời các pháp sư, phù thủy cao tay đi trừ yêu.Nhưng chẳng bao lâu, họ đã trở về triều xin chịu tội, vì chẳng những không trị nổi yêu mà mọi phép thuật giở ra đều bị Liễu Hạnh thu mất cả.Vua lại đành phải cầu cứu tám vị Kim Cang.Nhận lời Vua, tám vị Kim Cang phi thân vào Đèo Ngang. Được tin chẳng lành, Liễu Hạnh ra ứng chiến.Cuộc chiến đấu dần dần trở nên dữ dội.Mới đầu tám vị Kim Cang làmmột trận bão lớn, mưa dồn gió giật khủng khiếp, cây đổ khắp nơi, tàn vào vây lấy Đèo Ngang.Liễu Hạnh cũng hóa phép chống lại.Nàng làm cho cây rừng đã đổ lại đứng lên cùng với đất đá bay rào rào vào kẻ thù.Thấy Liễu Hạnh pháp thuật cao cường, tám vị Kim Cang hóa phép làm cho thú dữ tập họp nhe nanh múa vuốt xông vào hàng đàn toan cắn xé.Nhưng Liễu Hạnh đã kịp thời bay lên không trung rồi dùng phép tiêu diệt hết bầy mãnh thú.
Trận đánh diễn ra ba ngày ba đêm.Đèo Ngàng trở thànhmột bãi chiến trường rung rợn,mọi phép thuật của hai bên lần lượt giở ra mà chưa phân thắng phụ.Về sau tám vị Kim Cang biết mình bất lực, bèn bay lên trời cầu khẫn Phật Bà.Phật Bà ném cho họmột cái túi.Quả nhiên cuối cùng Liễu Hạnh sa vào túi của Phật Bà.Tám vị Kim Cang mang túi về kinh báo tiệp.Vua lập tức ra sân diện tra hỏi:
-Ngươi là ai?
-Tâu Bệ hạ, là con Ngọc Hoàng bị đày xuống cõi trần,lấy vùng Đèo Ngang làm nơi trú ngụ.
-Là con Ngọc Hoàng sao lại dám phá phách dânsự và làm hại Hoàng tử con ta?
-Việc trừng trị bọn trai chòng ghẹo hi nữ, ăn hiếp người cô đơn là tuân theo phép nước,không phải là phạm phép nước.
Thấy Liễu Hạnh nói là con gái Ngọc Hoàng, lại thấy nàng đối đáp khôn ngoan, Vua đổi giận làm vui.Cho nên sau cuộc thẩm vấn, Vua hạ lệnh tha bỗng, chỉ khuyên nàng đừng gây náo động và tàn hại dân lành.
Ít lâu sau, Liễu Hạnh sinhmột đứa con trai, mỗi bàn tay sáu ngón.Nàng mang con đến ngôichùa trên núi Hồng Lĩnh gửi chomột nhà sư nuôi dạy và dặn nhà sư hãy giúp cho con mình được lừng danh trong nước.Rồi đó, đủ ba năm, Liễu Hạnh trở về trời.
Nhưng không bao lâu, Liễu Hạnh lại bị Ngọc Hoàng đày xuống trầnmột lần nữa.Lần này liễu Hạnh đến đèo Ba Dội cũng là nơi vắng vẻ, rồi dựng lên ở đâymột cái lầu ba tầng, bốn bên có thành bao bọc. Trong thành vườn, đủ các thứ hoa thơm cỏ lạ.Trong vườn tập hợp đủ các giống chim.Cạnh vườn có ao, thả đủ các giống cá.Hàng ngày nàng sai mở nghỉ chân và nhìn ngắm. Ở đây có quán xá, và cũng như lần trước, Liễu Hạnh thường hóa thành cô gái bán hoa quả, quà bánh, trầu nước và đồ chơi.Ai ăn uống mua bán rồi đi thì không sao, nếu giở chuyện trộm cướp trăng hoa, lập tức bị nàng trừng trị.
Ở được mấy năm, Liễu Hạnh lại sinhmột con trai thứ hai.Đứa bé thiết mất ở mỗi bàn taymột ngón.Nàng đem con gửi chomột sư nữ ởchùa Bà Đỏ và bảo sư rằng:
-Ta hai lần xuống trần đẻ được hai đứa con, cũng định cho chúng trở thành vương giả nhưng không đạt, vìmột đứa quá thừa,một đứa lại quá thiếu.Hãy làm cho nó được nổi tiếng, ít nhất cũng trở thành Trạng.
Rồi đó, hết hạn ở trần,Liễu Hạnh đốt tất cả lâu đài mà trở về trời.
Những đứa con của Liễu Hạnh về sau quả nhiên nổi tiếng, trong đó cómột đứa tên là Trạng Quỳnh.Chổ ditích ngôi đền của Liễu Hạnh xây lên ở xứ Thanh và ở xứ Nghệ, người ta dựng thành đền thờ trên núi.Khôngmột ai dám động đếnmột vật gì ở các ngôi đền này cả, vì sợ Liễu Hạnh báo thù.
Khảo dị:
Truyện Liễu Hạnh từ lâu đã được Nho sĩ cải biên thànhmột truyện đượm màu sắc tôn giáo và nho hóa khác với truyện dân gian.Mặc dầu cho đến nay truyện kể trong dân gian đã ít nhiều biến đổi về chủ đề:Các hình tượng và tình tiết cũng đã được cắt xén sàng lọc.
Theo Thính Văn Dị Lục vàmột số Thầntích thì Liễu hạnh là con gái Ngọc Hoàng, vì đánh vở chén ngọc nên bị giáng xuống trần, đầu thai ở nhà Lê Thái Công, xa Vân Cát (Nam Định), mang tên là Giáng Tiên.Lớn lên làm con nuôimột viên quan hưu họ Trần, được học hành nên có tài văn chương, giỏi đàn sáo.Năm mười tám tuổi lấy chồng là Đào Lan, conmột viên quan ở làng. Được ba năm, hết hạn đày, nàng không bệnh mà chết, để lại cho chồngmột traimột gái.
Nhưng vì “trần duyên chưa dứt”, Ngọc Hoàng lại cho nàng xuống trần,lần này với phép biến hóa huyền diệu.Nàng gặp lại bố mẹ và chồng con, nhưng sau đó lại bỏ đi, tính tình phóng túng, tungtích vô định:khi làm cô gái thổi sáo, khi hóa bà già chống gậy, ẩn hiện bất thường. Ở Lạng Sơn, nàng làm thơ ghẹo Nho sĩ, ở Hồ Tây làm cô hàng rượu, ngâm vịnh và dự tiệc với các ông Phùng Khắc Hoan, họ Ngô, họ Lý,v.v…Lại vào Nghệ An,kết duyên vớimột người học trò, thường ngày thơ ca xướng họa với chồng, sau sinh đượcmột trai,rồi lại về trời.
Sau ba năm,nhớ cõi trần,Liễu Hạnh lại xin vua cha cho xuống trầnmột lần nữa.Lần này nàng đem theo hai người thị nữ.Họ trú ngụ ở phố Cát (Thanh Hóa),về sau được dân địa phương ở đây lập đền thờ.Triều đình saumột thời kỳ sai Thuật sĩ tiểu trừ mà không xong, đành thừa nhận và sắc phong là Mã Hoàng Công Chúa.
Sách vở của phái Nội Đạo tràng miêu tả cuộc chiến tranh giữa Tiền qua với Liễu Hạnh như sau:
Khi đày Liễu Hạnh xuống trần, Ngọc Hoàng thấy chân tả của con đi dón gót, biết là xuống dưới ấy sẽ thành yêu, liền sai Tiền quan giáng sinh luôn để kịp thời ngăn chặn.
Có thói tàn nhẫn, Liễu Hạnh đi đến đâu đều không vừa ý thì rat ay sát hại.Cho nên ở đâu nàng cũng làm cho người và vật tử thương,Thành hoàng phải “xuất ngoại”. Người ta sợ nàng đến nổi bỏ công ăn việc làm, ban ngày đóng cổng không dám lên tiếng hoặc phải bày đàn ở ven đường cúng lễ.
Về sau đến Sùng Sơn (Thanh Hóa), thấy cảnh đẹp, Liễu Hạnh báo mộng cho Hào trưởng vùng ấy phải lập cung miếu.Thấy họ còn dùng dằng, nàng làm cho trong năm ngày chết hơnmột nửa số dân.Khi cung miếu dựng xong, nàng thường hóa thành gái đẹp bán hàng, hễ bọn trai trẻ trong và nho sĩ trêu ghẹo thì vật chết.Tất cả quỷ thần trong vùng đều phục tùng.Quan địa phương lo sợ, tâu về triều.Vua sai các vị Pháp sư nổi tiếng đến trị, nhưng họ không trở về được.Có lần chúa Trịnh vào Lam Sơn, Liễu Hạnh cùng bộ hạ đón đường quấy phá.Chúa trở về giận lắm, sai người mời tất cả Pháp sư,Phù thủy và hội tất cả Thành hoàng vào đánh nhưng họ chỉ chuốc lấy thất bại.
Lại nói chuyện vị Tiền qua được giáng sinh làm con trai thứ bamột vị Thượng sư-là tổ sư phái Nội Đạo tràng-cả ba anh em đều được Phật tổ truyền cho phép thuật.Hai anh là Tả quan và Hữu quan tu tại Côn Sơn, còn Tiền quan thì ở ngay tại làng quê, tức là làng Từ Minh( Thánh Hóa) luyện đạo và truyền đạo cho học trò.Sau lần thất bại của các Pháp sư, Phù thủy, nhà vua sai sứ đi triệu Tiền quan về kinh phong làm Thượng tướng, cầm ba vạn quân đi đánh Liễu Hạnh.
Đến Tam Điệp, Tiền qua sai đóng quân lại, còn mình thì cải trang làm dân thường cưỡi ngựa trắng tìm đến Sùng Sơn.Gặp Liễu Hạnh,Tiền quan làm bộ thân mật:
-Ta báo cho biết sắp sửa có nạn lớn vì nàng đã trêu chọc vua chúa.Họ sắp cứ đến đâymột pháp sư cao cường.E rằng nàng không địch nổi, nên ta đến xem nàng có nhũng phép gì, nếu thiếu, ta sẽ dạy cho.
Liễu Hạnh không ngờ gì cả, giở tất cả ba ngàn phép cho khách xem.Tiền quan hết lòng ca ngợi nói:
-Như thế này thì không cần phải học gì nữa.
Khi Tiền quan về rồi,Liễu Hạnh mới biết là mình mắc mưu, nhưng đã muộn.
Cuộc giao chiến bắt đầu.Bên Liễu Hạnh có các Thần bộ hạ đến giúp.Bên phía Tiền quan có hai ông anh cùng với Bát Bộ Kim Cang tiên phong; hai bên tả hữu có Hắc hổ, Bạch xà; trung tâm có Lục đinh lục Giáp.Sau ba ngày ba đêm chiến đấu, trời nổi mưa to gió lớn, bụi cát mù mịt, sấm sét đùng đùng, cây cối nhà cửa tả tơi, người vật chết khắp nơi, nước sông đỏ như máu.Cuối cùng quân của Liễu Hạnh thất bại.Quỳnh Hoa, Quế Hoa bỏ chạy.Tiền quan ngồi trên voi chín ngà giục thần tướng đem lưới sắt vây bọc.Liễu Hạnh hóa làmmột đứa trẻ, nhưng bị đuổi kíp quá, lại hóa làm con rồng trốn trongmột cái giếng.Tiền quan bắt được, trói bằng dây đồng, giải về kinh đô.Vua chúa đang ngồi trong điện, bỗng thấymột đám mây đen đầu rồng đuôi lân, rơi xuống văng lên ba lần ở sân điện, biết là Tiền qua đã thắng trận.
Nhưng Phật Tổ không muốn để con gái Ngọc Hoàng chịusự trừng phạt của người trần,nên đã kịp thời xuống gặp ba anh em, bảo họ giao cho mình để mình làm cho nàng cải tà quy chánh.
Có người kể thêm đoạn kết như sau:
Khi Liễu Hạnh bị bắt thì Phật Tổ hiện ra giải cứu.Ngọc sư (tức Tiền quan) vâng lời Phật Tổ cho nàngmột bộ áo Cà-sa,một cái mũ ni cô để quy Phật.Vì vậy, ngày nay ở nhiềuchùa có dựng thêm điện ở phía say để thờ Liễu Hạnh.
Ở vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình trước đây, dân gian thường lưu truyền nhiều mẫu truyện vềmột cô gái thỉnh thoảng hiện hình trêu ghẹo những khách bộ hành đàn ông, nhất là các thầy Khóa, thầy Cử đi lại trên đường quốc lộ.Ví dụ truyện Cô Doạt ( Hà Tĩnh), Nàng Ba ( Quảng Bình).Có người nói những mẫu chuyện ấy vốn xuất phát từ”Sự tích Công chúa Liễu Hạnh” mà phát triển ra. Lưu Trọng Lư đã từng viếtmột truyện lãng mạn nhan đề là “ Người nữ tỳ của bà Chúa Liễu”. Có lẽ cũng hư cấu từ những mẫu truyện loại ấy.
Ở vùng Hà Đông cũng có lưu truyền nhiều mẫu truyện về Liễu Hạnh, ví dụmột mẫu sau đây:
Liễu Hạnh bịmột Pháp sư bắt được bỏ vàomột cái lọ nút kín, phía ngoài dán bùa rồi treo lên cây đa ở rừng vắng trên đường đi Vạn Phúc.Có hai vợ chồng đi bán dâu qua đó, nghe tiếng nói văng vẳng phát ra:
-Các con lên đây cứu mẹ, mẹ sẽ hậu tạ.
Hai vợ chồng trước sợ hãi, nhưng sau đánh bạo trèo lên cây, đưa lọ xuống.Kho đập vỡ lọ thì thấymột con bướm trắng bay ra, tự xưng là Liễu Hạnh, rồi biến mất.
Ở nhà mình, Pháp sư do tính hiệu riêng, biết giờ chết đã đến vì Liễu Hạnh đã trốn thoát và sẽ báo thù.Bèn sai con đem tro sàng khắp nền nhà, đoạn tắm rửa sạch sẽ rồi lên giường nằm đóng cửa lại, dặn vợ con đến giờ ngọ hãy mở ra. Khi vợ con mở cửa thì thấy Pháp sư đã chết, trên nền nhà có dấu bàn chân đi lại chi chít.v.v…[2]

28.PHẠM NHĨ HAY LÀSỰ TÍCH ÔNG BA MƯƠI

Đã từ lâu, trên cõi Trời, cómột người có sức khỏe lạ lùng, những việc dời núi lấp biển, đội đá bẻ cây…khôngmột ai bì kịp.Nói về tài phép, ông cũng thần thông biến hóa vượt xa nhiều vị trên thiên đình. Đặc biệt ông có hai vành tai dài và rách, vì lúc nhỏ ông thường dùng hai tai cho nhiều người móc vào mà đu, rồi xoay họ như chong chóng. Cũng vì thế người ta quen gọi ông là Phạm Nhĩ.Vốn tinh nghịch và hung hăng, quen thói từ hồi trẻ, Phạm Nhĩ không mấy khi ngồi yên.Ông thường hay gâysự đánh nhau với những kẻ mà ông thù ghét.Nhưng người ta đều tránh né ông, chẳng mấy ai dám đọ sức, vì đã từng có bao nhiêu anh hùng hảo hán không chịu nổi dù chỉmột cú đấm, cái gạt của ông.
Thấy mọi người đều thua tài, Phạm Nhĩ ngàymột tỏ ra kiêu căng tự phụ.Ông cho rằng các vị thần xung quanh Ngọc Hoàng chẳng qua chỉ là đồ bị thịt, tài nghệ và sức khỏe không có tý gì.Và ông lấy làm bực mình vì sao bấy lâu danh tiếng mình nổi như cồn mà vẫn không được Ngọc Hoàng mời vào để trao chomột chức vị xứng đáng. Mỗi ngày lòng kiêu căng tự phụ của ôngmột lớn thêm mãi.Cho đến lúc Phạm Nhĩ đâm khinh nhờn cả Ngọc Hoàng, tự nghĩ rằng có sức mạnh và tài phép như mình thì nên làm vua nhà Trời mới phải.Thế rồi chẳng bao lâu ông đã tụ tập xung quanh mìnhmột số bộ hạ cũng có sức khỏe và tài phép hơn người,thànhmột đội quân bất trị. Đội quân này ngàymột đông, đã từng gây náo loạn ở Thiên đình mà vỉ sợ oai Phạm Nhĩ cầm đầu đội quân tiến lên Thiên cung, đòi hạ bệ Ngọc Hoàng để cho mình trị vì thiên hạ.
Nghe tin chẳng lành, Ngọc Hoàng Thượng đế vội vàng sai các bậc tướng lĩnh đem quân nhà Trời ra ngăn chặn.Có đến mười tám vị tướng, vị nào cũng lục trí thần thông, miệng hét ra lửa, tay bẻ gãy cổ thụ, chân đạp đổ núi, nhưng không vị nào đối địch với Phạm Nhĩ được lâu.Không đầy mười ngày chỉ còn ba vị sống sót chạy về.
Ngọc Hoàng lại sai năm mươi lực sĩ hầu cận, người nào cũng tài ba và sức khỏe, ra chống chọi với Phạm Nhĩ.Nhưng cũng chẳng mấy chốc ông đã làm cho bọn này nếm mùi thất bại chua cay.Quân đội nhà Trời vốn đông như kiến cỏ, không ngờ kéo ra bao nhiêu bị diệt bấy nhiêu, cuối cùng bỏ chạy tán loạn như ong vỡ tổ.Thừa thắng,Phạm Nhĩ thúc quân tiến lên vây chặt Thiên cung.
Thấy thế, Ngọc Hoàng Thượng đế hết sức lo lắng.Theo lời bàn của các triều thần, Ngọc Hoàng vội sai Bắc Đẩu cứu đức Phật.Nghe tin cáo cấp, đức Phật sai Chuẩn Đề tài phép cao cường là thế, lại bị ăn đòn nặng nề của Phạm Nhĩ đến nỗi lê lết chạy về, xiêm giáp tả tơi.
Sau rốt, đức Phật đành phải tự thân ra đi.Trong lúc Phạm Nhĩ đương hung hăng múa may chửi bới Ngọc Hoàng và bọn triều thần bất tài bất lực,thì đức Phật đã xuất hiện giữa không trung.Phạm Nhĩ vội xông lên toan dùng sức đánh, không ngờ sa ngay vào túi thần của đức Phật, toàn thân co rúm không cất chân động tay được nữa.Thế là ông bị bắt.Bọn bộ hạ mất tướng như rắn mất đầu, không ai bảo ai tẩu tán khắp nơi.
Trước khi về, đức Phật giao lại tên tù cho Ngọc Hoàng xử trí, nhưng cũng dặn làm sao cho y hối lỗi chứ đừng giết hại.Ngọc Hoàng bèn quyết định đày Phạm Nhĩ xuống cõi trần làm kiếp vật.Nhưng trước hết Ngọc Hoàng sai cắt bỏ đôi cánh của ông để tước bớt sức mạnh, e rằng bất thần ông lại bay trở về Trời thì rất nguy hiểm.Hơn nữa, Ngọc Hoàng còn lo Phạm Nhĩ vốn mang cốt tướng nhà Trời, có thể nghe hết mọi chuyện bốn phương ngay trong giấc ngủ, mặc dù cách xa hàng ngàn dặm.Bởi vậy để làm giảm bớt trí nhớ của ông, Ngọc Hoàng hóa phép bắt lỗ tai ông mỗi khi tỉnh giấc thì khép kín lại.Tuy nhiên, thể theo lời dặn của đức Phật, Ngọc Hoàng cũng phong cho Phạm Nhĩ làm Chúa tể sơn lâm để an ủi đôi phần.
Từ khi xuống trần, tài phép của Phạm Nhĩ giảm sút đi nhiều vì không còn có cánh mà bay.Mặc dầu vậy, ông vẫn còn giữ đượcmột sức khỏe tuyệt trần, khiến mọi thú vật khiếp sợ, xứng với danh hiệu Chúa tể mà Ngọc Hoàng phong cho.Cho đến sau này, dòng dõi nhà ông vẫn nối nhau làm Chúa sơn lâm.Ngay loài người cũng phải kiêng ông, không dám gọi cái tên “hổ”,mà chỉ gọi tránh là “ông Ba mươi”.Tại sao lại gọi là “ông ba mươi”?- Đó là vì khi có người nào săn được hổ thì nhà vua có lệ thưởng cho ba mươi quan tiền vì đã trừ được cho loài ngườimột con thú hung ác.Nhưng vua cũng bắt người đó phải chịu ba mươi hèo cho vong hồn Phạm Nhĩ được thỏa mà không tác quái nữa.
Ngày nay còn có câu:
Trời sinh ra hùm có vây,
Hùm mà có cánh, hùm bay lên trời.
để nhớ cuộc náo động Thiên cung của Phạm Nhĩ xưa kia.[3]

29.SỰ TÍCH VỀCHÙA THIÊN TƯỢNG

Một cụ đồ dạy học,một hôm sai học trò vỡ đám đất hoang để dựng nhà học.Cũng như truyện trên, cụ đồ mộng thấymột mẹ dắt năm đứa con nhỏ xin khoan khoan cho mình vài ba bữa.Cụ đồ sáng hôm sau dậy muộn, khi ra đến nơi vỡ đất thì học trò đã giết chết mấy con rắn con và làm bị thương con rắn mẹ. Đêm hôm ấy con rắn cũng nhỏ máu vào sách cụ đồ đang đọc xuống đúng chữ “tộc” thấm đến ba tờ.
Vợ cụ đồ sau đó có mang đẻ đượcmột cô gái xinh đẹp.Lớn lên cô gái kết duyên với quan huyện, học trò cũ của cụ đồ.Lấy được ít lâu cô gái giết chết người vợ cả quan huyện rồi trốn đi.Cả nhà cụ đồ vì cớ ấy mà bị kết án tử hình.Còn cô gái trốn lênchùa dan díu vớimột chú tiểu, chẳng bao lâu chết cả hai.
Quan huyện cũng ngã bệnh nguy kịch, bao nhiêu danh sư đều bó tay. Nge đồnmột sư già ởchùa Thiên Tượng giỏi bùa phép, người nhà quan đến cầu xin, sư chomột đạo bùa bảo về cất mồ người vợ lẽ và chú tiểu đi nơi khác.Khi đào lên không thấy xương cốt, chỉ thấy hai con rắn to lớn lạ thường, bèn xúm lại đánh chết.Bệnh dần dần lành.[4]

30.SỰ TÍCH CHUÔNG,TRỐNG VÀ MÕ

Một nho sĩ đi chơi cứumột con lươn lạ khỏi tay bọn chăn trâu.Thấy lươn xin tha, nho sĩ đem thả sông.Sau đó ít hôm, hỏng thi, anh trở về làng, dọc đường phải quamột con đò ngang.Người ta cản không cho anh đi, nói rằng gần đây xuất hiệnmột con mãng xà khổng lồ, hay làm đắm tàu để ăn thịt người.Anh đoán đó là con lươn lạ mà mình đã thả dạo nọ, nhưng anh cả tin nó sẽ nể mình là người cứu nó, bèn tình nguyệnmột mình đi qua sông.Mãng xà nổi lên đòi ăn thịt.Anh kể lại công ơn mình cứu nó ngày nào nhưng mãng xà nhất định không tha.Chàng nho sĩ đòi tìm trọng tài.Mãng xà cũng ưng thuận.Lần đầu gặp trâu, trâu bảo ăn thịt là phải.Lần thứ hai gặp cá gáy cũng thế.Sau cùng gặpmột cụ già, kỳ thực đó là đức Phật hiện hình.Phật cho gọi cả những con vật làm trọng tài vừa rồi lại mắngsự vô ơn bạc nghĩa của mãng xà rồi biến mãng xà thành cái chuông, con trâu thành cái trống, cá gáy thành cái mõ.[5]

31.SỰ TÍCH VỀ THIỀN SƯ CẢM THÀNH

Chùa Kiến Sơ, đời thứ 2.Người Tiên Du, họ Thị.Ban đầu Sư xuất gia, tên đạo là Lập Đức, ở tại núi Tiên Du của quận mình.Sư lấy việc đọc kinh làmsự nghiệp.Có hương hào họ Nguyễn mến Sư đức hạnh cao cả, muốn đổi nhà làmchùa mời Sư tới ở, bèn đến lấy tình mời Sư, Sư chẳng chịu nhận.
Ban đêm mộng thấy Thần nhân mách: “Nếu theo ý của Nguyễn, thì chẳng mấy năm sẽ được điều lành lớn “,bèn đáp lại lời mời.[6]
Chẳng bao lâu thì Thiền sư Vô Ngôn Thông đến.Sư biết Thông là người phi thường, sớm hôm phục dịch,chưa từng biếng nhác.Thông cảm động trước lòng thành của Sư, bèn đặt tên là Cảm Thành.Một hôm, Thông gọi Sư đến dạy: “ Xưa đức Thế Tôn vìmột nhân duyên lớn mà xuất hiện ở đời, hóa duyên xong xuôi, Ngài vào Niết bàn.Chân tâm vi diệu như thế gọi là Chánh pháp nhãn tạng, thật tướng vô tướng, tam muội pháp môn, chính Ngài tự thân trao cho đệ tử là Tôn giả Ma-ha Ca Diếp làm Sư Tổ, đời đời truyền nhau, đến Đại sư Đạt Ma từ Ấn Độ sang, trải bao hiểm nguy để truyền pháp này cho đến Lục Tổ Tào Khê, đắc pháp với Ngũ Tổ.Khi Đạt Ma mới đến,vì người đời chưa biết tin nên lấysự truyền y để làm rõ việc đắc pháp.Nay đức tin đã chín mùi thì y bát là đầu mối của tranh chấp, phải dừng lại ở nơi ông, không nên truyền nữa.Từ đó, lấy tâm truyền tâm,không truyền y bát.Bấy giờ Nam Nhạc Nhượng đầu tiên được tâm truyền, rồi Nhượng trao cho Mã Tổ Nhất, Nhất lại trao cho Bách Trượng Hải.Ta nhờ ở Bách Trượng mà được tâm pháp đó.Lâu nghe phương này, hâm mộ Đại thừa cũng nhiều, nên ta xuôi Nam để tìm thiện tri thức.Nay gặp được ngươi, ấy bởi duyên xưa.Hãy lắng nghe ta nói kệ:
“Các nơi đồn đãi
Dối tự rao truyền
Rằng thủy Tổ ta
Gốc tự Tây thiên
Truyền pháp Nhãn tạng
Gọi đấy là Thiền
Một hoa năm lá
Hạt giống liên miên
Ngầm hợp mật ngữ
Muôn ngày có duyên
Tâm tông đều gọi
Thanh tịnh bản nhiên
Tây thiên cõi này
Cõi này Tây thiên
Xưa nay nhật nguyệt
Xưa nay sơn xuyên
Đụng đầu cũng vướng
Phật tổ thành oan
Saimột mảy may
Đi mất trăm ngàn
Ngươi khéo quan sát
Chớ lừa cháu con
Dẫu có hỏi ta
Ta vốn Vô Ngôn”.
Nghe xong lời đó,Sư liền tỉnh ngộ.
Một lần có vị Tăng đến hỏi: “Thế nào là Phật?”
Sư đáp: “Khắp hết mọi nơi”.
Lại hỏi: “ Thế nào là tâm Phật?”
Sư đáp: “Chẳng từng che giấu”.
Lại thưa: “Người học không hiểu”.
Sư bảo: “Đi quá xa rồi”.
Về sau,Sư không bệnh mà mất.Bấy giờ là năm Canh Thìn Đường Hàm Thông thứ nhất (860).
(Thiền Uyển Tập Anh-Lê Mạnh Thát dịch-NXB.TPHCM 1999)

32.SỰ TÍCH ĐỀN CÒN

Ngày xưa cómột ông vuamột nước láng giềng tên là Đế Bính.Vua lên ngôi giữa lúc có giặc ngoài đột nhập bờ cõi.Quân giặc rất đông và rất mạnh.Quân đội nhà vua chống chọi không nổi đành chịu thất bại.Vì thế chúng tiến rất nhanh, đi đến đâu cũng như vào chỗ không người.Chẳng bao lâu chúng đã chiếm lấy kinh thành và ruổi về phương Nam.Vua tôi Đế Bính chỉ còn đem nhau chạy dài.Trong cơn nguy ngập,một người trung thần đưa Vua và Hoàng hậu lên thuyền kéo buồm chạy trốn ra biển khơi.Không ngờ đoàn thuyền đi được ba ngày, thìmột trận bão nổi lên đánh đắm tất cả. Những người trên thuyền đều không tránh khỏi tai nạn, trong đó có cả Đế Bính.Chỉ còn Hoàng hậu và hai người con gái bíu được vàomột mảnh ván dành để mặc cho nước trôi sóng dạt.
Hồi ấy ở vùng cửa Cờn xứ Nghệ cómột ngôichùa cổ dựng trênmột hòn đảo.Trongchùa một sư trụ trì, là người quyết chí tu hành, nên sư ta tìm đến ngôichùa hẻo lánh này để rũ sạch bụi trần, bạn cùng kinh kệ.Hôm ấy, trời về chiều, sư đang đi tản bộ quanhchùa, miệng lẩm nhẩm đọc kinh, tay lần tràng hạt.Thốt nhiên khi nhìn ra ngoài khơi,sư trông thấy thấp thoáng cómột vật gì bấp bênh trên mặt sóng.Sư cố nhìn mãi để đoán xem nó là cái gì:
-Có thể là người đi biển bị nạn.Sau trận bão vừa qua có biết bao nhiêu là ván và đồ đạc trôi vào bờ.Ta phải chèo thuyền ra xem,may ra cứu đượcmột mạng người nào thì thật là “phúc đẳng hà sa”.
Nghĩ vậy, sư vội vàng xuống bãi, cởi dây buộc thuyền rồi chèo ra khơi.Chỉmột chốc sau, sư đã đến gần vậy lạ.Thì ra đó là ba người đàn bà đang bám vàomột mảnh ván.Lập tức, sư đỡ từng ngườimột lên thuyền của mình.Nhìn cách ăn mặc, sư đoán họ là những người thuộc dòng quyền quý.
Khi thuyền chèo về đảo,một mình sư lần lượt vực ba người bị nạn lênchùa rồi đốt lửa cho họ sưởi, lại nấu cháo cạy miệng đổ vào.Sự chữa chạy tận tình của nhà sư không uổng công.Khoảng độ canh năm, cả ba người đàn bà đều đã ngồi dậy được.họ cho biết mình là ba mẹ con, đi thuyền không may bị bão.Tuy giấu kín tungtích nhưng họ không giấu được vẻ xinh xắn và lịchsự.Khi biết rõ ai là ân nhân của mình, ba người đàn bá bèn cúi rạp xuống lạy tỏ ý cảm ơn.Nhà sư vui vẻ nhường cho họ chỗ nằm trong Tăng phòng, rồi lui ra ngoài nghỉ cho lại sức.
Ba ngày sau, sư vẫn hết lòng chăm sóc ba người bị nạn.Họ đã dần dần đi lại được và ăn trả bữa.Có bao nhiêu lộcchùa, sư đều lấy ra khoản đãi.Sư còn chèo thuyền vào đất liền để tìm những thức ăn mà nhàchùa không có.
Mười lăm ngày trôi qua.Giờ đây sức khỏe của họ đã trở lại bình thường.Họ chỉ hàng ngày ngồi than khóc.Nhưng về phía nhà sư thì trong lòng không được bình thản như trước.Chưa bao giờ sư được nhìn thấy những người đàn bà mày ngài mắt phượng xinh đẹp đến thế, lại đã từng gần gũi đụng chạm nên sư đâm ra thẫn thờ. Đã nhiều lần sư đọc kinh cầu nguyện suốt buổi,cố tránhsự cám dỗ, nhưng công trình hơn ba mươi năm tu luyện cũng không thể kìm giữ được lòng ham muốn.Vì vậy việc trả họ vào đất liền để trao cho quan sở tại là việc dễ làm nhưng sư vẫn dùng dằng không quyết.Giữamột ngôichùa trơ trọi,xung quanh là trời với nước bên cạnh lại có ba người đàn bà yếu đuối và cô đơn,sư cho đó làmột cơ hội hiếm có.Rồimột đêm kia,nhân lúc hai cô gái ngủ say, sư bèn đến bên cạnh người thiếu phụ…Nhưng người đàn bà đã nghiêm nét mặt lại:
-Ôi!Sao lại thế?Anh là người cứu sống mẹ con chúng tôi, mẹ con chúng tôi suốt đời không quên công ơn to lớn đó.Nhưng còn việc đồi bại thì đừng hòng!Tôi là gái có chồng và cũng biết nhân luân đạo lý.Còn anh làmột kẻ ăn chay niệm Phật, lẽ nào nói đến chuyện sắc dục mà không thẹn miệng.
Nghe lời đầy lẽ phải, sư ta lủi thủi đi ra.Nhưng đến khuya, sư lại mò vào,tay cầmmột con dao nhọn:
-Nếu nàng không chịu, ta sẽ giết chết cả ba mẹ con rồi vứt xác xuống biển.
Lời dọa của sư vẫn không làm cho người thiếu phụ sợ hãi.Nàng đánh thức hai con gái dậy và nói to:
-Nếu anh cứ cố tình phạm vào người mẹ con chúng tôi thì sẽ phải hối hận.Mẹ con chúng tôi thà chết chứ không chịu nhục!
Thấy ba người đàn bà quyết tâm kháng cự và toan đập đầu vàocộtchùa, nhà sư đâm ra hối hận.Sư bèn ngăn họ lại rồi nói:
-Đừng làm thế! Đừng làm thế!Chính ta mới là kẻ đáng chết.Chao ôi!Ta có ba tội đáng chết. Đi tu mà mà chẳng trót đời: đó làmột. Ép nài người đàn bà sa cơ lỡ vận: đó là hai. Ép nài không được lại toan hành hung: đó là ba!Ba tội như thế, ta chết là đáng lắm!
Nói đoạn sư cầm ngược lưỡi dao đâm thẳng lên cổ.
Thấy cái chết của ân nhân diễn ra quá đột ngột, người đàn bà tỏ ra hết sức hối hận.Nàng gục xuống bên cái thây mà than khóc:
-Ôi!Ta nhờ có anh mà sống.Thế mà anh lại vì ta mà chết.Vậy ta còn mặt mũi nào mà sống lấymột mình nữa.
Trong cơn xúc động đến cực điểm,bà liền chạy ra khỏichùa rồi nhảy xuống biển tự vẫn.
Thấy mẹ chết,hai cô gái than khóc thảm thiết rồi cũng nhảy xuống biển chết theo.
Mấy ngày sau, những người dân chài ở cửa Cờn vớt được xác ba người đàn bà.Nhìn kiểu ăn mặc và nhờ những tin tức nhận được, các quan chức cũng đoán ra đó là ba mẹ con bà Hoàng hậu Đế Bính.Cũng vào lúc ấy,những người dân địa phương còn tìm thấy xác sư ông tự tử trong ngôichùa trên đảo.Quan sở tại sau khi mở cuộc điều tra, dần dần cũng vén được tấm màn bí mật bao phủ lấy câu chuyện éo le trong ngôichùa cổ.Về sau, để kỷ niệm những người đàn bà tiết liệt, dân chúng đã tạc tượng ba mẹ con, lập đền thờ gọi là đền Cờn.Trong đền cũng có cả tượng nhà sư để nhắc đếnmột kẻ vừa là ân nhân vừa là nạn nhân của họ.[7]

33.SỰ TÍCH BÃI ÔNG NAM

Ngày ấy, những người dân chài vùng biển Nam trong khi ra khơi làm ăn thường bị tai nạn bão tố.Mỗi lần bão tố thình lình xảy ra, nếu trên đất liền chỉ đổ cửa đổ nhà thì trên mặt biển khơi có thể chết hàng trăm hàng ngàn mạng người.Không những thế, nó chôn vùi xuống đáy biển biết bao nhiêu là chài lưới, thuyền mảng, những của cải mồ hôi nước mắttích góp không phải chỉmột ngày.Vì vậy, những dân chài vùng biển Nam luôn luôn kêu gào oán trời trách đất độc ác phũ phàng, làm cho con mất cha, vợ lìa chồng,tán gia bại sản.Cuối cùng lời kêu gào của họ cũng động đến tòa sen.
Một hôm, đức Bồ-tát ngự trên tòa sen nghe tiếng than khóc,bèn cúi nhìn xuống toàn cõi biển Nam.Nhận thấy muôn ngàn sinh linh bỏ mạng đều là những con người nghèo khổ, lương thiện, chất phác, thì động lòng thương, bèn cởi ngay chiếc pháp y mình đang mặc, xé thành từng mảnh hóa thànhmột con vật để chúng làm công việc cứu giúp dân chài.Vừa xuất hiện ở Nam Hải, những con vật ấy bèn bơi lội khắp nơi, cố gắng làm những việc được giao,nhưng tiếc thay,thân tuy dài, nhưng không lớn mấy, không thể chống chọi với những cơn bão tố, chẳng đủ sức che chở cho ghe thuyền, nên cuối cùng kết quả không có bao lăm.Bởi vậy,một hôm, chúng họp nhau lại trình lên tòa sen để Bồ-tát biếtsự bất lực của chúng.
Thấy vậy, Bồ-tát bèn lại mượn mấy bộ xương voi ném xuống biển, biến những con vật bé nhỏ trước thành những con vật vừa dài vừa có vọc dạc khổng lồ.Bồ-tát dặn:
-Ta đã làm cho thân thể các ngươi đủ sức đương đầu với bão tố.Từ nay ta giao cho các ngươi chuyên giữ phậnsự cứu nguy trên vùng Nam Hải.Các ngươi hãy cố gắng làm tròn bổn phận. Để giúp đỡ các ngươi, ta sẽ chomột số quân đi theo hầu hạ, đồng thời nhắc nhở các ngươi không được lơ là với công việc.
Nghe lời truyền phán, những con vật mới vui lòng chia nhau bơi đi các nơi làm chức trách của mình.Bọn quân hầu cũng chi nhau đi theo hết lòng giúp rập.
Nhưng Bồ-tát vẫn chưa vừa ý.Nhận thấy mấy con vật mới sáng tạo vì quá to xác nên không được hoạt bát nhanh nhẹn, Bồ-tát lại ban cho chúng phép thần thông để có thể sớm phát hiện ra tiếng kêu cứu xa hàng nghìn dặm. Đối với bọn quân hầu của chúng, Bồ-tát cũng chomột tên dùng mực để chỉ đường vạch lối cho chủ chúng đi được nhanh,một tên thì cầmmột ngọn đao luôn luôn hô vệ tả hữu.Như vậy Bồ-tát đã tạo nên cá Voi, cá Mực và cá Đao.
Nhờ thế, dân chài vùng biển Nam cũng được an ủi đôi phần.Từ đó họ gọi cá voi bằng cái tên Ông Nam hay cá Ông.[8]
Bấy giờ ởmột cửa biển Nam cómột vàm sông[9]quen gọi là vàm Ông Đốc, cómột cá Ông làm trấn thủ tại đây.Cá Ông làm việc tận tụy, ít khi xa rời vùng mình cai quản.Nhưngmột hôm nó có ý muốn được ngao dumột chuyến ra khỏi cõi bờ để ngắm xem cho thỏa thích.Bèn tỏ ý ấy với những kẻ tùy tòng.Cá Mực và cá Đao đều trả lời:
-Hiện nay chưa phải là mùa dông bão, ngài có đi xa cũng chẳng sao.Chỉ mong ngài phải nhớ trở về sớm, đừng có la cà mà hối không kịp.Hơn nữa cũng cần phải bảo vệ tấm thân vì ngài đang kỳ thai nghén.
Được lời,cá Ông bèn quyết chí xuất hành cùng với cá Mập và cá Đao.Chương trình đã định là sẽ vòng theo mũi biển, cứ như bây giờ gọi khác, ở đó sẽ gặpmột số bạn bè và người thân thuộc, cuối cùng lại vòng theo mũi biển trở về chỗ cũ.Nhằmmột buổi tối trời, cả đoàn kéo nhau ra đi.Vừa qua khỏi mũi đất, họ tiến vào vàm sông Bồ Đề. Đối với cá Ông, cuộc ngao du trở nên ngàymột thú vị khi được gặp lại những người quen thuộc và được thấy những cảnh đẹp ở vùng biển Đông.Cho nên cả đoàn lưu lại nhiều ngày ở vàm sông Bồ-đề để xem cho thỏa thích trước khi rời lên phía Bắc.
Nhưngmột đêm nọ, bỗng nhiên khí lạnh làm rởn da mọi người, báo hiệumột cơn sóng gió hãi hùng sắp nổ ra.Không ngờ bão tố lại xuất hiện bất thường như vậy, cả đoàn hết sức hoảng hốt.
-Trời nổi bão rồi!Chúng ta phải mau mau trở về đi thôi, vì thế nào cũng có người bị nạn.
Tiếng chủ tướng kêu lên.Và nó ra lệnh cả đoàn tập hợp đông đủ để chuẩn bị trở về.
Nhưng khi quay về, vì có phép thần nên cá Ông đã biết tin cómột chiếc ghe đang vô tình vượt ra khơi thuộc vàm sông Ông Đốc.Cá Ông than thở:
-Ối!Vẫn còn cómột chiếc ghe vật vờ ngoài vàm.Bây giờ mà trở về vùng ấy nhanh nhất cũng phải mấtmột ngày.Biết làm sao bây giờ?
Thấy cá Đao thỉnh thoảng lại húc bên hông,cá Ông hết sức lo lắng:
-Bây giờ đi về hướng biển thì e không kịp vì phải đi quanh.Chỉ có cách là chúng ta chịu liều đi tắt vào vàm sông Bồ-đề, tuy có nguy hiểm nhưng may ra có thể cứu kịp.
Bèn nói sao làm vậy, cả đoàn lại tiến phát.Nhưng khi lọt vào vàm thì bão đã nổi lên mỗi lúcmột mạnh.Hơn nữa, sông Bồ-đề thì nước cạn mà thân của Ông Nam lại quá vĩ đại.Tuy vậy, theo dấu cá mực, nó vẫn cố trườn, có lúc phải trườn trên bãi đầy cây tràm và cây đước,xây xát cả mình mẩy.Hồi này nó đang mang thai.Vì phải cố gắng dùng hết sức lực nên cái thai bị sảo.Cá bé ra đời đáng lý có thể sống được, nhưng vì nước cạn nên chẳng mấy chốc thì tắt thở.Tuy lòng đau như cắt và mệt hết sức, Ông Nam vẫn không bịn rịn, vẫn cố xuyên qua dòng nước để về cho kịp vàm sông Ông Đốc, nơi mình có trách nhiệm với dân chài.
Chẳng mấy chốc cả đoàn về được đến nơi.Bão khi ấy đang tung hoành dữ dội hết mức.Cá Ông vùng ngay ra khơi, chỉmột nhoáng nó đã đội chiếc ghe sắp bị chìm lên lưng đưa vào bờ.Dọc đường nó còn cứu được năm chiếc ghe khác đang vật vờ trong sóng biển.
Vì đuối sức,nên chuyến ấy Ông Nam bị đau đến mấy tuần.Biết được mọi việc xảy ra, Bồ-tát cũng vui lòng xá cho đoàn đệ tử tội tự ý rong chơi mà không bẩm báo.
Từ đó,dân chài vàm sông Bồ-đề lập miếu thờ đứa con vô tội của cá Ông đẻ rơi trong khi làm phậnsự.
Hiện nay cái miếu ấy vẫn còn, người ta quan gọi là miễu Ông Nam.Cả cái dòng nước mà ông vượt qua ngày nay đã bồi thành bãi,người ta cũng gọi là bãi Ông Nam.[10]

34.SỰ TÍCH ĐÈO PHẬT TỬ

Ngày xưa có bốn người đêm ngày đọc kinh niệm Phật, quyết tu cho thành đạo.Bốn người có bốn họ khác nhau: Hoàng, Trần,Lý, Lắm.Ba người đàn ông, riêng họ Lắm là con gái.
Sau hàng chục năm tụng kinh niệm Phật, ăn chay tu chí trongchùa, họ đều trở thành những Tăng Ni đắc đạo.Chọn được ngày lành tháng tốt,họ liền cùng nhau tìm đường lên núi Thiên Sơn để hóa Phật. Đường đi Thiên Sơn xa lắc xa lơ,thành thử họ phải đi ròng rã mấy năm trời mới tới nơi. Đến chân núi Thiên Sơn, cả bốn người đều mệt nhọc không sao tả xiết.Nhưng ai cũng nghĩ đã tu thân quyết chí đến được đây mà bỏ cuộc thì uổng quá!Nên dù trời đã gần tối, họ vẫn theo đường mòn để leo lên đỉnh núi.Khi tới đỉnh đèo, đêm đã khuya lắm, trời tối đen như mực,bụng đói cồn cào,họ đã kiệt sức, không đi tiếp được nữa.
Cái đói và mệt nhọc buộc họ phải dừng lại nghỉ,nhưng không ai chợp mắt nổi.Bỗngmột người trong bọn họ lên tiếng:
-Bây giờ nếu cómột cây gậy ước thì các bậc đàn anh muốn ăn gì nào?
Mọi người đã quá đói và mệt,nên họ không còn giữ gìn nữa, ai thích thứ gì dù những thứ người tu hành phải kiêng, nay cũng nói toạc ra.
Thoạt tiên người họ Trần nói:
-Tôi ước được chénmột bữa thịt chó, có đủ gia vị, cúc tần, riềng lát, rau mùi, húng chó…
Người họ Trần đang kể lể thì người họ Hoàng ngắt lời:
-Tôi mơ ướcmột bữa thịt trâu.Trâu càng già càng dai, nhai càng đã răng.
Người họ lý nói tiếp lời luôn:
-Tôi chỉ muốn bữa thịt gà luộc có lá chanh.
Sau cùng Ni cô họ Lắm nói:
-Tôi chỉ thíchmột nữa rau luộc cho mát, và húp cho đỡ khát thôi.
Sáng dậy, khi mỗi người đang chuẩn bị xuống đèo đi tiếp, thì cómột ông già râu tóc bạc phơ chống gậy từ chân dốc đilên, vẻ mệt nhọc, nhưng cất giọng sang sảng nói:
-Các ngươi ở đâu đến đây?
-Thưa cụ!Bầy Tăng chúng tôi đi tìm đường lên núi Thiên Sơn để hóa Phật đấy ạ.Dám mong cụ chỉ đường giúp cho.
Nghe xong câu trả lời, ông già nói:
Được,ta sẽ đưa các ngươi đến núi Thiên Sơn nhưng bây giờ các ngươi hãy nhổ nước bọt xuống lá xây xem đã.
Nói xong, ông già rút ra từ trong túi ra bốn cái lá Bồ-đề to như nhau, rồi đặt trước mặt cho từng người nhổ vào đấy.Bốn người nhổ xong, đều cảm thấy lợm giọng, ruột gan nao nao buồn nôn.Trong nháy mắt cả bốn người đều nôn tống nôn tháo.Quái lạ là đêm hôm qua ai ước ăn gì đều nôn ra thứ đó.Thấy ba người nào là thịt gà,thịt trâu, thịt chó, duy chỉ có Ni cô họ Lắm là nôn ra rau xanh. Ông già bèn nói:
-Chính đây là núi Thiên Sơn, các ngươi đã đến cõi Phật rồi.Nhưng nôn ra toàn là thứ kiêng kỵ, thì sao gọi là chân tu được.Các ngươi không thể hóa Phật được đâu.
Rồi ông già ngoảnh lại chỉ vào Ni cô họ Lắm nói:
-Người này cứ theo đỉnh chớp mà đi lên, chớ đi xuống, sắp tới nơi rồi.
Ni cô họ Lắm theo đường mà lên, rồi hóa thành Phật Bà Quan Âm.Phật Bà có nhiều phép lạ để trị bọn âm binh quấy nhiễu, giữ gìn phúc lành cho muôn dân.Ngày nay họ Lắm thờ Phật Quan Âm trong nhà và mỗi khi Tết đến cúng Phật Bà đều phải cómột cái bát canh rau.
Còn ba người kia xấu hổ vì không được hóa Phật lại mất bao công sức tu thân, nên buồn rầu mà chết ở giữa đỉnh đèo.Họ chết ở nơi hoang vắng đó, chẳng ai hay mà chôn cất, nên sau này người đời truyền nhau khi đi qua đèo đều phải mang theo nắm đất hay hòn đá ném vào chỗ đó để đắp thành mộ.Chỗ đất ấy người ta gọi là mô “Phật”.Từ đó mô “Phật”ngàymột cao lên và tên đèo được đổi thành đèo Phật Tử.[11]

35.SỰ TÍCH CON CHIM BÌM BỊP

Thuở ấy cómột ông thầy đã bốn mươi năm ròng rã ăn chay niệm Phật nơi cửachùa mà vẫn chưa thành chính quả.Ông ta bèn quyết chí khăn gói ra đi để hỏi Tiên Phật xem tại sao lại như vậy. Ông ta đi mãi, ròng rã đã sáu tháng trời.Một đêm nọ, đang ở trênmột ngọn núi cao nhìn xuống chân núi, ông thấy có ánh đèn le lói bèn lần theo ánh đèn tới nơi, thì ra đó làmột ngôi nhà lẻ loi giữa rừng.Nhà tu hành xin vào nghỉ trọ.Một người đàn bà ra mở cửa và nói chồng đi vắng không dám cho đàn ông lạ mặt ngủ trọ.
Vào lúc đó, ông chồng của bà ta về, trông mặt mũi vô cùng hung ác.Hắnmột mực đổ oan cho kẻ lạ mặt có ý sàm sỡ với vợ mình và đòi giết cho bằng được nhà tu hành.Nhà tu hành chắp tay kêu oan mà kể lểsự tình cùng gã đàn ông nọ.Nghe xong, gã đàn ông dịu sắc mặt,hỏi người tu hành:
-Ta đây giết đến bốn mươi mạng người rồi, đã sát hại nhiều sinh linh quá, không biết còn tu hành chính quả được nữa không?
Nhà tu hành liền an ủi:
-Con người ta tu cốt ở tấm lòng, nếu thực lòng hối cải thì tất là đấng thiêng liêng sẽ biết tới.
Không ngờ vừa nói xong, gã kẻ cướp bèn phanh ngực áo lấy dao moi tim mình đưa cho thầy tu, và nhờ ông ta chuyển tới Tiên Phật, nói xong liền tắt thở.Nhà sư đọc kinh siêu thoát cho gã đàn ông nọ, rồi lại khăn gói lên đường, mang theo quả tim của người vừa chết.
Nhà tu hành rời căn nhà lẻ loi ấy ra đi.Lúc này đang là mùa nóng.Trời nắng như thiêu như đốt.Ngày thứ nhất quả tim của người xấu số bắt đầu nặng mùi, nhà tu hành vẫn cứ gói kỹ lại mang đi.Ngày thứ hai, quả tim sinh giòi bọ, nhà tu hành vẫn kiên nhẫn mang đi. Đến ngày thứ ba thì mùi hôi thối nồng nặc, ruồi nhặng bay theo đen kịt.Không thể chịu được nữa, nhà tu hành bèn nghĩ bụng:-“Tu cái gì thằng kẻ cướp ấy, thôi ta quẳng nó vào bụi cây cạnh đường rồi đi tiếp”. Đi đượcmột đoạn nhà tu hành gặpmột ông cụ râu tóc bạc phơ nhưng mặt mày lại phương phi, hồng hào.Nhà tu hành bèn quỳ sụp xuống lạy rồi kể lể bao nhiêu công lao tu hành và đoạn đường vất vả, cùng ý định tới đây của mình.Cụ già đỡ nhà tu hành dậy và hỏi:
-Dọc đường có ai gửi gì không?
Lúc này nhà tu hành mới tỉnh ngộ, bèn quay lại tìm quả tim mình đã vứt đi.Tiếc cho phận mình sắp thành chính quả, nghe theo lời ông già,nhà tu hành trở lại loanh quanh tìm hết từ bụi này sang bụi khác và ngày này qua ngày kia mà chẳng thấy quả tim đâu.Cứ thếmột ngày nọ ông ta chết ở bụi rậm và biến thành chim bìm bịp.Màu lông của chim nửa nâu nửa đen giống như chiếc áo của nhà tu hành ngày xưa vậy.
Người ta cho rằng sở dĩ chim bìm bịp cứ bay hay rúc hết bụi cây này sang bụi cây khác là để tìm lại quả tim nọ.[12]

36.TRUYỀN THUYẾT VỀ TỔ SƯ HUYỀN QUANG

Vào thời nhà Trần, cómột người học trò trẻ tuổi ở xứ Bắc tên là Huyền Quang.Nhà chàng không đất cắm dùi, nhưng cha mẹ chàng thì cố công cố sức làm thuê làm mướn các nơi để nuôi con ăn học.Khi Huyền Quang đến tuổi lấy vợ, cha mẹ dạm chomột cô gái, conmột nhà khá giả trong vùng.
Trải mấy năm trời, chàng đã từng sêu tết và đi làm rể bên nhà vợ khá là vất vả.Cho đến ngày gia đình sắm sanh lễ vật xin cưới thì đột nhiên bên nhà gái trở mặt, trả lễ lại và từ hôn.Huyền Quang lấy làm buồn lòng vì thói đời tráo trở, chàng càng đau lòng hơn khi thấy cô gái ấy thuận lấy người cháu họmột viên An phủ sứ.
Sau đó,cha mẹ chàng lại tìm cho conmột đám khác, nhưng cuộc nhân duyên lần này cũng dở dang, chỉ vì nhà gái chê nhà trai không có mả làm nên, không phải là nơi nương tựa.Vì vậy cho đến năm hai mươi tuổi, Huyền Quang vẫnmột thânmột mình.
Từ khi thất vọng về đường tình duyên, Huyền Quang lại càng bấm chí về đường kinh sử.Năm hai mươi hai tuổi, chàng thi đậu ở trường thi quê nhà, rồi vào thi Đình đậu luôn Trạng nguyên.
Nghe tin Huyền Quang đậu Trạng, có mấy tay phú hộ ở quanh vùng bắn tin có con gái đến tuổi lấy chồng kèm theo cảmột tư cơ đồ sộ.Một ông quan lớn ở kinh kỳ cũng mời quan tân khoa về thái ấp mình để xem mặt cô con gái yêu tuổi vừa đôi tám.Tiếp đó, ngày chàng vào kinh bái mạng để nhận chức,một viên Nội giám đến gặp riêng chàng và rỉ tai:
-Hoàng hậu đang kén phò mã cho Công chúa đấy.Nếu quan Trạng muốn, thì việc tốt đẹp nhất định phải thành.
Thấy tình đời như vậy, Huyền Quang than:
Khó khăn thì chẳng ai nhìn,
Đến khi đỗTrạng tám nghìn nhân duyên.
Than đoạn, chàng nguyện suốt đời sẽ không lấy vợ.Thế rồi người ta thất chàng nhất quyết từ chối mọi hứa hẹn tốt đẹp.Nhưng cuộc đời danh vọng của Huyền Quang cũng không làm cho chàng vui lòng.Nhìn thấy những cảnh tượng xấu xa trong đám quan trường, chàng lại càng ghê tởm.Từ đấy Huyền Quang tỏ ra chán đời.Làm quan chưa được bao lâu, chàng đã đệ đơn lên vua xin từ chức để đi tu.Bấy giờ cha mẹ nàng đã nối gót nhau qua đời.
Vua không thể nào bắt ép chí của chàng được.Huyền Quang tu hành rất chăm chỉ.Chẳng bao lâu, chàng đã thông thuộc tất cả kho tàng kinh sách của nhà Phật.Rồi đó, nhờ có học vấn không ai bì kịp,Huyền Quang được nhà vua ban cho danh hiệu Quốc sư.Vua còn cho chàng trông nom viện Trúc Lâm và cho Trụ trì ởmột ngôichùa lớn cai quản hàng mấy nghìn Tăng Ni.còn ít tuổi như chàng được trở thànhmột bậc Giáo chủ, người đời bấy giờ coi là việc hiếm có.
Hồi bấy giờ vua Anh Tông mới lên ngai vàng.Thấy vị Tổ Trúc Lâm làmột người cón ít tuổi,Vua không tin là có thể chịu đựng nổisự diệt dục khổ hạnh. “ Cứ đưa đếnmột cô gái đẹp, nhất định thế nào thầy cũng sa ngã”.Nghĩ vậy,Vua có ý định thử xem đạo đức của vị trẻ tuổi này như thế nào.Nhân mấy ngày Hoàng hậu se mình, Vua cho triệu Tổ về kinh làm lễ cầu siêu.Sau mấy đêm ngày công việc cầu siêu đã xong, trước khi chàng trở vềchùa, Vua sai ban cho 10 lạng vàng để đền công khó nhọc.Huyền Quang không tiện chối từ, đành phải cầm lấy, nhưng chàng đâu có ngờ rằng cái bẫy đã bắt đầu giương ra để đợi người nhẹ dạ.
Thế rồi sau đó ít lâu,Vua chomột cung nữ nhan sắc xinh đẹp, tên là Điểm Bích, tìm cách đếnchùa, nơi Huyền Quang trụ trì, bảo phải quyến rũ cho bằng được.Vua còn dặn Điểm Bích phải làm sao lấy ở sư thầy ít nhất làmột lạng vàng đưa về làm tang chứng.
Lại nói chuyện Huyền Quang,hôm ấy nghỉ tạimột thiền trai cất trênmột ngọn đồi, cách viện Trúc Lâm chừng vài dặm. Đây làmột gian nhà nhỏ, rất tĩnh mịch mà Vua sai xây cho chàng để nghỉ ngơi sau những ngày giảng kinh mệt nhọc.Vào khoảng tắt mặt trời, chú tiểu đưa vàomột cô gái vẻ mặt hốt hoảng nhợt nhạt, áo xống tơi tả.
-Bạch thầy, người này bị cướp đuổi vừa gọi cửa kêu cứu.
Đó là Điểm Bích, lúc này đã cải trang thànhmột cô gái quê mùa.Nàng khóc sướt mướt,một hai xin nhàchùa cho ở trọ đêm nay.Nàng bịa ra câu chuyện bị côn đồ đuổi và phải chạy trốn vất vả như thế nào làm cho Huyền Quang không thể từ chối được.Cuối cùng theo lệnh của chàng, chú tiểu sắp xếp cho Điểm Bíchmột chỗ nghỉ ở phía ngoài thiền trai.
Sự việc vừa xảy ra làm cho Huyền Quang thấy trong lòng không được yên tĩnh.Chàng để cho chú tiểu đi nghỉ, rồi giở quyển kinh ra tụng niệm mãi tới khuya.Sắp sửa đặt lưng xuống giường, chàng bỗng nghe tiếng rên rỉ của người đàn bà.Chàng lại phải đánh thức chú tiểu dậy xem thử thế nào.Khi nghe nói người đàn bà muốn xin được vào nằm phía trong thiền trai, vì ở ngoài không ngăn đượcsự sợ hãi, Huyền Quang lấy làm bối rối.Nhà thì hẹp, chỉ có ba gian, nhân thân chỉ có hai thầy trò, các tăng chúng đều ở xa không tiện gọi.
Suy nghĩ giây lát, Huyền Quang bất đắc dĩ cho người đàn bà vào ở chỗ tiếp khách, còn mình thì lui vào trai phòng khóa cửa lại.Nhưng vừa chợp mắt đi đượcmột lúc, đã lại nghe tiếng rên rỉ ở phía bên ngoài.Chàng lại ngồi dậy, cầm lấy tràng hạt và quyển kinh. Nhưng khi bước ra khỏi trai phòng, qua ánh đèn dầu le lói, chàng đã thấy người đàn bà nằm lõa lồ trên bộ ván.Chàng bước vội trở vào và quyết định ngồi trên giường tụng niệm cho tới sáng để tránhsự cám dỗ.Không ngờ giữa lúc những tiếng tụng niệm vừa cất lên thì Điểm Bích ở đâu đã sán lại ngồi bên cạnh chàng, nói những câu cảm ơn nhưng lại xen vào nhiều lời khêu gợi.
Biết người đàn bà này đến đây có mục đích không lương thiện, Huyền Quang liền nghiêm nét mặt lại:
-A-di-đà-Phật.Nàng là ai? Tại sao tìm đường vào đây để quấy rối những người tu hành?Nếu không mau mau cải tà quy chính, ta sẽ hô hoán lên cho mọi người đến cầm lá dắt ra khỏi tu viện.
Thấy Huyền Quang không phải là hạng người dễ quyến rũ, Điểm Bích đành phải thay đổi thái độ.Nàng chuyển sang bộ mặt rầu rĩ và bịa ra câu chuyện để gợi lòng trắc ẩn.
-Thiếp vốn là con nhà thế phiệt.Bố thiếp làm quanmột huyện ở vùng biển.Mùa tháng năm vừa rồi, nhân đi thu thuế được ba nghìn quan, cho dân phi đài tải về kinh.Không ngờ bị bọn cướp đường đón lấy mất cả.Quan trên thương tình cho khất đến cuối năm.Hiện nay bố thiếp thu góp tư trang mới được chừngmột nữa.Bởi vậy thiếp phải đi khắp đó đây xin các nhà từ thiện, kẻ ít người nhiều để bù vào số thiếu.Hôm nay đánh bạo đến đây xin Hòa thượng rũ lòng thương xót, quyên cấp cho ít nhiều.Nhưng thấy cảnhchùa tôn nghiêm, nếu nói thật chưa chắc đã được, vì vậy phải dùng mẹo nhỏ để gặp Hòa thượng, sau đó mới tỏ bày mục đích.Dám xin Hòa thượng mở lượng hải hà cứu vớt lấy bố thiếp và cả nhà thiếp.Thiếp nguyện đưa thân nữ tỳ hầu hạ suốt đời.
Nghe nàng sụt sùi kể lể, Huyền Quang không ngăn được cảm động.Chàng vội trả lời:
-Nàng đừng có lo lắng gì cả.Ngày mai ta sẽ tiến triều,tâu với Vua xin tha tội cho cha nàng.
Sợ Huyền Quang về triều thì việc của mình không đạt, Điểm Bích lại nói:
-Bạch Hòa thượng, việc của bố thiếp còn may là chưa đến tai Thánh thượng.Hòa thượng về tâu giúp cho thật là công đức vô biên, nhưng thiếp không muốn vì việc nhà thiếp làm phiền Hòa thượng phải xuống núi nhọc sức.
Huyền Quangsực nhớ tới mười nén vàng của Vua còn bày ở trai phòng.Chàng vội lấy ra đưa cho người đàn bà mà rằng:
-Ta biếu nàng tất cả,nàng đưa về mà chuộc tội cho cha!
Lại nói chuyện khi trở về cung,Điểm Bích liền nộp mười nén vàng và tâu dối với vua rằng mình đã cám dỗ được con mồi. Để vua tin, nàng còn đọc lênmột bài thơ yêu đương nói là của Huyền Quang đã ngâm tặng mình trước khi phá giới:
Vằng vặc trăng mai ánh nước,
Hiu hiu gió trúc ngâm sinh.
Người vừa tươi tốt, cảnh vừa lạ,
Mâu Thích Ca nào chẳng hữu tình.
Nghe xong câu chuyện và nhìn thấy mấy nén vàng, nhà vua thở dài hối hận:
-Chao ôi! Bậy quá!Ta đã làm hạimột vị tu hành trẻ tuổi.Tự dưng vô cớ đi gài bẫy, nhất định con chim khó thể tránh được.Biết làm thế nào bây giờ?
Nghe nói thế,một viên quan ghé vào tai Vua hiến kế:
-Tâu Bệ hạ,xin Bệ hạ cho thiết lậpmột lễ cúng Phật, dọn toàn cỗ mặn rồi mời Thầy về làm lễ.Nếu quả là Thầy còn trong sạch thì chư Phật sẽ độ cho cỗ mặn hóa ra chay, nhược bằng đã hư hỏng rồi thì chẳng bao giờ được độ.
Vua cho là phải, bèn hạ lệnh cho gọi Huyền Quang về triều để chàng làmmột lễ chay trọng thể vào dịp rằm thánh bảy sắp tới.Vua còn bắt quân hầu dựngmột đàn tràng nguy nga, các rạp đều trần thiết toàn bằng lụa hoàng quyến.Trái hẳn với tục lệ nhàchùa, hôm bước vào chính lễ,Vua ra lệnh cho giết bò và lợn, dọn toàn cỗ mặn.
Khi sắp bước vào rạp, Huyền Quang biết nhà vua cố ý làm nhục mình.Các mâm cỗ mặn tanh tưởi bày trên đàn kia, nếu không phải làmộtsự xỉ vả thì còn gì nữa.Lụa hoàng quyến nói lái lại rõ ràng ám chỉ hai tiếng “Huyền Quang”.Chàng bèn ngửa mặt lên trời lớn tiếng khấn:
-Kẻ đệ tử này nếu có điều gì bất chính,xin chư Phật cho đày xuống A-tì địa ngục,còn nếu không thì xin cho những cỗ mặn kia hóa thành chay tất cả!
Tự nhiênmột trận gió mạnh nổi lên, cát bụi mù mịt, trời đất tối sầm cả lại.Một chốc gió tan,mọi người nhìn lên đàn tràng,lạ thay,tất cả các mâm cỗ mặn đều biến thành cỗ chay tinh khiết thơm thơ,mọi mùi tanh tưởi đều đã bị quét sạch từ bao giờ.Huyền Quang thủng thỉnh bước lên đàn tràng giữa tiếng reo hò của Chúng Tăng và mọi người.Vua Anh Tông được tin ,lập tức ra lệnh bắt Điểm Bích bỏ ngục để chờ ngày phán xử,rồi xa giá tới gặp Huyền Quang tạ lỗi.Câu nói đầu tiên của Huyền Quang là xin vua tha tội cho Điểm Bích.[13]
Khảo dị 1:
Theo lời kể củamột số người Bắc Ninh khác thì phần sau câu chuyện có khác với truyện vừa kể:
Hồi ấy nhà vua ngự giá đi chơi có tặng Huyền Quang hai mươi lạng vàng.Việc nhận vàng làm cho nhà vua nghi ngờ tấm lòng cao thượng của Huyền Quang.Lúc về cung Vua cho gọi các phi tần, cung nữ xem ai có thể nhận nhiệm vụ thử thách vị tổ trẻ tuổi.Khôngmột ai chịu đi cả.Sau cùng có Công chúa thứ ba-một cô gái học giỏi-nhận lời.Cũng như truyện trên,Công chúa cải trang tìm đếnchùa,bịa ra câu chuyện cướp đuổi,xin trọ.Huyền Quang cho ở phía ngoài.Sự khiêu khích lần đầu của Công chúa không có hiệu quả.Trongchùa,Huyền Quang tụng hết quyển kinh này sang quyển kinh khác.Ngoài này, Công chúa dùng bút giấy ghi chép tất cả.Sáng hôm sau,Huyền Quang lục thúng khảo của Công chúa thấy những bản ghi chép không xót câu nào thì ngạc nhiên tưởng là tiên,bèn xiêu lòng.Sau đó Công chúa xin về,trong thúng có hai mươi lạng vàng của Huyền Quang tặng.
Vua có đủ chứng cớ, cho đòi Huyền Quang về bắt làm tờ tự thú.Có câu:
Tụng ba mươi sáu quyển kinh,
Bụi trần chưa sạch,tơ tình còn vương.
Nay nhờ ơn lệnh quân vương,
Rộng dung ân xá đội ơn nghìn trùng.
Các quan đều quỳ lạy xin tha cho Huyền Quang.Một người hiến kế cho vua như trên đã kể.Nhưng phép của sư còn thiêng,bao nhiêu cỗ mặn đều hóa chay cả.Vua tha cho, nhưng Huyền Quang cũng không được thành Phật.Có câu ngạn:”Từ Thức tu không thành tiên, Huyền Quang tu không nên Phật”.[14]
Trong sách “Huyền Quang Hành”[15]có kể truyện Huy Huyền Quang,nội dung tương tự với lời kể trên Đại thể là:
Sư Huyền Quang nổi tiếng chân tu, được vua Trần Minh Tông kính trọng,ban mười lạnh vàng.Nhưng sau đó Vua sai Nguyễn Thị Bích đi thử,dặn lấy cho được vàng làm tin.Lúc đầu Sư cự tuyệt không cho vào,nhưng vì nàng dùng lời nói khéo khẩn cầu, nên Sư cho ở phía ngoài Tăng phòng. Đêm khuya gió mát, trăng sáng như ban ngày.Sư ngủ không được,bèn đi tản bộ quanhchùa, thấy khách hơi lõa lồ,bèn bỏ đi.Nhưng rồi Sư lại trở lại, không giữ được lòng nữa,bèn làm thơ tỏ tình. Đến lượt cô gái cự tuyệt,khiến Sư phải cho vàng mới xong.Thấy vàng, Vua bèn gọi Sư về bày đàn thuyết pháp.Trông thấy bức màn bằng lụa quyến nhuộm vàng,Sư nói: “Hoàng quyến nhuộm sắc tức là ta”. Đoạn sau, không có chuyện cỗ mặn hóa thành chay.[16]Còn có câu ca truyền lại:
Dù mà cạn nước Bình Than,
Rửa làm sao sạch tiếng oan cho thầy.[17]
Về nàng Điễm Bích, cũng có truyện riêng:
Tương truyền nàng là conmột người đàn bà ăn xin ở huyện Đường Hào (Hải Dương).Sinh ra không có cha, người mẹ đem nàng chomột nhà giàu làm con nuôi,mang tên là Tam Nương (nàng Ba) và được theo đòi bút nghiêng.Dần dần học rộng, giỏi thơ văn, được vua Trần Anh Tông kén làm cung nữ, có lúc Vua vì trọng tài gọi nàng là “gái thần đồng”.Vì vu oan cho Huyền Quang, Điểm Bích sau đó bị giáng làm nữ tỳ hầu ởchùa trong cung Cảnh Linh.[18]Trong “Vũ Trung tùy bút”, Phạm Đình Hổ có nói rằng, hồi còn bé ông có được nghe kể chuyện về Điểm Bích và người ta còn đào được mộ nàng.
Khảo dị 2:
Truyện kể về vị Tổ thứ ba của chi phái Trúc Lâm là nhà sư Huyền Quang (tên thực là Lý Đạo Tái),có đoạn kể lại việc vua Trần thử tháchsự trì giới của nhà sư như sau:
“Khi ấy Sư sáu mươi tuổi.Một hôm nhà vua bảo thị thần và Tăng đạo rằng:
-Người ta sống ở trong trời đất, mang khí âm, ôm khí dương, ăn thì thích vị ngon, mặc thì thích màu đẹp, ai nấy đều có tình dục.Bọn chúng ta mà ngăn hãm cái mặt ham muốn ấy chính là có thể dốc lòng phụng đạo, như thế đã đành đimột lẽ vậy.Cớ sao vị Lão tăng Huyền Quang từ trước đến nay, chỉ cómột lẽ sắc sắc không không, như nước chẳng gợn sóng, như gương chẳng bụi mờ. Đó là vì ngăn hãm tình dục chăng?Hay là vì không có tình dục chăng?
một viên quan từ bên cạnh tâu rằng:
-Vẽ hổ chỉ vẽ được da, khó vẽ được xương.Biết người chỉ biết được mặt, khó biết được lòng.Xin hãy thử để xem như thế nào là đúng.
Nhà vua nhìn xem ai, thì đó làmột học sĩ trẻ, Lưỡng quốc Trạng nguyên, họ Mạc tên là Đĩnh Chi.Nhà vua cho ý kiến là phải.Bèn im ắng không hề động đạc, không lộ góc cạnh, ngầm có ý chọn lấy trong đám cung nữmột người dưới hai mươi tuổi, có cái nõn nà như Phi Yến[19],có cái đẹp khéo như Điêu Thuyền[20].Cómột cung nhân tên là Điểm Bích, hiệu là Tam Nương…Nhan sắc rất đẹp,tính lại ham học,cửu lưu tam giáo không có cái gì là chẳng thông hiểu…Điểm Bích khi tuổi mới lên 9, đã được tuyển vào trong cung làm nữ cung nhân…Thơ trường thiên ngũ ngôn cứ mở miệng là thành chương, thơ quốc ngữ lại càng giỏi…Nhà vua khen rằng đó là nữ thần đồng…Khi ấy nhà vua triệu vào nội điện,ban cho bút trát và bảo rằng:
-Ông sư ấy vốn không có sắc dục, tính nết cương phương, giới hạnh rất cao.Nàng có nhan sắc, giỏi ngôn từ,lại thông kinh sử.Nàng hãy đến thử thách ông sư ấy, nếu thấy động tình quyến luyến thì dỗ dành xin được vàng mang về đây làm chứng cớ.Nếu dối trá thì có tội đấy.Nàng phải kính cẩn mà làm theo ý chỉ này của trẫm.
Thị Bích nhận lệnh chỉ của vua ra đi, đem theomột nữ tỳ. Đến (chùa) Vân Yên, vào gặpmột bà vãi già,khai quê hương và căn cước, xin xuất gia tu hành học đạo, nhờ gửi lời lên Quốc sư (Huyền Quang).Bà vãi già thường sai Thị Bích sớm chiều dâng nước chè lên Quốc sư.Sư thấy con người này khi động khi dừng,có cái vẻ Hằng Nga trên mặt trăng lả lơi với gió,không phải là hạng Phật tử cầu đạo, bèn sai Tăng Ni chuyển lời trách bà vãi già,truyền bảo nàng Thị Bích quay về nhà đi lấy chồng, lập sinh nghiệp, đợi khi về già thì sẽ lại cho đến học đạo.
Thị Bích thấy Sư nghiêm túc,khó chuyển lay, bèn nói với Tăng Ni rằng mình vốn con nhà quan,cha thu thuế đem về kinh nộp bị mất trộm hết cả tiền, đương lo phải tội nàng phải đi khuyến giáo lấy tiền cứu cha.Nay xin vâng lời ra về,nhưng mong được giúp đỡ.Tăng Ni thưa với Huyền Quang.Sư bèn cho nàngmột dật vàng để góp vào số tiền mà nàng cần có để giúp cha đền vào công quỹ.Và Thị Bích được vàng,bái biệt để về.
Về đến kinh, vào gặp vua, quỳ tâu rằng:
-Thiếp vâng ý chỉ của Bệ hạ đi thử Quốc sư Huyền Quang. Đếnchùa Vân Yên, ở nhờmột bà vãi già, tự xưng là con gái nhà dân, xin được học đạo tôn sư.Bà vãi già sai thiếp dâng nước chè lên cho Sư. Được hơnmột tháng,Sư không hề nhìn, liếc,hỏi han gì cả.Một hôm vào buổi tranh tối, tranh sáng,Sư lên tụng kinh, đến canh ba,Sư và Tăng Ni ai nấy về phòng mình để ngủ.Thiếp bèn đến cạnh phòng của Quốc sư để nghe xem động tĩnh, thì thấy Quốc sư ngâm bài lệ rằng:
“Vằng vặc giăng mai ánh nước,
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh.
Người hòa tươi tốt, cảnh hòa lạ,
Mâu Thích Ca nào thửa hữu tình”.
Ngâm đi, ngâm lại mãi.Thiếp bèn vào tăng phòng, từ biệt Sư để về nhà thăm cha mẹ, hẹn sang năm sẽ quay lại học đạo.Sư bèn giữ lại ngủmột đêm,rồi cho thiếpmột dật vàng.
Nhà vua nghe lời tâu thì bực bội, không vui mà nói rằng:
-Việc này nếu quả có thực thì đó là vì ta giăng mắc lưới vây ở cửa tổ chim mà bắt chim vậy.Nếu việc không có thực thì Quốc sư khó tránh khỏi phải chịu đựng mối ngờ đối với người sửa dép vườn dưa vậy.
Bèn mở hội Vô Già ở phía tây kinh thành, cho mời Sư đến,giao cho giữ ngôi mật án pháp trong lễ hội ấy.Cà-sa,y bát,pháp khí, tất cả đều đem ra dùng; đồi mồi, vàng bạc, châu báu la liệt đem ra trang hoàng.Sư thấy vua mời, bèn về kinh thành yết kiến.Hôm sau, sáng sớm, Sư đến đàn làm lễ.Bốn đàn lễ đều căng lụa quyến vàng,tạp vật thuộc các loại, đèn hương của sáu lễ cúng đều bày biện đầy đủ cả.Sư đã biết bữa trước bị nhà vua sai cung nữ đến thử mình,ngẩng mặt lên trời than thở, lên đàn ba lần, đứng trống trải giữa đàn,vọng bái hiền thánh mười phương, tay trái cầm bình ngọc trắng, tay phải cầm cành liễu xanh, miệng thầm niệm chú,rưới nước phép từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, khắp đàn làm lễ.Bỗng thấymột đám mây đen từ phương tốn hiện lên,bụi cát bay che mù mịt cả bầu trời, chỉmột lát lại tan hết.Tất cả các tạp vật trên đàn làm lễ đều bay đi mất sạch,chỉ đèn hương của sáu phép cúng là còn lại mà thôi.Các đạo tràng và tất cả mọi người xem hội đều kinh sợ, thất sắc.Vua thấy phép của Quốc sư thông cảm đến cả trời và đất,bèn rời chiếu lễ, đến lạy tạ lỗi trước Quốc sư.Vua giáng Thị Bích làm phu quét rửachùa Cảnh Linh ở trong cung.Từ đó càng thêm tôn kính nhà sư, gọi là Tự Pháp,nghĩa là người nối dõi Phật Pháp”.
(Văn học VN-Đinh Gia Khánh chủ biên-NXB.GDXH-2001)
Khảo dị 3:
Sau đây là thêmmột số truyền thuyết về Tổ Huyền Quang.
A.Câu chuyện nàng Điểm Bích với Sư Huyền Quang chỉ là dã sử lưu truyền…
Theo chuyện kể của Đỗ Đình Thọ thì đây là: “Nghi án văn chương vềmột thiên tình sử”.
Vềsự thật của mối tình ấy, không ai kết luận được.Có điều lạ là có người đời vẫn không quên nàng.Nhà thơ Phạm Đình Hổ kể rằng:Vào thời Cảnh Hưng (1970), mộ nàng Điểm Bích ở làng Hoạch Trạch (huyện Cẩm Bình),khi đào lên thấy áo quan vẫn còn sơn son y nguyên.Mở ra xem, trong quan đầy nước trong veo,hương thơm ngát mũi, liền đậy lại.Nên có nhiều nhà thơ ca ngợi nàng…Trong đó có bài của Nhữ Công Chân:
Tăng hương tiêu phòng,khoa yểu điệu
Khước lai sơn tự,bạn không thiền.
Nghĩa là:
Phòng khuê thuở trước từng khoe đẹp
Chùa núi sau này, tựa cảnh không…
Về sau Binh bộ Thượng thư Ninh Tốn khi qua Yên Tử đã để lại vần thơ viếng nàng, đầy lòng thương cảm…
Bích nương từ buổi biệt sơn môn,
Muôn thuở còn ghi, nỗi tủi hờn.
Muốn mượn xạ lan,xông cửa Phật.
Đâu ngờ cây đá,khóa thiền quan.
Giai nhân không sức, gây nền Pháp,
Nước tịnh hiềm chi, giả sắc oan
Du khách bồi hồi, tìm dấu cũ
Giã từ chẳng giữ, chút hương tàn…
Vậy còn mối tình của nàng với Huyền Quang với chủ mưu là tìm cách tỏ tình với Huyền Quang,nhưng luôn bị Huyền Quang lảng tránh.
Một hôm thấy Điểm Bích đang trầm tư ngồi thêu bên cửa sổ, Huyền Quang tức cảnh sinh tình làm bài thơ:
Giai nhân tứcsự,
Nhị bát giai nhân, thích tú trì
Tử Kinh hoa hạ, chuyển hoàng ly
Khả liên vô hạn, thương xuân ý
Tân tại đình châm,bất ngữ thi.
Dịch thơ:
Mười sáu giai nhân, bỗng ngập ngừng
Đôi oanh thỏ thẻ, gốc hồng nhung,
Chạnh niềm tâmsự, thương xuân quá…
Mũi chỉ đường kim, khoảng khắc dừng…
Đọc thơ của Huyền Quang, Điểm Bích sung sướng thấy ông là vị sư có tâm hồn phóng khoáng, nhập thế, yêu đời thương người…nên nàng lại tìm cách tỏ tình, nhưng Huyền Quang vẫn cứ im lặng.Nàng bực mình làmmột bài thơ tỏ vẻ khiêu khích…(đã dẫn ở trên).
Xem thơ Điểm Bích, Huyền Quang gật gù tỏ ý khen…Điểm Bích lại tiếp tục tỏ tình, để tỏ tài chinh phục.Nhưng rồi Huyền Quang vẫn cứ mô Phật, lặng im.Tức quá, nàng bèn nghĩ kế đánh lừa (như truyện đã nêu).
Như vậy thực hư thế nào…chỉ có Huyền Quang và Điểm Bích mới biết.
Theo xu hướng bảo vệ danh dự cho Đệ tam Tổ Trúc Lâm, nhân dân thời đó đã đặt ca dao để minh oan cho Ngài:
Dù cho tát cạn Bình Than,
Cũng không rửa được nỗi oan cho thầy.
B.Sự tích về Huyền Quang
Cũng tại nơi đây, năm Quý Sửu (1313),khi ông Trụ trì tạichùa Vân Yên, đã để lạimộtsự tích.
Một hôm,vua Anh Tông bảo quần thần và Tăng nhân rằng: “ Người ta sinh ra ở đời ăn của ngon, yêu sắc đẹp, người nào cũng có lòng dục.Chúng ta vì dốc lòng học đạo, mà phải ức chế, nhưng cũng chỉ đượcmột phần mà thôi.Nay xét Lão tăng Huyền Quang, theo lẽ sắc sắc, không không, yên lặng như nước không sóng, trong sáng như gương không bụi, như thế làsự ức chế được lòng dục, hay không có lòng dục?”Học sĩ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi tâu: “Hoạ hổ họa bì,nan họa cốt.Tri nhân tri diện,bất tri tâm (Nghĩa là:vẽ hổ, vẽ da,khó vẽ được xương.Biết người ,biết mặt, không biết được lòng dạ thế nào.)Hãy cho thử xem,thì mới biết hay dở.”Vua nghe theo.
Bấy giờ trong triều cómột cung nữ đang tuổi thanh xuân, tài sắc hơn người.Quê nàng ở huyện Đường An,mẹ nàng góa chồng từ khi còn trẻ.Bà đếnchùa Quỳnh Lâm lễ Phật, đêm ngủ lại chốn Thiền môn, có người đàn ông không quen biết, đến gian díu.Sau đấy bà có thai, sinh con gái,dân gian gọi là em bé Quỳnh Lâm.Em lớn lên, ngày càng xinh đẹp, thông minh và ham học.Chín tuổi được tuyển làm cung nữ, vua khen là nữ thần đồng, đặc biệt có tài thơ Nôm.Người đó là Điểm Bích.Vua chọn Điểm Bích là người kiểm nhiệmsự chân tu của Huyền Quang.Trước lúc nàng ra đi, Vua dặn: “Phải lấy được thỏi vàng của Huyền Quang, nếu Lão tăng còn tình dục”.
Từ kinh thành Thăng Long, Điểm Bích ra đi cùngmột tiểu tỳ.Trèo đèo,suối mấy lần,nàng đến đượcchùa Vân Yên,xin ở nhờmột vãi già,lấy cớ xuất gia học đạo.Ngày ngày nàng mang nước đến chỗ Huyền Quang.Hy vọng với sắc đẹp rực rỡ,dáng điệu uyển chuyển của nàng sẽ làm thức dậy cuộc sống trần tục của Lão tăng.Qua nhiều lần tiếp xúc,Huyền Quang như không để ý đến người con gái xinh đẹp, dịu dàng, nhưng ông cũng hiểu nội tâm nàng.Ông khuyên Điểm Bích hãy trở về, khi nào cao tuổi mới tu được.Con người thông minh như Điểm Bích không cam chịu thất bại.nàng bèn nghĩ ramột kế.
Một hôm,nàng tự xưng là con quan Tri huyện Cẩm Hóa,cha nàng mang mười lăm cân vàng đi nộp công khố, không may bị kẻ gian lấy cắp,may nhờ người thân giúp đỡ đã gần đủ.Nay muốn nhờ Lão sư phát tâm làm phúc cho chút đỉnh, để nàng trọn đạo với cha,nếu không cha nàng sẽ mang tội.Huyền Quang nghĩ rất thương tình,bèn nói với các Tăng Ni: “ Ta nhân vì người này, để mang quảng đức hiếu sinh của Hoàng đế và làmmột lương đồ cứu khổ cho dân chúng”.Một tiểu Tăng nói: “Pháp luật là công cộng của thiên hạ.Kẻ có của không biết giữ cẩn thận, theo pháp luật mà trị là điều lệ công.Nay ta đem vàng công đức để lấy ơn riêng, vậy có nên chăng?”.Lão tăng thấy nói thế cho là phải,song vẫn lấymột nén vàng của riêng mình cho Thị Bích.
Lấy được vàng, Điểm Bích trở về kinh đô,dựng lênmột chuyện hoàn toàn khácsự thật.Nàng tâu vua: “Một hôm sư lênchùa tụng kinh, đến trống canh ba, sư cùng các Tăng Ni về phòng ngủ.Thần thiếp đến bên cạnh phòng của sư xem sư làm gì.Thấy sư ngâmmột bài kệ rằng:
Vằng vặc trăng soi đáy nước,
Hiu hiu gió trúc ngâm sênh,
Người hòa tươi tốt cảnh hòa lạ,
Mâu Thích Ca nào, thử hữu tình…
Sư ngâm nga mấy lần, thần thiếp thấy sư còn thức, vào phòng xin phép sư về thăm cha mẹ, sang năm lại đến học đạo.Sư giữ thần thiếp lạimột đêm, và chomột nén vàng”.
Nghe xong,Vua uất ức nói: “ Nếu việc ấy có thật, thì ta đã đạt được mưu kế là giăng lưới bắt chim.Nếu việc ấy không có, thì Lão tăng cũng không tránh khỏi bị nghi ngờ qua ruộng dưa mà sửa giày”.
Thấy Vua nói thế, Thị Bích chột dạ! Nhất là sau đó ít lâu,sự việc nàng tâu trình lộ ra.Thị cảm thấy trong cung mọi người muốn xa lánh Thị…Thực ra người khen nàng cũng có,là có tài đánh gục được Lão tăng về tình đời…nhưng người chê và nghi ngờ việc làm của Thị thì nhiều…khiến nàng rất ân hận,và tâm trạng bất an, chưa biết giải thoát bằng cách nào…
Cũng thời điểm đó,Vua sai mở hội Vô Già ở phía tây kinh thành, mời Huyền Quang về làm án pháp.
Sư về đến Thăng Long, thấysự thể, biết mình đã bị lừa…Sư ngửa mặt lên trời than vãn, lạy ba lần, cúi xuống đất, lạy ba lần, rồi lên lễ đàn, đứng vọng bái mười phương.Vua thấy hình pháp của Sư còn “thông thấu lòng người, cùng trời đất”…
Bỗng phía cuối đàn, nơi cung tần chầu lễ, có tiếng khóc nấc lên…Vua cho quan Thái Giám tới hỏi nguyên do…Sau đó Vua được biết: đó là tiếng khóc hối hận của Thị Bích,sự việc của Lão tăng không phải như vậy, nay Thị Bích xin tự thú vềsự việc tâu trình saisự thật của mình…chỉ xin vua tha tội chết.
Vua liền lên đàn xin lỗi Sư và ra lệnh giáng Thị Bích làm người quétchùa Cảnh Linh trong nội điện…
Sau vụ giải oan ở Thăng Long, Huyền quang trở lại vùng Đông Bắc tiếp tục tu hành,viết sách và giảng đạo.
Kể rừ sau khi Pháp Loa tịch diệt,sự nghiệp Thiền phái Trúc Lâm do Huyền Quang chủ trì và trở thành vị Tổ thứ ba của Thiền phái này.
Để ghi nhớ công ơn, đời sau đã đúc tượng Trúc Lâm Tam Tổ ngự trên tòa sen:
Pho ngự ở giữa, đức vua ta,
Bên trái là tượng ngài Pháp Loa
Huyền Quang tay phải, Đệ tam Tổ,
Tấm lòng nhân ái, tỏa bao la…
Sau đó Huyền Quang về tu ởchùa Thanh Mai (huyện Chí Linh) sáu năm,rồi vềchùa Côn Sơn, lập đài Cửu Phẩm Liên Hoa,biên tập nhiều kinh sách truyền lại cho đời sau.
Ngày 20 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334) Lão tăng viên tịch tại Côn Sơn, hưởng thọ 81 tuổi.Vua Trần Minh Tông cho mười lạng vàng xây tháp cho Lão sư ở phía tả (sauchùa Côn Sơn) đặc phong tự pháp Huyền Quang Tôn giả.
C.Ba huyền thoại về Tam Tổ Huyền Quang
Thứ nhất:Thân phụ Ngài là Huệ Tổ, dòng dõi nhà quan, nhưng đến đời ông thì không thích công danh, chỉ thích ngao du sơn thủy, tuy có công dẹp giặc Chiêm Thành, nhưng không nhận làm quan.Thân mẫu Ngài họ Lê là người hiền đức.
Năm Ngài sinh, ở phía Bắc gần nhà, cóchùa Ngọc Hoàng,một hôm thầy Trụ trì ở đó là Thiền sư Huệ Nghĩa, tối tụng kinh trênchùa xong, về tại phòng ngồi nghỉ, chợt ngủ thiếp đi, mộng thấy, trênchùa đèn nến sáng trưng, Chư Phật hội tụ rất đông…thấy Phật chỉ Tôn giả A Nan bảo: “ Người thách sinh làm pháp khí cõi Đông”.Chợt có người gõ cửa, Thiền sư chợt tỉnh giấc, liền làm bài kệ viết lên váchchùa: (Bản dịch)
Người mà vì đạo, chớ tìm đâu,
Phật vốn tâm mình, tâm Phật sâu
Mộng thấy điềm lành, là ảnh hưởng
Đời này ắt gặp bạn tâm đầu…
Có sách nói “Thuở nhỏ Ngài dung nhan kỳ lạ, ý chí xa vời”nhưng có điều nói rằng kỳ lạ thì hoặc là đẹp hay là không có sắc diện như người bình thường.
Nên đến năm Ngài hai mươi mốt tuổi, thi đỗ Trạng nguyên.Cha mẹ có dạm hỏi vợ cho Ngài, nhưng chưa cưới…sau khi thi đỗ, nhà Vua định gả Công chúa cho,Ngài từ chối, nên có chỗ nói rằng:tuy có dạm hỏi, nhưng không được người ta ưng thuận, nên Ngài hơi buồn.Vì thế khi thi đỗ,Vua định gả Công chúa cho, Ngài từ chối và than:
Khó khăn thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ Trạng, tám nghìn nhân duyên
Thứ hai:Khi bị nạn Cung phi Điểm Bích ( như truyện kể phần trên)cósự thần bí trong cầu cúng…
Chuyện rằng:Sư thấy sứ thỉnh,liền về triều yết kiến.Sơm hôm sau,sư vào đàn tràng thấy bốn bên bọc lụa vàng, trên bàn bày các tạp vật cùng hương đăng hoa quả.Sư biết là do cung nữ thử mình ngày trước,liền ngửa mặt lên trời than thầm, lên xuống đàn ba lần ,rồi đứng giữa đàn vọng bái thánh hiền mười phương.Tay trái cầm bình bạch ngọc, tay phải cầm nhánh dương xanh mật niệm và tẩy tịnh trong và ngoài đàn tràng.Bỗngmột đám mây đen từ phía Đông Nam ùn ùn kéo tới, bụi bay mù mịt ngất trời,một lát thì dứt.Lạ thay!Các thứ tạp vật bị gió cuốn đi hết, chỉ còn lại hương đăng lục cúng.Các đạo tràng và những người xem hội, ai nấy thất sắc kinh hoàng.
Vua thấy hạnh pháp của Sư thấu đến trời đất, liền rời chỗ ngồi lạy xuống để tạ lỗi Sư,rồi phạt Điểm Bích.
Từ đó vua càng tôn kính và gọi sư là Tự Pháp.
Thứ ba:Sự kỳ lạ của quyển Tổ Gia Thực Lục (là quyển sách trong gia tộc viết về Ngài).
Khi quân nhà Minh sang xâm chiếm nước ta, gom hết sách đưa về nước ( trong đó có quyển Tổ Gia Thực Lục).Viên quan đó để trong nhà,một hôm thấy Ngài Huyền Quang hiện lên, bảo đem trả quyển sách đó cho Việt Nam, nhưng rồi ông chết.
Sau này cómột vị quan Việt Nam sang sứ Trung Hoa thì người cháu bốn đời viên quan kia trả lại quyển sách và kể lại chuyện trên…
(Sự tích Tam Tổ Trúc Lâm của Nguyễn Thi-Hội Văn nghệ Uông Bí tái bản lần thứ 7).

37.SỰ TÍCH NHÀ SƯ VÀ CÁ KÌNH

Một nhà sư trụ trì đã lâu năm mà chưa thành chính quả.Một hôm mộng thấy thần linh bảo phải đi đến nước Phật để tìmmột câu tụng niệm,rồi tự mình tụng lấy thì đắc đạo.Sư ra đi vớimột đám đệ tử.Nhưng đường xá gian nguy,các đệ tử rơi lại dọc đường,cònmột mình Sư vẫn không nản chí. Đến bờ biển Đông không có thuyền bè nào dám chở.Một con cá kình ngẫu nhiên qua đó ghé cho Sư lên.Biết sư đi tìm Phật,Cá nhờ hỏi Phật chomột câu.Sư ta nhận lời(nhưng như vậy là phạm lỗi vì đáng lý phải ngậm thinh).Cá nói mình đã sốngmột nghìnmột trăm năm nay và gần đây để chuộc lỗi lầm cũ,không hề ănmột con tép nhỏ,không hiểu sao chưa thành chánh quả.Sư sợ cá bỏ mình dọc đường (ý nghĩ đó là phạm lỗi lầm thứ hai),nên tuy biết không thể hỏi được nhưng hứa liều (phạm lỗi lầm thứ ba).Cám ơn Sư, Cá chở đến tận bờ. Đến nơi, Sư nhận được của Phậtmột cuốn kinh, trong đó có câu tụng niệm, nhưng vì lỗi lầm làm mờ ám,Sư chỉ đọc được câu đầu sách và lập đi lập lại: “Nam-mô A-di-đà Phật”.Sau đó Sư bỏ kinh vào đãy ra về.Đến bờ biển gặp con Cá kình cũ,Sư lại trèo lên lưng cho nó chở về. Đến nơi, Cá hỏi,Sư run rẩy vì lỗi lầm của mình nên đánh rơi cả đãy.Cá tưởng Phật cho mình bèn nuốt chửng đãy kinh rồi đi luôn.Sư bước lên bờ: Đây là đảo Phú Quốc.Sư dừng lại ở đây trú tì và sau đó ghi lên hàng núimột câu: “Kẻ đệ tử đã đi sang Tây Trúc tìm được câu tụng niệm là: Nam-mô A-di-đà Phật”.[21]

38.SỰ TÍCH 18 ÔNG PHẬT LA HÁN

Ngày xưa,cómột người giàu có và đức hạnh,có nuôimột con ngựa đẹp,nước chạy hay nhất trong xứ. Đặc biệt hơn nữa là con ngựa biết nói tiếng người và đoán được cả việc tương lai.Người nhà giàu chăm nom,thương mến con ngựa như tình cha con.
Một hôm ngựa nói chp chủ hay:
-Ngày mai sẽ cómột bọn cướp mười tám đứa đến đánh nhà này để lấy của. Ông đừng sợ gì cả,vì tôi đã có cách đối phó với họ. Ông cho giết mười tám con lợn sữa quay lên rồi dọn ra ở bàn với xôi và thức ăn cùngmột vò rượu. Đợi đến giờ Tý, ông đi đón bọn cướp ở ngã tư,rồi mời họ về nhà ăn uống, họ sẽ nhận lời mời,và sẽ không làm hại gì ông đâu.
Người nhà giàu vốn rất tin ở ngựa, đã nhiều lần biết trước được lắm việc đúng, nên không do dự nghe theo.
Việc xảy ra quả y như lời ngựa nói.Bọn cướp sau khi ăn uống no say, mới hỏi chủ làm sao mà biết trước họ đến nhà để dọn đúng bữa tiệc cho mười tám người ăn.Chủ nhà bảo chính con ngựa báo trước cho hay số cướp đến bao nhiêu người, mục đích họ lại định làm hại ông ta ra sao.
Bọn cướp lấy làm ngạc nhiên,lo ngại,tỏ ý muốn xem con vật dị thường.Chủ nhà dẫn họ đến chuồng ngựa.Tên cầm đầu bọn cướp mới hỏi con ngựa:
-Sao mày biết trước được chúng tao đến nhà mà báo cho chủ hay?
Ngựa đáp:
-Tôi không phải làmột con ngựa như các người tưởng đâu.Trước đây tôi cũng là người như các ông,một người ngay thẳng nhưng nghèo khổ.Tôi bị thiếu tiền chủ tôi mà trước kia ông là ân nhân của tôi.Tôi khó nhọc làm việc ngày đêm để trả nợ,song nửa chừng thì chết.Xuống âm phủ,Diêm Vương nhận thấy tôi là người ngay thật,song trước khi cho đầu thai trở lại làm người, tôi phải hóa kiếp làm ngựa để đền bù trả hết nợ tôi còn thiếu lại của chủ.Vì vậy nên các ông mới thấy tôi làm ngựa như thế này.Ngoài ra số nợ kiếp trước như tôi vừa nói,kiếp này chủ tôi săn sóc chu đáo, đối đãi tử tế, không để cho tôi thiếu thốn gì hết,bởi thế nên tôi thấy có bổn phận,không được lặng im như các loài vật khác,mà còn phải nói ra báo trước cho chủ tôi hay nhữngsự không may có thể xảy đến giúp chủ tôi tránh đỡ tai họa.
Những lời nói thốt ra từ miệng con ngựa lay động đến đáy lòng bọn cướp.Họ bảo nhau:
-Con ngựa ngay thật như thế mà còn phải hóa thân làm ngựa để trả nợ dỡ dang kiếp trước,còn chúng mình bấy lâu chỉ sống bằng cướp của giết người, không biết rồi đây phải thế nào nữa?Chết xuống âm phủ là chắc chắn chúng mình sẽ phải chịu hình phạt ghê gớm lắm.Có lẽ chúng ta còn có ngày giờ để hối cải mà chuộc lại bao nhiêu tội lỗi đã gây nên.
Nghĩ thế rồi bọn cướp cáo từ ngựa và cám ơn ông chủ mà đành rút lui.Về đến sào huyệt,tên cướp bảo nội bọn:
-Anh em ơi,tội lỗi của chúng ta đã đầy đầu đầy cổ,ngay từ lúc này,tôi quyết tâm cải tà quy chánh,trong anh em ai nghĩ như tôi thì đưa tay lên?
Tất cả bọn cướp đều giơ tay.Tướng cướp nói thêm:
-Trước khi vàochùa để sám hối,ta cũng nên xem Phật có thuận lòng cứu vớt chúng ta không.Anh em hãy mangmột nồi nước sôi lớn ra đây, bỏ những đồ nghề ăn cướp mà đun lên.Trong khi đó, chúng ta quì sấp mặt xuống đất mà khẩn cầu đến chư Phật.Nếu hết ngày hôm nay mà đồ nghề chúng ta đều tiêu tan hòa theo nước thì đó là triệu chứng lời thỉnh của chúng ta được như ý nguyện.
Cả bọn cướp đều làm y theo lời đó.
Đến tối lại, bọn cướp đứng lên giở nắp vung ra, mừng rỡ thay trong nồi chỉ toàn là nước.Mười tám tên cướp cạo đầu đi tu.Từ đó thành khẩn ăn năn sám hối cho đến chết được thành chánh quả làm mười tám vị La Hán.
Do đó mà ở trong các nhàchùa ngày nay, người ta vẫn thấy tượng 18 vị La Hán bao giờ cũng đứng chung với nhau,song mặt mũi vẫn dữ tợn,vì lẽ nhiệm mầu của Phật chỉ thay đổi lòng dạ của họ thôi.Mười tám vị La Hán còn cầm ở tay các đồ ăn cướp là để nhắc nhở cho người đời rằngsự hối cải chân thành có thể xóa bỏ các tội lỗi đã gây nên.
Khảo dị
Một người đàn bà đẻ được 18 người con trai.Lớn lên chúng rủ nhau đi ăn cướp.Hồi đó cómột phú trưởng giả hay bố thí, nhất là đối với học trò nghèo.Một hôm cómột anh học trò đến xin tiền,phú trưởng giả cho luônmột lúc hai mươi quan và còn cho mượn ngựa trở về,hẹn lúc đến nhà sẽ thả ngựa ra là sẽ tìm về chuồng cũ.Bất đồ đi được nửa đường,ngựa sinh chứng không chịu đi nữa,quăng người và tiền xuống đất rồi trở về.
Anh học trò chưa biết tính như thế nào, bỗng có 4 tên ăn cướp đến đánh chết, đoạt lấy của.Như truyện trên, chúng chia nhaumột người 10 quan còn 10 quan cắt hai đứa đi mua rượu thịt và kết cục cũng giống như trên.Nghĩa là hai đứa bị đồng lõa giết chết,còn hai đứa kia uống thuốc độc vào cũng chết luôn.
Thấy ngựa trở về quá sớm,phú trưởng giả sinh nghi, mới sai người đi tìm.Khi biết đượcsự thật, phú trưởng giả suy tính:
-Năm mươi quan làm chết năm mạng, vậy trong nhà có ba trăm ngàn quan thì sẽ làm chết bao nhiêu ngàn người mà kể.
Mới sai người mang thuyền đem tiền đi đổ sông.Vừa gặp 18 tên cướp khác toan cướp giật.Họ kể đầu đuôi cho nghe.Mười tám người kia ăn năn,bèn nhảy xuống sông chếtmột lượt.Phật đưa lên Nát bàn thành 18 vị La hán.[22]

39.NGƯỜI ĐI TÌM KINH PHẬT haySỰ TỊCH CON CÁ TRÊN CÁI MÕ

Ngày xưa ở đất miền nam, cómột nhà sư dốcmột lòng tu hành, tên là Nguyễn Được.Một hôm nhà sư nằm mộng thấy Bồ-tát hiện ra bảo rằng:
-Ngày mai ngươi cùng các môn đệ hãy đi về hướng Tây.Nếu người vượt qua được những gian lao, khổ hạnh trên đường thử thách thì sẽ thấy chân kinh,và độ được chân kinh thì sẽ đắc đạo thành chánh quả.
Hôm,sau nhà sư theo lời báo mộng,cùng các môn đệ lên đường nhằm về hướng Tây mà đi.Ngày đi đêm nghỉ, đoàn người áo vàng lặng lẽ chân dầm đất,tay lần tràng hạt,theo đúng lời phát nguyện ra đi là không ai thốt ra lời nào trước khi tìm thấy chân kinh.Họ không quản nắng mưa, đói khát,sống nhờ của thập phương.Mỗi khi họ đi ngang qua các làng,dân chúng đem thức ăn thức uống ra đứng hai bên đường chực sẵn để trút vào bát của đoàn Phật tử.Có khi họ đi hàng mấy ngày không gặp ai, đành nhịn đói,chịu khát, hoặc hái hoa trái bên đường cho đỡ dạ.Con đường đi càng dài,hàng ngũ các môn đệ càng thưa dần.Người vì bệng tật không thể lê chân được nữa.Người xét mình kiếp này còn vụng đường tu,khó lòng đi tới nơi để thành đạo, đành dừng lại ởmột nơi để tu hành.Người thì thấy đường dài khó khăn,mất dần lòng tin mà quay trở lại.
Cho đếnmột ngày kia, chỉ còn trơ trọimột mình nhà sư trên con đường vắng vẻ đi về phương Tây.Các thần linh hiện ra giúp nhà sư vượt qua những trở ngại chồng chất liên tiếp ở trên đường.Có khi vừa lênmột đỉnh của ngọn núi khác,khỏi phải xuống núi hiểm nghèo,rồi khỏi phải lên khổ nhịc.Mặc dù ngăn núi, cách sông, đường đi muôn vàn trở ngại,nhà sư cũng vẫn quyếtmột lòng đi cho đến đích.Dấu chân nhà sư ngày nay còn in lại trên mặt đá các ngọn núi đã đi qua.
Một hôm nhà sư đến trước bờ biển không trông thấy thuyền bè, khôngmột bóng người và trước mặt là biển cả mênh mông.Nhà sư vẫn không nản chí, lòng tưởng đến Phật, chân cứ bước tới,nhủ rằng niềm tin sẽ giúp mình vượt khỏi trùng dương.Thế rồi nhà sư đi xuống nước,sóng khỏa đến nửa thân,bỗng thấymột con cá kình bơi vào, đưa lưng mời nhà sư ngồi lên.Nhà sư điềm nhiên ngồi lên lưng con cá lớn nổi tiếng ăn thịt người, để cho cá phóng chở ra khơi.Ban ngày cá kình theo hướng mặt trời, ban đêm theo hướng sao,cứ thế mà bơi theo hướng thẳng mà về phương Tây.Gặp hôm nắng cháy thiêu người,có từng đoàn hải điêu bay đến tụ họp trên đầu nhà sư để làm bóng che nhưmột đám mây.Buổi chiều có từng đàn ong bay đến đem mật đặt lên môi nhà sư.
Cá kình chở nhà sư đi đã không biết bao nhiêu ngày, đếnmột hôm bỗng dừng lại nói rằng:
-Mô Phật, nhà sư đi tìm chân kinh để đắc đạo có thể nghe lời thỉnh nguyện của tôi được không?
Nhà sư trả lời: “Được”,quên rằng mình đã phạm vào lời nguyện giữ yên lặng cho đến khi tìm thấy chân kinh.
Cá kình kể lể:
-Từ ngàn năm nay, tôi đã trường trai để chuộc tội lỗi trước kia.Tôi bị bắt buộc phải ăn thịt trong khi tôi đã kinh sợ mùi thịt và đã quên cả vị của cá tôm.Xin nhà sư hãy cầu nguyện cùng đức Phật cho tôi thoát khỏi vòng khổ ải này.
Nhà sư đáp lại: “Được”.Thế là phạm vào lời nguyện thứ hai.
Kình ngư lại tiếp tục bơi về phương Tây hếtmột hôm thì đến bờ.Nhà sư Nguyễn Được lại lên bờ,liền thấymột ngôichùa bỏ hoang,trong có đểmột đống sách kinh, như có ý để dành cho người tu hành tìm đến.Trong pho sách Phật có chân kinh,song nhà sư đã hai lần phạm vào lời phát nguyện nên chỉ đọc được cómột câu đầu: “Nam mô Bổn sư Thích Ca mâu ni Phật”.
Nhà sư không nản chí, gấp kinh lại,bỏ vào đãy rồi trở ra bờ biển, lên lưng cá kình trở về.Trong khi vượt biển, sư mãi mê theo lời kinh đã đọc được,không để ý đến vẻ buồn rầu của kình ngư.Lúc thấy đất liền,cá kình ngư dừng lại hỏi rằng:
-Nhà sư có nhớ đặt lời nguyện của tôi lên đức Phật chăng?Tôi còn phải ở trong vòng khổ ải trầm luân này bao lâu nữa?
Nguyễn Được đang thiền định, nghe nói giật mình,đánh rơi cả đãy đựng kinh xuống biển.Cá kình ngỡ là vật cứu rỗi của nhà sư ban cho liền đớp lấy nuốt cả vào bụng cả pho chân kinh.
Nhà sư lảo đảo bước lên bờ,chân bước đi miệng vẫn thì thầm câu kinh đã học được,không ngờ cá kình ngư đã đưa mình lên đảo Phú Quốc.Trong mấy năm còn sống, nhà sư ngày đêm vẫn thắc mắc cuốn chân kinh. Đến khi gần tịch,Nguyễn Được khắc lên trên đá núi Bãi Sạp và núi Thạch Động câu kinh của mình đã học được.
Về sau, để ghi nhớ việc tìm chân kinh đã xảy ra cho thầy và mong thầy sớm được Phật độ, các môn đệ bèn lấy gỗ chạm hình con cá kình để làm mõ tụng kinh.Rồi từ đó,các nhà tu hành mỗi khi tụng kinh đều gõ vào đầu mõ cá kình, nhắc lại câu: “Nam-mô Bổn sư Thích-ca mâu-ni-Phật”.[23]

40.SỰ TÍCH CON DÃ TRÀNG

Có hai vợ chồngmột ông già tên là Dã Tràng.Trong vườn họ cómột hang rắn.Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy cómột cặp vợ chồng rắn hổ mang ra vào trong hang.
Một hôm,con rắn chồng bò ra khỏi hangmột mình. Ông nhìn vào thấy rắn vợ nằm cuộn ở trong.Vì mới lột nên mình mẩy của nó yếu ớt,không cựa quậy được.Một lúc lâu, rắn chồng bò về,miệng thamột con nhái đút cho vợ ăn.
Ít lâu sau,Dã Tràng lại thấy rắn vợ bò ra khỏi hangmột mình.Lần này rắn chồng đến kỳ lột,nằm im thiêm thiếp,lớp da cũ còn bỏ lại bên hang.Hồi lâu rắn vợ trở về,theo sau cómột con rắn đực khác khá lớn.Dã Tràng thấy hai con bò đến cửa hang thì dừng lại rồi quấn lấy nhau như bện dây thừng.Một lát sau con rắn đựcmột mình bò vào hang.
Dã Tràng biết con rắn đực này toan làm gì rồi. Ông cảm thấy ngứa mắt, muốn trừ bỏ con rắn đó đi để cứu con rắn chồng đang lúc suy nhược.Lúc đó bên mình không có cái gì cả, ông bèn rútmột mũi tên nhắm con rắn đực mới đến,bắn ngaymột phát.Không ngờ mũi tên lại trúng vào đầu con rắn vợ chết tươi, còn con kia hoảng hồn chạy mất.Dã Tràng nghĩ cũng thương con rắn cái, nhưng trong cái thương có lẫn cả giận, nên ông chán nản bỏ đi về nhà.Từ đó ông không thèm để ý đến hang rắn nữa.
Chừng dăm ngày sau,một hôm.Dã Tràng nằm võng thuật chuyện vợ chồng con rắn cho vợ nghe và vui miệng, ông kể luôn những việc mình đã thấy và đã làm. Ông vừa kể dứt lời thì bỗng nghe trên máng nhà có tiếng phì phì.Cả hai người hốt hoảng nhìn lên thì thấymột con rắn hổ mang rất lớn, đuôi quấn lấy xà nhà, đầu vươn gần chỗ ông nằm,miệng nhảmột viên ngọc. Ông vừa cầm lấy thì bỗng nghe được tiếng rắn nói: “Ông là ân nhân mà tôi cứ ngỡ là kẻ thù.Mấy hôm nay tôi đợi ông trên máng này chỉ chực mổ chết để báo thù cho vợ tôi.Nhưng hồi nãy nghe ông kể chuyện rõ ràng, tôi mới biết là lầm,xin tặng ông viên ngọc nghe này.Đeo nó vào mình thì có thể hiểu được mọi tiếng chim muông ở thế gian.”
Từ kinh ngạc đến sung sướng,Dã Tràng nhận viên ngọc quý và từ đó không bao giờ rời.
Một hôm,Dã Tràng đang hái rau,tự dưng cómột bầy quạ đến đậu ở mấy ngọn rau nói chuyện lao xao.Chúng nó bảo Dã Tràng thế này: “Ở núi Nam cómột con dê bị hổ vồ.Hãy lên đó lấy về mà ăn nhưng nhớ để lòng lại cho chúng tôi.” Dã Tràng làm theo lời quạ,quả thấy xácmột con dê trên núi Nam.Ông xẻo lấymột ít thịt xâu lại xách về. Đến nhà, ông vội mách cho xóm giềng biết mà đi lấy, không quên dặn họ để lại bộ ruột dê lại cho bầy quạ.Nhưng ông không ngờ người trong xóm nghe tin ấy đua nhau đi đông quá,thành ra họ lấy hết cả chẳng chừamột tí gì.
Lũ quạ không thấy ruột dê,cho là Dã Tràng đánh lừa,bèn đổ xô đến vườn ông réo lên om sòm.Thấy vậy, ông biết là người trong xóm đã làm hại mình,không giữ chữ tín với bầy quạ. Ông phân trần mấy lần nhưng bầy quạ không nghe,cứ đứng đó chửi mãi.
Tức mình, ông bèn lấy cung tên ra bắn vào chúng, chủ ý là để đuổi chúng đi chứ không định giết.Chẳng ngờ bầy quạ thấy vậy cho là ông lấy oán trả ân,liền cắp mũi tên có đề tên Dã Tràng ở đuôi,tìm dịp báo thù.Lúc bay qua sống,thấymột cái xác chết trôi, đàn quạ bèn đem mũi tên ấy cắm vào xác chết.Khi quan sở tại đến làm biên bản,thấy mũi tên,liền đoán Dã Tràng là thủ phạm,sai lính bắt ông hạ ngục.
Dã Tràng bị bất ngờ, hết sức kêu oan, nhưng mũi tên làmột chứng cớ sờ sờ làm cho ông đuối lý, đành chịu chui đầu vào gông.Tuy nhiên, ông vẫnmột mực xin quan xét nỗi oan uổng.Thấy vậy,quan sai lính giải ông về kinh để vua phân xử.
Từ đề lao tỉnh, ông lại bị điều đi.Dọc đường trời tối,bọn lính dừng lại quán ăn uống và nghỉ ngơi.Dã Tràng cổ bị gông, chân bị xiếng nằm trên đống rơm buồn rầu không ngủ được.Lúc trời gần rạng, ông nghe cómột đàn chim sẽ bay qua ngang đầu nói chuyện với nhau:
-Nhanh lên!Chuyến này sẽ không lo đói nữa mà cũng chả sợ ai đánh đuổi cả.
Một con khác hỏi:
-Của ai mang đến bỏ vương vãi như thế?
Con nọ trả lời:
-Của vua nước bên kia.Họ toan kéo sang đáng úp bên này.Ngày hôm qua,quân đội giáo mác kéo đi liên miên không ngớt.Nhưng xe thóc vừa đến biên giới thì bị sụp hầm đổ hết.Họ đang trở về lấy thứ khác cho nên chúng ta tha hồ chén.
Nghe đoạn,chờ lúc bọn lính thúc giục lên đường,Dã Tràng bảo họ:
-Xin các ông bẩm lại với quan rằng việc của tôi là việc oan uổng và nhỏ mọn, không nên bận tâm,mà giờ đây chỉ nên lo việc quốc gia trọng đại thôi,và còn cấp bách nữa là khác.
Bọn lính tra gạn ông mãi nhưng ông không nói gì thêm,chỉ nài rằng hễ có mặt quan,mình mới nói tỏ bày rõ ràng.
Khi gặp mấy vị quan đầu tỉnh,Dã Tràng liền cho họ biết rằng vua Hiến Đế phương Bắc đã sai tướng cầm quân sang đánh úp nước mình.Hiện họ đang đóng quân đầy ở biên giới,chỉ vì bị sụp hầm,xe lương đổ hết,chưa tấn công được.Bây giờ họ đang vận thêm lương,chờ đầy đủ sẽ vượt cửa ải sang Nam.
Bọn quan tỉnh lấy làm lo lắng nhưng cũng cố hỏi ông có dám chắc như vậy không.Dã Tràng chỉ vào đầu mình mà cam đoan rằng nếu nói sai, ông sẽ xin chịu chết.Nhưng nếu lời của ông đúng thì xin bề trên thả ra cho.Ngay lúc đó, những tên quân do thám được tung đi tới tấp mọi ngả để lấy tin.Và nội ngày hôm sau,Dã Tràng được thả vì lời mách của ông quả không sai và vừa vặn đúng lúc để chuẩn bị đối phó với địch.
Được tha,Dã Tràng đi bộ về quê nhà.Bóng chiều vừa ngả, ông mới đến vùng Hồng Hoa.Ông cho tìm vào nhà người bạn rất thân là Trần Anh nghỉ chân.
Gặp lại bạn cũ,vợ chồng Trần Anh vui mừng khôn xiết.Nghe tin ông bị tra tấn giam cầm và suýt mất đầu,hai vợ chồng rất cảm thương bạn.
Thấy bữa ăn tối thết bạn không gì,Trần Anh xuống bếp bảo vợ:
-Bạn ta đến,lại gặp lúc trong nhà chả có gì ăn.Sẵn có cặp ngỗng,con nó đã khôn,ta làm thịtmột con,ngày mai đãi bạn lên đường.
Người vợ bằng lòng nhưng dặn chồng sáng dậy sớm bắt ngỗng cắt tiết vặt lông giúp mìnhmột tay.
Trong khi hai vợ chồng bàn tình thì cặp ngỗng ở ngoài chuồng nghe được câu chuyện.Ngỗng trống bảo ngỗng mái:
-Mình ôi!Mình hãy ở lại nuôi con, tôi sẽ đứng sẵn cho chủ bắt.
Ngỗng mái không nghe,xin chết thay cho chồng.Nhưng ngỗng trống nhất quyết hy sinh, nên chạy ra sân giã từ đàn con:
-Con ơi! Các con ở lại với mẹ nghe.Cha sẽ không bao giờ gặp lại các con nữa.
Song ngỗng mái vẫn lạch bạch chạy theo, đòi được chết thay chồng cho bằng được.
Lúc bấy giờ Dã Tràng nằm trên bộ ván đặt kề cửa sổ nên nghe được tiếng ngỗng than thở.Ông bỗng thấy thương con vật vô tội chỉ vì mình mà phải lìa đàn con bé bỏng. Ông toan nói trước với bạn,nhưng thấy bất tiện.Ông đành nghe ngóng ở chỗ chuồng ngỗng chờ lúc bạn ra bắt thì sẽ cản lại.
Suốt đêm hôm đó tuy mệt mà ông không dám ngủ.Quả nhiên,vào khoảng canh tư Trần Anh thức dậy bước ra chuồng.Ngỗng trống xua ngỗng mái chạy rồi vươn cổ để cho bắt.Trần Anh sắp cắt cổ ngỗng thì Dã Tràng đã lật đật chạy xuống bếp nắm lấy dao. Ông nói:
-Xin bạn thả nó ra.Tính tôi không hay sát sinh.Tình thân của đôi ta lo phải cỗ bàn mới thân.Nếu bạn giết nó thì thôi lập tức đi khỏi chỗ này.
Thấy bạn có vẻ quả quyết,Trần Anh đành thả ngỗng ra,rồi giục vợ chạy đi mua tép về đãi bạn.
Cơm nước xong,Dã Tràng từ giã bạn lên đường về nhà. Đến ao, ông đã thấy vợ chồng ngỗng cùng với bầy con đứng chực ở đấy.Ngỗng đực tặng Dã Tràngmột viên ngọc và nói:
-Đa tạ ân nhân cứu mạng.Không biết lấy gì báo đền, chúng tôi xin tặng người viên ngọc này,mang nó vào người có thể đi được dưới nước dễ dàng không khác gì trên bộ.Nếu đem ngọc này xuống nước mà khoắng thì sẽ rung động đến tận đáy biển.
Ngỗng lại nói tiếp:
-Còn như con tép là vật đã thế mạng chúng tôi thì từ nay dòng dõi chúng tôi sẽ xin chừa tép ra không ăn, để tỏ lòng nhớ ơn.
Dã Tràng không ngờ cósự báo đáp quá hậu như thế,sung sướng nhận ngọc rồi về.
Khi đến bờ sông,Dã Tràng muốn thử xem công hiệu của viên ngọc,liền cứ để nguyên áo quần đi xuống nước thì lạ thay, nước rẽ ra thànhmột lối cho ông đi thẳng xuống đáy sông.Ông dạo cảnh hồi lâu rồi cầm viên ngọc khoắng vào nước nhiều lần để thử xem thế nào.
Hôm đó,Long Vương và các triều thần đang hội ở thủy phủ bỗng thấy nhà cửa lâu đài và mọi kiến trúc khác bỗng nhiên rung động,cơ hồ muốn đổ.Ai nấy đều nháo nhác không hiểu duyên cớ.Vua lập tức truyền cho bộ hạ đi dò làsự tình.
Bộ hạ Long Vương theo con đường sóng ngầm lọt vào cửa sông thì thấy Dã Tràng đang cầm ngọc khoắng vào nước.Mỗimột lần khoắng như thế,họ cảm thấy xiêu người nhức óc.Tuy biết đích là thủ phạm,họ cũng không dám làm gì,chỉ tiến đến dùng lời nói khéo mời ông xuống chơi thủy phủ.
Gặp Long Vương,Dã Tràng cho biết đó là mình chỉ mới làm thử để xem phép có hiệu nghiệm chăng.Long Vương và triều thần nghe nói,ai nấy đều xanh mặt.Nếu hắn làm thật thì thế giới thủy phủ sẽ còn gì nữa!Vì thế Long Vương đãi Dã Tràng rất hậu.Ông muốn gì có nấy.Cho đến lúc ông ra về, Long Vương còn đem vàng bạc tống tiễn rất nhiều để mong ông nể mặt.
Dã Tràng lên khỏi nước có bộ hạ của Long Vương tiễn chân về tới nhà mới trở lại.Bà con xóm giềng thấy ông đã không việc gì mà lại trở nên giàu có ai nấy cũng lấy làm mừng cho ông.Từ đó Dã Tràng rất quý hai viên ngọc. Ông maymột cái túi đựng chúng và luôn luôn đeo ở cổ.
Một hôm,Dã Tràng đi bộ nửa ngày đường đến nhàmột người bà con ăn giỗ.Lúc đến nơi,Dã Tràng sờ lên cổ giật mình mới nhớ ra vội vàng quá nên ông đã bỏ quên mất cái túi ngọc ở nhà. Ông thấy không thế nào an tâm ngồi ăn được.Mọi người đều lấy làm ngạc nhiên khi thấy ông vừa chân ướt chân ráo đến nơi vội vã cáo từ về ngay.
Nhưng khi về đến nhà, ông tìm mãi vẫn không thấy túi ngọc đâu cả.Ông rụng rời cả người, đi tìm vợ,vợ cũng không thấy nốt.Nóng ruột, ông lục lọi khắp nơi.Cuối cùng ông bắt đượcmột mảnh giấy do vợ viết để lại gài ở chổ treo áo.Trong đó, vợ ông nói rằng có người của Long Vương lên bảo cho biết hễ ai bắt được túi ngọc đưa xuống dâng Long Vương thì sẽ được phong làm hoàn hậu.Bởi vậy bà ta đã trộm phép ông, đưa túi ngọc xuống thủy phủ rồi,không nên tìm làm gì cho mệt.
Đọc xong thư vợ, Dã Tràng ngất đi.Ông không ngờ vợ ông lại có thể như thế được, ông cũng không ngờ âm mưu của Long Vương thâm độc đến nước ấy.Nghĩ đến hai thứ bảo vật, ông tức điên ruột.Sau cùng, ông dự tính chở cát lấp biển thànhmột con đường đi xuống thủy phủ để lấy lại túi ngọc vì ông còn nhớ cả đường lối đến cung điện của Long Vương.Mặc dầu mọi người can ngăn, ông cũng không nghe,bèn dọn nhà ra bờ biển để làm công việc đó.Ngày qua ngày ông xe cát chở đến bờ quyết lấp cho bằng được.
Cho tận đến chết,Dã Tràng vẫn không chịu bỏ dở công việc.Chết rồi ông hóa thành con còng còng hay cũng gọi là con dã tràng,ngày ngay xe cát để lấp biển,Tục ngữ có câu:
Dã Tràng xe cát biển Đông
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.
Ngày nay, loài ngỗng sở dĩ không ăn tép là vì chúng nó nhớ ơn loài tép đã thế mạng cho tổ tiên mình ngày xưa.Họ còn nói loài ngỗng cómột cái mào trắng trên đầu là dấu hiệu để tang cho Dã Tràng để nhớ ơn cứu mạng.

41.TRUYỀN THUYẾT VỀ SƯ TỔ ĐỈA

Thiền sư Thiện Hiếu húy Đạo Trung thuộc phái thiền Lâm Tế ở Đàng Trong, thế hệ thứ 38,thường được gọi là Sư Tổ Đỉa.
Hiện chưa biết rõ tên tục,quê quán và hành trạng,chỉ biết rõ Tổ Đỉa là vị khai sơnchùa Linh Sơn trên núi Bà Đen (Tây Ninh) vàchùa Long Hưng (thường được gọi làchùa Tổ) ở tỉnh Sông Bé.
Theo truyền thuyết,Thiền sư Thiện Hiếu mỗi khi từchùa Bà Tang(?)đi quachùa Bà Đen (Tây Ninh) thường ghé nghỉ tạm dướimột gốc cây trâm ở ven “Bưng Đỉa” thuộc cầu Định (Thủ DầuMột ngày xưa).Gọi là Bưng Đỉa vì vùng bưng này đất phì nhiêu nhưng có rất nhiều đỉa.Nông dân ở Bưng Đỉa nghèo nàn vì thiếu ruộng trồng lúa trong khi bưng lại bỏ hoang vì đỉa.Dù nghèo nhưng nông dân ở đây thấy sư thường nghỉ đêm ở gốc cây trâm ven bìa Bưng Đỉa nên phát tâm dựng cho sưmột am tranh để nghỉ ngơi trên đường vân du hoằng hóa.Trong lúc đó, sư thấy dân địa phương có đượcmột vùng đất bưng phì nhiêu và rộng lớn, nhưng lại phải bỏ hoang vì nạn đỉa nhiều.Một hôm,sư ra giữa bưng đỉa ngồi thiền để cầu nguyện cho các con đỉa ở đó được vãng sanh,cho bưng bớt đỉa hầu giúp dân chúng có thể làm ruộng trồng lúa được.
Khi sư ngồi thiền, đỉa bu quanh và bò lên mình sư rất nhiều, nhưng sư vẫn an nhiên tiếp tục ngồi như không.Trong các con đỉa bám vào mình sư,cómột con đỉa trắng rất to(có lẽ là đỉa chúa) bò lên nằm ngay trên đỉnh đầu của sư.Sư vẫn tiếp tục ngồi thiền,con đỉa trắng to từ đỉnh đầu sư rơi xuống nước và chết,một số đỉa nhỏ khác quanh đó cũng tự nhiên chết.Sau đó, vùng Bưng Đỉa,số đỉa giảm dần.Người dân địa phương bắt đầu xuống bưng làm ruộng được và dần dần vùng Bưng Đỉa bỏ hoang trở thànhmột vùng ruộng lúa phì nhiêu.Người dân địa phương nhờ có đất ruộng cấy lúa phì nhiêu.Người dân địa phương nhờ có đất ruộng cấy lúa trồng trọt được nên việc làm ăn phát đạt và sung túc hơn.Từ đó dân địa phương tôn gọi sư là Tổ Đỉa.Năm Giáp Dần (1794) dân địa phương bỏ am tranh của Tổ Đỉa,lập thànhmột ngôichùa lớn, được Tổ đặt tên là Long Hưng nhưng dân địa phương ít gọi tênchùa Long Hưng mà thường gọi làchùa Tổ.
Theo lời truyền,Tổ Đỉa lập tất cả bảy ngôichùa (hiện chúng ta chỉ biết haichùa:Linh Sơn và Long Hưng).
Ngày 20 tháng 12 năm Kỷ Mùi (1858 hoặc 1789) vào giờ Mùi,Tổ Đỉa viên tịch tạichùa Long Hưng. Đồ chúng lập tháp thờ trong khuôn viênchùa.
Tục truyền lúc còn đương thời,dân địa phương vì tôn quý sư nên gọi sư là Tổ.Sư không cho và dạy khi nào sư tịch đem thiêu nếu còn để lạimột cánh tay thì hãy gọi sư là Tổ.Quả nhiên khi sư tịch đem thiêu còn lạimột cánh tay,chứng tỏ sư là người đã đắc đạo.
(Theo Thiền sư Việt Nam của Thích Thanh Từ)
(Nghìn năm bia miệng của Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường,NXB.TPCM,1996).

42.SỰ TÍCH THẦN NÚI TẢN VIÊN

Ngày xưa,cómột người tiều phu cứ sáng tinh mơ thì vác búa vào rừng đốn củi.Mọi lần,anh chặtmột ít cây khô ở rừng, được nặng gánh thì trở về,nhưng lần này anh định chặt thêmmột cây gỗ cứng để đem về chống túp lều tranh nên phải đi vào rừng sâu. Đang đi,anh chợt nghe có tiếng trẻ khóc.Anh dừng lại nghe xem tiếng khóc ấy ở đâu đưa lại thì thấy ở phía trước mặt,dướimột lùm cây to,cómột con dê rừng lớn đang lấy chân trước bớimột đống cỏ khô,tiếng trẻ khóc ở đống cỏ vọng ra.
Người tiêu phu rón rén đến nấp saumột gốc cây lớn ở gần xem con dê làm gì.Con vật bới đống cỏ rất nhẹ nhàng, lòi dần ramột đứa trẻ con đỏ hỏn,bụ bẫm,rồi nó nằm xuống cho đứa trẻ bú. Đứa trẻ rít lấy rít để bầu sữa căng.Một chốc,con dê đứng dậy liếm mớ tóc bờm xờm của đứa trẻ rồi chạy đi.Con dê vừa đi khỏi thìmột đàn chim bay đến phủ những cỏ khô lên người chú bé,chỉ trong chớp mắt lại bay vù cả đi.
Người tiều phu lẩm bẩmmột mình: “Số mệnh đưa trẻ nầy thật kỳ lạ”.Anh đến bới đống cỏ khô,thì thất làmột đứa con trai.Anh bế lấy, đem về nuôi.
Đứa bé rất chóng lớn,người tiêu phu chăm nom như con đẻ của mình.Tin là đứa trẻ cómột số mệnh kỳ lạ,anh đặt tên cho nó là Kỳ.
Lớn lên,Kỳ rất khỏe mạnh,ngày ngày Kỳ vác búa theo cha nuôi vào rừng đốn củi.Một hôm,Kỳ chặtmột cây lớn đến hai người ôm,chặt từ sánh tinh mơ đến nhá nhem tối mà vẫn chưa xong nên đành bỏ dở ra về.Sáng hôm sau, đến gốc cây định chặt tiếp thì anh hết sức ngạc nhiên:cái cây lớn chặt dở hôm qua bây giờ lại liền ruột liền vỏ như chưa cómột vết búa nào chạm đến.Thấy thế,Kỳ không ngả lòng,anh lại giáng những nhát búa thật mạnh vào chỗ thân cây đã chặt hôm trước.Tuy anh gắng hết sức,nhưng đến nhá nhem tối anh vẫn chưa hạ xong cây.Sáng sớm hôm sau,Kỳ lại vác búa định tiếp tục công việc còn bỏ dở thì anh thấy vết chặt hôm trước,hôm nay lại liền như cũ.Anh không nản chí,lại bắt đầu chặt,nhưng đến lúc trời sập tối,anh vẫn chưa chặt xong.Lần này anh không về.Anh leo lênmột cây gần để rình xem ban đêm cây từ liền da liền thịt như thế nào.
Đến nửa đêm,trăng sao vằng vặc đầy trời,bỗng cómột ông già chống gậy đi từ từ đến cái cây chặt dở. Ông cụ cầm gậy chỉ vào cây,trong chớp mắt vết chặt liền lại như cũ.Kỳ vội tụt từ trên cây xuống chạy đến hỏi ông cụ.
-Tôi khó nhọc mới sắp hạ đượcmột cây lớn,sao cụ lại phá hỏng công việc của tôi như thế?
Ông cụ đáp:
-Ta là Thái Bạch tinh quân đây, ta không muốn ngưoi chặt cây cổ thụ này.Thôi ta cho ngươi cái gậy ngươi đi tìm cây nhỏ mà chặt.
Nói xong ông cụ trao cho Kỳ cái gậy chống ở tay rồi biến mất.Một hôm đi chơi men sông,Kỳ nhìn thấy con rắn lớn bị đánh dập đầu, đã chết từ lâu.Kỳ cầm gậy chỉ vào đầu rắn,thốt nhiên rắn sống lại vẫy đuôi,ngẩng đầu lên nhìn Kỳ rồi bò xuống sông mất.
Một buổi tối,Kỳ đang ngồi trong lều tranh thìmột chàng thanh niên tuấn tú khăn áo chỉnh tề đem châu báu đến tạ ơn Kỳ.Chàng xưng là Tiểu Long Hầu,con Long Vương ở biển Nam,bị trẻ chăn trâu đánh dập đầu chết ở bờ sông và được Kỳ cứu sống hôm nọ.Kỳ nhất định không nhận lễ vật.Chàng thanh niên có ý băn khoăn,cố mời Kỳ xuống thủy cung chơi.Chàng đưa cho Kỳmột ống linh tê để rẽ nước đi xuống. Được Kỳ xuống chơi,Long Vương rất lấy làm mừng rỡ,mở yến tiệc linh đình thết đãi. Đến khi về,Long Vương đưa tiễn đủ các thứ vật lạ dưới biển,nhưng Kỳ nhất định không nhận.Sau Long Vương lấy ở tráp ramột quyển sách nói với chàng rằng:
-Người cứu sống con ta,ta không biết lấy gì đáp lại.Nay biếu vật gì ngươi cũng không nhận,lão xin có quyển sách này tặng người.Dùng quyển sách này ước gì được nấy.
Kỳ nhận sách ước trở lại trần gian.Từ đó, chàng cầu được, ước thấy, có phép biến hóa,trở nênmột vị thần phù,theo dòng sông lớn, đổ ngược mãi lên,tìm nơi đất cao phong cảnh đẹp để cắm chổ ở. Đếnmột nơi có ngọn núi cao chót vót ba tầng,tròn như cái tán,thần hóa phép mởmột con đường qua các động và các suối lên đỉnh núi và hóa phép thành lâu đài để ở.Khi đã định cư rồi thần thường xuống núi đi xem các phong cảnh đẹp và dùng phép cứu nhân dân rất nhiều.Ngọn núi thần ở là ngọn núi Tản Viên nên người ta gọi thần là thần Tản Viên hay Sơn Tinh.

43.NỢ NHƯ CHÚA CHỔM

Vào thời nhà Lê,cómột ông quan lớn trong triều tên là Mạc Đăng Dung có chí muốn cướp ngôi vua.Nhà vua biết được tin đó nhưng thế lực của Mạc rất lớn: ông ta cầm binh quyền,bè đảng lại đông nên không thể làm gì được.Cuối cùng nhà vua cất lẻn trốn đi nhưng chẳng được bao lâu đã bị Mạc Đăng Dung bắt đem về giam lại.
Hồi ấy, ở trại giam cómột cô hàng rượu vẫn thường gánh rượu đến bán cho lính canh ngục.Một hôm,cô hàng đưa rượu vào bán,thấy cómột phạm nhân mới mặt mũi khôi ngô bị giam riêng ramột nơi.Khi biết người đó là vua,cô hàng có ý muốn làm quen.Mỗi lần bán rượu cho ngục tốt, nàng đều rót rượu cho vua uống.Dần dà giữa hai ngườimột mối tình nhóm lên.Một hôm cô hàng cấtmột mẻ rượu rất ngon, lại có phá thuốc mê, đem đến cho quân canh.Chờ cho họ nằm gục xuống,nàng bèn vào tình tự với vua.
Từ đó cô hàng rượu có thai.Nhà vua biết mình không thoát khỏi bàn tay tàn bạo của Mạc,bèn giao ấn ngọc lại cho nàng và nói:
-Nàng hãy giữ vật này làm tin,nếu sau này đẻ con trai,sẽ có ngày nó phục thù cho cha.
Không baolâu,nhà vua quả bị họ Mạc sai người vào ngục giết chết.Tất cả hoàng hậu,thái tử,công chúa,phi tần của vua đều chịu chung số phận.Xong việc đó, Mạc chiếm lấy ngôi Lê làm vua nước Đại Việt.
Cô hàng rượu được tin không còn hồn vía nào nữa.Nàng trốn đi nơi khác làm thuê mướn,sốngmột cuộc đời lẩn lút. Đủ ngày đủ tháng,nàng sinh đượcmột người con trai đặt tên là Chổm.Lớn lên,Chổm được vàochùa ở với sư cụ Thạch Toàn học kinh kệ.Hắn rất sáng dạ nhưng phải cái nghịch ngợm thì không ai bằng.
Một hôm đi chơi về đói,Chổm thấy trước tượng Mụ Thiện có bàymột mâm bồng nãi chuối và quýt,anh chàng rón rén đến bệ,bịt mắt Mụ Thiện lại bẻ chuối ra ăn.Bất đồ sư cụ ở đâu đi vào trông thấy liền nọc cổ Chổm ra đánh.Chổm tức lắm,chờ lúc sư cụ đi vằng,lấy giấy viết mấy chữ “Mười tay,mười mắt không giúp được gì cho ta.Thật là vô ích.Phải đày đi phương xa”.Viết xong Chổm dán vào ngực Mụ Thiện. Đêm hôm ấy,sư cụ tự nhiên mộng thấy Mụ Thiện bảo mình rằng:
-Nhà vua đói nên mới ăn,sao lại đánh ngài để ngài đuổi ta đi?Phải mau mau tìm cách xin lỗi ngài để tha cho ta.
Tỉnh dậy,sư cụ rất phân vân,mới gọi chú tiểu Chổm vào kể chuyện cho biết và bảo bóc giấy đi.Sư cụ hỏi anh chàng:
-Cha mày đâu?
Chổm đáp:
-Tôi lớn lên chưa từng nghe nói có cha.
Sau đó chổm trở về hỏi mẹ:
-Cha con đâu?
Mẹ sợ không dám nóisự thật cho con biết, đáp:
-Cha con là họ Lê,bị hổ ăn thịt chết rồi.
Nghe nói vậy Chổm rất buồn.Từ hôm đó anh chàng lập tâm giết hổ để báo thù cho cha.
Một hôm, Chổm vào rừng chơi,thấymột con hổ đang ngủ dưới gốc cây,liền rón rén cầmmột hòn đá lớn ném mạnh vào đầu hổ.Hổ vỡ óc chết tươi. Đang nắm đuôi hổ lôi về thì Chổm bỗng gặpmột con hổ khác xông ra.Chổm sợ quá, quẳng xác hổ cắm đầu chạy.Nào ngờ khi hổ sắp đuổi kịp thì tự nhiên cómột ông già tay cầm côn sắt ở trong rừng hiện ra đánh chết con hổ dữ.Chổm thoát chết,sụp lạy ông già. Ông già trao cho chàng cái côn,bảo:
-Con hãy họcmột ít miếng võ để mà hộ thân.
Chổm sung sướng vâng lời.Dạy xong, ông gia cho Chổm cái côn rồi đi mất.
Từ đó,Chổm dùng côn làm vũ khí tùy thân.Một hôm đi quamột cái miếu,nghe đồn có nhiều yêu quái hại người,Chỗm bèn cầm côn trèo tường nhảy vào tìm yêu quái.Một lát, ở trong hang sâu bò ramột con rắn lớn,mắt sáng như sao, miệng phun khí độc,toan vồ lấy Chổm.Chổm giơ thần côn vụt lấy vụt để vào đầu rắn.Rắn chết,từ đó trong xóm được yên ổn.
Hai mẹ con Chổm về sau thấy yên lại trở về chốn cũ.Anh chàng đi kiếm củi hoặc làm thuê làm mướn nuôi mẹ.Những lúc bụng đói,Chổm thường vào ăn cơm hay mua thức ăn ở các quán cơm tại cửa ô.Hàng nào được Chổm vào ăn là hôm đó bán đắt như tôm tươi,còn các hàng khác chỉ ngồi xua ruồi.Người ta cho là Chổm nhẹ vía nên hàng nào cũng muốn mời anh ta vào ăn,dù bán chịu cũng được.Chổm được thể ngày nào cũng đánh chén loang toàng và tiêu pha bạt mạng,toàn là ăn chịu mua chịu.Ai hỏi nợ, hắn đều bảo:
-Đến ngày tôi làm nên,sẽ xin trả chu tất!
Hồi bấy giờ cómột vị quan tên là Nguyễn Kim,trốn sang Lào mưu đồ việc diệt Mạc.Vua nước Lào nhường cho ông miếng đất Sầm Châu làm căn cứ để lo việc khởi nghĩa.Qua mấy năm chiêu binh mãi mã,Nguyễn Kim đã gây được lực lượng.Nhưng ông ta còn muốn tìmmột người thuộc dòng chính thống để bá cáo với thiên hạ.Khốn nỗi,con cháu vua Lê đã bị Mạc giết hại hầu hết.Một đêm nọ,Nguyễn Kim thấymột vị thần nhân hiện ra trong giấc mộng,bảo ông:
-Thiên tử ra đời đã lâu,sao không đón về,còn chờ gì nữa?
Ông hỏi:
-Ở đâu?
-Cứ đi về phía Tây kinh thành, ở dãy hàng cơm, đúng ngày Thìn giờ Ngọ,hễ rồng đen quấncột là chính thị thiên tử.
Sau khi tỉnh dậy,Nguyễn Kim rất mừng,bèn mang theomột ít bộ hạ,cải trang đi tìm con cháu nhà Lê theo như lời thần nhân đã mach.
Hôm đó,Chổm đang ngồi ở hàng cơm,thấy có mấy người khách lạ đi qua,bèn đứng ôm lấycột nhìn ra.Nguyễn Kim rảo quamột lượt,chỉ thấy quấncột một chàng trai trẻ tuổi,da đen sì,nhưng thấy dáng điệu hèn hạ nên cũng không để ý.
Đêm hôm đó,Nguyễn Kim lại mộng thấy thần trách:
-Ta đã mach cho biết Thiên tử mà không nghe.Ngày mai ra bờ sông,hễ thấy ai đội mũ sắt,cưỡi thuyền rồng là đúng.
Ngày mai,Nguyễn Kim chực ở bờ sông nhìn những thuyền bè qua lại,nhưng chờ mãi chả thấy ai đội mũ sắt cả.Mãi đến gần tối, cómột chuyến đò ngang,trong đó có Chổm vàmột người bán chảo gang.Gặp khi trời đổ cơn mưa,Chổm không có nón,phải mượn chiếc chảo úp lên đầu cho đỡ ướt.Nhưng Nguyễn Kim không chú ý,vì thấy y không có vẻ gì là người quyền quý.Thần lại xuất hiện trong giấc mộng của Nguyễn Kim,trách ông ta không nghe lời mình, rồi bảo:
-Ngày mai cứ đến chỗ quán cơm cũ tìm người nào “đi chữ đại, trở lại chữ vương”thì đón về.
Qua ngày hôm sau,Nguyễn Kim và bộ hạ lại kéo nhau đi tìm.Họ quả thấy anh con trai hôm nọ bấy giờ đang rượu say,nằm trong quán cơm, đầu gối lên ngọn côn,hai tay bỏ xuôi xuống,hai chân dạng ra hai bên như chữ “đại”.Bỏ đimột chốc, đến lúc trở lại,họ thấy Chổm cựa mình,lúc này ngọn côn trật lên khỏi đầu,hai tay bỏ ra trước ngực,còn hai chân thì xếp bằng tròn như chữ “vương”.Bấy giờ Nguyễn Kim mới tin chắc anh chàng này là người thần có ý mách cho mình,bèn giả cách vào quán ăn uống,chờ Chổm dậy sẽ đến làm quen.
Chổm chợt tỉnh, thấymột người khăn áo có vẻ quyền quý đến sát giường mình, thì cầm côn chực bỏ chạy.Nhưng Nguyễn Kim đã giữ Chổm lại thưa rằng:
-Xin Điện hạ đừng sợ!
Chổm ngạc nhiên hỏi:
-Ô hay! Điện hạ nào?Tôi là thằng Chổm đây!
Nhưng thấy người quyền quý ấy có vẻ ân cần khi hỏi thăm cha mẹ và chỗ ở.Chổm an tâm hơn,trả lời:
-Tôi họ Lê,cha bị hổ ăn thịt,còn mẹ ở nhà.
Nghe nói là họ Lê,bọn Nguyễn Kim mười phần đã chắc đến bảy tám,liền theo Chổm về đến tận nơi.Trước những người khách lạ,mẹ Chổm nửa mừng nửa sợ.Mãi đến khi biết được thiện ý của bọn họ,bà mới đưa ấn ngọc ra và kể rõ tình đầu.
Thế là từ đó, Chổm cùng mẹ từ giã ngôi nhà nát ở ngoại thành lên đường đến Sầm Châu lo việc phục thù cho cha.Thanh thế quân lê mỗi ngàymột to.Vua Mạc nghe tin,sai tướng đem sáu mươi vạn quân vào đánh.Qua bao nhiêu trận kịch chiến,quân Lê đại thắng.Rồi không baolâu,quân của Chổm tiến ra Bắc.Quân Mạc hễ thấy quân Lê đến đâu là chạy trốn như vịt.Bấy giờ Chổm đường đường làmột vị chúa uy thế lẫy lừng.
Đến ngày khải hoàn,trở về kinh thành,khi quân gia đang trên đường tiến vào cửa ô thì bỗng cómột số người chủ hàng cơm ngày xưa bán chịu cho Chổm,từ đâu kéo ra để chào người quen và để đòi nợ cũ.Thấy thế,bọn lính tiền đạo toan bắt tội vô lễ.Nhưng Chúa Chổm ngăn lại rồi kể chuyện ăn chịu ngày còn hàn vi cho các tướng tá nghe. Đoạn bảo quan hầu lấy tiền ra trả cho họ.Lúc đó có nhiều người thấy kẻ kia đòi được nợ,cũng xúm lại kể ơn nghĩa cũ:kẻ tính thành năm quan,người kể thành mưới,v.v…biến thànhmột cuộc truy nợ đông như đám hội.Bọn quan hầu đếm tiền mãi không xiết,vì con số chủ nợ mỗi ngàymột tăng.Bọn họ bèn nghĩ ra đượcmột kế là đứng trên kiệu vung tiền xuống cho ai nhặt được bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu.Mọi người thấy thế đổ xổ ra cướp.Dần dần quan quân tiến đến phố,cứ như bây giờ là vườn hoa cửa Nam.Một viên đại tướng nghĩ chúa mình sắp lên ngôi tôn mà khách nợ cứ chạy theo réo mãi như thế này thì còn thể thống gì nữa,mới viết vàomột tờ giấy hai chữ “cấm chỉ” dán ở giữa phố và saimột toán quân đóng lại đó,ra lệnh hễ thấy ai còn đòi nợ chúa nữa thì chém ngay.Nhờ thế,người ta mới thôi réo và thôi đuổi theo xe Chổm.
Chúa Chổm vào đến hoàng cung thì trời sắp tối,Thấy văn võ bách quan ai cũng mong muốn mình lên ngôi ngay để yên lòng thiên hạ,Chổm bèn ngửa mặt khấn trời rằng:-“Hỡi Thượng đế,nếu tôi xứng đáng nối nghiệp nhà Lê thì xin quay mặt trời trở lại chính ngọ,bằng không thì tôi sẽ trở về chốn cũ làm ăn,giao quyền vị lại cho người khác”.Khấn đượcmột lúc,quả nhiên trời sắp tối bỗng sáng hẳn,mặt trời lại treo giữa đỉnh đầu.Chổm đường hoàng bước lên đàn làm lễ đăng quang tự xưng hoàng đế.Lễ tất,mặt trời tự nhiên kéomột mạch về phương Tây lặn mất.Trời bỗng tối sầm như mực,lúc mọi nhà vừa thắp đèn lên thì gà vừa gáy canh.[24]
Ngày nay còn có câu tục ngữ Nợ như Chúa Chổm và có câu phong dao:
Vua Ngô ba mươi sáu tán vàng,
Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì.
Chúa Chổm mắc nợ tỳ tỳ,
Thác xuống âm phủ kém gì vua Ngô.
Ở chỗ vườn hoa cửa Nam bây giờ, cũng dosự tích trên mà người ta còn gọi là “Ngã tư Cấm chỉ”.

44.HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

Ngày xưa, cómột người tên là Trương Ba,người còn trẻ tuổi nhưng đánh cờ tướng rất cao.Nước cờ của anh chàng không mấy ai trong thiên hạ địch nổi.Bao nhiêu giải cờ trong những hội hè mùa xuân đều về tay anh.Tiếng đồn vang khắp nước,sang đến tận Trung Quốc.Buổi ấy, ở Trung Quốc,có ông Kỵ Như cũng nổi tiếng cao cờ.Khi nghe tiếng Trương Ba,Kỵ Như liền xách khăn gói sang Nam tìm đến tận nhà tỉ thí.Hai người đọ tài nhau mấy ván liền không phân thua được.Nhưng đến ván thứ ba,Trương Ba dồn Kỵ Như vào thế bí.Thấy đối phương vò đầu suy nghĩ,Trương Ba kiêu hãnh bảo:
-Nước cờ này dù có Đế Thích xuống tay cũng đừng có hòng gỡ nổi.
Bấy giờ Đế Thích là thần cờ đang ngồi trên thiên đình,bỗng nghe câu nói hỗn xược của Trương Ba xúc phạm đến mình, liền cưỡi mây xuống trần định cho y biết tay.Trương Ba và Kỹ như đang đánh cờ,chợt cómột ông cụ già đến ngồi cạnh bàn cờ. Ông cụ thủng thỉnh mách cho Kỵ như mấy nước.Phút chốc, bên Kỵ Như chuyển bại thành thắng.Trương Ba cau có,trong bụng tức giận ông già ở đâu đến làm cho mình lâm vào thế bí.Nhưng nhìn thấy ông cụ râu tóc trằng xóa,mặt mũi không có vẻ là người trần,chàng chợt hiểu,liền sụp xuống lạy mà rằng:
-Ngài hẳn là thần Đế Thích đây rồi,tôi người trần mắt thịt không biết, xin thứ lỗi.
Đế Thích cười bảo:
-Ta nghe nhà ngươi tự phụ là cao cờ nên xuống xem cho biết.
Trương Ba liền giữ Đế Thích lại,mua rượu,giết gà khoản đãi rất chu tất. Đế Thích tuy mới gặp cũng rất yêu mến Trương Ba.Thấy anh chàng khẩn khoản muốn học nước cờ của mình, Đế Thích bảo:
-Ta thấy nhà ngươi có bụng chân thành.Vậy ta chomột nén hương này, mỗi lần cần đến ta thì thắp lênmột cây, ta sẽ xuống.
Nói đoạn, ông cưỡi mây bay về trời.
Từ đó,Trương Ba thỉnh thoảng lại dọn cỗ mời thần Đế Thích xuống chơi.Hai bên rất tương đắc.Nhưngmột hôm,Trương Ba bị cái chết mang đimột cách đột ngột.Sau khi chôn cất chồng, người vợ dọn dẹp nhà cửa.Thấy có nén nhang giắt ở mái nhà,chị ta vô tình lấy xuống đốt lên cắm trước bàn thờ chồng, Ở thiên đình,thần Đế Thích nhận được tin bằng mùi hương liền xuống ngay.Thấy vắng mặt Trương Ba, Đế Thích nhạc nhiên:
-Trương Ba đâu?
Vợ Trương Ba sụt sùi:
-Nhà tôi chết đã gầnmột tháng nay rồi!
-Chết nỗi!Sao lúc mới tắt nghỉ,không gọi ta xuống liền, để đến bây giờ còn làm thế nào được nữa.
Suy nghĩmột chốc, Đế Thích lại hỏi thêm:
-Trong xóm hiện nay có ai mới chết không?
Vợ Trương Ba đáp:
-Cómột người hàng thịt mới chết tối hôm qua.
Thần Đế Thích bảo chị ta dẫn mình đến nhà người hàng thịt rồi bảo nhỏ với chị:
-Ta sẽ kiếm cách làm cho chồng nhà ngươi sống lại.
Nói xong thần hóa phép rồi trở về trời.
Nói chuyện trong nhà người hàng thịt lúc đó,mọi người đang xúm quanh linh sàng khóc lóc kể lể thì tự nhiên thấy người chết ngồi nhổm dậy.Hắn ta vứt tất cả mọi đồ khâmliệm rồi chẳng nói chẳng rằng đi thẳngmột mạch về nhà Trương Ba.Vợ Trương Ba thấy người hàng thịt biết là Đế Thích đã làm cho chồng mình sống lại,mừng rỡ đón vào.Giữa lúc đó thì vợ con người hàng thịt cũng chạy theo níu lấy chồng.Nhưng không những họ bị vợ Trương Ba giằng lại,mà ngay chính chồng họ cũng nhất định không chịu về. Đôi bên cãi cọ nhau,cuối cùng biến thànhmột cuộc đấu khẩu rất kịch liệt.Xóm làng không biết phân xử ra sao, đàng đem việc đó lên quan.
Quan cho đòi các nhà hàng xóm tới hỏi cung thì ai cũng bảo người sống lại đó là anh hàng thịt.Nhưng chỉ có vợ Trương Ba thì nhất định nhận là chồng mình.Quan hỏi rằng:
-Chồng chị ngày thường làm nghề gì?
Đáp:
-Chồng tôi chỉ thạo đánh cờ mà thôi.
Quan lại hỏi vợ người hàng thịt:
-Chồng tôi chỉ thạo nghề mổ lợn.
Nghe đoạn,quan sai đemmột con lợn vào công đường cho anh hàng thịt mổ,nhưng anh ta lúng túng không biết làm thế nào cả.Quan lại sai mấy người giỏi cờ vào tỷ thí với người hàng thịt thì không ngờ con người đó đi những nước cờ rất cao,không ai địch nổi.Quan bèn phán cho về nhà Trương Ba.
Vì thế mới có câu Hồn Trương Ba,da hàng thịt.[25]
Khảo dị:
Trung Quốc cũng có truyện Xác công tử,hồn ông sư:
Một ông sư ởchùa Vạn Phúc,tu hành đắc đạo,tuổi hơn 80 mới chết.Hồn sư đi vơ vẩn, gặpmột công tử con nhà quan đi săn cùng mười người hầu,bất thình lình ngã ngựa chết.Hồn sư nhập vào xác mới làm cho xác sống lại.Bọn người hầu tưởng chủ tỉnh lại,chạy tới chăm sóc,nhưng sư ta trừng mắt hỏi:
-Làm sao ta lại ở đây?
Người ta đưa về nhà công tử.Ai đến thăm cũng niệm:
-Nam mô A-di-đà-Phật,làm sao ta đến đây?
Người ta đưa cơm cho thì ăn,còn thịt thì không đụng đến. Đêm ngủmột mình,hễ thấy bóng đàn bà đến gần là chạy.Cả nhà đều ngạc nhiên,tưởng công tử hóa điên.
Được ba ngày,sư ta đi bách bộ lẻn ra ngoài hỏi thămchùa Vạn Phúc,tìm đến,nói mình vốn là Hòa thượng ởchùa này.Các sư tiểu trongchùa cho là nói đùa,nhưng sư ta kể lại mọi việc đều phù hợp.Cuối cùng ở lạichùa tu hành như cũ.[26]

45.CỨU VẬT VẬT TRẢ ƠN,CỨU NHƠN NHƠN TRẢ OÁN

Ngày xưa,cómột anh chàng không có tài nghề gì cả,chỉ được cái hiền lành hay thương người.Từ lúc vợ chết,anh ta trở nên túng bẩn tợn,có dạo phải ngửa tay ăn xin.Thấy nghề này hèn hạ lại không nuôi nổi tấm thân,anh chàng mới xoay sang đi làm thuê.Nhưng chỉ làm đượcmột ngày,anh đã thấy mệt nhọc và bị chủ la mắng nhục nhã,nên lại dự định làm nghề đi câu là nghề anh cho là thong thả,tự do hơn.Chiều hôm đó, người ta trả công cho ba mươi đồng kẽm.Anh chàng bèn lấy số tiền đó làm vốn,mua lưỡi mua dây,quyết chí làm ăn bằng nghề nghiệp mới.
Sáng hôm sau,anh ra ngồi ở bờ sông câu cá.Nhưng mãi đến trưa chả kiếm đượcmột tý gì.Mồi cứ mất toi.Mãi đến chiều mới thấy phao chìm xuống,anh giật lên thì đượcmột con rắn nước.Lấy làm bực mình,anh chàng gỡ con rắn ra rồi quẳng xuống sông.Lần thứ hai giật lên thì lại chính con rắn nước hồi nãy mắc vào lưỡi.
Anh than thở với rắn:
-Rắn ôi!Tao nghèo lắm,chỉ được ba mươi đồng kẽm thôi.Mày đứng hại tao hết cả mồi,rồi nay biết lấy gì kiếm ăn?
Anh chàng lại quẳng rắn xuống nước.Lần thứ ba cũng lại con rắn đó mắc lưỡi câu.Lần này hắn giận lắm,không thả rắn xuống nước nữa mà nắm lấy cổ rắn định mang đi giết.Qua cửa đền bà thần Khai Khẩu,tự nhiên con rắn nước kêu lên:
-Đừng giết tôi!Tôi là con vua Thủy phủ,vì muốn đánh bạn với anh nên mới tự cắn câu nhiều lần như thế.Hãy cho tôi đi theo,tôi sẽ giúp anh vượt qua cảnh nghèo.
Anh nghe lời,cho rắn theo mình,Từ đó,anh câu được nhiều cá:thứ ăn,thứ bán,cuộc sống rất đễ chịu.Anh chàng với rắn ngàymột tương đắc.
Một hôm rắn cho anh biết chỉ ba ngày nữa sẽ cómột trận lụt lớn xưa nay chưa từng có.Anh nghe lời rắn, đóngmột chiếc bè nứa để phòng tai nạn.Anh lại còn loan báo cho mọi người xung quanh biết.Nhưng chảmột ai thèm nghe.Ba ngày sau,quả nhiên gió bão nổi lên đùng đùng,mưa to như trút,nước dâng lên như biển cả.
Người,vật, đồ đạc và mùa màng.v.v…đều trôi băng băng mấttích.
Mãi đến ngày cơn bão tạnh,anh mới dám chống bè tìm về chốn cũ.
Thấymột cái tổ kiến đang lênh đênh trên dòng nước, con rắn bảo anh chàng:
-Anh hãy cứu chúng nómột chút.
Anh trả lời:
-Vớt làm gì bầy kiến nhỏ mọn ấy để nó bò khắp cả bè.
Nhưng rắn khẩn khoản:
-Không,anh hãy nghe lời tôi đi.Rồi chúng nó sẽ trả ơn anh.
Nghe lời rắn, anh chàng vớt cái tổ kiến lên bè của mình.
Đi đượcmột đoạn,lại gặpmột con chuột đang lội bì bõm sắp chết đuối.Rắn lại giục anh vớt lên:
-Ồ!Hắn đáp-Con chuột thì cho nó chết chứ cứu nó làm gì?
-Không,anh hãy nghe tôi đi.Rồi nó sẽ trả ơn anh.
Nghe lời rắn,anh chàng vớt con chuột lên bè của mình.
Đếnmột chỗ khác họ lại gặpmột con trăn đang nằm cuộn tròn trênmột ngọn cây giữa dòng nước đợi chết.Rắn cũng giục anh giúp trăn thoát nạn.
-Ồ!-hắn đáp-Con trăn kinh lắm,cứu nó mà làm gì?
-Không.Anh hãy nghe tôi đi.Rồi nó sẽ trả ơn anh.
Nghe lời rắn, anh chàng lại giúp cho con trăn lên bè.
Sau cùng họ gặpmột người đàn ông đang bám vàomột cây gỗ nổi bập bềnh giữa dòng nước.Anh không đợi rắn bảo, định vớt lên bè,nhưng con rắn cản lại:
-Anh đừng vớt nó lên làm gì.Nó sẽ hại anh đấy.
Anh đáp:
-Người ta thường nói, cứumột người dương gian bằngmột ngàn âm ty.Sao lại cứu vật mà không cứu người kia chứ?
Nói đoạn,mặc kệ lời rắn can ngăn,anh nhất định thực hiện ý nghĩ của mình,vớt người sắp chết đuối đó lên bè,cho sưởi lửa ấm và cho ăn uống tử tế.
Sau mấy ngày nước rút đi hết,anh thả tất cả những con vật lên bờ,Còn người nọ vì gia đình phiêu bạt,nhà cửa trôi mất cả nên anh cho ở lại với mình cùng câu cá nuôi nhau và coi như em ruột.
Đến lúc con rắn nước trở về Thủy phủ thì nó mời anh cùng đi theo xuống giang sơn của cha mình.Dọc đường,rắn bảo bạn:
-Nếu cha tôi có cho gì thì anh nhớ đừng nhận,mà chỉ xin lấy cây đàn thất huyền. Đàn ấy nếu có giặc,gảymột bài là có thể làm cho giặc phải tan.
Vua Thủy thấy có bạn của con tới chơi,lấy làm mừng rỡ, đãi anh rất hậu.Khi vua Thủy sai quân hầu mang vàng bạc châu báu đến biếu,anh nhớ lời rắn dặn cố khước từ, chỉ xin có mỗimột chiếc đàn thất huyền.Vua Thủy nể chàng,thuận cho ngay.Anh trở về cõi đất, quý chiếc đàn vô hạn.
Một hôm anh có việc phải đi xa.Trước khi đi,anh giấu chiếc đàn thần dưới cót thóc,dặn người bạn chớ có bén mảng đến chỗ cót thóc đó.Nhưng người kia nghe dặn, đồ rằng dưới ấy tất có vật quý,bèn cố tâm tìm kiếm,quả bắt được cây đàn.Hắn đã biếtsự mầu nhiệm của cây đàn ấy, bèn lấy trộm rồi trốn đến kinh đô để lập công danh.
Hồi ấy quân đội nhà vua phải đối địch vớimột nước láng giềng luôn luôn kéo quân sang quấy nhiều bờ cõi.Hắn vào xin vua đi tiễu trừ giặc dữ.Nhờ có chiếc đàn thần,hắn đã làm cho quân đội của đối phương thua liểng xiểng.Lúc thắng trận trở về, hắn được nhà vua hết lời khen ngợi,phong làm Đại tướng,ban lộc rất hậu. Được giàu sang, hắn không còn nghĩ gì đến ân nhân của mình nữa.Nhà vua toan gả công chúa cho Đại tướng nhưng vừa hứa hôn thì bỗng dưng công chúa bị câm.Vì thế hôn lễ đành phải hoãn lại chờ lúc công chúa lành bệnh mới cử hành.
Lại nói chuyện anh chàng câu cá, khi trở về thấy mất bạn,lại mất cả cây đàn thất huyền thì vội bỏ nhà đi tìm.Vào đến kinh đô,một hôm anh gặp người kia,bấy giờ đang ngồi trên kiệu sơn son thiếp vàng, có quân gia theo hầu đông nghịt.Anh đón kiệu lại,cất tiếng hỏi thăm bạn cũ.Nhưng người kia vừa gặp ân nhân của mình đã vội thét lính bắt trói lại.Thế rồi, để khỏi lộ chuyện,hắn vu cho anh làm giặc,sai nhốtmột chỗ kín đáo,không cho ăn, để chờ ngày đưa ra pháp trường.
Trong ngục tối, giữa khi anh chàng đang than thân trách phận thì bầy kiến ngày xưa đã tìm được cách lọt vào hỏi thăm:
-Tại sao ông bị giam ở đây?
Anh ngơ ngác không hiểu tiếng ai hỏi mình,bèn hỏi lại:
-Ai đó?Tại sao tôi chỉ nghe tiếng mà không thấy người?
-Chúng tôi là bầy kiến mà ông cứu khỏi nạn lụt ngày xưa,hiện đang ở dưới chân ông đây!
Anh chàng cúi xuống tìm kiến rồi kể chuyện cho kiến nghe nông nổi của mình.Kiến nói:
-Chúng tôi không thể làm được gì,nhưng để chúng tôi đi kiếm con chuột ngày ấy,may chuột có kế gì chăng.
Lũ kiến bèn chia nhau mỗi conmột phương đi kiếm chuột và báo tin không may của ân nhân mình cho chuột biết.Chuột bảo:
-Bây giờ ông ấy đói lắm, để tôi mang vào ngụcmột ít thức ăn đã.Rồi tôi sẽ đi kiếm con trăn xem thử nó có mưu mẹo gì chăng?
Chuột liền đưa khoai và bánh lấy trộm được củamột nhà hàng vào ngục cho anh chàng ăn.Anh tỏ lời cám ơn.Rồi cả gia đình nhà chuột lại kéo nhau đi tìm trăn.Lúc sắp đến nhà trăn,cả bầy chuột sợ trăn ăn thịt bèn trèo lên cây cao gọi xuống:
-Bác trăn ơi! Bác trăn ơi!
Khi trăn ra,một con chuột già đánh bạo xuống kể chuyện cho trăn biết.Trăn nhả ramột viên ngọc bảo chuột đưa về cho ân nhân mà rằng:
-Viên ngọc này mài ra thành bột có thể chữa lành câm. Ân nhân của chúng ta có thể đem chữa bệnh cho công chúa rồi nhờ đó mà thoát nạn.
Khi được ngọc,anh chàng gọi người cai ngục đến nói mình có phép cứu công chúa khỏi câm.Người ta dẫn anh đến trước vua,Quả nhiên,sau khi công chúa uống nước ngọc mài bỗng nói được và câu đầu tiên của nàng là đòi lấy người cứu mình làm chồng.Vua rất khen ngợi,hỏi anh ta vì sao có thứ thuốc thần diệu đến thế.Anh chàng kể lại đầu đuôi câu chuyện, từ lúc câu được rắn, cứu đước các con vật và người,cho đến lúc bị người phản bội,còn các con vật lại tìm cách trả ơn,trong đó có con trăn cho mình viên ngọc quý.Vua nghe xong tắc lưỡi:
-Thật là bụng dạ con người sâu hiểm hơn cả những con vật nguy hiểm!
Lập tức vua sai lính bắt giam tên Đại tướng bất nghĩa kia để chờ ngày phán xử.Còn anh chàng đi câu được vua cho làm quan và gả công chúa.Anh ta sốngmột cuộc đời sung sướng hơn trước.[27]
Ngày nay câu chuyện Cứu vật vật trả ơn,cứu nhơn nhơn trả oán dùng để mỉa mai những người lấy oán trả ơn, thua kém cả loài vật.
Khảo dị:
Trong Lục độ tập kinh có 2 truyện:
1-Ở vương quốc Ma Thiên La có ông vua đi tu trong rừng trên 30 năm thành sư.Một hôm có người đi săn rơi vào hố sâu;một con quạ vàmột con rắn sợ hãi cũng rơi luôn xuống.Thấy chúng kêu cứu,sư cầm đuốc soi rồi thong dây cho lên.Lên được rồi,cả người và vật lạy tạ,hứa sẽ đền ơn.Người đi săn mồi đến nhà để hắn dâng cúng.Quạ nói:
-Tôi tên là Bạt,nếu gặp việc gì khó, gọi tôi sẽ đến.
Rắn cũng nói:
-Tôi tên là Trường,gặp nguy thì cứ gọi tôi.
Sau đó sư đến nhà người đi săn.Trông thấy ân nhân từ xa, người đi săn bảo vợ:
-Mình hãy làmmột bữa cơm ngon để đãi sư,nhưng cứ làm dềnh dàng cho quá bữa, ông ta sẽ không ăn.
Quả nhiên vì quá bữa nên sư cáo về.Dọc đường gặp quạ,sư gọi tên,Quạ đáp xuống hỏi sư đi đâu.Sư đáp:
-Đến nhà người thợ săn.
-Đã ăn gì chưa?
-Họ có dọn nhưng quá bữa,ta không chờ được.
-Nó có thực bụng đâu.Tôi không có gì, nhưng ông hãy chờ đây.
Nói rồi, quạ bay đến vương quốc Ban Thử, vào hậu cung thấy vợ vua đang ngủ say,bèn cắp lấy hòn ngọc để trên đầu,tha về cho sư.
Vợ vua tỉnh dậy thấy mất ngọc, báo cho chồng biết.Vua bố cáo cho thiên hạ,ai tìm được sẽ thưởng 1000 vàng,1000bạc,1000 bò,1000 trâu,nhưng nếu ai giấu sẽ giết cả bà con.Sư cho người đi săn hòn ngọc ấy.Hắn bèn trói sư lại báo cho vua biết.Vua hỏi sư vì sao có ngọc?Sư nghĩ rằng nếu nói thật thì quạ sẽ tuyệt nòi,nếu nói mình lấy thì không xứng đáng là con Phật,bèn nín lặng, chịu hàng ngàn roi đòn tra tấn.Sau cùng vua sai chôn sư chỉ chừa có cái đầu, ít hôm nữa sẽ chém,Sư cầu cứu rắn.rắn đến bảo:
-Tôi sẽ cắn hoàng tử, đứa con độc nhất của vua,rồi tôi mang thuốc đến đây, ân nhân xin chữa,chữa sẽ lành, được tha.
Hoàng tử bị rắn cắn chết.Vua cho rao,ai chữa sống lại sẽ được ban nửa nước.Lúc người ta mang xác hoàng tử đi qua chỗ nhà sư đang chịu cực hình,sư xin cho mình chữa.Chữa lành,vua y ước chia cho sư nửa nước.Thấy sư từ chối,vua nghĩ:-“Một nửa nước mà chối thì sao có thể là kẻ trộm ngọc được?”.Vua bèn tới hỏi:
-Ông là ai mà lại đi tu?
Sư kể lạisự thật.Vua khóc.Cho gọi người đi săn,bảo đem bà con đến để lĩnh thưởng.Khi họ đến,vua phán:
-Lòng độc ác và vô ơn là tội nặng nhất.
Rồi vua sai chém tất cả.
2-Bồ -tát là người giàu có lớn,một hôm đi chợ thấy có người bánmột con rùa,bèn lại hỏi giá.Biết Bồ-tát giàu có,người ấy đòi muamột triệu đồng nếu không thì đem rùa về làm thịt.Bồ-tát bằng lòng mua,băng bó cho rùa,rồi thả xuống sông. Ít lâu sau,rùa báo tin cho Bồ-tát phải sửa soạn tàu bè,sẽ có trận lụt lớn.Bồ-tát báo tin cho vua hay để đưa đồ đạc,kho tàng lên cao. Đến ngày lụt,rùa đến Bồ-tát.Thuyền chèo đi,cứu đượcmột con rắn,rồimột con chồn.Sắp cứumột người thì rùa cản lại.Bồ-tát hỏi:
-Sao lại cứu vật mà không cứu người?
-Rồi sẽ hối cho mà xem.
Nước cạn,rùa về.Rắn, chồn cũng mỗi conmột ngả.Chồn tìm được 100 cần vàng trong lỗ chôn, đưa tặng Bồ-tát.Người được cứu đòi phải chia cho hắnmột nửa,Bồ-tát nói là để cho người nghèo,chỉ chia cho hắn 10 cân.Hắn tố cáo lên quan.Bồ-tát bị bắt. Ở đây rắn cũng chomột vị thuốc chữa rắn cắn,rồi đi cắn chết hoàng tử và cuối cùng Bồ-tát cũng được vua tha vì chữa lành bệnh cho hoàng tử.Truyện kết thúc bằngsự trừng phạt tên vô ơn,còn Bồ-tát thì trở thành cố vấn của nhà vua.
3-Một truyện thứ ba cũng từ kinh Phật mà ra:
Bốn con vật:một sư tử,một rắn,một chuột,một chim cú,rơi vàomột hố sâu cùng vớimột người đốn củi.Tất cả đều đượcmột người đi săn cứu lên. Để trả ơn,sư tử tặngmột con nai;chim cú tặngmột chuỗi hạt lấy của vợ vua Đều Đạt.Do người được tố giác nên anh thợ săn được chuột đến bày cho cách chữa.Anh vào cung xin chữa và cuối cùng được tha.[28]
Nhiều sách Phật khác,ví dụ Ra-sa-va-ni-ni (Rachavanini) (tiếng Pa-li) và kinh Các-ma-xa-ta-ca (Karmacataka)(tiếng Tây Tạng) cũng chép truyện này,bảo là từ miệng Phật nói ra để nhắc đếnmột hành động vô ơn bạc nghĩa.[29]

46.SỰ TÍCH VỀ THIỀN SƯ KHÔNG LỘ

Sách Đại Nam nhất thống chí, tỉnh Nam Định viết: “Chùa Thần Quang, xưa là Nghiêm Quang, ở tại xã Dũng Nhuệ,huyện Giao Thủy,thể chế rộng rãi,là chỗ Trụ trì của Dương Không Lộ,nay hiển linh,phàm có thiên tai thủy hạn đến cầu liền nghiệm”.Chùa Thần Quang ngày nay như vậy làchùa Nghiêm Quang thời Lý.Làng Dũng Nhuệ nay gọi là làng Dũng Nghĩa thuộc huyện Giao Thủy,tỉnh Thái Bình.Chùa Thần Quang thường cũng gọi tắt làchùa Keo,hiện vẫn còn.
Xác định vị trìchùa Nghiêm Quang như vậy thì vị trí Hải Thanh đương nhiên phải rơi vào địa phận huyện Giao Thủy, tỉnh Thái Bình ngày nay.
Bản in đời Nguyễn của An Thiền dưới cái tên Trùng khắc Đại nam Thiền uyển Truyền đăng Tập lục,quyển thượng,chépmột truyện sử hoàn toàn khác với truyện sử đây về Không Lộ: “Trong khoảng Thái Ninh đời vua Lý Nhân Tôn,có Thiền sư Không Lộ,người Lại Trì,huyện Chân Định,tỉnh Nam Định,họ Nguyễn,thường cùng với Giác Hải và Từ Đạo Hạnh kết làm đồng chí.Nam ông 29 tuổi,ba người đi qua nước Thiên Trúc,theo học vớimột vị Sa-môn. Được lục trí thần thông rồi,bèn quay trở về quê mình,dựngchùa Diên Phúc,chuyên trì chú Đại bi.Bấy giờ Không Lộ muốn tạo cho nước Đại Nam bốn món đồ,chỉ hiềm vì nhà nghèo sức mọn.Một hôm ông nghĩ tới nước Tống đất rộng tất có nhiều đồng tốt có thể dùng cho việc đúc tạo,bèn liền rút ngắn đường, đi lên phương Bắc,khách trú ở nhàmột trưởng giả,rồi xin đất sáu tấc để dựngchùa.Vị trưởng giả cười nói rằng: “Xưa Lương Thái Tử dựngchùa, đất rộng ngàn dặm,vàng ròng khắp đất.Sao bây giờ lại lấy sáu tấc đất như thể chỗ chuồng gà mà làm?”. Đêm đó, bèn tung áo cà sa phủ khắp mười dặm đất.Vị trưởng giả thấy ông có phép thần, bèn đem hết vợ con đến lạy tạ.Từ đó, cả nhà đều quy y Tam Bảo.
Ngày hôm sau, ông mặc pháp phục,cầm gậy vào triều,thẳng đứng giữa sân rồng.Vua bấy giờ đang buổi thị triều thính chính văn võ hai ban,thấy vị Sư già,bèn triệu vào hỏi: “Lão ông là dân người phương nào, tên họ là chi, đến đây có việc gì?”.Vị Sư già thưa: “Tôi là bần tăng củamột nước nhỏ, xuất gia đã lâu năm, nay muốn tạo bốn món đồ cho Đại Nam, nhưng vì sức không theo lòng, cho nên tôi không ngại vượt núi băng rừng ngàn dặm đến đây.Ngưỡng mong Thánh đế mở rộng tấm lòng bố thí chomột ít đồng tốt, để tiện việc tạo đúc”. Vua hỏi: “Đồ đệ bao nhiêu?”.Sư đáp: “Chỉmột mình bần tăng thôi,xin đầymột bao đồng, tự mình gánh về là đủ”.Vua nói: “Phương Nam đường sá xa xuôi,cho phép Sư tùy sức mà lấy,chẳng cần đếm ghi”.Vị Sư nghèo đã lấy hết kho đồng rồi mà vẫn chưa đầymột bao,bèn le lưỡi,lắc đầu,vào tâu việc đó.Vua ngạc nhiên hối tiếc,nhưng nghiệt vì đã hứa cho,nên không thể làm sao được.Vua đem trăm quân tiễn đưa về nước.Vị Sư nghèo từ chối,nói rằng: “Một bao đồng,tự mình đủ sức mang đi,chẳng nhọc đưa gánh”.
Vị Sư nghèo đi ra ngoài rồi,bèn lấy gậy quảy bao mà đimột cách nhẹ nhàng.Qua sông,bèn lấy nón mà chở,rồi trở về.Trong phút chốc đã tới bến Hoàng Giang,bèn tớichùa Quỳnh Lâm,huyện Đông Triều,tỉnh Hải Dương đúc tượng Đại Phật Di Đà,tháp Báo Thiên ở kinh đômột ngọn,chuông lớnchùa Phổ Lạimột quả,vạc lớn chủa Phổ Minhmột cái.Số đồng còn lại đem đúc hồng chung chochùa ở xã mình,nặng ba ngàn ba trăm cân.Lại đúc chochùa Diên Phúc,huyện Giao Thủymột quả hồng chung nặng ba ngàn cân.Công quả hoàn thành,bèn làm bài kệ rằng:
Cởi nón vượt biển lớn
Một giây muôn dặm đường
Tổng đồngmột bao hết
Tay múa sức ngàn cân.
Bấy giờ Hoàng đế Nhân Tôn xây điện Hưng Long, năm sau mới xong,cực kỳ tráng lệ.Bỗng nghe trên tường hai con ễnh ương kêu lớn,tiếng như sấm to.Vua ủ rũ không vui.Lúc ấy,vị chỉ huy sứ tâu: “Chỉ có Không Lộ và Giác Hải mới trừ được loài quái vật đó”.Chỉ huy sứ tức thì nhận lệnh vào hôm rằm tháng giêng đến trước am Sư.Sư hỏi: “Chỉ huy đến sao trễ thế?”.Vị chỉ huy trả lời: “Thầy sao biết trước chức tước của tôi?”.Sư đáp: “Ta cỡi trăng đạp mây nhân vào thành vua,nên sớm biết việc đó”.Ngày đó Sư đến kinh đô.Vua đemmột cây đinh lớn đóng vàocột điện ,nói rằng: “Ai có thể nhổ cái đinh đó ra thì làm Pháp chủ”.Không Lộ lấy tay bật cái đinh ramột cách nhẹ nhàng và mật tụng thần chú thì hai con ễnh ương nghẹn cổ không còn kêu và giây lát rớt xuống đất.Vua thưởng vàng ròngmột ngàn cân,ruộng đèn nhang năm trăm mẫu và phong làm Quốc sư.
Bấy giờ vua Thần Tôn tuổi mới 21,bỗng nhiên biến làmmột con cọp dữ,xông xáo cắn người,nanh vuốt dễ sợ.Vua phải dựngmột chuồng vàng mà nhốt đi.Thì nghe con nít huyện Chân Định hát rằng:
Nước có Lý Thần Tông
Triều đình muốn chuyện thông
Muốn yên bệnh thiên hạ
Phải được Nguyễn Minh Không.
Vua xuống chiếu cho vị chỉ huy rằng: “Đem thuyền đi đón Sư”.Vị Chỉ huy đến am, Sư cười nói: “Phải chăng chẳng là chuyện cứu cọp dữ đó sao?”.Vị Chỉ huy hỏi: “Thầy làm sao biết sớm vậy?”.Sư đáp: “Ba mươi năm trước đây ta đã biết chuyện này rồi”.
Sư đến, lên trên điện vua ngồi,lớn tiếng nói: “Trăm quan vui lòng đem đỉnh dầu lớn đến đây”.Trong đấy, Sư để thêmmột trăm cái kim,rồi nổi lửa đốt cháy hừng hực.Bên cạnh để cái chuồng giữ vua.Sư lấy tay mò vào trong đỉnh,lấy ramột trăm cái kim,phóng vào mình vua,quyết rằng: “Làm Thiên tử là quý”.Vua tự nhiên lông đuôi vuốt nanh rớt rụng hết và trở lại làm thân vua.Vua trả ơn bằng vàng vòngmột ngàn cân,ruộng đèn nhangmột ngàn mẫu,vĩnh viễn làm ruộngchùa không ghi vào sổ thuế.
Sư ra đời ngày 14 tháng 8 năm Bính Thìn, đến ngày 13 thàng 6 năm Giáp Tuất thì mất.Hiện nay,trước huyện lỵ,Thọ Xương,Hà Nội có đền thờ Lý Quốc Sư thờ thần tượng Sư hiện có bia ký: “Thị dân đạo Tiên muôn đời đèn nhang phụngsự”.
(Thiền Uyển Tập Anh-Lê Mạnh Thát dịch-NXB.TPHCM 1999)

47.CÁI KIẾN MÀY KIỆN CỦ KHOAI

Ngày xưa,cómột anh chàng sinh trưởng trongmột gia đình giàu có.Nhà hắn có ao thả cá,có trâu bò,ruộng vườn khá nhiều.Ngày ấy ở gần làng hắn cómột cô gái nết na,nhan sắc xinh đẹp,chỉ phải cái tội nghèo.Hàng ngày cô gái phải làm thuê làm mướn kiếm ăn.Anh chàng nhà giàu kia từng ngây ngất vì nhan sắc của cô.Mặc dầu không môn đăng hộ đối,nhưng hắn ao ước được cùng nàng kết làm bạn trăm năm.Sau đó,nhờ cómột người đàn bà làm mối,hắn được gặp nàng nhiều lần và chỉ non thề bể quyết lấy nàng làm vợ.Nghe hắn nói thế,cô gái vô cùng sung sướng và hiến thân cho hắn không tiếc gì nữa.
Nhưng người đàn bà mối lái vốn là người chỉ biết có đồng tiền.Được tiền của anh chàng giàu cho mụ vẫn chưa thỏa mãn.Đối với cô gái nhà nghèo, mụ không “xơ múi”gì.Bây giờ ở gần vùng đó cómột cô gái nhà giàu ế chồng.Mụ bèn tìm tới tỉ tê với cô nọ,bảo nếu cho mình nhiều tiền,mình sẽ đánh tiếng cho anh chàng nhà giàu kia.Cô gái nọ nghe nói mừng lắm, đút tiền cho mối để mụ ta liệu bề tác thành cho mình.
Từ đó,mụ mối luôn luôn buông lời gièm pha cô gái nhà nghèo:
-“Con này-mụ nói-thế mà không được đoan chính.Đã nhiều lần tôi bắt gặp nó tằng tịu với Đồ Vân.Đồ Vân học giỏi nay mai sẽ đỗ đạt…”
Thế rồi mụ ta nhen nhóm thêm lòng ghen tuông và tức giận của anh chàng, đồng thời nói tốt cho cô gái mà mụ bòn lần hồi khi năm quan,khi ba quan,không biết mỏi.Và mưu kế của mụ có hiệu quả;anh chàng kia từ ghen tức đến chán ghét người tình cũ.Cuối cùng anh chàng cho người đưa trầu cai dạm hỏi cô gái nhà giàu kia làm vợ.
Ngày cưới của hai bên,cô gái nghèo nọ bị tình phụ,lòng đau như cắt.Trongmột phút tủi phận hờn duyên,nàng nhảy xuống sông tự tử.Cái chết của nàng đã làm cho cặp vợ chồng mới trở nên hối hận và lo sợ.Nhất là mụ mối thì như sét đánh ngang tai.
Khi tất cả mấy người đó lần lượt chết xuống âm phủ,Diêm Vương đã đọc hồ sơ,hiểu rõ nỗi oan cũng như tội trạng của từng người và bắt họ phải trở lại dương thế để đền “nợ” hay báo “oán” của chính mìnhmột cách xứng đáng.Mụ mối được thác sinh vào nhàmột phú ông,anh chàng phụ tình lại thác sinh làmmột người học trò nhưng không đất cắm dùi.Còn người bạc mệnh thì được ở lại cõi âm để theo dõi chúng mà báo thù.
Cái Kiến, cô con gái phú ông rất đẹp và thông minh.Nhưng cha của nàng thì tính khí thiển cận. Ông ta chỉ biết có tiền và danh vọng,còn ngoài ra ông chả coi ai ra gì.Chàng thư sinh rất khôi ngô,học giỏi ,văn hay,nhưng nghèo rớt mồng tơi.Chàng đã từng vác lều chiếu đi thi.Văn tài của chàng nổi tiếng khắp kinh kỳ,thế mà cứ hễ vào trường nhất hay giỏi lắm vào đến trường nhì là bị loại ngay.Không làm cho đau bụng thì cũng bắt phạm “trường quy”,oan hồn của người bạc mệnh quyết không cho hắn đỗ.Mỗi lần không đỗ làmột lầnsự buồn bực kèm thêm vớisự khốn khó dằn vặt anh chàng.Thế nhưng chàng vẫn lọt vào mắt xanh của cô Kiến.Cô gái phú ông vẫn tin tưởng rằng người học trò đó sẽ làm nên.Nàng ao ước sẽ được sánh duyên với chàng mới phỉ dạ.Hai nguời đã gặp nhau và thề bồi với nhau,quyết giữmột lòng son sắt.Khi nghĩ đến cha mình,cô gái phú ông rất buồn vì biết ông khó tính.-“Không đời nào ông ấy lại gả con chomột người nghèo xơ nghèo xác”. Nghĩ thế,nàng lập mưu ăn trộm tiền bạc của cha,mua vàng đúc thànhmột khối hình củ khoai.Không gặp nhau được,nàng nhắn người yêu giả làm người ăn xin đến nhà mình xin khoai,nàng sẽ tận tay trao cho món ấy để dùng làm sính lễ.
Anh chàng y hẹn, đã cải trang, mang bị gậy đến nhà phú ông xin ăn.Cô con gái mang khoai ra cho,trong đó có giấu củ khoai bằng vàng.
Rồi đó, người mối của anh chàng xin chạm ngõ cái Kiến.Phú ông nghe nói sính lễ làmột củ khoai bằng vàng mười thì ngạc nhiên.Nhưng rồi ông cũng nhận lời.
Đến ngày cưới ,khi họ nhà trai bưng sính lễ đến họ nhà gái đổ xô ra xem để biết chàng rễ của phú ông giàu có ngầm như thế nào.Củ khoai vàng được gói ba bốn tầng vải hồng điều.Không ngờ khi mở ra xem thì chả thấy vàng đâu cả mà chỉ làmột củ khoai lang luộc thựcsự.Oan hồn cô gái cố ý làm ra như vậy cho bỏ ghét.Cả hai họ bật cười.Phú ông tức giận chửi mắng om sòm.Rồi để chế nhạo, ông cắt khoai biếu mỗi ngườimột miếng.
Chàng học trò không ngờ cósự lạ lùng ấy, vừa buồn vừa xấu hổ đi luônmột mạch không trở về nhà nữa.Còn cái Kiến tưởng người yêu làmột tay đại bợm: đã lấy mất vàng lại bày ra trò diễu cợt đó nên tức tối thành bệnh mà chết.
Lúc xuống âm phủ lần này,nàng kiện với Diêm Vương về việc củ khoai vàng,nhưng Diêm Vương đã giở sổ vạch cho hắn biết những tội lỗi kiếp trước.Vì thế mới có câu:
Cái Kiến mày kiện củ khoai
Và sau này những anh con trai nhà nghèo thường thêm vào:
Mày chê tao đói lấy ai cho giàu
Nhà tao chím đụn mười trâu
Lại thêm ao cá bắc cầu rửa chân.
để mỉa mai những cô gái bắc bậc kiêu kỳ.[30]

48.CỦA TRỜI TRỜI LẠI LẤY ĐI,
GIƯƠNG ĐÔI MẮT ẾCH LÀM CHI ĐƯỢC TRỜI

Ngày xưa, cómột người nghèo khổ quá.Ngày ngày ông ra bãi biển cố sức mò cua bắt ốc để đổi lấy miếng ăn,nhưng không bao giờ đủ.Thấy người ta sung sướng giàu có, ông ao ước được như họ.Luôn luôn ông cầu Trời khấn Phật xin cho đỡ khổmột ít,dù có bị giảm tuổi thọ đi bao nhiêu cũng được.Ông cầu khẩn như thế trong ba năm liền.Tuy không thấy thân phận khá lớn chút nào nhưng ông vẫn kêu xin không mỏi.
Một hôm,trong khi đào cua ởmột hang, ông bỗng bắt đượcmột thỏi gì vuông vuông nằng nặng và sáng chói.Vừa lạ vừa mừng, ông mang về hỏi hàng xóm.Người hàng xóm cho biết đó là vàng.Mừng quá, ông lại cố công đào tìm thêm nữa.Kết quả được cả thảy mười thoi vàng. Ông hết lời cảm tạ Trời Phật. Ông định giấu kỹ rồi đưa về quê tậu ruộng làm nhà và lấymột người vợ.Không ngờ người hàng xóm không giữ kín miệng,nên tin đồn được vàng lan đi rất nhanh.Một tên trọc phú ở gần đó vừa nghe thế,vội tìm đến làm quen.Hắn dùng những lời đường mật gạ đổi ruộng đất của hắn để lấy vàng.Thấy ông chưa có vợ,hắn gả em gái cho.Nghe bùi tai, ông vui lòng kết thân với hắn.Từ đó, ông làm ăn ngàymột khấm khá:có vợ đẹp,có ruộng cày,có nhà cửa,cuộc sống rất dễ chịu.Nhưng do mưu mô xảo quyệt của tên trọc phú,cuối cùng mười thoi vàng về tay hắn cả.
Tuy vậy,tên trọc phú nuốt vàng không trôi.Tin đồn “một người bắt cua được vàng”bay nhanh đến tai mọi người và đến taimột viên quan huyện.Nghe nói vàng về cả tay tên trọc phú,viên quan huyện không tìm được lòng ham muốn.Hắn gọi lão trọc phú đến tư chất và gạ chia cho mìnhmột nửa.Nhưng lão trọc phú đời nào lại chịu mất không như thế.Viên quan huyện càng giận để bụng.Nhân bắt đượcmột đám cướp lớn,hắn bèn bảo chúng khai vu cho tên trọc phú bị kìm kẹp, đánh đập rất khổ cực, đành phải nhả của ra để mua lấysự yên thân.Cuối cùng không những 10 thoi vàng nọ lọt vào tay viên quan huyện mà nhiều tiền gạo khác của hắn cũng đội nón ra đi để đấm mõm bọn hương lý,bọn sai nha,v.v…
Lại nói chuyện viên quan huyện,chỉ dùngmột mẹo nhỏ mà chiếm được số vàng lớn thì mừng quá.Hắn sai con cùng vớimột người lão bộc bí mật đem số vàng đó về quê để tậu thêm ruộng đất.Nhưng đứa con của hắn làmột tay có máu mê cờ bạc.Trong khi đi thuyền,thấy có canh bạc to,hắn định đem số ít vàng của bố để mong “dậy hóa”.Mặc dầu người lão bộc can gián hết lời,hắn vẫn không nghe.Quả nhiên chỉ trongmột đêm,hắn thua hết cả chẳng cònmột đồng dính túi.Thế là bao nhiêu vàng của viên quan huyện tự nhiên lọt vào taymột lão lái buôn.Nhờ ngón cờ gian bạc lận,lão lái buôn vàmột tên đồng đảng đã vét sạch bàn,và qua ngày hôm sau hai người hý hửng mang số tiền chiếm đượcmột cách khỏe khoắn,trong đó có 10 thoi vàng của con quan huyện về nhà,mặc kệ kẻ mất của kêu trời khóc đất.
Không ngờ hôm ấy có bốn tên ăn cướp đang lảng vảng ở khu rừng gần đây.Thấy có hai người bộ hành mang tay nải nặng đi qua,chúng bèn đuổi theo không rờimột bước.Khi hai con mồi đến chỗ vắng,chúng nhảy xổ ra giết chết và cướp lấy tay nải.Nhìn thấy những thoi vàng sáng chóe,chúng mừng rú lên,vội chia nhau,cứ hai đứa năm thoi, còn số tiền lẻ bạc vụn thì giao cho hai đứa trong số bốn đứa, đi mua rượt thịt về chénmột bữa.
Lại nói chuyện hai tên cướp được cử đi chợ ,tự nhiên sinh lòng tham muốn chiếm lấy tất cả số vàng để chia nhau mỗi đứa năm thoi,chả cần phải cắt phải chặt,cân đi lường lại mất công.Chúng bỗng nảy ramột lế là mua thuốc độc bỏ vào rượu cho hai tên kia uống.Thế là hai đứa vào chợ ăn uống no say, đoạn mua bún lòng và rượu có pha thuốc độc mang về.
Trong khi đó thì hai đứa ở nhà cũng bàn mưu tính kế để độc chiếm số vàng.Cuối cùng chúng quyết định chờ cho hai tên kia về đến nơi,bất thình lình mỗi đứa cầm dao hạ thủmột tên.Và rồi chúng làm y như lời chúng đã bàn.Vừa đi chợ về đến nơi,hai đứa kia đã bị mỗi đứamột nhát dao vào lưng ngã vật ra.Xong việc,hai tên còn lại mới giở rượu thịt ra chén.Nhưng chỉmột lát,sau khi rượu ngấm,chúng cũng vật vã và nằm chết luôn bên cạnh.
Mười thoi vàng bỗng trở nên vô chủ.Nhưng chỉ nội ngày hôm đó,một người khách thương tình cờ đi qua chỗ nọ đã nhanh tay chiếm lấy làm của mình. Được món của lớn bên cạnh những xác chết, hắn vội vã đi tìm về thuyền,và mặc dầu chưa cất được hết hàng, hắn đã sai nhổ neo vượt vời để tránh mọi lôi thôi xảy đến.
Thuyền đi ra biển đến ngày thứ hai thì tự nhiên cómột cơn bão nổi lên rất dữ dội.Cột buồm bị gãy và thân thuyền bị sóng đánh vỡ làm nhiều mảnh.Tất cả mọi thứ đều chìm xuống đáy biển hoặc lọt vào bụng cá.
Duy chỉ cómột số người ôm được ván và nhờ sóng đánh dạt vào đất liền.Trong đó có cả người khách thương.Khi được người dân địa phương cứu cho hồi tỉnh, hắn chép miệng than thở:
Của trời,trời lại lấy đi,
Giương đôi mắt ếch làm chi được trời.
Khảo dị:
Truyện này có nhiều kể khác nhau,hình như nguồn gốc của nó làmột Phật thoại. Ởmột Phật thoại Việt Nam,Sự tích mười tám ông Phật La hán có những tình tiết tương tự:
Một người đàn bà đẻ được mười tám người con trai, lớn lên chúng rủ nhau đi ăn cướp.Hồi đó,cómột phú trưởng giả hay bố thí,nhất là đối với học trò nghèo.Một hôm cómột anh học trò tên là Bất Đồ đến xin tiền,phú trưởng giả cho luônmột lúc năm mươi quan và còn cho mượn ngựa trở về,hẹn lúc đến nhà cứ thả ngựa ra là ngựa sẽ tìm về chuồng cũ.Bất Đồ đi được nửa đường,ngựa sinh chứng không chịu đi nữa,quăng người và tiền xuống đất rồi trở về.
Anh học trò chưa biết tính thế nào, bỗng có bốn tên ăn cướp đến đánh chết, đoạt lấy của.Như truyện trên, chúng chia nhaumột người 10 quan,còn 10 quan cắt hai đứa đi mua rượu thịt.Kết cục cũng giống như trên,nghĩa là hai đứa bị đồng lõa giết chết,còn hai đứa kia uống thuốc độc vào cũng chết luôn.
Thấy ngựa trở về quá sớm,phú trưởng giả sinh nghi,mới sai người đi tìm.Khi biết đượcsự thật,phú trưởng giả suy tính: -“Năm mươi quan làm chết năm mạng,vậy trong nhà có ba trăm ngàn quan thì sẽ làm chết bao nhiêu ngàn người mà kể”.Mới sai người mang tiền lên thuyền chở đi đổ sông.Vừa gặp mười tám tên ăn cướp khác đến toan cướp giật.Họ kể đầu đuôi cho nghe,Mười tám người kia ăn năn,bèn nhảy xuống sông chếtmột lượt.Phật đưa lên Nát-bàn thành mười tám vị La-hán.[31]

49.TRẠNG HIỀN

Vào thời nhà Trần, ởmột làng nọ, bấy giờ thuộc về Nam Định,cómột em bé tên là Hiền.Hiền được cha mẹ cạo đầu làm tiểu,cho ở vớimột ông sư trênchùa.Hằng ngày,Hiền phải hầu hạ sư,quét dọnchùa và làm các công việc vặt rồi mới được sư dạy cho học.Thế nhưng Hiền họcmột biết mười,chả mấy chốc mà nổi tiếng thần đồng.
Một hôm, Hiền quétchùa, nhân đề nghịch vào lưngmột pho tượng mấy chữ “đày ba ngàn dặm”.Đêm ấy Hòa thượng trụ trì nằm mộng thấymột vị Tôn giả đến từ giã mình,bảo rằng có việc phải đi xa.Tỉnh dậy,Hòa thượng trong bụng lấy làm phân vân,khi nhìn thấy lưng tượng Phật có mấy chữ Hán, đoán biết là chữ của Hiến,vội quát,bắt phải lấy nước rửa ngay. Đêm hôm ấy,Hòa thượng lại mộng thấy vị Tôn giả lại đến cảm ơn mình,Từ đấy cảchùa đều đoàn biết Hiền sẽ làm nênsự nghiệp hơn người.
Năm 12 tuổi,Hiền đi thi và đậu luôn Trạng nguyên.Khi Hiền vào bái mạng trước sân rồng,Vua thấy Trạng bé loắt choắt trong bộ áo mũ quá khổ bèn phán hỏi:
-Trạng học với ai?
Hiền đáp ngay:
-Tâu bệ hạ,tôi lúc nhỏ ởchùa,không học với ai cả,chỉ khi nào không hiểu mới hỏi nhà sưmột vài chữ mà thôi.
Vua thầy Trạng đối đáp cộc lốc,cho là trẻ con chưa biết lễ phép,bèn cho Trạng về nhà học lễ phép trong ba năm,sẽ lại cho làm quan.
Hồi ấy có sứ nhà Nguyên đưa sang tamột câu đố để thử xem nước Nam có nhân tài chăng.Triều đình nhà Trần mở Quốc thư ra chỉ thấy có bốn câu thơ chữ Hán:
Lưỡng nhật bình đầu nhật,
Tứ sơn điên đảo sơn,
Lưỡng vương tranh nhật quốc,
Tứ khẩu tranh tung hoành gian.[32]
Cả vua lẫn quan đều ngẩn ra,không biết làm sao mà đoán được.Mấy ông cụ già trong Viện hàn lâm,trong Quốc tử giám,vắt óc cố suy nghĩ nhưng lâu lắm vẫn không tìm ra câu trả lời.Mãi về sau,có người nhớ tới Trạng Hiền,Vua vội saimột viên quan văn đi mời ngay Trạng về triều để may ra có thể giải quyết việc bối rối cho cả nước.
Viên quan không quản ngại ngày đêm,phi ngựa nước đại tìm về làng Trạng.Thấymột lũ trẻ đang đùa nghịch ở gốc đa đầu làng,viên quan thử ramột câu đối để dò xem Trạng có mặt trong đám ấy chăng:
-Tự là chữ,cất giằng đầu;chữ Tử là con:con ai con ấy?
Hiền tay vẫn chơi đùa,miệng đáp lại ngay:
-Vu là chưng,chặt là ngang lưng;chữ Đinh là đứa: đứa nào đứa nấy.
Đáp đoạn,bỏ chạy về nhà.Khi viên quan tìm được vào nhà thì thấy Hiền đang đun bếp.Hắn lại ramột câu đối:
-Ngô văn quân tử viên bào trù,hà tu mị áo (Tôi nghe người quân tử xa chỗ bếp núc,sao lại nịnh ông Bếp?)
-Ngã bản hữu quan cư đỉnh nại,khả tạm điều canh (Ta vốn ở ngôi khanh tướng,nhưng nay tạm nêm canh).
Biết đích là Trạng,viên quan đưa chiếu chỉ của Vua ra,mời Trạng về triều để hỏimột việc quan trọng.Nhưng Hiền lắc đầu nói:
-Trước đây vua bảo ta không biết lễ phép,nhưng chính vua cũng không biết lễ phép nữa là ai.
Nói rồi nhất định không chịu đi.
Về sau Vua phải cho quân gia mang cờ quạt,võng lọng đến đón Hiền vào triều.Trước mặt sứ thần củamột cường quốc, ông Trạng nhỏ tuổi ấy cầm cục than viết ramột chữ “điền” giữa sân rồng.Thấy giải đáp đúng,sứ thần lủi thủi rút lui.Vua và đình thần thở dài khoan khoái.Về sau,vua ban thưởng cho Trạng rất hậu và tuy Trạng còn nhỏ tuổi cũng phong chức Thượng thư.[33]

50.GÁI NGOAN DẠY CHỒNG

Ngày xưa cómột người nhà giàu,vợ chết sớm,chỉ có độcmột người con trai. Đứa con vốn người xấu nết, đần độn,lại là tay chơi bời lêu lỏng,không chịu học hành hay làm ăn gì cả.Thấy con không lo nối nghiệp nhà,người nhà giàu rất buốn phiền,biết rằng của cải của mình sẽ cómột ngày đội nón ra đi mà thôi.Bởi vậy, ông mới tính chuyện kiếm cho conmột người vợ khôn ngoan đảm đang, để may ra nó sẽ ngăn chặn tay chồng,bảo vệmột phần nào cơ nghiệp.Nghĩ vậy, ông cất công đi khắp nơi tìm kiếm,nhưng đi đã nhiều nơi mà vẫn chưa thấymột nào vừa ý.
Một hôm, đếnmột vùng kia,nhân mỏi chân, ông nghỉ lạimột gốc cây bên đường. Ông bỗng thấy ởmột cây táo gần đấy cómột bọn trẻ đang tranh nhau trẩy ăn.Một chốc sau,một cô gái tuổi chừng đôi tám,cũng đến trẩy táo. Ông mới lân la lại gần hỏi xin ăn.Lúc này,táo chín đã bị bọn người trước trẩy hết,chỉ còn những quả xanh,nhưng cô gái cũng cố chọn lấy những quả ương ương đưa cho khách.
Thấy cô gái tốt bụng, ông ta nghĩ:-“Sởi lởi,trời gởi của cho,quân co trời gò của lại.Chỉ có người nào tốt bụng với mọi người mới xứng đáng được hưởng giàu có sung sướng”.Bởi vậy ông bèn đi tìm đến nhà cô gái,giả làmmột người lỡ độ đường xin nghỉ trọmột tối.Và rồi ông được gia đình ân cần tiếp đãi.
Để thử xem côgái có khôn ngoan không, ông lân la làm quen với nàng.Khi biết cô sắp đi chợ, ông đưa ramột quan tiền,nhờ mua hộ mình “một nắm gió,một bó lửa”.Cô gái chẳng nói chẳng rằng,mua về cho ôngmột cái quạt vàmột con dao đánh lửa.Thấy thế, ông thầm khen ngợi,nhưng vẫn định thử thêm cho biết.
Qua ngày mai, ông dậy sớm,giở tay nải đưa cho cô gái mấy bát gạo nếp,nhờ nàng thổi giúp cho mìnhmột nồi vừa cơm vừa bánh để ăn và đem đi ăn đường.Cô gái không từ chối,vội lấy gạo ra vo.Trước khi cho vào nồi,nàng bớt lạimột ít giã bột vắt bánh rồi hấp luôn vào cơm.Khi nàng bưng ra, ông già lấy làm vừa ý,cho là con người đó đủ cả đức hạnh,khôn ngoan, đảm đang ít có.Bèn quyết định trở về sắm sửa lễ hỏi cho con trai làm vợ.
Đứa con trai của ông từ ngày có vợ lại càng thêm lêu lỏng;hắn thường bỏ nhà đi đánh đàn đánh đúm với bọn vô lại,làm cho ông hết sức buồn.Và điều làm cho ông lo lắng nhất là hắn thỉnh thoảng lại trộm tiền của ông,khi dăm bảy quan,khimột vài vác,tung vào cuộc đỏ đen.Mặc dù ông đánh đập,mặc dù vợ khuyên lơn,nhưng hắn chứng nào vẫn giữ tật ấy.Dần dần, ông buồn phiền thành bệnh.Một hôm,biết mình sắp chết, ông gọi con dâu đến giường dặn nhỏ:
-Nay cha đã gần đất xa trời.Chồng con làmột thằng “phá gia chi tử”,cơ nghiệp này chỉ cònmột sớmmột chiều mà thôi.Cha rất thương con xấu số.Từ lâu cha làm ăn dành dụm,có để đượcmột hũ vàng chôn ở sau vườn.Vậy cha cho riêng con hũ vàng đó, đừng cho chồng con biết.Sau này,chồng con có thậtsự ăn năn hẵng giúp cho nó làm lại cuộc đời.
Đứa con trai ông sau khi người cha qua đời,lại càng chơi bời mặc sức.Vợ hết khuyên lơn đến cầu khẩn,hắn chẳng những không nghe,lại còn phũ phàng với vợ.Mỗi lần thua bạc,hai người lại càng xô xát.Nhiều lần vì vợ cản trở,hắn đánh đập vợ không tiếc tay và làm nhục nàng trước mặt mọi người.Một hôm để khỏi vướng,hắn viết giấy cho vợ đi lấy chồng khác rồi đuổi nàng ra khỏi cửa.
Từ đó, hắn phỉ chí tung hoàng,khôngmột ai dám cản.Quả như lời đoán của bố hắn,mấy chục mẫu ruộng đều lần lượt “nướng” vào sòng bạc.Hết ruộng vườn tới nhà ở, chẳng bao lâu tất cả cái cơ nghiệp mấy đời truyền lại đều sạch sành sanh.Cuối cùng khôngmột đồng dính túi, khôngmột nghề cầm tay,hắn đành bỏ làng mạc quê quán đi lang thang khắp đầu đường xó chợ,ngửa tay ăn xin qua ngày.
Lại nói chuyện người đàn bà sau khi bị chồng đuổi,bèn đổi tên họ,tìm đến đất trần thành mởmột ngôi hàng nước.Sau ít lâu,kiếm đượcmột số vốn nhỏ,nàng bắt đầu buôn hàng tấm.Số vốn của nàng ngàymột lớn dần lên.Một hôm gặp hai em bé mồ côi đi ăn xin,nàng thương tình đưa về nuôi làm con ,coi như ruột thịt.Cuộc đời dần dần nở hoa trước mắt nàng.Trongmột dịp kiếm củi,hai con nàng nhặt đượcmột khúc gỗ mục,về chẻ ra thấy có mấy thoi vàng.Có vốn lớn lại có tài kinh doanh,nên chẳng baolâu nàng trở nên giàu có,nổi tiếng trong trấn.Tiền bạc tuôn về như nước.Tuy sống sung sướng nhưng nàng vẫn ởmột thânmột mình.Thấy nàng giàu có,nhiều kẻ ngấp nghé muốn “gá nghĩa Châu Trần”,nhưng người đàn bà ấy nhất thiết từ chối mọi lời đường mật.Mặc dầu người chồng bạc bẽo và mặc dầu mười lăm năm xa cách,nàng vẫn không quên được tình xưa nghĩa cũ. Đã nhiều lần nàng thuê người lần đi các chợ búa,phố phường dò hỏi, nhưng tin tức của chồng càng hỏi càng bặt tăm.
Năm ấy,sau mấy thàng hạn,lúa khoai chết dần chết mòn trên những cánh đồng nứt nẻ.Giá gạo cứ lên vùn vụt,Ngoài đường, người đi xin ăn kéo từng đoàn.Người đàn bà lúc này đã là bà chủ hiệu.Bà xin phép quan trên cho mình đem tiền gạo ra phát chẩn cho kẻ khó.Làm như thế,nàng còn mongmột khi thấy yết thị dán khắp thôn xóm thì chồng mình tất sẽ lần mò về,nếu hắn còn sống. Y như thế thật,ngày bắt đầu phát,nàng đã thấy bóng dáng của chồng ngồi ở xa xa,lấp ló trong đội quân lĩnh chẩn. Đúng là hắn.Từ ngày bắt đầu cầm bị gậy đến nay,hắn vẫn chưa có cách gì để sống khá hơn và đỡ hèn hạ hơn trước.Bây giờ nghe nói có phát chẩn,hắn vội mò đến đây và ngồi về đầu hàng phía tả.Thế nhưng khi phát,những người giúp việc cho bà chủ hiệu lại được lệnh phát từ phía hữu lại,Khi sắp sửa đến lượt hắn thì bọn họ tự nhiên nói lớn:
-Hôm nay đã hết gạo,mời bà con về đợi đến ngày mai!
Hắn buồn bực trở ra.Qua ngày mai,hắn cố tìm đến thật sớm,ngồi vào đầu hàng bên hữu.Nhưng hắn không ngờ những người phát chẩn hôm nay lại bắt đầu từ phía bên kia.Lúc sắp đến hắn thì chúng lại giơ thúng không lên:
-Hôm nay thế là lại hết gạo,bà con hãy đợi đến mai!
Hắn thở than cho số đen đủi,lần trở ra về.Qua hôm sau,lại lần mò đến thật sớm.Lần này hắn len vào ngồi đúng chính giữa đội quân lĩnh chẩn.Trong bụng hắn nghĩ lần này thì không thể mất phần được.Nhưng đến giờ phát,hắn không ngờ người nhà của bà chủ hôm nay lại phát hai đầu phát lại và cuối cùng người không được gì cả,vẫn lại là hắn.Ba lần hỏng cả ba,hắn rất ngao ngán,bèn đánh liều tìm đến dinh cơ bà chủ để xin ăn.Gặp hai đứa con gái muôi của vợ,hắn ngả nón kêu van hết lời. Ở trong nhà, người đàn bà nhìn ra biết là chồng đã do mưu của mình mà đến đây,bèn sai người hầu ra hỏi,xem hắn có biết làm việc gì không để thuê mướn.Nghe hỏi thế, hắn vội trả lời:
-Xin ông bẩm với bà lớn rũ lòng thương cho tôi được hầu hạ bà,rửa bát hay quét nhà,mọi việc tôi đều xin hết sức.Chỉ cho tôi ăn ba miếng là đủ rồi!
Người nhà trở ra cho hắn biết là bà chủ nhận lời.Từ đó,hắn chăm chỉ làm lụng,cố làm vừa lòng chủ.Nhưng chung quy hắn vẫn không biết chủ chính là vợ cũ của mình.Về phần người vợ, cũng không để lộmột tý gì cho hắn biết,chỉ dặn hai con và người nhà đối đãi tử tế mà thôi.
Saumột thời gian,thấy hắn chịu khó làm ăn,người đàn bà mừng lắm.Một hôm,nàng chogọi hắn lên nhà hỏi xem có biết chữ nghĩa gì không!Hắn đáp:
-Tôi lúc nhỏ được đi học có biết ít nhiều.
-Vậy từ mai trở đi anh không phải hầu hạ nữa,cho anh ở gian nhà khách dạy đám trẻ học phóng,tôi sẽ trả mỗi năm ba mươi quan.
Nghe nói,hắn sung sướng bội phần,cảm thấy lòng nhân đứa của bà chủ đối với mình bằng trời bằng biển,vội nhận lời ngay.Từ đó, hắn đóng vai thầy đồ,cố sức làm cho chủ tin cậy.Nhưng người vợ vẫn thử mãi không thôi.
Một lần,gặp ngày tết,bà chủ sai lấy tiền ra cho kẻ hầu người hạ.Nàng nói:
-Ta cho mỗi người năm quan,hãy mang đi đánh bạc cho vui,nếu hết sẽ cho thêm.
Thầy đồ ta cũng được năm quan tiền.Nhưng trong khi mọi người đem tiền nướng vào xóc đĩa bài mười,thì trái lại,hắn mang nguyên vẹn số tiền đó gửi về cho chủ.Bà chủ hỏi:
-Tại sao anh không thích đánh bạc?
Hắn trả lời:
-Bẩm bà,tôi ngày xưa vì cờ bạc mà đến nông nỗi này.Cho nên bây giờ buộc chỉ cổ tay thề rằng không đụng đến nó nữa.
Thế rồi luôn miệng hắn kể hết cho chủ nghe,từ cuộc đời cũ có ruộng nhiều,có vợ ngoan như thế nào,rồi bán ruộng đuổi vợ ra sao, cho đến lang thang đói rách,và ngày nay đã ăn năn hối lỗi,v.v…Bà chủ hỏi:
-Anh còn thương vợ nữa không?
Hắn rầu rĩ:
-Tôi đã nhiều lần dò tìm mà không thấy?
-Nghe anh nói tôi rất thương tình,Vậy tôi cho anh năm quan để anh đi tìm vợ.Nếu hết tiền mà vẫn chưa thấy,anh cứ về đây tôi sẽ cho thêm mà tìm cho ra.
Hắn mừng rỡ vâng vâng dạ dạ,mang tiền đi tìm.Nhưng sau ba thàng trở về với bộ mặt thiểu não,hắn cho chủ biết không hề thấy tungtích vợ đâu cả,chắc là vợ đã chết rồi.
Từ đấy,vợ thấy chồng chí tình,lại có lòng tu tỉnh, nên rất mừng.Nhưng nàng vẫn chưa ra mặt vội,chỉ an ủi hắn hãy ở lại đây,may chi sẽ có ngày hội ngộ.
Một hôm,nhân ngày giỗ cha chồng,bà chủ nhờ thầy đồ chép bài văn tế.Hắn ta ngạc nhiên và khôn xiết mừng rỡ khi thấy bài vị của tổ tiên nhà chủ chính là bài vị tổ tiên của mình.Lập tức,hai vợ chồng ôm nhau khóc lóc.Rồi sau khi cúng xong,họ mời làng xóm và người nhà ngồi lại kể rõsự tình.Ai nấy đều cho làmột cuộc tái ngộ hiếm có.
Về sau,hai vợ chồng dựng vợ gả chồng cho hai con nuôi,giao cửa hiệu lại cho chúng cai quản.Sau đấy,họ dắt nhau trở về quê hương xưa,chuộc lại vườn tược nhà cửa cũ.Và sau khi đã sống yên ổn ở quê nhà, vợ mới sai đào hũ vàng của bố chồng cho mình ngày xưa lên.Nàng nói:
-Có vàng chắc gì đã có hạnh phúc.Cho nên trong những cơn túng thiếu nhất, tôi vẫn không cần đến nó.
Nói đoạn,họ đem số vàng ấy cúng cho đềnchùa để bố thí cho người nghèo.
Từ đấy hai vợ chồng sống với nhau đến đầu bạc.[34]
Câu tục ngữ:
Làm trai rửa bát quét nhà,
Vợ gọi thì: “Dạ,bẩm bà tôi đây!”.
Là do truyện này mà ra.

------------------

CHÚ THÍCH

[1] Nay là Đình Bảng, huyện Tiên Sơn,tỉnh Bắc Ninh.
[2] Nguyễn Đổng Chi,KTTCTVN,tập 2,tr.1043,NXBGD,2000.Hà Nội báo (1936).
[3] Nguyễn Đổng Chi,KTTCTVN,tập 2,tr.1212,NXBGD,2000.Theo Sơn Nam, sách đã dẫn, và theo lời kể của người Hà Tĩnh.
[4] Nguyễn Đổng Chi,KTTCTVN,tập2,tr1225,phần khảo dị,NXBGD.2000.Tài liệu của Mạnh Sào Quan.
[5] Nguyễn Đổng Chi,KTTCTVN,tập 2,tr.1234,phần khảo dị,NXB.GD.2000.Theo Lê Văn Phát: Cổtích và Truyền thuyết ở xứ An nam.
[6] Nay làchùa Kiến Sơ ở Phù Đổng.
[7] Nguyễn Đổng Chi,KTTCTVN,tập 2,tr.1240,2000.Theo lời kể của người Nghệ An,Thầntích xã Lý Trai và Lê Hữu Trác.Thượng kinh kýsự.
[8] Đoạn này theo Toan Ánh, Nếp cũ hội hè đình đám, quyển Hạ;và Văn hóa tập san, số 3 (1973).
[9] Vàm sông:tức là sông hoặc cửa biển, chỗ sông đổ ra biển.
[10] Nguyễn Đổng Chi,KTTCTVN,tập 2,tr,1392,NXBGD,2000.Theo Sơn Nam.Truyện xưatích cũ ,tập1.
Người dân chài ở vùng Côn Lôn cho rằng mỗi lần cá Voi đi đâu thì ở phía trước có cặp cá Đao rất lớn, kế đó làmột cặp cá Mực rất to, nhưng là để kiếm mồi cho cá Voi.Cá Đao phải dùng “gươm” của mình để lùa các loài cá nhỏ vào cái miệng khổng lồ của chủ tướng,còn cá mực thì phun chất mực đen trong nước biển cho các loại cá nhỏ không thấy đường mà đi, phải chạy vào miệng chủ tướng.Khi miệng đã đầy cá,cá Ông bèn ngậm lại, ănmột cách ngon lành, lại còn xịt nước lên cao thành vòi để cảm ơn những kẻ tùy tùng đã giúp cho mình ngon miệng.Còn ởmột số vùng khác thì cho rằng cá Ông đi đâu, tiền đội thường có cá Mực dẫn đường, lại phun chất mực để đánh dấu cho chủ tướng biết đường mà đi, còn hai bên sường thì có cá Đao đi hộ vệ.
[11] Nguyễn Giao Cư, Phan Diên Vĩ, Sơn hà, Truyện Cổtích Việt Nam tr.61,NXB. Đà Nẵng,2003.
[12] Nguyễn Giao Cư, Phân Diên Vĩ, Sơn Hà, Truyện Cổtích Việt Nam tr.52,NXB. ĐN,2003.
[13] Theo Tam tổ thực lục và lời kể của người Hải Dương, Bắc Ninh.
[14] Theo người Diềm Xá (Bắc Ninh)kể.
[15] Theo Vũ Trung tùy bút thì tác giả là Nguyễn Hoàn,người làng Cổ Đô (Sơn Tây)soạn bằng chữ Nôm, có lẽ nguyên văn nay đã mất.
[16] Theo Sơn cư tạp thuật.
[17] Theo Vũ trung tùy bút,sđd.
[18] Nguyễn Đổng Chi,KTTCTVN,tập2,tr.1102.NXBGD,2000.Theo Tam tổ thực lực,sđd.
[19] Phi Yến:tức Triệu Phi Yến,một cung phi rất đẹp đời Tây Hán ở Trung Quốc.
[20] Điêu Thuyền:một kỹ nữ có sắc đẹp và rất thông minh đời Đông Hán, ở Trung Quốc.
[21] Nguyễn Đổng Chi,KTTCTVN,tập 4,tr.209,NXB.KHXH,1974
[22] Theo Ghi-nê-bờ-ren (Génibrel):Truyện đời xưa mới in ra lần đầu hết.
[23] Việt Nam Văn học toàn thư của Hoàn Trọng Miên,tập II do Văn Hữu Á Châu xb năm 1969 tại SG,tr,182.
[24] Nguyễn Đổng Chi,KTTCTVN,tập 1,tr.363,NXB.GD,2000.Theo Vũ Khắc Minh và Phan Hàn Khanh,Truyện Chúa Chổm.
[25] Theo Vũ Nguyên Hanh,sách đã dẫn. Ở Sử Nam chí dị thì chép Hồn phách Trương Ba,xương da hàng thịt.
[26] Nguyễn Đổng Chi,KTTCTVN,tập 1,tr.369,NXBGD,2000.Theo Chéon,Sưu tập những bài mới.
[27] Theo Landes.Sách đã dẫn.
[28] Nguyễn Đổng Chi,KTTCTVN,Tập 1,tra.392. Đều theo Chavanne,Năm trăm truyện cổ và ngụ ngôn trích từ kinh Đại tạng Trung Quốc.Theo Chavanne thì kinh này được dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán vào khoảng năm 240-280.
[29] Sách Nghìn lẻmột đêm cũng cómột truyện tương tự với truyện Cứu vật vật trả ơn, cứu nhơn nhơn trả oán.
[30] Nguyễn Đổng Chi,KTTCTVN,tập 1,tr.417,NXBGD,2000.Trong báo Trung Bắc tân văn.
[31] Nguyễn Đổng Chi,KTTCTVN,tập1,tr.472,NXBGD,2000.Theo Génibrel,Truyện đời xưa mới in ra lần đầu hết.
[32] Bốn câu thơ này nghĩa là:Hai mặt trời bằng đầu nhau,bốn hòn núi nghiêng ngả,hai vua tranhmột nước,bốn miệng ngang dọc trong khoảng đó.
[33] Nguyễn Đổng Chi,KTTCTVN,tập 1,tr.580,NXBGD,2000.Theo Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện của Phan Kế Bính.
[34] Nguyễn Đổng Chi,KTTCTVN,tập 1,tr.355,NXBGD,2000.Theo Thực nghiệp dân báo (1924) và theo lời kể của người Hà Tĩnh,Hải Dương,Sơn Tây.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/09/2024(Xem: 1650)
Chuyến đi về Việt Nam lần này có thể nói ngoài sự dự tính của chúng tôi. Mặc dù, tôi cũng có ý muốn đến viếng thăm Hà Nội một lần nữa. Vì năm 2003, tôi có dịp đến trung tâm thành Phố Hà Nội và viếng thăm một vài nơi khác chung quanh Hà thành. Nhưng lần này, là do các Phật tử Bảo Khánh, Hiếu Hoa, Từ Nhẫn và Liên Thu có nhã ý mời chúng tôi về Hà Nội và rồi cùng đoàn đi hành hương Trung Quốc, đặc biệt là chỉ hành hương tham quan trong phạm vi tỉnh Vân Nam thôi. Nói đúng
29/06/2024(Xem: 2401)
Những tháng đầu năm 2021, Út Bình bên Mỹ vẫn thường âm thầm theo dõi Facebook của tôi, thấy biết tôi đang tích cực phụng sự Đạo pháp, theo chư Tăng lên các chùa ở sâu vùng xa để chụp ảnh, viết bài, đưa tin đến các trang Phật giáo trong và ngoài nước, liền nhắn tin tặng tôi chiếc laptop của Út còn cất trong tủ ở nhà từ đường. Ý của em là tiếp sức cho tôi có phương tiện hiện đại hơn để truyền tin tại chỗ, chứ đi dự lễ các chùa trên vùng núi cả buổi, chiều về mới ngồi vào máy tính viết tin bài, chọn ảnh để gửi đi thì chậm quá
22/06/2024(Xem: 1914)
Có nhiều người khi sinh con ra, bên cạnh tên thật hay, thường có một tên khác gọi ở nhà dí dỏm dễ thương, hay tên thật dở để khỏi bị “bà” bắt. Bà ở đây là bà nào không ai biết được, thế nhưng nhiều người vẫn sợ rồi kiêng. Riêng đối với bà Thịnh, bà không tin như thế, ngược lại, bà cần con cháu bà tên thật hay, phải có ý nghĩa nữa để đem may mắn vận vào cuộc đời nó.
12/05/2024(Xem: 7737)
Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi nghỉ chân, có khi là nghĩa địa, một ngôi nhà hoang, hoặc dưới tàng cây, ngồi quanh sư để nghe sư thuyết pháp hoặc vấn hỏi một số vấn đề. Đặc biệt tại Thanh Hóa có cả xe chở mấy chục học sinh Tiểu Học, tung tăng chạy tới để chiêm ngưỡng và vái lạy sư. Và lần đầu tiên một vị sư thuyết pháp tại một nghĩa địa.
02/05/2024(Xem: 2411)
Biến cố 30 tháng 4 năm 75 không những làm đảo lộn cuộc sống của người dân miền Nam, làm xóa tan một chính thể Cộng Hòa nhân bản mà từ Đệ Nhất tới Đệ Nhị Cộng Hòa đều mang đến tự do, hạnh phúc cho người dân. Không như sáo ngữ "Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa - Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc", nghe như một liều thuốc tê làm mất hết cảm giác và trở thành con người vô cảm lúc nào không hay!
03/04/2024(Xem: 2968)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
01/04/2024(Xem: 1872)
Sáng thứ Bảy cuối tuần rảnh rang, tôi rong xe về phố, qua bên kia đầu cầu Hà Ra ghé thăm đạo huynh Duy Pháp-Đinh Hoà ở dốc Đoàn Kết. Ngồi ngoài ban-công sân thượng, huynh đệ vừa uống trà, nhâm nhi tách cà phê nóng bên mấy chậu kiểng hoa hồng, vừa trò chuyện đổi trao chuyện Đạo trong Đời, Đời có Đạo, thật thân tình và đầy hứng khởi... Đây là lần thứ ba tôi có mặt trên "tịnh thất sân thượng" của huynh Duy Pháp. Lần trước là vào dịp Tết mới rồi, khi tôi đứng phóng mắt ngắm cảnh xa gần chung quanh, thấy được bóng dáng của chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa trên núi Sinh Trung hiện ra xa xa ở góc nhìn lạ, nên lần này tôi không quên mang theo máy ảnh gắn ống kính tele để "săn cảnh già lam"...
30/10/2023(Xem: 3215)
🐄Bò làm mệt, than với chó: " Tao mệt quá ". 🐶 Chó gặp mèo tâm sự: " Bò nó kêu mệt, chắc làm quá sức, chắc nó đòi nghỉ một chút". 🐱 Mèo gặp dê tám chuyện: " Bò nó muốn nghỉ một ngày vì công việc làm nó mệt quá, có lẽ ông chủ bắt nó làm quá sức". 🐐 Dê gặp gà: " Bò nó đòi nghỉ làm, ông chủ bắt nó làm đến kiệt sức thì phải". 🐔 Gà gặp heo nói: " Biết chuyện gì chưa, bò nó định đổi chủ và bỏ việc đấy".
21/10/2023(Xem: 3260)
Từ đầu đến giữa năm 2020, con virus do Tập Cận Bình (TCB) cho tạo ra tại Viện Nghiên Cứu ở Vũ Hán, chẳng những để giết người dân Tàu ở Vũ Hán chống đối đường lối cai trị tàn ác dã man của Tập, mà còn cho con virus ác ôn này xuất ngoại với âm mưu thâm độc là gây truyền nhiễm, lây lan cho người dân lành khắp mọi nơi trên thế giới. Rồi đây đảng cộng sản Tàu do TCB dẫn dắt đã gieo cái nhân ác, sẽ nhận lãnh cái quả không thể nào lường trước được. Xin quý độc giả hãy chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra.
01/09/2023(Xem: 28269)
Bát quan trai giới Cửa Vào Tuyệt Đối Chiến tranh, tình yêu, hoài niệm và truyện ngắn Võ Hồng Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo Du-già Bồ-tát giới Duy-ma-cật Với Các Đại Thanh Văn Duy tuệ thị nghiệp Đạo Phật và thanh niên
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com