Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm hiểu ảnh hưởng Phật giáo trong mẫu hệ Chăm

09/04/201314:07(Xem: 3798)
Tìm hiểu ảnh hưởng Phật giáo trong mẫu hệ Chăm


TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO

RONG MẪU HỆ CHĂM

Thông Thanh Khánh

---o0o---

Đứng về địa danh học (Toponymy) Chămpa là một vương quốc có không gian văn hoá hết sức đặc biệt trong khu vực Đông Nam Aù. Từ hàng ngàn năm trước vương quốc Chămpa luôn niềm nở đón nhận bao hế hệ của nhiều thuyền buôn các nước khu vực tìm đến giao thương buôn bán, trong đó quan trọng nhất là con đường hương hiệu trao đổi sản vật đã có mặt tại Chămpa từ rất xa xưa. Ngoài những hải cảng đã được biết đến, vương quốc Chămpa vẫn còn nổi tiếng với nền nông nghiệp tiên tiến, một nền văn minh nội tại được phát triển từ nguồn lực của núi cao, biển rộng. Theo thư tịch cổ Trung Quốc ngay như còn mang tên nước là Hồ Tôn trước Thiên Chúa giáng sinh Chămpa đã từng giao thiệp với nhà Chu bên Tàu, bên cạnh đó Chămpa đã tiếp thu ền văn minh Ấn Độ ngay từ rất sớm cộng với văn minh bản địa đã cho phép quốc gia Chămpa đi đến một nguồn lực văn hoá sinh động. Các lớp văn hoá bản địa được khúc xạ trong tài sản văn hoá chung của dân tộc cho thấy dấu hiệu của quá trình giao lưu, tiếp bước văn hoá của các tộc người trong khu vực là những gì minh định rõ nhất cho một nền văn hoá vốn được xem là nguồn văn minh rực rỡ nhất của khu vực.

Do lịch sử hình thành và phát triển dựa trên hai nguồn lực của nền văn minh nông nghiệp được phát sáng một cách rực rỡ dựa trên tiền đề của nền văn minh Sa Huỳnh tiến đến tiền Chămpa, yếu tố chính vẫn là sự có mặt không thể thiếu vắng một nền nông nghiệp của miền duyên hải. Nền nông nghiệp là nguồn gốc của văn minh lúa nước được xuất hiện khá sớm tại Chămpa nhờ công nghệ chế tác sắt ( giai đoạn Sa Huỳnh sắt) đi vào hoàn thiện. Sự có mặt của lúa 100 ngày được cổ sử Trung Hoa, Đại Việt đề cập càng giúp cho ta thấy được tầm vóc nông nghiệp của quốc gia này phát triển như thế nào so với các nước láng giềng và khu vực.

Đề cập đến văn minh nông nghiệp, một nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng “ Nói đến văn minh nông nghiệp là nói đến Mẹ (mẫu hệ)” tính chất cộng cư sống cố định theo tổ chức huyết thống hay quan hệ huyết thống trong một không gian nhất định là yếu tố của trạng thái tĩnh đi vào cuộc sống hướng nội. Durkheim (1858 – 1917) nhà nghiên cứu xã hội người Pháp cho rằng gia đình được phát khởi từ bộ lạc ( clan) rõ ràng là một cơ quan chính trị hơn là một cơ sở của tộc họ. Theo thời gian, gia đình khổng lồ thu nhỏlại tạo nên gia đình Nữ tộc (Utérine) gồm anh em cuìng mẹ khác cha sống chung và sau đó biến thành gia đình Nam tộc(Masculine). Oâng cũng cho rằng sự thành lập gia đình theo tiến trình trên đều do bở chính trị, một là họ phải đoàn kết để bảo toàn đoàn thể, hai là họ phải thờ một giống thú hay một loài thảo mộc nào đó (To Tem). Đặc tính tín ngưỡng Thần nữ cũng được xuất hiện từ đây như là tính chất mẫu hệ đầu tiên được thấy xuất hiện trong quan niệm của người Trung Quốc. Mẹ vua Phục Hy( đời Tam Hoàng) dẫm phải dấu chân to lớn rồi sinh ra ông, Mẹ Hoàng Đế (đời Ngũ Đế) thấy điển vây quanh sao Bắc Đẩu rồi có mang, Mẹ vua Nghiêu hợp hôn với rồng đỏ rồi sanh ra ông…Đây được xem là tàn dư của tính chất Nữ tộc(Utérine) còn lại trong xã hội Trung Hoa trước khi bước đến gia đình Nam tộc.

Đi ngược với quan niệm của nhà xã hội học Durkheim về gia đình Nữ tộc và sự biến đổi thành gia đình Nam tộc ( Máculine) xã hội người Chăm thông qua yếu tố đậm đặc của nguồn văn minh nông nghiệp đã có một tổ chức thiết kế xã hội một cách độc đáo. Lấy nền tảng thiết chế Mẫu hệ đưa vào xã hội tộc người, đây không phải là quan niệm bảo thủ hay đi lùi lại thời kì sơ khai của tổ tiên loài người, ngược lại đây là một tiến trình phát triển tột đỉnh về tính chất bình đẳng phân công hợp lý theo đúng thiên chức, khả năng một cách hoàn chỉnh trong cơ cấu xã hội tộc người. Mẫu hệ Chămpa hiểu một cách thấu đáo đó là tính chất của Mẫu tính (Matronymic) lấy họ mẹ đặt cho con và Mẫu cư (Matrolocal) người đàn ông theo vợ. Tổ chức cao nhất của xã hội Chămpa là thị tộc dưới thị tộc là chiết Atâu( tộc họ), dưới chiết Atâu là chiết Parô (chi tộc) do bà Tôn chi (Mmuparo) đứng ra đảm trách mội công việc quan hôn – tang tế và cuối cùng là tiểu gia đình (Mư nga Won) do người vợ làm chủ nắm giữ tay hòm.

Mẫu hệ ở đây được phân công một cách hợp lý và đúng chức năng của nó. Tuy nói rằng Phụ nữ là người chủ gia đình, Nam giới không đảm trách vai trò này nhưng thật ra vai trò của nam giới đối với gia đình khá quan trọng chi phối mạnh mẽ đến cuộc sống gia đình và xã hội, nhìn sâu vào giai tầng chúng ta có thể thấy rằng đây là một thiết chế bình đẳng hợp lý trong vai trò xây dựng và phát triển gia đình và xã hội. Điều này có thể chứng minh rằng trong lịch sử Chămpa chưa thấy một vị vua Nữ nào lên nắm quyền, hầu như tất cả là nam giới. Chính từ điểm này chúng ta có thể nhìn về một tư tưởng Phật giáo. Từ cơ sở phát triển với nguồn lực nông nghiệp lúa nước và văn minh biển, cộng đồng cư dân Chămpa đã hình thành và phát triển nên một cấu trúc xã hội và thiết chế gia đình mẫu hệ. Tiếp thu từ triết lý phật giáo, về sau thiết chế mẫu hệ như được nâng cao hơn tiến tới một nấc thang phát triển nhất của xã hội với cơ chế bình đẳng. Điều này rất phù hợp khi mà Phật giáo đã có mặt trước hơn cả đạo Bàlamôn. Tam Trạng Pháp sư Thiền Trang đời Đường trong chuyến viễn du các vương quốc Đông Nam Aù đã có nhắc đến một nước phật giáo có tên gọi MaHaCamPa (Đại Chiêm) hay Thiền sư Nghĩa Tịnh trong ghi chép của mình đã sắp xếp Chămpa là vương quốc theo tinh thần phật giáo Đại thừa. Năm 603 tướng Lưu Phương đánh chiếm Chămpa đã lấy đi 1.350 bộ kinh phật giáo. Khi vua Lê Đại Hành sang đánh chiếm Chiêm Thành có mang về một vị cao tăng Thiên Trúc, trong “ Thiên Uyển Tập Anh” đề caajap đến vị sư tên Đàm Khí mất vào đầu thế kỷ X ; lucù đương thời sư theo học với vị sư Chiêm Thành và đắc đạo. Đặc biệt với Thiền sư Chiêm sư MaHaMaRa, sư người Chiêm Thành sang Đại Việt lấy họ Dương tu ở chùa quan Ái là một trong vị cao tăng nổi tiếng thời bấy giờ. Năm 1069 Lý Thánh Tôn bình Chămpa khi nhập thành Phật Thệ (Vijaya) và bắt được vua Rudravarman III ( chế củ) đã đưa về Đại Việt một vị sư tên Thảo Đường người trung hoa đang học đạo với vị sư chiêm thành, sau được triều đình trọng dụng phong làm Quốc sư. Thiền sư Thảo Đường đã lập nên một dòngThiền ( Dyana) tại đại việt mà sử sách còn ghi chép sự tích từ năm 1069 đến 1205. Truền thuyết và lịch sử Chăm còn ghi chép về NAI TANG YA BIA TAPAH thời đạo PÔ RA MÊ ( 1627 – 1651) một vị công chúa em ruột vua RA MÊ đã lên núi Chà Bang (Ninh Thuận) tu và chứng đạo được cộng đồng người Chăm đến nay vẫn còn tôn thờ một cách thành kính. Xem như thế biết rằng với Trung Hoa một mặt hướng về Chiêm Thành để tâm giáo lý phật giáo, một mặt cử người sang Tây Trúc thỉnh kinh, với Đại Việt biểu thị rõ hơn về mối giao lưu trong sự hiện diện của Phật giáo Thiền Tông và Mật Tông là mối liên hệ chặt chẽ giữa các tu sĩ hai nước vì có nhiều mặt tương đồng về tư tưởng và đường lối hành trì. Thực tế này cho thấy hệ thống tháp Đồng Dương, Đại Hữu, Mỹ Đức, động Phong Nha, di tích phật tượng Đan Bình đã tìm được nhiều tượng bồ tát quan thế âm (Avalokite Vara) và các loại Mandala hình lá đề trong phương cách hành trì Mật Tông. Sự liên kết giữa hai dòng phái Thiền – Mật thật sự xuất hiện tại phật giáo Chămpa thông qua ngôn ngữ điêu khắc được mô tả thuộc các di tích chúng tôi vừa nêu là một điều thích ứng cho một cộng đồng vốn ưa cuộc sống suy tư hướng nhiều về thế giới nội tâm.

Tóm lại: Sự phát triển của Phật giáo từ Ấn Độ thông qua con đường giao thương đã có mặt từ rất sớm tại vương quốc Chămpa trong đó phật giáo Đại Thừa thật thụ đã đi vào đời sống xã hội Chămpa một cách mạnh mẽ. Từ cơ cấu của thiết chế mẫu hệ nguyên sơ thông qua tinh thần của nền tảng đại thừa tiêu biểu là thiền tông. Mật Thừa cộng đồn người Chămpa đã tiếp thu và đưa vào cuộc sống một cách hữu hiệu. Từ tín ngưỡng mẫu hệ nguyên sơ đến hình tượng Bồ Tát Quan Thế Aâm trong đời sống tâm linh Phật tử. Nắm được tư tưởng tính chất đại thừa phật giáo cộng đồng người Chămpa đã thật sự thoát được cơ cấu thiết chế của tính chất chính trị đi vào tận cùng của thiết chế bình đẳng, xoá bỏ hoàn toàn quan điểm giới tính đề cao vai trò của con người trong cuộc sống xã hội, đó là hình thức quay lại với “ tánh bổn thiện” thật thụ của một con người hành giả.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]