Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Giới thiệu: Tôi có thể làm gì?

19/07/201100:19(Xem: 4228)
01. Giới thiệu: Tôi có thể làm gì?


TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI

SOCIAL RESPONSIBILITY
From the talks and writings ofJ. KRISHNAMURTI
Lời dịch: ÔNG KHÔNG
– Tháng 6-2010 –

I. GIỚI THIỆU: TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ?

Tôi nghĩ chúng ta nên đưa ra những câu hỏi cơ bản về chính chúng ta và không chờ đợi những câu trả lời từ những người khác. Những câu hỏi cơ bản này phải được trả lời bởi mỗi người chúng ta, và chúng ta không được phụ thuộc vào những người lý thuyết, dù thông thái, uyên bác, thâm sâu hay kinh nghiệm đến chừng nào. Bởi vì thế giới đang ở trong tình trạng đau khổ chất chồng, hỗn loạn khủng khiếp và chúng ta chịu trách nhiêm cho điều này; mỗi con người khắp thế giới chịu trách nhiệm cho sự hỗn loạn kinh hoàng này. Chắc chắn chúng ta có những giải thích phụ thuộc vào những người khác và chúng ta thỏa mãn với những giải thích này; nhưng dĩ nhiên những giải thích đều bằng từ ngữ và vì vậy không có sự quan trọng bao nhiêu. Bất kỳ sự diễn tả, bất kỳ sự giải thích về tình trạng thực sự của thế giới đều vô ích, nó không có ý nghĩa; nhưng hầu hết chúng ta đều thỏa mãn bởi những từ ngữ, những giải thích thuộc trí năng mà đã được đan dệt khéo léo, hay rất tinh xảo. Đối với tôi dường như chúng ta phải vượt khỏi tất cả những giải thích này, dù chúng được trao tặng bởi những giáo hội, bởi những người Cộng sản, hay bởi bất kỳ nhóm người nào đang tự-khẳng định chính họ.

Điều gì quan trọng là tự đặt ra cho chính chúng ta những câu hỏi cơ bản này, và hoàn toàn có trách nhiệm phải tìm ra không chỉ đáp án, nhưng, trong ngay đáp án của những câu hỏi này, hành động. Bởi vì đối với chúng ta hành động không là bộ phận của câu hỏi và đáp án của nó. Chắc chắn trong sự kiện của đặt ra những câu hỏi cơ bản này và trong tự-khám phá những đáp án cho chính chúng ta, chính sự khám phá đó phải được diễn tả bằng hành động. Câu hỏi, trả lời và hành động phải xảy ra cùng một lúc và không-tách rời. Bởi vì khi chúng bị tách rời, chúng bị vỡ vụn thành những khu, những loại; và từ sự phân chia đó nảy sinh những thành kiến, những xung đột, những quan điểm và những nhận xét. Ngược lại, dường như đối với tôi, nếu chúng ta thực sự có thể hỏi, trong ngay đang hỏi đó chúng ta sẽ khám phá sự hiểu rõ về câu hỏi và hành động; chúng không tách rời. Và trong suốt những nói chuyện này, tôi hy vọng chúng ta sẽ có thể không những tự-đặt ra cho chính chúng ta những câu hỏi này nhưng cũng còn hiểu rõ chúng, không bằng trí năng hay từ ngữ, nhưng bằng những quả tim của chúng ta và bằng những cái trí của chúng ta. Trong sự tiến hành của hiểu rõ này, hành động xảy ra.

Một trong những câu hỏi cơ bản nằm trong sự liên hệ của con người với sự thật. Sự thật đó đã được diễn tả trong những cách khác nhau: ở phương Đông trong một cách và ở phương Tây trong một cách khác. Nếu chúng ta không tự-khám phá cho chính chúng ta sự liên hệ đó là gì, không phụ thuộc vào những người lý thuyết và những người huyền bí và những người giáo sĩ, chúng ta không thể khám phá sự liên hệ với sự thật là gì. Sự thật đó có lẽ được đặt tên là Thượng đế – và thật ra cái tên chẳng quan trọng bao nhiêu – bởi vì cái tên, từ ngữ, biểu tượng, không bao giờ là sự thật, và dường như quá dốt nát khi bị trói buộc trong những biểu tượng và những từ ngữ – và tuy nhiên chúng ta lại bị trói buộc, những người Thiên chúa giáo trong một cách, những người Ấn giáo, những người Hồi giáo và những người khác trong những cách khác – và những từ ngữ lẫn những biểu tượng đã trở thành có ý nghĩa cực kỳ. Nhưng biểu tượng, từ ngữ, không bao giờ là sự thật, sự kiện thực sự. Vì vậy trong đặt ra câu hỏi, về vấn đề sự liên hệ đúng đắn của con người với sự thật là gì, người ta phải được tự do khỏi từ ngữ cùng tất cả những liên tưởng của nó, cùng tất cả những thành kiến và những quy định của nó. Nếu chúng ta không tìm được sự liên hệ đó, vậy thì thực sự sống chẳng có ý nghĩa bao nhiêu; vậy thì sự hỗn loạn của chúng ta, sự đau khổ của chúng ta chắc chắn sẽ phát triển, và sống sẽ trở nên mỗi lúc một giả tạo, vô nghĩa, không thể chịu đựng nổi. Người ta phải nghiêm túc lạ thường để tìm được liệu có một sự thật như thế, hay liệu không có, và sự liên hệ của con người với nó là gì.

Bây giờ trước hết chúng ta muốn tìm ra liệu có cái gì đó không thể đo lường được (vượt khỏi tất cả mọi tầm với của tư tưởng, trên tất cả mọi đo lường), một cái gì đó mà không thể tiếp xúc được bởi những từ ngữ, mà không có biểu tượng. Trước hết, liệu có thể – không huyền bí, không lãng mạn hay cảm xúc, nhưng thực sự – khám phá, hay bắt gặp trạng thái lạ thường này? Những người cổ xưa và vài người khắp thế giới có lẽ đã bắt gặp nó một cách không biết được, đã nói, có ‘cái gì đó’. Suốt hàng triệu năm, những con người có cái trí nghiêm túc đã nỗ lực để tìm ra cái đó. Những người không-nghiêm túc, hững hờ, có phần thưởng riêng của họ, cách sống riêng của họ, nhưng luôn luôn có một thiểu số nhỏ mà thực sự khẩn thiết, bắt gặp cái sự việc không-đo lường, không-kết thúc này. Muốn hiểu rõ nó, chắc chắn người ta phải được tự do khỏi tất cả mọi giáo điều, khỏi tất cả mọi niềm tin, khỏi tất cả mọi cản trở thuộc truyền thống quy định con người, mà chỉ là những sáng chế của tư tưởng. Chúng ta là những con người, đau khổ, cô độc, hoang mang, sống trong phiền muộn vô cùng, dầu chúng ta gọi mình là những người Cộng sản hay những người Xã hội hay bất kỳ người gì – chúng ta là những con người. Nhưng rõ ràng đối với chúng ta sự việc quan trọng lại là cái nhãn hiệu, người Pháp, người Đức hay bất kỳ người nào khác. Được tự do khỏi tất cả điều này là quan trọng bởi vì bạn cần tự do, không phải bằng từ ngữ nhưng thực sự. Chỉ trong tự do bạn mới có thể khám phá điều gì là sự thật, không phải qua những niềm tin và những giáo điều.

Vậy là, nếu người ta rất khẩn thiết trong ý nghĩa rằng người ta sẵn lòng đi đến tận cùng, vậy thì phải có tự do này – tự do khỏi tất cả những quốc tịch, tự do khỏi tất cả những giáo điều, những nghi lễ, những niềm tin. Và chắc chắn, đây là một trong những sự việc khó khăn nhất khi thực hiện. Ở Ấn độ bạn thấy những con người đã suy nghĩ nhiều về những vấn đề này và tuy nhiên họ vẫn còn bị thấm nhuần trong truyền thống Ấn giáo. Ở phương Tây họ ngụp lặn trong những giáo điều của Thiên chúa giáo, Tin lành giáo hay Cộng sản và vì vậy họ không thể phá vỡ. Và nếu người ta muốn có một loại sống khác hẳn, một sống tại một kích thước khác hẳn, người ta phải được tự do khỏi tất cả điều này không chỉ ý thức được nhưng còn cả sâu thẳm trong ngay gốc rễ của thân tâm người ta. Vậy thì, chỉ như vậy người ta mới có thể nhìn, thấy. Bởi vì muốn tìm được sự thật, cái trí phải nhạy bén, lành mạnh, thông minh, mà có nghĩa nhạy cảm tột đỉnh.

Điều gì quan trọng là phải có một cái trí không bao giờ bị hành hạ, không bao giờ bị ép buộc vào một khuôn mẫu nào đó. Như người ta quan sát khắp thế giới, những tôn giáo đã khẳng định rằng muốn tìm được sự thật, bạn phải hành hạ mình, bạn phải khước từ mọi thứ, mọi vui thú giác quan, bạn phải kỷ luật chính mình cho đến khi toàn cái trí bị định hình tùy theo một khuôn mẫu đã được thiết lập; đến độ cái trí, tại khúc cuối, đã mất đi tánh mềm dẻo, tánh nhạy bén, tánh nhạy cảm, vẻ đẹp của chuyển động. Điều gì cần thiết là một cái trí không bị hành hạ, một cái trí rất rõ ràng. Và một cái trí như thế không thể hiện diện được nếu nó có bất kỳ loại thành kiến nào. Bạn biết một trong những điều khó khăn nhất là quan sát, nhìn ngắm: nhìn ngắm bất kỳ sự việc sự vật gì mà không có hình ảnh của sự việc sự vật đó, nhìn ngắm một đám mây mà không có sự liên tưởng sẵn có từ trước liên quan đến đám mây đó, thấy một bông hoa mà không hình ảnh, những kỷ niệm, những kết hợp, dính líu tới bông hoa đó. Bởi vì những liên tưởng này, những kỷ niệm và những hình ảnh này, tạo ra khoảng cách giữa người quan sát và vật được quan sát. Và trong khoảng cách đó, sự phân chia giữa người thấy và vật được thấy, trong phân chia đó toàn xung đột của con người hiện diện. Rất cần thiết phải thấy mà không có hình ảnh, để cho không gian giữa người quan sát và vật được quan sát không hiện diện ở đó. Khi không gian đó hiện diện vậy thì có xung đột, mà chiều nay chúng ta sẽ tìm hiểu, nếu chúng ta có thời gian. Vì vậy nghệ thuật thấy rất quan trọng. Như chúng ta đã nói, nếu chúng ta thấy chính chúng ta bằng những hình ảnh chúng ta đã dựng lên về chính chúng ta, vậy thì có xung đột giữa hình ảnh và sự kiện. Và tất cả sống của chúng ta là xung đột này giữa cái gì là và cái gì nên là.

Lúc này, làm ơn, đừng chỉ lắng nghe những từ ngữ, những cụm từ, và những diễn tả này, nhưng quan sát khi chúng ta theo cùng nhau, không-phân tích, nhưng thực sự quan sát tiến hành của cái trí riêng của bạn; thấy nó đang làm việc như thế nào, thấy nó đang nhìn ngắm chính nó như thế nào. Vậy là, bạn sẽ thực sự đang lắng nghe, không phải đang cố gắng diễn giải điều gì bạn nghe tùy theo những thành kiến hay tình trạng bị quy định của bạn. Bởi vì thế giới đang ở trong một tình trạng kinh hoàng như thế, có thảm họa và đau khổ cùng cực như thế đến độ chúng ta phải sống một loại sống khác hẳn, phải có sự cách mạng cơ bản trong cách sống của chúng ta. Rõ ràng con người đã chọn lựa chiến tranh, xung đột như một cách sống, và có một phản kháng chống lại tất cả những điều này trong số những người trẻ. Nhưng bất hạnh thay, một phản kháng như thế chẳng có ý nghĩa bao nhiêu nếu người ta đã không tìm được cho chính người ta những đáp án cơ bản cho những câu hỏi cơ bản của sống.

Một trong những câu hỏi cơ bản là: cái sự việc được gọi là sự thật này là gì? Liệu bạn và tôi, đang sống trong sống hàng ngày của chúng ta (không phải rút lui vào một tu viện, hay trở thành môn đồ của vị đạo sư nào đó, hay chạy trốn đến một học viện lạ lùng nào đó ở Ấn độ) có thể, liệu chúng ta có thể tìm được sự thật này cho chính chúng ta? Và chúng ta phải – không qua những lời cầu nguyện, bắt chước, theo sau người nào đó, nhưng qua nhận biết được tình trạng bị quy định riêng của chúng ta, thực sự thấy nó không phải lý thuyết, thấy như bạn thường thấy một bông hoa, một đám mây, và thấy mà không tách rời. Tôi không hiểu liệu bạn đã từng thử nhìn ngắm bất kỳ thứ gì, nhìn ngắm, ví dụ, người vợ hay người chồng riêng của bạn; nhìn ngắm không có hình ảnh mà bạn hay anh ấy đã dựng lên qua một liên hệ của nhiều năm, của nhiều tức tối, vui thú, bực bội, nhìn ngắm lẫn nhau mà không có hình ảnh. Tôi không hiểu liệu bạn đã từng thử điều này; nhưng, nếu bạn đã, bạn sẽ phát giác khó khăn biết chừng nào để được tự do khỏi những hình ảnh. Chính là những hình ảnh này đang len lỏi vào sự liên hệ, không phải những con người. Bạn có một hình ảnh về tôi, và tôi có một hình ảnh về bạn, và sự liên hệ là giữa hai hình ảnh này cùng những biểu tượng, những liên tưởng và những kỷ niệm của chúng.

Sẽ có sự phân chia chừng nào còn có hình ảnh mà sinh ra toàn cấu trúc của xung đột. Vì vậy người ta phải học hành nghệ thuật nhìn ngắm, không chỉ những đám mây và những bông hoa, chuyển động của một cái cây trong cơn gió, nhưng thực sự đang nhìn ngắm về chính chúng ta như chúng ta là, không nói, ‘Nó xấu xí’, ‘Nó đẹp đẽ’, hay, ‘Liệu đó là tất cả?’ – tất cả những khẳng định bằng từ ngữ mà người ta có liên quan đến chính người ta. Khi chúng ta có thể nhìn ngắm rõ ràng về chính chúng ta, mà không có hình ảnh, vậy thì có lẽ chúng ta có thể khám phá điều gì là sự thật cho chính chúng ta. Và sự thật đó không ở trong lãnh vực của tư tưởng nhưng của sự nhận biết trực tiếp, trong đó không có sự tách rời giữa người quan sát và vật được quan sát. Một trong những câu hỏi cơ bản là sự liên hệ của con người với cái tối thượng, với cái không tên, với cái gì vượt khỏi tất cả những từ ngữ.

Tiếp theo có câu hỏi cơ bản là sự liên hệ của con người với con người. Sự liên hệ này là xã hội, xã hội mà chúng ta đã tạo ra qua ganh tị, tham lam, thù hận, tàn nhẫn, ganh đua và bạo lực của chúng ta. Sự liên hệ được chọn lựa của chúng ta với xã hội, được đặt nền tảng trên một sống của trận chiến, của những chiến tranh, của xung đột, của bạo lực, của hung hăng, đã tiếp tục được hàng ngàn năm và đã trở thành sống hàng ngày của chúng ta, trong văn phòng, ở nhà, trong cơ xưởng, trong những nhà thờ. Chúng ta đã sáng chế một luân lý từ xung đột này, nhưng nó không là luân lý gì cả, nó là một luân lý của sự kính trọng, mà không có ý nghĩa gì cả. Bạn đi đến nhà thờ và thương yêu người hàng xóm của bạn ở đó và trong văn phòng bạn hủy hoại anh ấy. Khi có những khác biệt thuộc quốc tịch được đặt nền tảng trên những ý tưởng, những quan điểm, những thành kiến, một xã hội trong đó có sự bất công, bất bình đẳng khủng khiếp – tất cả chúng ta đều biết điều này, chúng ta kinh hoàng nhận biết được tất cả điều này – nhận biết được chiến tranh đang xảy ra, nhận biết được hành động của những người chính trị và những người kinh tế đang cố gắng mang lại trật tự từ vô-trật tự – chúng ta nhận biết được điều này. Và chúng ta hỏi, ‘Chúng ta có thể làm gì?’ Chúng ta nhận biết được rằng chúng ta đã chọn lựa một cách sống mà cuối cùng dẫn đến chiến trường của giết người. Nếu chúng ta có nghiêm túc, chúng ta có thể đã hỏi điều này một ngàn lần nhưng chúng ta nói, ‘Tôi, như một con người, không thể làm bất kỳ điều gì. Tôi có thể làm gì khi bị đối diện với bộ máy toàn cầu này?’

Khi bạn đặt ra một câu hỏi cho chính bạn như là, ‘Tôi có thể làm gì?’ – tôi nghĩ người ta đang đặt ra câu hỏi sai lầm. Đối với điều đó, không có câu trả lời. Nếu bạn trả lời nó, vậy thì bạn sẽ thành lập một tổ chức, phụ thuộc vào cái gì đó, cam kết chính bạn đến một nguồn đặc biệt nào đó của hành động xã hội, kinh tế, chính trị; và bạn quay lại trong cùng vòng tròn cũ kỹ trong tổ chức đặc biệt của bạn với những chủ tịch, những thư ký, tiền bạc của nó, nhóm người nhỏ xíu riêng của nó, chống lại tất cả những nhóm khác. Chúng ta bị trói buộc trong điều này. ‘Tôi có thể làm gì?’ là một câu hỏi hoàn toàn sai lầm – bạn không thể làm một việc gì khi bạn đặt ra câu hỏi theo cách đó. Nhưng bạn có thể khi bạn thực sự thấy(như bạn thấy cái micro và người nói đang ngồi ở đây) thực sự thấy rằng mỗi người chúng ta phải chịu trách nhiệm cho chiến tranh đang xảy ra ở vùng Viễn đông, và rằng không phải những người Mỹ, hay những người Việt nam, hay những người Cộng sản, nhưng bạn và tôi phải chịu trách nhiệm, thực sự, phải chịu trách nhiệm cho điều gì đang xảy ra trong thế giới, không chỉ ở đó nhưng còn ở khắp mọi nơi. Chúng ta phải chịu trách nhiệm cho những người chính trị mà chúng ta đã tạo ra, phải chịu trách nhiệm cho quân đội mà được huấn luyện để giết chóc, phải chịu trách nhiệm cho tất cả những hành động của chúng ta, có ý thức hay không-ý thức.

Nhưng bạn nói, ‘Chúng tôi không muốn chịu trách nhiệm’, chúng ta sợ hãi khi nói ‘Tôi chịu trách nhiệm cho toàn sự hỗn loạn lạ lùng này’. Nhưng nếu bạn thực sự, cùng quả tim của bạn, cảm thấy sự việc này, vậy thì bạn sẽ hành động, vậy thì bạn sẽ phát giác rằng bạn hoàn toàn là xã hội phía bên ngoài. Bạn có lẽ có một ít quần áo, đi loanh quanh trong một chiếc xe hơi và mọi chuyện của nó, nhưng với mục đích có được luân lý thực sự, bạn sẽ phải, thuộc tâm lý, phía bên trong, hoàn toàn ra khỏi xã hội, mà là phủ nhận tất cả luân lý. Nếu bạn chấp nhận cấu trúc hiện nay của luân lý, vậy thì bạn thực sự là vô-luân lý. Có sự thoái hóa, xã hội đang xuống dốc. Bạn biết về những nổi loạn ở Mỹ – và về điều gì đang xảy ra trong vùng Cận Đông và còn tồi tệ hơn nữa, trong vùng Viễn Đông và ở Ấn độ nơi có nạn đói khủng khiếp. Mỗi quốc gia cảm thấy rằng nó phải giải quyết những vấn đề cho chính nó trong khi những người chính trị khắp thế giới đang đùa giỡn một trò chơi với nạn đói, với giết người, bởi vì chúng ta đã phân chia thế giới thành những quốc tịch, thành những chính phủ cầm quyền, kèm theo những lá cờ khác nhau. Và muốn mang lại trật tự, sự quan tâm của mỗi con người phải là sự hợp nhất của con người. Điều đó có nghĩa một chính phủ mà không bị phân chia thành người Pháp, người Đức và tất cả những quốc tịch khác.

Bạn có khi nào thắc mắc tại sao những người chính trị lại tồn tại? Một chính phủ có thể được vận hành bởi một máy vi tính, không-cá nhân, không-tham vọng, không-những con người đang tìm kiếm sự vinh quang cá nhân riêng của họ nhân danh quốc gia riêng của họ; lúc đó bạn có lẽ có một chính phủ thông minh! Nhưng bạn thấy, bất hạnh thay, những con người không-thông minh, họ muốn sống trong sự hỗn loạn vô cùng này. Và bạn và tôi phải chịu trách nhiệm cho nó. Làm ơn, đừng chỉ đồng ý, hay gật đầu tán thành, bạn phải làm việc gì đó cho nó. Đang làm đang thấy, đang lắng nghe. Bạn biết khi bạn gặp một nguy hiểm, bạn hành động, không có sự do dự, không có sự tranh cãi, không có quan điểm cá nhân, có hành động tức khắc. Nhưng bạn không thấy sự nguy hiểm vô cùng của điều gì đang xảy ra trong thế giới quanh bạn, trong hệ thống giáo dục, thế giới kinh doanh, thế giới tôn giáo – bạn không thấy sự nguy hiểm của tất cả điều đó. Nhưng thấy sự nguy hiểm của điều đó là hành động. Khi bạn thấy cái gì đó thực sự vậy thì không có xung đột, có chuyển động tức khắc khỏi sự việc nguy hiểm, mà không-kháng cự, mà không-xung đột.

Nhìn vào sự bất công của xã hội, luân lý và văn hóa của xã hội mà trong đó những tôn giáo có tổ chức tồn tại, và phủ nhận giá trị thuộc tâm lý của chúng, là trở thành có luân lý lạ thường. Bởi vì rốt cuộc tất cả luân lý là trật tự; đạo đức là trật tự tuyệt đối. Và điều đó chỉ có thể hiện diện khi bạn phủ nhận vô-trật tự, vô-trật tự mà trong đó chúng ta sống, vô-trật tự của xung đột, vô-trật tự của sợ hãi trong đó mỗi cá thể đang tìm kiếm sự an toàn thuộc cá thể. Tôi không hiểu liệu bạn đã từng suy nghĩ vấn đề của sự an toàn. Bạn biết chúng ta tìm kiếm sự an toàn trong cam kết; trong cam kết vào cái gì đó, có một cảm giác của an toàn lạ lùng, trong là một người Cộng sản, trong là một người Pháp, hay một người Anh, hay bất kỳ cái gì. Cam kết đó cho chúng ta sự an toàn. Nếu bạn đã cam kết chính mình đến một nguồn của hành động, sự cam kết đó cho nhiều bảo đảm, an toàn, chắc chắn. Nhưng sự cam kết đó luôn luôn nuôi dưỡng vô-trật tự, và đây là điều gì đang thực sự xảy ra. Tôi là một người Cộng sản và bạn không – bạn là bất kỳ người nào. Chúng ta đều cam kết đến những ý tưởng, đến những lý thuyết, đến những khẩu hiệu và vậy là chúng ta phân chia, như bạn là thế này và tôi là thế kia. Trái lại nếu chúng ta liên quan, không cam kết, liên quan trong toàn chuyển động của sự sống; vậy thì không có sự phân chia, vậy thì chúng ta là những con người đang đau khổ, không phải một người Pháp đang đau khổ, không phải một người Thiên chúa giáo đang đau khổ, nhưng những con người mà tội lỗi, lo âu, khốn khổ, cô độc, bị chán chường bởi lề thói của sống. Nếu bạn quan tâm đến nó, vậy thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra một phương cách thoát khỏi nó. Nhưng chúng ta lại ưa thích được cam kết, chúng ta lại ưa thích được an toàn một cách tách rời, không chỉ thuộc quốc gia, cộng đồng, mà còn cả cá thể. Và trong sự cam kết này có sự cô lập. Khi cái trí bị cô lập, nó không-thông minh.

Tất cả chúng ta có lẽ biết điều này bằng từ ngữ, bởi vì hầu hết mọi người đã đọc nhiều về tất cả điều này, nhưng bất hạnh thay, điều gì chúng ta đã đọc không tạo ra một khám phá của chính chúng ta, nó không là sự khám phá riêng của chúng ta, sự hiểu rõ riêng của chúng ta. Muốn có được điều đó, người ta phải tìm hiểu, quan sát về chính người ta mà không có bất kỳ tiêu chuẩn, nhìn ngắm về chính người ta bằng sự nhận biết không chọn lựa để cho người ta có thể thấy chính xác người ta là gì, không phải người ta nên là gì. Và khi bạn thấy chính xác bạn là gì, vậy thì không còn xung đột.

Cũng vậy, có vấn đề của tình yêu và chết. Lại nữa, cái sự việc mà chúng ta gọi là tình yêu đã thực sự mất đi ý nghĩa của nó. Khi người ta nói, ‘Tôi thương yêu bạn’ có đầy vui thú trong điều này. Vì vậy người ta phải tìm ra cho chính người ta liệu tình yêu là vui thú; điều này không có nghĩa người ta phải phủ nhận vui thú để tìm được tình yêu; nhưng khi tình yêu bị vây quanh bởi tham lam, bởi ghen tuông, hận thù, ganh tị, như nó là như thế đối với tất cả chúng ta – đây là tình yêu? Khi tình yêu bị phân chia như tình yêu thánh thiện và tình yêu giác quan, thông thường – liệu đó là tình yêu? Hay tình yêu là cái gì đó mà không bị tiếp xúc bởi vui thú?

Người ta phải tìm hiểu vấn đề của vui thú là gì. Tại sao mọi thứ đều được đặt nền tảng trên vui thú? Sự tìm kiếm cho cái gì đó mà bạn gọi là ‘Thượng đế’ được đặt nền tảng trên vui thú. Người ta có được vui thú từ có những sở hữu, thanh danh, vị trí, quyền hành, thống trị. Nhưng nếu không có tình yêu, dù làm điều gì bạn muốn, dù khôn ngoan như bạn thích, bạn sẽ không giải quyết được vấn đề. Dù bạn làm bất kỳ điều gì, bạn sẽ tạo tác đau khổ nhiều thêm cho chính bạn và cho một người khác.

Vậy là chúng ta lại đến nghi vấn lạ thường về bản chất của chết này. Nghi vấn đó phải được trả lời, không bởi sợ hãi, không bởi tẩu thoát khỏi sự kiện tuyệt đối đó, không bởi niềm tin, không bởi hy vọng. Có một đáp án, đáp án đúng đắn, nhưng muốn tìm ra đáp án đúng đắn người ta phải đưa ra nghi vấn đúng đắn. Nhưng bạn không thể đưa ra nghi vấn đúng đắn nếu bạn chỉ đang tìm kiếm một phương cách ra khỏi nó, nếu nghi vấn được sinh ra bởi sợ hãi, bởi lo âu và bởi cô độc. Vì vậy nếu bạn có đưa ra nghi vấn đúng đắn liên quan đến sự thật, liên quan đến sự liên hệ của con người với con người, và cái sự việc đó được gọi là tình yêu là gì, và cũng vậy nghi vấn tối hậu về chết, vậy là từ nghi vấn đúng đắn đó sẽ hiện diện đáp án đúng đắn. Từ đáp án đó có hành động đúng đắn. Hành động đúng đắn ở trong chính đáp án. Và chúng ta có trách nhiệm. Đừng tự-lừa gạt chính bạn bằng cách nói, ‘Tôi có thể làm gì?’ Tôi, một cá thể, đang sống trong một sống nhỏ nhen, tầm thường, cùng tất cả hoang mang và dốt nát của nó có thể làm gì, tôi có thể làm gì? Sự dốt nát hiện diện chỉ khi nào bạn không hiểu rõ về chính bạn. Hiểu rõ về chính bạn là thông minh. Bạn có thể dốt nát về tất cả những quyển sách trong thế giới (và tôi hy vọng bạn như thế), dốt nát về tất cả những lý thuyết mới nhất, nhưng đó không là dốt nát. Không hiểu rõ về chính người ta một cách sâu thẳm, sâu sắc, là dốt nát; và bạn không thể hiểu rõ về chính bạn nếu bạn không thể nhìn ngắm về chính bạn, thấy chính bạn thực sự như bạn là, mà không có bất kỳ biến dạng, mà không có bất kỳ ao ước để thay đổi. Vậy là điều gì bạn thấy được thay đổi bởi vì khoảng cách giữa người quan sát và vật được quan sát bị xóa sạch và thế là không còn xung đột.

Những nói chuyện ở Châu âu 1968

Paris, ngày 16 tháng 4 năm 1968
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2024(Xem: 1101)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 3779)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 3006)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
07/02/2024(Xem: 6691)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 8967)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 16200)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 14234)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
09/06/2023(Xem: 3197)
Bộ phim Phi Thuyền Serenity (2005) với thể loại khoa học viễn tưởng đã giới thiệu một hình ảnh tên là Miranda, nơi các vấn đề của nhân loại được giải quyết thông quan khoa học công nghệ. Tham lam, giận dữ, si mê (tam độc), phiền não bởi buồn bã, lo lắng và tuyệt vọng - rõ ràng là trùng lặp với một số kiết sử cổ điển của Phật giáo (Skt., Pali: samyojana)
19/05/2023(Xem: 4718)
Tôi đã rất ấn tượng bởi một số chủ đề trùng lặp mà tôi gặp phải từ một số tác giả rất khác nhau. Cụ thể tôi đã thưởng ngoạn tác phẩm “Sapiens: Lược Sử Loài Người” (קיצור תולדות האנושות‎, Ḳitsur toldot ha-enoshut) của Tác giả, Thiền giả, Giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem, Cư sĩ Yuval Noah Harari, một tác phẩm nói bao quát về lịch sử tiến hóa của loài người từ thời cổ xưa trong thời kỳ đồ đá cho đến thế kỷ XXI, tập trung vào loài "Người tinh khôn" (Homo sapiens). Được ghi chép lại với khuôn khổ được cung cấp bởi các ngành khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học tiến hóa.
03/05/2023(Xem: 10952)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com