- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Chúng ta đang tìm kiếm điều gì?
- Chương 3: Cá thể và Xã hội
- Chương 4: Hiểu rõ về chính mình
- Chương 5: Hành động và Ý tưởng
- Chương 6: Niềm tin
- Chương 7: Nỗ lực
- Chương 8: Mâu thuẫn
- Chương 9: Cái Tôi là gì?
- Chương 10: Sợ hãi
- Chương 11: Đơn giản
- Chương 12: Tỉnh thức
- Chương 13: Ham muốn
- Chương 14: Liên hệ và cô lập
- Chương 15: Người suy nghĩ và Suy nghĩ
- Chương 16: Suy nghĩ có thể giải quyết được những vấn đề của chúng ta?
- Chương 17: Chức năng của cái trí
- Chương 18: Tự lừa dối
- Chương 19: Hoạt động tự cho mình là trung tâm
- Chương 20: Thời gian và thay đổi
- Chương 21: Quyền lực và Nhận biết
- Câu hỏi và trả lời
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
THE FIRST & LAST FREEDOM
Lời dịch: Ông Không –2010
1. Về sự khủng hoảng hiện nay
2. Về Chủ nghĩa quốc gia
3. Tại sao cần những Vị thầy Tinh thần?
4. Về Hiểu biết
5. Về Kỷ luật
6. Về Cô độc
7. Về Đau khổ
8. Về Tỉnh thức
9. Về Liên hệ
10. Về Chiến tranh
1- VỀ SỰ KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY
Câu hỏi: Ông nói rằng sự khủng hoảng hiện nay không có tiền lệ. Nó ngoại lệ trong cách nào?
Krishnamurti: Rõ ràng sự khủng hoảng hiện nay ở khắp thế giới là ngoại lệ, không có tiền lệ. Đã có những khủng hoảng thuộc nhiều loại khác nhau vào những thời điểm khác nhau suốt lịch sử, thuộc xã hội, thuộc quốc gia, thuộc chính trị. Những khủng hoảng đến và đi; những suy thoái, những trì trệ thuộc kinh tế, xảy ra, được bổ sung, và tiếp tục trong một hình thức khác. Chúng ta biết điều đó; chúng ta quen thuộc với qui trình dó. Chắc chắn sự khủng hoảng hiện nay là khác hẳn, phải không? Trước hết nó khác hẳn bởi vì chúng ta đang giải quyết không phải tiền bạc và cũng không phải những sự việc thực sự, nhưng những ý tưởng. Sự khủng hoảng là ngoại lệ bởi vì nó ở trong lãnh vực của sự hình thành ý tưởng. Chúng ta đang cãi cọ bởi những ý tưởng, chúng ta biện hộ cho sự sát nhân; khắp mọi nơi trong thế giới chúng ta biện hộ cho sự sát nhân như một phương tiện dẫn đến sự kết thúc đúng đắn, mà trong chính nó là không tiền lệ. Trước kia, xấu xa được công nhận là xấu xa, sát nhân được công nhận là sát nhân, nhưng hiện nay sát nhân là một phương tiện để thành tựu một kết quả cao quí. Sát nhân dù thuộc một người hay một nhóm người, được biện hộ, bởi vì người sát nhân, hay nhóm người mà người sát nhân đại diện, biện hộ nó như một phương tiện để thành tựu một kết quả mà sẽ mang lại lợi ích cho con người. Đó là, chúng ta hy sinh hiện tại cho tương lai – và không đặt thành vấn đề chúng ta sử dụng phương tiện nào, chừng nào mục đích được tuyên bố của chúng ta còn là để tạo ra một kết quả mà chúng ta nói sẽ mang lại lợi ích cho con người. Vì vậy, điều hàm ý là rằng, một phương tiện sai lầm sẽ tạo ra một kết thúc đúng đắn và bạn biện hộ phương tiện sai lầm qua ý tưởng. Trong vô số khủng hoảng đã xảy ra trước kia, mấu chốt là sự khai thác về những sự vật hay những con người; hiện nay nó là sự khai thác về những ý tưởng, mà còn kinh hãi nhiều hơn, nguy hiểm nhiều hơn bởi vì sự khai thác về những ý tưởng gây tàn phá, gây hủy diệt. Lúc này chúng ta đã học hành uy quyền của sự tuyên truyền và đó là một trong những thảm họa lớn lao nhất có thể xảy ra: sử dụng những ý tưởng như một phương tiện để thay đổi con người. Đó là điều gì đang xảy ra trong thế giới ngày nay. Con người không quan trọng – những hệ thống, những ý tưởng đã trở thành quan trọng. Con người không còn có bất kỳ ý nghĩa nào cả. Chúng ta có thể hủy diệt hàng triệu con người miễn là chúng ta sản sinh ra một kết quả, và kết quả được biện hộ bởi những ý tưởng. Chúng ta có một cấu trúc tuyệt vời của những ý tưởng để biện hộ cho xấu xa và chắc chắn đó là không tiền lệ. Xấu xa là xấu xa; nó không thể tạo ra tốt lành. Chiến tranh không là một phương tiện dẫn đến hoà bình. Chiến tranh có lẽ mang lại những lợi ích phụ, giống như những máy bay có hiệu quả nhiều hơn, nhưng nó sẽ không mang lại hoà bình cho con người. Thuộc trí năng chiến tranh được biện hộ như một phương tiện để mang lại hoà bình; khi mảnh trí năng thống trị sống của con người, nó tạo ra một khủng hoảng không có tiền lệ từ trước đến nay.
Có những nguyên nhân khác cũng thể hiện một khủng hoảng không tiền lệ. Một trong số chúng là sự quan trọng lạ lùng mà con người đang trao cho những giá trị về giác quan, tài sản, danh tánh, giai cấp và quốc gia, cho nhãn hiệu đặc biệt mà bạn khoác vào. Bạn hoặc là một người Hồi giáo hay người Ấn độ giáo, một người Thiên chúa giáo hay một người Cộng sản. Danh tánh và tài sản, giai cấp và quốc gia, đã trở thành quan trọng một cách thống trị, mà có nghĩa rằng con người bị trói buộc trong giá trị của những giác quan, giá trị của những sự vật, dù được làm bằng cái trí hay bằng bàn tay. Những sự việc được làm bằng bàn tay hay bằng cái trí đã trở thành quan trọng đến độ chúng ta đang giết chóc, đang hủy diệt, đang tàn sát, đang bốc hơi lẫn nhau bởi vì chúng. Chúng ta đang ở sát bờ vực thẳm; mọi hành động đều đang dẫn chúng ta đến đó, chắc chắn mọi hành động chính trị, mọi hành động kinh tế đều đang đưa chúng ta đến vực thẳm, đang kéo lê chúng ta vào địa ngục thăm thẳm đầy hỗn loạn, rối tung này. Vì vậy, sự khủng hoảng không có tiền lệ và nó cần hành động không có tiền lệ. Muốn rời bỏ, muốn thoát khỏi sự khủng hoảng đó, cần có một hành động không-thời gian, một hành động không được đặt nền tảng trên ý tưởng, trên hệ thống, bởi vì bất kỳ hành động nào được đặt nền tảng trên một hệ thống, trên một ý tưởng, chắc chắn sẽ dẫn đến một tuyệt vọng. Hành động như thế chỉ đưa chúng ta quay lại vực thẳm bằng một con đường khác. Bởi vì sự khủng hoảng là không-tiền lệ nên cũng cần phải có hành động không-tiền lệ, mà có nghĩa sự tái sinh của cá thể phải là tức khắc, không phải một qui trình của thời gian. Nó phải xảy ra ngay lúc này, không phải ngày mai; vì ngày mai là một qui trình của không-hòa hợp. Nếu tôi suy nghĩ về thay đổi chính tôi vào ngày mai, tôi mời mọc sự hỗn loạn, tôi vẫn còn trong lãnh vực của hủy diệt. Liệu có thể thay đổi ngay lúc này được không? Liệu có thể hoàn toàn thay đổi chính người ta trong ngay tức khắc, trong ngay lúc này? Tôi nói được.
Vấn đề là rằng, bởi vì sự khủng hoảng thuộc về một đặc điểm ngoại lệ, muốn gặp gỡ nó phải có sự cách mạng trong suy nghĩ; và cách mạng này không thể xảy ra qua một người khác, qua bất kỳ quyển sách nào, qua bất kỳ tổ chức nào. Nó phải đến qua chúng ta, qua mỗi người chúng ta. Chỉ đến lúc đó chúng ta mới có thể sáng tạo một xã hội mới mẻ, một cấu trúc mới mẻ tách khỏi cấu trúc kinh hoàng này, tách khỏi những sức mạnh hủy diệt lạ lùng này mà đang được tích lũy, đang được chồng chất; và sự thay đổi đó hiện diện chỉ khi nào bạn như một cá thể bắt đầu tỉnh thức được chính bạn trong mọi suy nghĩ, hành động và cảm thấy.
2- VỀ CHỦ NGHĨA QUỐC GIA
Người hỏi: Điều gì xảy ra khi chủ nghĩa quốc gia không còn?
Krishnamurti: Chắc chắn, thông minh. Nhưng tôi e rằng đó không là hàm ý trong câu hỏi này. Hàm ý là, cái gì có thể được thay thế cho chủ nghĩa quốc gia? Bất kỳ thay thế nào là một hành động không mang lại thông minh. Nếu tôi rời bỏ một tôn giáo và tham gia một tôn giáo khác, hay rời bỏ một đảng phái chính trị và sau đó tham gia một cái gì đó khác, sự thay thế liên tục này thể hiện một trạng thái trong đó không có thông minh.
Chủ nghĩa quốc gia biến mất bằng cách nào? Chỉ bằng cách hiểu rõ toàn hàm ý của nó, bằng cách nhận biết được ý nghĩa của nó trong hành động bên ngoài và bên trong. Phía bên ngoài nó tạo ra những phân chia giữa những con người, những giai cấp, những chiến tranh và hủy diệt, điều đó rõ ràng cho bất kỳ người nào khi quan sát. Phía bên trong, thuộc tâm lý, sự đồng hóa này với điều to tát hơn, với quốc gia, với một ý tưởng, rõ ràng là một hình thức của tự-bành trướng. Đang sống trong một ngôi làng nhỏ hay trong một thị trấn lớn hay là gì chăng nữa, tôi không là ai cả; nhưng nếu tôi đồng hóa chính tôi với điều to tát hơn, với quốc gia, nếu tôi gọi chính tôi là một người Ấn độ giáo, nó ve vãn sự kiêu ngạo của tôi, nó cho tôi sự thỏa mãn, thanh danh, một ý thức của hạnh phúc; và đồng hóa đó với điều to tát hơn, mà là một nhu cầu thuộc tâm lý cho những người cảm thấy rằng tự-bành trướng là cốt lõi, cũng tạo ra xung đột, đấu tranh giữa những con người. Vì vậy chủ nghĩa quốc gia không chỉ tạo ra xung đột phía bên ngoài mà còn những tuyệt vọng phía bên trong; khi người ta hiểu rõ về chủ nghĩa quốc gia, toàn qui trình của chủ nghĩa quốc gia, nó tan biến. Sự hiểu rõ về chủ nghĩa quốc gia hiện diện qua thông minh, bằng cách quan sát cẩn thận, bằng cách suy xét toàn qui trình của chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa yêu nước. Từ sự tìm hiểu đó, thông minh hiện diện và vì vậy không có một thay thế khác cho chủ nghĩa quốc gia. Khoảnh khắc bạn thay thế tôn giáo cho chủ nghĩa quốc gia, tôn giáo trở thành một phương tiện khác của tự-bành trướng, một nguồn khác của sự lo âu thuộc tâm lý, một phương tiện nuôi nấng chính người ta qua một niềm tin. Vì vậy bất kỳ hình thức nào của thay thế, dù cao quí chừng nào, là một hình thức của dốt nát. Nó giống như một người đang thay thế kẹo cao su hay quả cau hay bất kỳ thứ gì cho việc hút thuốc lá, trái lại nếu người ta thực sự hiểu rõ toàn vấn đề của hút thuốc lá, của những thói quen, những cảm giác, những đòi hỏi thuộc tâm lý và tất cả moị việc như thế, vậy thì việc hút thuốc lá không còn. Bạn có thể hiểu rõ nó chỉ khi nào có một khai triển của thông minh, khi thông minh đang vận hành, và thông minh không đang vận hành khi có sự thay thế. Sự thay thế chỉ là một hình thức của tự-hối lộ, để quyến rũ bạn không làm điều này nhưng làm điều kia. Chủ nghĩa quốc gia, với sự độc hại của nó, cùng đau khổ và xung đột thế giới của nó, có thể tan biến chỉ khi nào có thông minh, và thông minh không hiện diện chỉ bằng cách đậu những kỳ thi hay học hành những quyển sách. Thông minh hiện diện khi chúng ta hiểu rõ những vấn đề khi chúng nảy sinh. Khi có hiểu rõ vấn đề ở những mức độ khác nhau của nó, không chỉ phía bên ngoài nhưng còn cả những hàm ý thuộc tâm lý phía bên trong của nó, vậy thì trong tiến hành đó, thông minh hiện diện. Vì vậy khi có thông minh không có sự thay thế; và khi có thông minh, lúc đó chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa yêu nước, mà là một hình thức của dốt nát, biến mất.
3- TẠI SAO CẦN NHỮNG VỊ THẦY TINH THẦN?
Câu hỏi: Ông nói rằng những đạo sư là không cần thiết, nhưng làm thế nào tôi có thể tìm được sự thật nếu không có sự giúp đỡ và sự hướng dẫn thông minh mà chỉ có một đạo sư có thể trao tặng?
Krishnamurti:Câu hỏi là liệu một đạo sư có cần thiết hay không. Liệu sự thật có thể tìm được nhờ một người khác? Một số người nói nó có thể và một số nói không thể. Chúng ta muốn biết sự thật của điều này, không phải ý kiến của tôi như chống lại ý kiến của một người khác. Tôi không có ý kiến trong vấn đề này. Hoặc nó là như thế hoặc nó không như thế. Liệu nó cần thiết rằng, bạn nên hay không nên có một đạo sư không là vấn đề của ý kiến. Sự thật của vấn đề không phụ thuộc vào ý kiến, dù sâu sắc, thông thái, phổ biến, toàn cầu đến chừng nào. Sự thật của vấn đề phải được tìm ra, trong sự kiện.
Trước hết, tại sao chúng ta muốn có một đạo sư? Chúng ta nói chúng ta cần một đạo sư bởi vì chúng ta bị hoang mang và đạo sư là người giúp đỡ; ông ấy sẽ chỉ ra sự thật là gì, ông ấy sẽ giúp chúng ta hiểu rõ, ông ấy biết về sống nhiều hơn chúng ta, ông ấy sẽ hành động như một người cha, như một người thầy để hướng dẫn chúng ta trong sống; ông ấy có trải nghiệm vô hạn và chúng ta chẳng có bao nhiêu; ông ấy sẽ giúp đỡ chúng ta qua trải nghiệm vô hạn của ông ấy và vân vân và vân vân. Đó là, theo căn bản, bạn tìm đến một vị thầy bởi vì bạn bị hoang mang. Nếu bạn rõ ràng, bạn sẽ không đến gần một đạo sư. Rõ ràng, nếu bạn có hạnh phúc sâu thẳm, nếu không có những vấn đề, nếu bạn hiểu rõ trọn vẹn về sống, bạn sẽ không tìm đến bất kỳ đạo sư nào. Tôi hy vọng bạn thấy được ý nghĩa của điều này. Bởi vì bạn bị hoang mang, bạn tìm kiếm một vị thầy. Bạn đến với ông ấy để chỉ bảo cho bạn một cách sống, để vạch rõ sự hoang mang riêng của bạn, để tìm ra sự thật. Bạn chọn lựa đạo sư của bạn bởi vì bạn bị hoang mang và bạn hy vọng ông ấy sẽ cho bạn điều gì bạn xin xỏ. Đó là bạn chọn lựa một đạo sư mà sẽ thỏa mãn sự đòi hỏi của bạn; bạn chọn lựa tùy theo sự thỏa mãn mà ông ấy sẽ cho bạn, và chọn lựa của bạn lệ thuộc vào sự thỏa mãn của bạn. Bạn không chọn lựa một đạo sư mà nói, ‘Hãy phụ thuộc vào chính bạn’, bạn chọn lựa ông ấy tùy theo những thành kiến của bạn. Vì vậy bởi vì bạn chọn lựa vị đạo sư của bạn tùy theo sự thỏa mãn mà ông ấy trao tặng cho bạn, bạn không đang tìm kiếm sự thật nhưng đang tìm kiếm một phương cách thoát khỏi sự hoang mang; và phương cách thoát khỏi sự hoang mang đã được hiểu lầm là sự thật. Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu kỹ càng ý tưởng này: liệu một đạo sư có thể khai quang sự hoang mang của chúng ta? Liệu bất kỳ người nào có thể khai quang sự hoang mang của chúng ta? – hoang mang là sản phẩm của những phản ứng của chúng ta. Chúng ta đã tạo ra nó. Bạn nghĩ rằng một người nào khác đã tạo ra nó – đau khổ này, trận chiến này trong mọi mức độ của tồn tại, bên trong và bên ngoài? Nó là kết quả của sự không hiểu rõ riêng về chính chúng ta. Do bởi chúng ta không hiểu rõ về chính chúng ta, những xung đột của chúng ta, những phản ứng của chúng ta, những đau khổ của chúng ta, chúng ta mới tìm đến một đạo sư mà chúng ta nghĩ rằng sẽ giúp chúng ta được tự do khỏi sự hoang mang đó. Chúng ta có thể hiểu rõ về chính chúng ta chỉ trong sự liên hệ với hiện tại; và chính sự liên hệ đó là vị đạo sư, không phải người nào đó phía bên ngoài. Nếu tôi không hiểu rõ sự liên hệ đó, bất kỳ điều gì vị đạo sư có lẽ nói đều vô dụng, bởi vì nếu tôi không hiểu rõ sự liên hệ, sự liên hệ của tôi với tài sản, với con người, với những ý tưởng, ai có thể giải quyết được xung đột phía bên trong tôi? Muốn giải quyết được xung đột đó, tôi phải hiểu rõ nó bởi chính tôi, mà có nghĩa rằng tôi phải nhận biết được chính tôi trong sự liên hệ. Muốn nhận biết, không vị đạo sư nào được cần đến. Nếu tôi không hiểu rõ về chính tôi, một đạo sư có ích gì? Giống như một người lãnh đạo chính trị được chọn lựa bởi những người bị hoang mang, và thế là sự chọn lựa của những người đó cũng bị hoang mang, vì vậy tôi chọn lựa một đạo sư. Tôi chọn lựa ông ấy chỉ tùy theo sự hoang mang của tôi; thế là ông ấy, giống như người lãnh đạo chính trị, bị hoang mang.
Điều gì quan trọng không phải ai nói đúng – liệu tôi nói đúng hay liệu những người kia mà nói rằng một đạo sư là cần thiết, nói đúng; phải tìm ra tại sao bạn cần một đạo sư là rất quan trọng. Những vị đạo sư tồn tại vì sự trục lợi thuộc nhiều loại khác nhau, nhưng điều đó không liên quan. Nó cho bạn sự thỏa mãn nếu ai đó bảo cho bạn tiến bộ như thế nào, nhưng tìm ra tại sao bạn cần một đạo sư – đó là mấu chốt. Một người khác có thể vạch rõ hướng đi nhưng bạn phải thực hiện tất cả công việc, ngay cả nếu bạn có một đạo sư. Bởi vì bạn không muốn đối diện với điều đó, bạn chuyển trách nhiệm sang vị đạo sư. Vị đạo sư trở thành vô dụng khi có một chút ít của hiểu rõ về chính mình. Không vị đạo sư, không quyển sách hay kinh thánh, có thể trao cho bạn sự hiểu rõ về chính mình: nó đến khi bạn nhận biết được chính bạn trong sự liên hệ. Hiện diện là có liên hệ; không hiểu rõ sự liên hệ là đau khổ, xung đột. Không nhận biết được sự liên hệ của bạn với tài sản là một trong những nguyên nhân của sự hoang mang. Nếu bạn không hiểu rõ sự liên hệ đúng đắn của bạn với tài sản chắc chắn có xung đột, mà làm gia tăng xung đột trong xã hội. Nếu bạn không hiểu rõ sự liên hệ giữa chính bạn và người vợ của bạn, giữa chính bạn và con cái của bạn, làm thế nào một người khác có thể giải quyết được xung đột đang nảy sinh từ sự liên hệ đó? Tương tự như thế với những ý tưởng, với những niềm tin và vân vân. Bị hoang mang trong liên hệ của bạn với tài sản, với con người, với những ý tưởng, bạn tìm kiếm một đạo sư. Nếu ông ấy là một đạo sư chân chính, ông ấy sẽ bảo cho bạn phải hiểu rõ về chính bạn. Bạn là cái nguồn của tất cả những hiểu lầm và hoang mang; và bạn có thể giải quyết được xung đột đó chỉ khi nào bạn hiểu rõ về chính bạn trong sự liên hệ.
Bạn không thể tìm ra sự thật qua bất kỳ người nào khác. Làm thế nào bạn có thể? Sự thật không là cái gì đó đứng yên; nó không có nơi chỗ cố định; nó không có một kết thúc, một mục đích. Trái lại, nó đang sống, năng động, tỉnh táo, sinh động. Làm thế nào nó có thể là một kết thúc? Nếu sự thật là một điểm cố định nó không còn là sự thật nữa; lúc đó nó chỉ là một ý kiến. Sự thật là cái không biết được, và một cái trí đang tìm kiếm sự thật sẽ không bao giờ tìm ra nó, bởi vì cái trí đã tạo thành từ cái đã được biết, nó là kết quả của quá khứ, kết quả của thời gian – mà bạn có thể quan sát cho chính bạn. Cái trí là công cụ của cái đã được biết, vì vậy nó không thể tìm ra cái không biết được; nó chỉ có thể chuyển động từ cái đã được biết sang cái đã được biết. Khi cái trí tìm kiếm sự thật, sự thật nó đã đọc được trong những quyển sách, ‘sự thật’ đó là tự-chiếu rọi; bởi vì lúc đó cái trí chỉ đang theo đuổi cái đã được biết, một cái đã được biết gây thỏa mãn hơn cái đã được biết trước. Khi cái trí tìm kiếm sự thật, nó đang tìm kiếm tự-chiếu rọi riêng của nó, không phải sự thật. Rốt cuộc, một lý tưởng là tự-chiếu rọi; nó là ảo tưởng, không có thật. Điều gì có thật là cái gì là, không phải điều đối nghịch. Nhưng một cái trí đang tìm kiếm sự thật, đang tìm kiếm Thượng đế, thật ra đang tìm kiếm cái đã được biết. Khi bạn suy nghĩ về Thượng đế, Thượng đế của bạn là sự chiếu rọi của suy nghĩ riêng của bạn, kết quả của những ảnh hưởng thuộc xã hội. Bạn chỉ có thể suy nghĩ về cái đã được biết; bạn không thể suy nghĩ về cái không biết được, bạn không thể tập trung vào sự thật. Khoảnh khắc bạn suy nghĩ về cái không biết được, nó chỉ là cái đã được biết tự-chiếu rọi. Thượng đế hay sự thật không thể được suy nghĩ. Nếu bạn suy nghĩ về nó, nó không là sự thật. Sự thật không thể được tìm kiếm: nó đến với bạn. Bạn chỉ có thể theo đuổi cái gì đã được biết. Khi cái trí không bị hành hạ bởi cái đã được biết, bởi những ảnh hưởng của cái đã được biết, vậy thì chỉ như thế sự thật có thể tự-phơi bày chính nó. Sự thật trong mỗi chiếc lá, trong mỗi giọt nước mắt; nó phải được biết từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Không ai có thể dẫn dắt bạn đến sự thật; và nếu có ai đó dẫn dắt bạn, nó chỉ có thể là cái đã được biết.
Sự thật chỉ có thể đến với cái trí mà trống không khỏi cái đã được biết. Nó đến trong một trạng thái mà cái đã được biết vắng mặt, không đang vận hành. Cái trí là kho lưu trữ của cái đã được biết, cặn bã của cái đã được biết; muốn cho cái trí ở trong trạng thái mà cái không biết được hiện diện, nó phải nhận biết được chính nó, tỉnh thức được những trải nghiệm trước của nó, tầng ý thức bên ngoài cũng như tầng ý thức bên trong, được những phản ứng, những đáp trả, và cấu trúc của nó. Khi có hiểu rõ hoàn toàn về chính mình, vậy thì có sự kết thúc của cái đã được biết, lúc đó cái trí hoàn toàn trống không khỏi cái đã được biết. Chỉ đến lúc đó sự thật có thể đến với bạn mà không cần mời mọc. Sự thật không lệ thuộc vào bạn hay tôi. Bạn không thể tôn thờ nó. Khoảnh khắc nó được biết, nó không là sự thật. Biểu tượng không là sự thật, hình ảnh không là sự thật; nhưng khi có hiểu rõ về cái tôi, sự kết thúc của cái tôi, vậy là vĩnh hằng hiện diện.
4- VỀ HIỂU BIẾT
Câu hỏi: Rõ ràng là từ ông, tôi hiểu được rằng học hỏi và hiểu biết là những cản trở. Chúng là những cản trở cho cái gì?
Krishnamurti:Rõ ràng hiểu biết và học hỏi là một cản trở cho sự hiểu rõ cái mới mẻ, cái không-thời gian, cái vĩnh hằng. Phát triển một phương pháp kỹ thuật hoàn hảo không làm cho bạn sáng tạo. Bạn có lẽ biết cách vẽ tuyệt vời, bạn có lẽ có kỹ thuật; nhưng bạn có lẽ không là một họa sĩ sáng tạo. Bạn có lẽ biết cách viết những bài thơ, theo kỹ thuật là hoàn hảo nhất; nhưng bạn có lẽ không là một thi sĩ. Muốn là một thi sĩ hàm ý có khả năng thâu nhận cái mới mẻ, nhạy cảm trọn vẹn để phản ứng đến cái gì đó một cách mới mẻ, trong sáng, đúng chứ? Đối với hầu hết chúng ta hiểu biết và học hỏi đã trở thành một nghiện ngập và chúng ta nghĩ rằng qua hiểu biết chúng ta sẽ được sáng tạo. Một cái trí bị chất đầy, bị bao phủ trong những sự kiện, trong hiểu biết – liệu nó có thể thâu nhận cái gì đó mới mẻ, bỗng nhiên, tự phát? Nếu cái trí của bạn bị nhét đầy cái đã được biết, liệu còn bất kỳ không gian nào trong nó để thâu nhận cái gì đó mà thuộc về cái không biết được? Chắc chắn hiểu biết luôn luôn thuộc về cái đã được biết, và với cái đã được biết chúng ta đang cố gắng hiểu rõ cái không biết được, cái gì đó vượt khỏi sự đo lường.
Ví dụ, một sự việc rất thông thường mà xảy ra cho hầu hết chúng ta: những người theo tôn giáo – dù hiện nay từ ngữ đó có lẽ có ý nghĩa như thế nào – cố gắng tưởng tượng Thượng đế là gì hay cố gắng suy nghĩ Thượng đế là gì. Họ đã đọc vô số những quyển sách, họ đã đọc về những trải nghiệm của vô số những vị thánh, những bậc Thầy, những đấng Mahatma và tất cả những người còn lại, và họ cố gắng tưởng tượng hay cố gắng cảm thấy trải nghiệm của một người khác là gì; đó là với cái đã được biết bạn cố gắng tiếp cận cái không biết được? Bạn có thể thực hiện được việc đó hay sao? Bạn có thể suy nghĩ về cái gì đó mà không thể biết được? Bạn chỉ có thể suy nghĩ về cái gì đó mà bạn biết. Nhưng có khuynh hướng lạ lùng này đang xảy ra trên thế giới tại thời điểm hiện nay: chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ hiểu rõ nếu chúng ta có nhiều thông tin hơn, nhiều quyển sách hơn, nhều sự kiện, nhiều báo chí hơn.
Muốn nhận biết được điều gì đó mà không là sự chiếu rọi của cái đã được biết, phải qua hiểu rõ, xóa sạch qui trình của cái đã được biết. Tại sao cái trí lại cứ luôn luôn muốn bám vào cái đã được biết? Không phải bởi vì cái trí liên tục đang tìm kiếm sự chắc chắn, sự an toàn hay sao? Chính bản chất của nó là cố định trong cái đã được biết, trong thời gian; làm thế nào một cái trí như thế, mà chính nền tảng của nó được đặt trên quá khứ, trên thời gian, có thể trải nghiệm được cái không-thời gian? Nó có thể hình dung, tạo tác, vẽ lên cái không biết được, nhưng tất cả việc đó đều vô lý. Cái không biết được có thể hiện diện chỉ khi nào cái đã được biết được hiểu rõ, được xóa sạch, được tan biến. Điều đó khó khăn cực kỳ bởi vì khoảnh khắc bạn có một trải nghiệm về bất kỳ cái gì, cái trí diễn giải nó thành thuật ngữ của cái đã được biết, và dẫn dắt nó vào quá khứ. Tôi không biết bạn có nhận thấy rằng mọi trải nghiệm ngay tức khắc được diễn giải thành cái đã được biết, cho một danh tánh, lên danh sách và được ghi chép. Vì vậy chuyển động của cái đã được biết là hiểu biết, và chắc chắn hiểu biết, học hỏi như thế, là một cản trở.
Giả sử bạn đã chưa từng đọc một quyển sách, thuộc tôn giáo hay tâm lý, và bạn phải tìm ra sự quan trọng, ý nghĩa của sống. Làm thế nào bạn khởi sự nó đây? Giả sử không có những bậc Thầy, không có những tổ chức tôn giáo, không có Phật, không Chúa, và bạn phải khởi sự từ nơi khởi đầu. Làm thế nào bạn khởi sự nó đây? Trước hết bạn sẽ phải hiểu rõ về qui trình suy nghĩ của bạn, đúng chứ? – và không tự-chiếu rọi chính bạn, những tư tưởng của bạn vào tương lai và tạo tác một Thượng đế mà làm hài lòng bạn; điều đó sẽ quá trẻ con. Vì vậy trước hết bạn sẽ phải hiểu rõ về qui trình suy nghĩ của bạn. Đó là cách duy nhất để khám phá bất kỳ điều gì mới mẻ, đúng chứ?
Khi chúng ta nói rằng học hỏi hay hiểu biết là một cản trở, một ngáng trở, chúng ta không nên bao gồm hiểu biết kỹ thuật – cách lái một chiếc xe hơi, cách vận hành máy móc – hay những hiệu quả như thế mà hiểu biết mang lại. Chúng ta có trong cái trí một sự việc hoàn toàn khác hẳn: ý thức của hạnh phúc sáng tạo đó mà không số lượng hiểu biết hay học hỏi nào sẽ mang lại. Để sáng tạo trong ý nghĩa trung thực nhất của từ ngữ đó là được tự do khỏi quá khứ từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, bởi vì chính quá khứ đang liên tục tỏa bóng vào hiện tại. Chỉ bám vào thông tin, trải nghiệm của những người khác, điều gì người khác đã nói, dù tuyệt vời đến chừng nào, và cố gắng phỏng chừng hành động của bạn đến điều đó – tất cả nó là hiểu biết, đúng chứ? Nhưng muốn khám phá bất kỳ điều gì mới mẻ bạn phải tự khởi hành; bạn phải bắt đầu một chuyến hành trình trơ trụi, đặc biệt khỏi hiểu biết, bởi vì qua hiểu biết và niềm tin, rất dễ dàng để có được những trải nghiệm; nhưng những trải nghiệm kia chỉ là những sản phẩm của tự-chiếu rọi và vì vậy hoàn toàn không thực tế, giả dối. Nếu bạn muốn khám phá cho chính bạn cái gì là mới mẻ, không tốt đẹp gì khi vác theo gánh nặng của cái cũ kỹ, đặc biệt là hiểu biết – hiểu biết của một người khác dù tuyệt vời đến chừng nào. Bạn sử dụng hiểu biết như một phương tiện của tự-chiếu rọi, an toàn, và bạn muốn hoàn toàn được bảo đảm rằng bạn có cùng những trải nghiệm như Phật hay Chúa hay X. Nhưng một con người liên tục đang tự-phòng vệ chính anh ấy qua hiểu biết chắc chắn không là một người tìm kiếm-sự thật.
Bởi vì khám phá sự thật không có con đường. Bạn phải đi vào đại dương chưa được vẽ trên bản đồ – mà không có nghĩa chán nản, mà không có nghĩa may rủi. Khi bạn muốn tìm ra một cái gì đó mới mẻ, khi bạn đang thử nghiệm cái gì đó, cái trí của bạn phải rất yên lặng? Nếu cái trí của bạn bị chất đầy, ngập ứ những sự kiện, hiểu biết, chúng hành động như một cản trở đến cái mới mẻ; đối với hầu hết chúng ta việc khó khăn là cái trí đã trở nên quá quan trọng, có ý nghĩa chi phối, đến độ nó liên tục ngăn cản bất kỳ cái gì có lẽ mới mẻ, bất kỳ cái gì có lẽ tồn tại cùng lúc với cái đã được biết. Vậy là, hiểu biết và học hỏi là những cản trở cho những người muốn tìm kiếm, cho những người muốn cố gắng hiểu rõ cái không-thời gian.
5- VỀ KỶ LUẬT
Câu hỏi: Tất cả những tôn giáo đều đã khẳng định vào một loại tự kỷ luật nào đó để quân bình những bản năng hung tợn trong con người. Qua tự kỷ luật những vị thánh và những người huyền bí đã khẳng định rằng họ đã đạt được tánh Thượng đế. Bây giờ ông dường như ám chỉ rằng những kỷ luật như thế là một cản trở đến sự nhận ra Thượng đế. Tôi bị hoang mang. Ai đúng trong vấn đề này?
Krishnamurti:Không phải là ai đúng hay sai trong vấn đề này. Điều quan trọng là tìm ra sự thật của vấn đề cho chính chúng ta – không phụ thuộc vào một vị thánh đặc biệt hay một con người đến từ Ấn độ hay từ nơi nào khác, càng ngoại lai bao nhiêu càng tốt hơn bấy nhiêu.
Bạn bị trói buộc giữa hai điều này: người nào đó nói kỷ luật, một người khác nói không-kỷ luật. Thông thường điều gì xảy ra là rằng bạn chọn lựa cái gì thuận tiện hơn, cái gì gây thỏa mãn hơn: bạn thích con người, hình dáng của ông ấy, những đặc điểm cá thể của ông ấy, ưa thích cá thể của ông ấy và tất cả mọi chuyện như thế. Gạt qua một bên tất cả việc đó, chúng ta hãy tìm hiểu trực tiếp câu hỏi này và tìm ra sự thật của vấn đề cho chính chúng ta. Trong vấn đề này nhiều điều được hàm ý và chúng ta phải tiếp cận nó rất cẩn thận và từ tốn.
Hầu hết chúng ta đều muốn người nào đó có uy quyền chỉ bảo cho chúng ta phải làm gì. Chúng ta tìm kiếm một phương hướng trong cách cư xử, bởi vì bản năng của chúng ta là muốn được an toàn, không phải đau khổ nhiều thêm nữa. Người nào đó được nói đến là đã nhận ra hạnh phúc, ân lành, hay điều gì bạn ao ước, và chúng ta hy vọng rằng ông ấy sẽ chỉ bảo cho chúng ta điều gì phải làm để đến được trạng thái đó. Đó là điều gì chúng ta muốn: chúng ta muốn cùng hạnh phúc đó, cùng hân hoan, tĩnh lặng bên trong đó; và trong thế giới điên khùng của hỗn loạn này chúng ta muốn người nào đó chỉ bảo cho chúng ta phải làm gì. Đối với hầu hết chúng ta đó thực sự là bản năng căn bản và, tùy theo bản năng đó, chúng ta định hình hành động của chúng ta. Liệu Thượng đế, cái sự vật tối thượng đó, không đặt tên được và không đo lường được bởi những từ ngữ – cái đó đến được qua kỷ luật, qua tuân theo một khuôn mẫu đặc biệt của hành động hay sao? Chúng ta muốn đạt được một mục đích đặc biệt, một kết thúc đặc biệt, và chúng ta nghĩ rằng qua luyện tập, qua kỷ luật, bằng cách đè nén hay giải phóng, thăng hoa hay thay thế, chúng ta sẽ có thể tìm ra điều chúng ta đang tìm kiếm.
Điều gì được hàm ý trong kỷ luật? Tại sao chúng ta kỷ luật chính chúng ta, nếu chúng ta thực hiện? Liệu kỷ luật và thông minh theo cùng nhau? Hầu hết con người cảm thấy rằng chúng ta phải, qua một loại kỷ luật nào đó, khuất phục hay kiểm soát tánh hung tợn, tánh xấu xa trong chúng ta. Tánh hung tợn đó, tánh xấu xa đó, có thể kiểm soát được qua kỷ luật hay sao? Chúng ta có ý gì qua từ ngữ kỷ luật? Một nguồn hành động mà hứa hẹn một phần thưởng, một nguồn hành động mà, nếu được theo đuổi, sẽ cho chúng ta điều gì chúng ta muốn – nó có lẽ là tích cực hay tiêu cực; một khuôn mẫu của cư xử mà, nếu được luyện tập chuyên cần, siêng năng, rất, rất gian khổ, cuối cùng sẽ cho tôi điều gì tôi mong muốn. Nó có lẽ đau khổ nhưng tôi sẵn lòng trải qua đau khổ để có được điều đó. Cái tôi, mà là hung hăng, ích kỷ, đạo đức giả, lo âu, sợ hãi – bạn biết, tất cả nó – cái tôi đó, mà là nguyên nhân của hung bạo trong chúng ta, chúng ta muốn thay đổi, chinh phục, hủy diệt. Làm thế nào điều này được thực hiện? Nó được thực hiện qua kỷ luật, hay qua một hiểu rõ thông minh về quá khứ của cái tôi, cái tôi là gì, nó hiện diện bằng cách nào, và vân vân? Chúng ta sẽ triệt tiêu sự hung tợn trong con người qua cưỡng bách, hay qua thông minh? Thông minh là một vấn đề của kỷ luật hay sao? Lúc này chúng ta hãy quên điều gì những vị thánh và tất cả phần còn lại của con người đã nói; chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề cho chính chúng ta, như thể lần đầu tiên chúng ta nhìn vào vấn đề này; vậy thì chúng ta có lẽ có cái gì đó sáng tạo tại khúc cuối của nó, không chỉ những trích dẫn về điều gì người khác đã nói, mà quá hão huyền và vô ích.
Trước hết chúng ta nói rằng có xung đột trong chúng ta, người da đen chống lại người da trắng, tham lam chống lại không-tham lam và vân vân. Tôi tham lam mà tạo ra đau khổ; muốn loại bỏ tham lam đó, tôi phải kỷ luật chính tôi. Đó là tôi phải kháng cự bất kỳ hình thức xung đột nào mang lại đau khổ cho tôi, mà trong trường hợp này tôi gọi là tham lam. Sau đó tôi nói nó là phản kháng xã hội, nó là không đạo đức, nó là không thiêng liêng và vân vân và vân vân – những lý do tôn giáo-xã hội khác nhau chúng ta tạo ra để kháng cự nó. Tham lam được xóa sạch hay triệt tiêu khỏi chúng ta qua cưỡng bách hay sao? Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu qui trình đè nén bao hàm trong cưỡng bách, trong gạt bỏ nó, trong kháng cự. Điều gì xảy ra khi bạn làm việc đó, khi bạn kháng cự sự tham lam? Cái vật đang kháng cự tham lam là gì? Đó là câu hỏi đầu tiên phải không? Tại sao bạn kháng cự tham lam và ai là thực thể mà nói rằng, ‘Tôi phải được tự do khỏi tham lam’? Thực thể mà đang nói rằng, ‘Tôi phải được tự do’ cũng là tham lam, đúng chứ? Từ trước đến nay tham lam đã tác động vào anh ấy, nhưng bây giờ nó gây đau khổ; vì vậy anh ấy nói, ‘Tôi phải loại bỏ nó’. Động cơ để loại bỏ nó vẫn còn là qui trình của tham lam, bởi vì anh ấy đang muốn là cái gì đó mà anh ấy không là. Không-tham lam bây giờ gây lợi lộc, vì vậy tôi đang theo đuổi không-tham lam; nhưng động cơ, ý định, vẫn còn là cái gì đó, là không tham lam – mà vẫn còn là tham lam, chắc chắn như thế; mà lại nữa là một hình thức của tiêu cực của nhấn mạnh vào ‘cái tôi’.
Chúng ta thấy rằng tham lam là đau khổ, vì những lý do khác nhau mà quá rõ ràng. Chừng nào chúng ta còn tận hưởng nó, chừng nào nó còn khiến chúng ta tham lam, không có vấn đề. Xã hội khuyến khích chúng ta tham lam trong những cách khác nhau; vì vậy những tôn giáo khuyến khích chúng ta trong những cách khác nhau. Chừng nào nó còn gây lợi lộc, chừng nào nó còn không-đau khổ, chúng ta còn theo đuổi nó nhưng khoảnh khắc nó trở nên đau khổ chúng ta muốn kháng cự nó. Kháng cự đó là điều gì chúng ta gọi là kỷ luật chống đối lại tham lam; nhưng chúng ta được tự do khỏi tham lam qua kháng cự, qua thăng hoa, qua đè nén hay sao? Bất kỳ hành động nào thuộc phần ‘cái tôi’ mà muốn được tự do khỏi tham lam vẫn còn là tham lam. Vì vậy bất kỳ hành động nào, bất kỳ phản ứng nào về phần của cái tôi đều liên quan đến tham lam, chắc chắn không là giải pháp.
Trước hết phải có một cái trí yên lặng, một cái trí không bị quấy rầy, để hiểu rõ bất kỳ điều gì, đặc biệt điều gì đó mà tôi không biết, điều gì đó mà cái trí của tôi không thể đo lường – mà, người hỏi này nói, là Thượng đế. Muốn hiểu rõ bất kỳ điều gì, bất kỳ vấn đề phức tạp nào – của sống hay sự liên hệ, thật ra bất kỳ vấn đề nào – phải có một chiều sâu yên lặng nào đó đối với cái trí. Chiều sâu yên lặng đó hiện diện qua bất kỳ hình thức nào của cưỡng bách hay sao? Cái trí bên ngoài có thể cưỡng bách chính nó, làm cho chính nó yên lặng; nhưng chắc chắn sự yên lặng như thế là sự yên lặng của thối rữa, chết rồi. Nó không có khả năng điều chỉnh, thích ứng, nhạy cảm. Vì vậy kháng cự không là phương cách đúng đắn.
Vậy là muốn thấy việc đó cần đến thông minh, phải không? Thấy rằng cái trí bị làm đờ đẫn đi bởi sự cưỡng bách là khởi đầu của thông minh rồi, đúng chứ? – thấy rằng kỷ luật chỉ là sự tuân phục của một khuôn mẫu đến hành động qua sợ hãi. Đó là điều gì được hàm ý trong việc kỷ luật chính chúng ta: chúng ta sợ không nhận được điều chúng ta muốn. Điều gì xảy ra khi bạn kỷ luật cái trí, khi bạn kỷ luật thân tâm của bạn? Nó trở nên rất xơ cứng, không mềm dẻo, không nhạy bén, không có khả năng thích ứng, đúng chứ? Bạn không biết những con người mà đã kỷ luật chính họ – nếu có những con người như thế? Kết quả rõ ràng là một qui trình của phân rã. Có một xung đột bên trong mà bị gạt đi, bị che giấu; nhưng nó ở đó, đang hừng hực cháy bỏng.
Vẫn vậy chúng ta thấy rằng kỷ luật, mà là kháng cự, chỉ tạo ra một thói quen, mà thói quen đó rõ ràng không thể là sản phẩm của thông minh: thói quen không bao giờ là, sự luyện tập không bao giờ là thông minh. Bạn có lẽ trở nên rất khéo léo với những ngón tay của bạn bởi sự luyện tập dương cầm suốt ngày, làm điều gì đó bằng bàn tay của bạn; nhưng thông minh được cần đến để hướng dẫn bàn tay và bây giờ chúng ta đang tìm hiểu thông minh đó.
Bạn thấy người nào đó mà bạn nghĩ là hạnh phúc hay đã nhận ra, và anh ấy làm những sự việc nào đó; bạn, muốn được hạnh phúc đó, bắt chước anh ấy. Bắt chước này được gọi là kỷ luật, phải không? Chúng ta bắt chước để nhận được điều gì người khác có; chúng ta sao chép với mục đích để được hạnh phúc, mà bạn nghĩ rằng anh ấy có. Hạnh phúc được tìm ra qua kỷ luật hay sao? Bằng cách thi hành một luật lệ nào đó, bằng cách luyện tập một kỷ luật nào đó, một khuôn mẫu của cách cư xử, bạn luôn luôn được tự do? Chắc chắn phải có tự do để khám phá, đúng chứ? Nếu bạn muốn khám phá bất kỳ điều gì, bạn phải được tự do phía bên trong, điều đó quá rõ ràng. Bạn được tự do bằng cách định hình cái trí của bạn trong một cách đặc biệt mà bạn gọi là kỷ luật hay sao? Rõ ràng là bạn không thể. Bạn chỉ là một cái máy lặp lại, đang kháng cự tùy theo một kết luận nào đó, tùy theo một khuôn mẫu cư xử nào đó. Tự do không thể đến qua kỷ luật. Tự do chỉ có thể hiện diện cùng thông minh; và thông minh đó thức dậy, hay bạn có thông minh đó, khoảnh khắc bạn thấy rằng bất kỳ hình thức cưỡng bách nào đều khước từ thông minh, bên trong hay bên ngoài.
Yêu cầu đầu tiên, không phải như một kỷ luật, rõ ràng là tự do; chỉ đạo đức mới mang lại tự do đó. Tham lam là rối loạn; tức giận là rối loạn; cay đắng là rối loạn. Khi bạn thấy điều đó, chắc chắn bạn được tự do khỏi chúng; bạn không kháng cự chúng nhưng bạn thấy rằng chỉ trong tự do bạn mới có thể khám phá và rằng bất kỳ bất kỳ hình thức nào của cưỡng bách không là tự do, và vì vậy không có khám phá. Điều gì đạo đức làm là trao tặng cho bạn tự do. Con người không-đạo đức là con người rối loạn; trong rối loạn, làm thế nào bạn có thể khám phá bất kỳ điều gì. Làm thế nào bạn có thể? Vẫn vậy đạo đức không là sản phẩm cuối cùng của một kỷ luật, nhưng đạo đức là tự do và tự do không thể hiện diện qua bất kỳ hành động nào mà không là đạo đức, mà không là sự thật trong chính nó. Khó khăn của chúng ta là rằng hầu hết chúng ta đã đọc quá nhiều, hầu hết chúng ta hời hợt tuân theo quá nhiều kỷ luật – mỗi buổi sáng thức dậy vào một giờ nào đó, ngồi trong một tư thế nào đó, cố gắng giữ cái trí của chúng ta trong một cách nào đó – bạn biết không, luyện tập, thi hành, kỷ luật, bởi vì bạn đã được bảo đảm rằng nếu bạn làm những việc này trong nhiều năm bạn sẽ có Thượng đế ở khúc cuối của nó. Tôi có lẽ trình bày khá thô lỗ, nhưng đó là nền tảng của suy nghĩ của chúng ta. Chắc chắn Thượng đế không đến dễ dàng như thế, phải không? Thượng đế không phải là một sự việc có thể mua bán được: tôi làm việc này và bạn cho tôi cái đó.
Hầu hết chúng ta quá bị quy định bởi những ảnh hưởng từ bên ngoài, bởi những giáo điều, những niềm tin tôn giáo, và bởi những đòi hỏi bên trong riêng của chúng ta để đến được cái gì đó, đạt được cái gì đó, đến độ rất khó khăn cho chúng ta khi suy nghĩ về vấn đề này mới mẻ lại mà không suy nghĩ dựa vào kỷ luật. Trước hết chúng ta phải thấy rất rõ ràng những hàm ý của kỷ luật, nó làm chật hẹp cái trí như thế nào, giới hạn cái trí, cưỡng bách cái trí đến một hành động đặc biệt, qua ham muốn của chúng ta, qua ảnh hưởng và mọi chuyện như thế; một cái trí bị quy định dù quy định đó có đạo đức đến chừng nào, không thể được tự do và vì vậy không thể hiểu rõ sự thật. Thượng đế, sự thật hay điều gì bạn muốn – danh tánh không đặt thành vấn đề – chỉ có thể hiện diện khi có tự do, và không có tự do nơi nào có cưỡng bách, một cách tích cực hay tiêu cực, qua sợ hãi. Không có tự do nếu bạn đang tìm kiếm một kết thúc, bởi vì bạn bị trói chặt vào kết thúc đó. Bạn có lẽ được tự do khỏi quá khứ đó nhưng tương lai giữ chặt bạn, và đó không là tự do. Chỉ trong tự do người ta mới có thể khám phá bất kỳ điều gì: một ý tưởng mới mẻ, một cảm giác mới mẻ, một nhận biết mới mẻ. Bất kỳ hình thức nào của kỷ luật mà được đặt nền tảng trên cưỡng bách phủ nhận tự do đó, dù thuộc chính trị hay tôn giáo; và bởi vì kỷ luật, mà là tuân phục đến một hành động có một kết thúc trong quan điểm, đang trói buộc, cái trí không bao giờ được tự do. Nó có thể vận hành chỉ trong khe rãnh đó, giống như một máy hát đĩa.
Vẫn vậy, qua luyện tập, qua thói quen, qua sự vun đắp của một khuôn mẫu, cái trí chỉ đạt được cái gì nó có trong quan điểm. Vì vậy nó không được tự do; vì vậy nó không thể nhận ra cái không-đo lường được. Muốn tỉnh thức được toàn qui trình đó – tại sao bạn đang liên tục kỷ luật chính bạn theo quan điểm của quần chúng; theo những vị thánh nào đó; toàn công việc của tuân phục vào quan điểm, dù là của một vị thánh hay của một người hàng xóm, nó đều giống nhau – tỉnh thức được toàn sự tuân phục này qua luyện tập, qua những cung cách nhỏ nhiệm của đang hiến dâng chính mình, phủ nhận, khẳng định, đè nén, thăng hoa, tất cả sự tuân phục hàm ý một khuôn mẫu: điều này đã là sự khởi đầu của tự do, mà từ đó có một đạo đức. Chắc chắn đạo đức không là sự vun đắp một ý tưởng đặc biệt. Ví dụ, không-tham lam, nó được theo đuổi như một kết thúc không còn là đạo đức nữa, phải không? Đó là, liệu bạn ý thức được rằng bạn không-tham lam, bạn có đạo đức hay sao? Đó là điều gì chúng ta đang làm qua kỷ luật.
Kỷ luật, tuân phục, luyện tập, chỉ nhấn mạnh đến tự-ý thức như là cái gì đó. Cái trí luyện tập không-tham lam và vì vậy nó không được tự do khỏi ý thức riêng của nó như không-tham lam; vì vậy; nó không thực sự là không-tham lam. Nó chỉ đang khoác vào một chiếc áo mới mà nó gọi là không-tham lam. Chúng ta có thể thấy toàn qui trình của tất cả việc này: động cơ, ham muốn cho một kết thúc, tuân phục đến một khuôn mẫu, ham muốn được an toàn trong việc theo đuổi một khuôn mẫu – tất cả điều này chỉ là chuyển động từ cái đã được biết đến cái đã được biết, luôn luôn ở trong những giới hạn của qui trình tự-khép kín riêng của cái trí. Thấy tất cả việc này, tỉnh thức được nó là sự khởi đầu của thông minh, và thông minh không là đạo đức cũng không là không-đạo đức, nó không thể phù hợp vào một khuôn mẫu như đạo đức hay không-đạo đức. Thông minh mang lại tự do, mà không-phóng túng, không-vô trật tự. Nếu không có thông minh này không thể có đạo đức; đạo đức trao tặng tự do và trong tự do, kia kìa, sự thật hiện diện. Nếu bạn thấy trọn vẹn toàn qui trình này, trong tổng thể của nó, vậy thì bạn sẽ thấy không còn xung đột. Chính vì chúng ta ở trong xung đột và bởi vì chúng ta muốn tẩu thoát khỏi xung đột đó, chúng ta mới nương dựa những hình thức khác nhau của kỷ luật, những phủ nhận và những điều chỉnh. Khi chúng ta thấy điều gì là qui trình của xung đột, không còn vấn đề của kỷ luật, bởi vì lúc đó chúng ta hiểu rõ từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc những phương cách của xung đột. Việc đó đòi hỏi sự tỉnh táo vô cùng, luôn luôn nhìn ngắm chính bạn; một điều lạ thường của nó là rằng: mặc dù bạn có lẽ không luôn luôn tỉnh táo, có một qui trình đang ghi lại xảy ra phía bên trong, ngay khi ý định này hiện diện ở đó – tánh nhạy cảm, tánh nhạy cảm bên trong, đang luôn luôn chụp ảnh, để cho phía bên trong sẽ tự-chiếu rọi hình ảnh đó ngay khoảnh khắc bạn yên lặng.
Vì vậy, nó không là một vấn đề của kỷ luật. Nhạy cảm không bao giờ có thể hiện diện qua cưỡng bách. Bạn có lẽ ép buộc một em bé làm cái gì đó, đặt em vào một góc tường, và cậu ấy có lẽ yên lặng; nhưng bên trong có lẽ cậu ấy đang sùng sục, đang nhìn qua cửa sổ, đang làm cái gì đó để trốn thoát. Đó là điều gì chúng ta vẫn còn đang làm. Vì vậy vấn đề của kỷ luật và vấn đề của ai nói đúng hay ai nói sai có thể được giải quyết chỉ bởi chính bạn.
Cũng vậy, bạn thấy không, chúng ta sợ sai trái bởi vì chúng ta muốn là một thành công. Sợ hãi tại đáy của ham muốn phải được kỷ luật, nhưng cái không biết được không thể bị trói buộc trong mạng lưới của kỷ luật. Trái lại, cái không biết được phải có tự do và không là khuôn mẫu của cái trí của bạn. Đó là lý do tại sao sự yên lặng của cái trí là cốt lõi. Khi cái trí tỉnh thức được rằng nó yên lặng, nó không còn yên lặng nữa; khi cái trí nhận biết được rằng nó là không-tham lam, được tự do khỏi tham lam, nó tự-công nhận chính nó trong cái áo choàng mới của không-tham lam nhưng đó không là yên lặng. Đó là lý do tại sao người ta phải hiểu rõ vấn đề trong nghi vấn của người kiểm soát và vật được kiểm soát này. Chúng không là những hiện tượng tách rời nhưng một hiện tượng kết hợp; người kiểm soát và vật được kiểm soát là một.
6- VỀ CÔ ĐỘC
Người hỏi: Tôi đang nhận ra rằng tôi rất cô độc. Tôi phải làm gì đây?
Krishnamurti: Người hỏi muốn biết tại sao anh ấy cảm thấy cô độc. Bạn biết cô độc có nghĩa gì, và bạn có nhận biết được nó? Tôi nghi ngờ nhiều lắm, bởi vì chúng ta đã bóp nghẹt chúng ta trong những hoạt động, trong những quyển sách, trong những liên hệ, trong những ý tưởng mà thực sự ngăn cản chúng ta không nhận biết được sự cô độc. Chúng ta có ý gì qua từ ngữ cô độc? Nó là một ý thức của trống rỗng, không có gì cả, của hoang mang lạ thường, của không bám víu bất kỳ nơi nào. Nó không là vô vọng, cũng không là tuyệt vọng, nhưng một ý thức của trống không, một ý thức của trống rỗng và một ý thức của thất vọng. Tôi chắc chắn rằng tất cả chúng ta đều đã trải qua nó, những người hạnh phúc và những người bất hạnh, những người rất, rất năng động và những người nghiện ngập hiểu biết. Tất cả họ đều biết điều này. Nó là ý thức của sự đau khổ vô hạn thực sự, một đau khổ không thể che đậy, mặc dù chúng ta cố gắng che đậy nó.
Chúng ta hãy tiếp cận lại vấn đề này để thấy điều gì thực sự đang xảy ra, để thấy bạn làm gì khi bạn cảm thấy cô độc. Bạn cố gắng tẩu thoát khỏi cảm giác cô độc của bạn, bạn cố gắng vùi đầu vào một quyển sách, bạn tuân theo một người lãnh đạo nào đó, hay bạn đến một rạp chiếu bóng, hay bạn trở nên rất, rất năng động ngoài xã hội, hay bạn đi thờ phụng và cầu nguyện, hay bạn vẽ một bức tranh, hay bạn viết một bài thơ diễn tả sự cô độc. Đó là điều gì thực sự đang xảy ra. Nhận biết được sự cô độc, sự đau khổ của nó, sự sợ hãi không đáy và kỳ lạ của nó, bạn tìm kiếm một tẩu thoát và tẩu thoát đó trở thành quan trọng và vì vậy những hoạt động của bạn, hiểu biết của bạn, những Thượng đế của bạn, những máy thâu thanh của bạn, tất cả đều trở thành quan trọng, đúng chứ? Khi bạn trao sự quan trọng cho những giá trị phụ, chúng dẫn bạn đến đau khổ và hỗn loạn; chắc chắn những giá trị phụ là những giá trị thuộc giác quan; và nền văn minh hiện đại được đặt nền tảng vào những điều này, trao tặng bạn sự tẩu thoát này – tẩu thoát qua công việc của bạn, qua gia đình của bạn, danh tánh của bạn, những học hành của bạn, qua vẽ vời vân vân; tất cả văn hóa của chúng ta được đặt nền tảng trên sự tẩu thoát đó. Văn minh của chúng ta được hình thành dựa vào nó và đó là một sự kiện.
Bạn có khi nào thử là một mình hay không? Khi bạn có cố gắng, bạn sẽ cảm thấy khó khăn lạ kỳ làm sao và thông minh lạ thường làm sao khi là một mình, bởi vì cái trí sẽ không cho phép bạn ở một mình. Cái trí trở nên náo động, nó tự-làm bận rộn chính nó bởi những tẩu thoát, thế là chúng ta đang làm gì đây? Chúng ta đang cố gắng lấp đầy sự trống không lạ thường này bằng cái đã được biết. Chúng ta tìm ra làm thế nào để được năng động; làm thế nào để thuộc xã hội; chúng ta biết làm thế nào để học hành, làm thế nào để bật máy thâu thanh. Chúng ta nhét đầy trống không đó mà chúng ta không biết bằng những sự việc mà chúng ta biết. Chúng ta cố gắng đổ đầy trống không đó bằng vô số loại hiểu biết, liên hệ hay những sự vật. Đó không như thế hay sao? Đó là qui trình của chúng ta, đó là sự tồn tại của chúng ta. Bây giờ khi bạn nhận ra điều gì bạn đang làm, bạn vẫn nghĩ rằng bạn có thể lấp đầy trống không đó à? Bạn đã thử mọi phương tiện để lấp đầy trống không của cô độc này. Bạn đã thành công trong việc lấp đầy nó hay sao? Bạn đã thử vào những rạp chiếu bóng và bạn không thành công, và vì vậy bạn đi theo những đạo sư của bạn và những quyển sách của bạn, hay bạn rất năng động ngoài xã hội. Bạn đã thành công trong việc lấp đầy nó hay bạn chỉ che đậy nó thôi? Nếu bạn chỉ che đậy nó, nó vẫn còn ở đó; thế là nó sẽ quay lại. Nếu bạn có thể tẩu thoát hoàn toàn, vậy thì bạn đã bị nhốt chặt trong một nhà thương điên hay bạn trở nên rất, rất đờ đẫn. Đó là điều gì đang xảy ra trong thế giới.
Trống rỗng này, trống không này có thể được lấp đầy? Nếu không, liệu chúng ta có thể chạy trốn khỏi nó, tẩu thoát khỏi nó hay sao? Nếu chúng ta đã trải nghiệm và phát hiện một tẩu thoát không có giá trị gì, thế là tất cả những tẩu thoát khác cũng chẳng có giá trị gì? Không đặt thành vấn đề liệu bạn lấp đầy trống không bằng việc này hay bằng việc kia. Việc tạm gọi là thiền định cũng là một tẩu thoát. Không đặt thành vấn đề nhiều lắm khi bạn thay đổi cách tẩu thoát của bạn.
Vậy thì làm thế nào bạn sẽ tìm ra phải làm gì cho cô độc này? Bạn chỉ có thể tìm ra phải làm gì khi bạn đã không còn tẩu thoát. Đó không như thế hay sao? Khi bạn đang sẵn lòng đối diện cái gì là – mà có nghĩa rằng bạn không được mở máy thâu thanh, mà có nghĩa rằng bạn phải quay lưng lại văn minh – vậy thì cô độc đó kết thúc, bởi vì nó hoàn toàn được thay đổi. Nó không còn cô độc. Nếu bạn hiểu rõ cái gì là, vậy thì cái gì là là sự thật. Bởi vì cái trí liên tục đang lẩn tránh, đang tẩu thoát, đang khước từ ‘thấy’ cái gì là, nó tạo ra những cản trở riêng của nó. Bởi vì chúng ta có quá nhiều cản trở đến độ chúng đang ngăn cản chúng ta không thấy, chúng ta không hiểu rõ cái gì là và thế là chúng ta chạy trốn khỏi sự thật; tất cả những cản trở này được tạo ra bởi vì cái trí cố ý không thấy cái gì là. Muốn thấy cái gì là không chỉ đòi hỏi nhiều công sức và nhận biết được hành động nhưng nó cũng có nghĩa phải quay lưng lại với mọi thứ mà bạn đã dựng lên, tài khoản ngân hàng của bạn, danh tánh của bạn và mọi thứ mà chúng ta gọi là văn minh. Khi bạn thấy cái gì là, bạn sẽ phát giác rằng cô độc được thay đổi như thế nào.
7- VỀ ĐAU KHỔ
Người hỏi: Ý nghĩa của sự đau khổ và sự phiền muộn là gì?
Krishnamurti: Khi bạn bị phiền muộn, khi bạn có đau khổ, ý nghĩa của việc đó là gì? Đau đớn thuộc thân thể có một ý nghĩa nhưng có lẽ chúng ta có ý nói về sự đau khổ và sự phiền muộn thuộc tâm lý, mà có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn ở những mức độ khác nhau. Ý nghĩa của đau khổ là gì? Tại sao bạn muốn tìm ra ý nghĩa của đau khổ? Không phải rằng nó không có ý nghĩa – chúng ta sẽ tìm ra. Nhưng tại sao bạn muốn tìm ra nó. Tại sao bạn muốn tìm ra tại sao bạn đau khổ? Khi bạn đặt câu hỏi đó cho chính bạn, ‘Tại sao tôi đau khổ?’, và đang tìm kiếm nguyên nhân của đau khổ, bạn không đang tẩu thoát khỏi đau khổ hay sao? Khi tôi tìm kiếm ý nghĩa của đau khổ, tôi không đang lẩn tránh, không đang tẩu thoát khỏi nó, chạy trốn khỏi nó hay sao? Sự kiện là, tôi đang đau khổ; nhưng khoảnh khắc tôi đưa cái trí của tôi vận hành vào nó và nói, ‘Bây giờ, tại sao?’, tôi đã xóa tan sự mãnh liệt của đau khổ. Nói cách khác, chúng ta muốn sự đau khổ được xoá tan, được loại bỏ, được gạt đi, được giải thích cho qua. Chắc chắn điều đó không cho một hiểu rõ về đau khổ. Nếu tôi được tự do khỏi sự ham muốn thoát khỏi nó đó, vậy thì tôi bắt đầu hiểu rõ nội dung của đau khổ là gì.
Đau khổ là gì? Một xáo trộn ở những mức độ khác nhau – ở phần vật chất và ở những mức độ khác nhau của tầng ý thức bên trong, đúng chứ? Nó là một hình thức gay gắt của sự xáo trộn mà tôi không ưa thích. Người con trai của tôi bị chết. Tôi đã vây quanh cậu ta bằng những hy vọng của tôi – hay vây quanh người con gái của tôi, người chồng của tôi, điều gì bạn mong ước. Tôi đã thăng hoa cậu ấy bằng tất cả những sự việc mà tôi muốn cậu ta là, và tôi đã giữ cậu ta như người đồng hành của tôi – bạn biết không, tất cả loại sự việc đó. Bỗng nhiên cậu ta đi mất rồi. Thế là có một xáo trộn, đúng chứ? Sự xáo trộn đó tôi gọi là đau khổ.
Nếu tôi không thích đau khổ đó, vậy thì tôi nói, ‘Tại sao tôi lại đau khổ?’, ‘Tôi thương yêu cậu ta nhiều lắm’, ‘Cậu ta đã là cái này’, ‘Tôi đã có cái đó’. Tôi cố gắng tẩu thoát nó trong những từ ngữ, trong những nhãn hiệu, trong những niềm tin, giống như hầu hết chúng ta đều làm. Chúng gây tác dụng như một loại thuốc giảm đau. Nếu tôi không làm việc đó, điều gì xảy ra? Đơn giản tôi chỉ nhận biết được đau khổ. Tôi không chỉ trích nó, tôi không bênh vực nó – tôi đang đau khổ. Vậy thì tôi có thể theo dõi chuyển động của nó, đúng chứ? Vậy thì tôi có thể theo dõi toàn nội dung của nó có ý nghĩa gì – ‘Tôi theo sát’ trong ý nghĩa cố gắng hiểu rõ cái gì đó.
Nó có nghĩa gì? Đang đau khổ là gì? Không phải tại sao có đau khổ, không phải nguyên nhân của đau khổ là gì, nhưng điều gì đang thực sự xảy ra? Tôi không biết liệu bạn thấy sự khác biệt? Vậy thì một cách đơn giản, tôi chỉ nhận biết được sự đau khổ, không phải như tách khỏi tôi, như một người quan sát đang quan sát sự đau khổ – nó là bộ phận của tôi, chính là tổng thể của tôi đang đau khổ. Lúc đó tôi có thể theo sát chuyển động của nó, thấy được nó dẫn dắt đến đâu. Chắc chắn nếu tôi làm được điều đó nó mở toang ra, đúng chứ? Vậy là, tôi thấy rằng tôi đã nhấn mạnh vào ‘cái tôi’ – không phải vào người tôi thương yêu. Cậu ta chỉ hành động để che đậy tôi khỏi sự đau khổ của tôi, khỏi sự cô độc của tôi, khỏi sự bất hạnh của tôi. Vì tôi không là cái gì đó, tôi hy vọng cậu ta sẽ là cái gì đó. Việc đó đã không còn nữa; tôi bị bỏ lại, tôi bị lạc lõng, tôi bị cô độc. Nếu không có cậu ta, tôi không là gì cả. Thế là tôi khóc lóc. Không phải vì rằng cậu ta đã đi rồi nhưng rằng tôi bị bỏ lại, tôi chỉ còn lại một mình. Muốn đến được mấu chốt đó khó khăn lắm, đúng chứ? Thật ra rất khó khăn để nhận ra điều đó và không chỉ nói rằng, ‘Tôi cô độc và làm thế nào tôi loại bỏ được cô độc đó?’, mà là môt hình thức khác của tẩu thoát, nhưng nhận biết được nó, ở cùng nó, thấy được chuyển động của nó. Tôi chỉ đang đưa điều đó ra như một ví dụ. Dần dần, nếu tôi cho phép nó mở toang, khoáng đạt, tôi thấy rằng tôi đang đau khổ bởi vì tôi đang bị lạc lõng; tôi đang bị hấp lực phải chú ý vào cái gì đó mà tôi không sẵn lòng nhìn nó; một cái gì đó đang ép buộc tôi, khiến tôi phải miễn cưỡng thấy và hiểu rõ. Có vô số người giúp đỡ tôi tẩu thoát – hàng ngàn những người tạm gọi là tôn giáo, với những niềm tin, những giáo điều, những hy vọng và những tưởng tượng của họ – ‘nó là nghiệp, nó là ý muốn của Thượng đế’ – bạn biết không, tất cả đang cho tôi một phương cách để thoát khỏi nó. Nếu tôi có thể ở lại cùng nó và không gạt nó khỏi tôi, không cố gắng che đậy hay phủ nhận nó, vậy thì điều gì xảy ra? Trạng thái cái trí của tôi là gì khi nó chỉ đang theo sát chuyển động của đau khổ?
Đau khổ chỉ là một từ ngữ, hay một thực sự? Nếu nó là một thực sự và không chỉ là một từ ngữ, vậy thì từ ngữ không có ý nghĩa gì lúc này, vậy thì chỉ có cảm giác của đau khổ mãnh liệt. Liên quan đến cái gì? Liên quan đến một hình ảnh, đến một trải nghiệm, đến cái gì đó mà bạn có hay không có. Nếu bạn có nó, bạn gọi nó là vui thú; nếu bạn không có nó, bạn gọi nó là đau khổ. Vì vậy đau khổ, phiền muộn, liên quan đến cái gì đó. Cái gì đó chỉ là một từ ngữ, hay là một thực sự? Đó là khi phiền muộn hiện diện, nó hiện diện chỉ trong liên quan đến cái gì đó. Nó không hiện diện một mình – thậm chí như sợ hãi không thể hiện diện một mình nhưng chỉ trong liên quan đến cái gì đó: đến một cá thể, đến một biến cố, đến một cảm giác. Lúc này, bạn đang nhận biết được đau khổ. Đau khổ đó tách rời khỏi bạn, và vì vậy bạn chỉ là người quan sát mà nhận biết được sự đau khổ, hay đau khổ đó là bạn?
Khi không còn người quan sát đang đau khổ, đau khổ có khác biệt với bạn không? Bạn là đau khổ, phải không? Bạn không tách rời khỏi đau khổ – bạn là đau khổ. Điều gì xảy ra? Không có đặt tên, không có tặng cho nó một cái tên và vì vậy gạt nó đi – bạn chỉ là đau khổ đó, cảm giác đó, ý thức của khốn cùng đó. Khi bạn là cái đó, điều gì xảy ra? Khi bạn không đặt tên nó, khi không có sợ hãi liên quan đến nó, liệu trung tâm có liên quan đến nó? Nếu trung tâm có liên quan đến nó, vậy thì nó sợ hãi đau khổ. Vậy thì nó phải hành động và làm cái gì đó về đau khổ. Nhưng nếu trung tâm là đau khổ, vậy thì bạn làm gì? Không có gì phải được làm, đúng chứ? Nếu bạn là đau khổ và bạn không đang chấp nhận nó, không đặt tên nó, không gạt nó đi – nếu bạn là đau khổ đó, điều gì xảy ra? Vậy thì bạn nói, bạn đau khổ à? Chắc chắn một thay đổi cơ bản đã xảy ra. Vậy thì không còn ‘tôi đau khổ’ bởi vì không có trung tâm để đau khổ, và trung tâm đau khổ bởi vì chúng ta đã không bao giờ tìm hiểu trung tâm là gì. Chúng ta chỉ sống từ từ ngữ sang từ ngữ, từ phản ứng qua phản ứng. Chúng ta không bao giờ nói, ‘Hãy cho tôi xem thử cái sự việc đau khổ đó là gì’. Chúng ta không thể thấy bằng cách ép buộc, bằng cách kỷ luật. Bạn phải nhìn ngắm đầy hứng thú, bằng hiểu rõ tự phát. Vậy thì bạn sẽ thấy rằng cái sự việc chúng ta gọi là đau khổ, phiền muộn, cái sự việc mà chúng ta lẩn tránh, và kỷ luật, tất cả đều tan biến. Nếu tôi không có sự liên hệ với ‘sự kiện’ như phía bên ngoài của tôi, vấn đề không hiện diện, khoảnh khắc tôi thiết lập một liên hệ với nó phía bên ngoài của tôi, vấn đề hiện diện. Chừng nào tôi còn đối xử như cái gì đó phía bên ngoài – tôi đau khổ bởi vì tôi mất người em của tôi, bởi vì tôi không có tiền bạc, bởi vì điều này hay điều kia – tôi thiết lập một liên hệ với nó và liên hệ đó là ảo tưởng. Nếu tôi là sự việc đó, nếu tôi thấy sự kiện, vậy thì toàn sự việc được thay đổi, tất cả nó có một ý nghĩa khác hẳn. Vậy thì có chú ý tổng thể, chú ý hòa hợp và vấn đề được chú ý hoàn toàn, được hiểu rõ và được tan biến, và thế là không còn sợ hãi và thế là từ ngữ ‘đau khổ’ không-hiện diện.
8- VỀ TỈNH THỨC
Câu hỏi: Sự khác nhau giữa trạng thái tỉnh thức và sự tìm hiểu nội tâm là gì? Và ai tỉnh thức trong trạng thái tỉnh thức?
Krishnamurti:Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu chúng ta có ý gì qua những từ ngữ sự tìm hiểu nội tâm? Chúng ta có ý tìm hiểu nội tâm là đang nhìn vào chính mình, tìm hiểu về chính mình. Tại sao người ta tìm hiểu về chính mình? Với mục đích để hoàn thiện, với mục đích để thay đổi, với mục đích để bổ sung. Bạn tìm hiểu nội tâm với mục đích để trở thành cái gì đó, nếu không bạn sẽ không buông thả trong việc tìm hiểu nội tâm. Bạn sẽ không tìm hiểu về chính bạn nếu không có ham muốn để bổ sung, thay đổi, trở thành cái gì đó khác hơn cái gì bạn là. Đó là lý do rõ ràng cho việc tìm hiểu nội tâm. Tôi tức giận và tôi tìm hiểu nội tâm, tôi tìm hiểu về chính tôi, mục đích để loại bỏ sự tức giận hay để bổ sung hay để thay đổi sự tức giận. Nơi nào có sự tìm hiểu nội tâm, mà là ham muốn để bổ sung hay thay đổi những phản ứng, những hành động của cái tôi, luôn luôn có một kết thúc trong quan điểm; khi kết thúc đó không được thành tựu, có tâm trạng chán nản, trầm uất. Vì vậy sự tìm hiểu nội tâm luôn luôn theo cùng trầm uất. Tôi không biết liệu bạn nhận thấy rằng khi bạn tìm hiểu nội tâm, khi bạn nhìn vào chính bạn với mục đích để thay đổi chính bạn, luôn luôn có con sóng của trầm uất. Luôn luôn có một con sóng chán nản mà bạn phải đấu tranh chống lại; lại nữa bạn phải tìm hiểu về chính bạn để vượt qua tâm trạng đó và vân vân. Sự tìm hiểu nội tâm là một qui trình mà trong đó không có sự giải thoát bởi vì nó là một qui trình của thay đổi cái gì là thành cái gì đó mà nó không là. Rõ ràng đó chính xác là điều gì xảy ra khi chúng ta tìm hiểu nội tâm, khi chúng ta buông thả trong hành động đặc biệt đó. Trong hành động đó, luôn luôn có một qui trình tích lũy, ‘cái tôi’ đang tìm hiểu điều gì đó với mục đích để thay đổi nó, vì vậy luôn luôn có một xung đột của ‘có hai’, và vì vậy một qui trình của vô vọng. Không bao giờ có một giải thoát; và, vì nhận ra sự vô vọng đó, có trầm uất.
Trạng thái tỉnh thức hoàn toàn khác hẳn. Tỉnh thức là quan sát mà không-phê bình. Tỉnh thức mang lại hiểu rõ, bởi vì không có phê bình hay đồng hóa nhưng quan sát yên lặng. Nếu tôi muốn hiểu rõ cái gì đó tôi phải quan sát, tôi không được phê bình, tôi không được chỉ trích, tôi không được theo đuổi nó như vui thú hay lẩn tránh nó như không-vui thú. Phải có quan sát yên lặng về một sự kiện. Không có kết thúc trong quan điểm nhưng tỉnh thức được mọi thứ như khi nó nảy sinh. Quan sát đó và hiểu rõ về quan sát đó kết thúc khi có chỉ trích, nhận dạng, hay biện hộ. Sự tìm hiểu nội tâm là tự-hoàn thiện và vì vậy sự tìm hiểu nội tâm là tự-cho mình là trung tâm. Tỉnh thức không là tự-hoàn thiện. Trái lại, nó là sự kết thúc của cái ngã, của ‘cái tôi’, cùng tất cả những đặc điểm đặc biệt, những ký ức, những đòi hỏi và những theo đuổi đặc biệt của nó. Trong sự tìm hiểu nội tâm có nhận dạng và chỉ trích. Trong tỉnh thức không có chỉ trích hay nhận dạng; thế là không có tự-hoàn thiện. Có một khác biệt vô cùng giữa hai điều này.
Con người muốn hoàn thiện chính anh ấy không bao giờ có thể tỉnh thức, bởi vì hoàn thiện hàm ý sự phê bình và sự thành tựu của một kết quả. Trái lại trong tỉnh thức có quan sát không-phê bình, không-phủ nhận hay không-chấp nhận. Tỉnh thức đó bắt đầu bằng những sự vật bên ngoài, tỉnh thức, khi tiếp xúc với những sự vật, với thiên nhiên. Trước tiên, có tỉnh thức về những sự vật quanh một người, nhạy cảm đến những sự vật, đến thiên nhiên, sau đó đến con người, mà có nghĩa rằng sự liên hệ; sau đó có sự tỉnh thức được những ý tưởng. Tỉnh thức này, nhạy cảm đến những sự vật, đến thiên nhiên, đến con người, đến những ý tưởng, không được hình thành từ những qui trình riêng biệt, nhưng nó là một tiến hành tổng thể hợp nhất. Nó là một quan sát liên tục về mọi thứ, về mọi suy nghĩ và cảm thấy và hành động khi chúng nảy sinh trong chính người ta. Bởi vì tỉnh thức không là phê bình, nó không có sự tích lũy. Bạn phê bình chỉ khi nào bạn có một tiêu chuẩn, mà có nghĩa rằng có sự tích lũy và vì vậy sự hoàn thiện của cái ngã. Tỉnh thức là hiểu rõ những hoạt động của cái ngã, ‘cái tôi’, trong liên hệ của nó với con người, với những ý tưởng và với những sự vật. Tỉnh thức đó từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc và vì vậy nó không thể được rèn luyện. Khi bạn rèn luyện một sự việc, nó trở thành thói quen và tỉnh thức không là thói quen. Một cái trí thói quen trở nên vô cảm, một cái trí đang vận hành trong khe rãnh của một hành động đặc biệt trở nên đờ đẫn, không thể thích ứng, trái lại sự tỉnh thức cần có sự thích ứng, sự nhận biết liên tục. Điều này không khó khăn. Nó là điều gì bạn thực sự làm khi bạn thích thú cái gì đó, khi bạn thích thú nhìn ngắm người con của bạn, người vợ của bạn, cây cối của bạn, những cái cây, những con chim. Bạn quan sát mà không-phê bình, không-nhận dạng; thế là trong quan sát đó có hiệp thông trọn vẹn; người quan sát và vật được quan sát hoàn toàn hiệp thông. Điều này thực sự xảy ra khi bạn quan tâm sâu thẳm, trọn vẹn trong cái gì đó.
Vẫn vậy có sự khác biệt vô cùng giữa sự tỉnh thức và sự hoàn thiện tự-bành trướng của tìm hiểu nội tâm. Sự tìm hiểm nội tâm dẫn đến thất vọng, đến xung đột sâu sắc hơn và to tát hơn; trái lại sự tỉnh thức là một tiến hành của giải thoát khỏi hành động của cái ngã; nó là tỉnh thức được những chuyển động hàng ngày của bạn, được những suy nghĩ của bạn, được những hành động của bạn và nhận biết được một người khác, quan sát anh ấy. Bạn có thể thực hiện điều đó chỉ khi nào bạn thương yêu người nào đó, khi bạn quan tâm sâu sắc đến cái gì đó; khi tôi muốn biết về chính tôi, toàn thân tâm của tôi, toàn nội dung của chính tôi và không phải chỉ một hay hai tầng, vậy thì rõ ràng là phải không có phê bình. Vậy thì tôi phải mở toang đến mọi suy nghĩ, đến mọi cảm thấy, đến mọi tâm trạng, đến tất cả những đè nén; và bởi vì có sự tỉnh thức lan rộng mỗi lúc một nhiều thêm, có tự do mỗi lúc một nhiều hơn khỏi tất cả những chuyển động giấu giếm của tư tưởng, những động cơ và những theo đuổi. Sự tỉnh thức là tự do, nó mang lại tự do, nó sinh ra tự do, trái lại sự tìm hiểu nội tâm vun đắp sự xung đột, qui trình của tự-khép kín; vì vậy luôn luôn có thất vọng và sợ hãi trong nó.
Người hỏi cũng muốn biết ai là người tỉnh thức. Khi bạn có một trải nghiệm sâu sắc của bất kỳ loại nào, điều gì đang xảy ra? Khi có một trải nghiệm như thế, bạn có tỉnh thức được rằng bạn đang trải nghiệm hay không? Khi bạn tức giận, tại tích tắc của tức giận hay của ghen tuông hay của hân hoan, bạn có tỉnh thức được rằng bạn đang hân hoan hay bạn đang tức giận? Chỉ khi nào trải nghiệm đó qua rồi thì mới có người trải nghiệm và vật được trải nghiệm. Lúc đó người trải nghiệm quan sát vật được trải ngiệm, mục tiêu của trải nghiệm. Tại khoảnh khắc trải nghiệm, không có người quan sát lẫn vật được quan sát: chỉ có đang trải nghiệm. Hầu hết chúng ta không đang trải nghiệm. Chúng ta luôn luôn ở phía bên ngoài của trạng thái đang trải nghệm và vì vậy chúng ta đưa ra câu hỏi, ai là người quan sát, ai đang tỉnh thức? Chắc chắn một câu hỏi như thế là một câu hỏi sai lầm, đúng chứ? Khoảnh khắc có đang trải nghiệm, không có người mà tỉnh thức lẫn vật mà anh ấy tỉnh thức được. Không có người quan sát cũng như vật được quan sát nhưng chỉ có một trạng thái của đang trải nghiệm. Hầu hết chúng ta thấy khó khăn cực kỳ để sống trong một trạng thái đang trải nghiệm, bởi vì điều đó đòi hỏi một thích ứng lạ thường, một mau lẹ, một cao độ của nhạy cảm; và điều đó bị phủ nhận khi chúng ta đang theo đuổi một kết quả, khi chúng ta muốn thành công, khi chúng ta muốn có một kết thúc trong quan điểm, khi chúng ta đang tính toán – tất cả việc đó mang lại thất vọng. Một người không đòi hỏi bất kỳ điều gì, không đang tìm kiếm một kết thúc, không đang dò dẫm một kết quả cùng tất cả những hàm ý của nó, một con người như thế ở trong một trạng thái đang trải nghiệm liên tục. Lúc đó mọi thứ có một chuyển động, một ý nghĩa; không có gì là cũ kỹ, không có gì là đứng yên, không có gì là lặp lại, bởi vì cái gì là không bao giờ cũ kỹ. Thách thức luôn luôn mới mẻ. Chỉ có phản ứng đến thách thức là cũ kỹ; cái cũ kỹ tạo ra cặn bã thêm nữa, mà là ký ức, người quan sát, mà tách rời chính anh ấy khỏi vật được quan sát, khỏi thách thức, khỏi trải nghiệm.
Bạn có thể thử nghiệm điều này cho chính bạn một cách rất đơn giản và rất dễ dàng. Lần tới bạn tức giận hay ghen tuông hay tham lam hay hung bạo hay bất kỳ điều gì có lẽ là, hãy nhìn ngắm chính bạn. Trong trạng thái đó, ‘bạn’ không hiện diện. Chỉ có trạng thái ‘đang là’ đó. Khoảnh khắc, tích tắc sau đó, bạn đặt tên nó, bạn quy định nó, bạn gọi nó là ghen tuông, tức giận, tham lam; thế là ngay tức khắc bạn đã tạo ra người quan sát và vật được quan sát, người trải nghiệm và vật được trải nghiệm. Khi có người trải nghiệm và vật được trải nghiệm, vậy thì người trải nghiệm cố gắng bổ sung trải nghiệm, thay đổi nó, ghi nhớ những sự việc về nó và vân vân, và vì vậy duy trì sự phân chia giữa chính anh ấy và vật được trải nghiệm. Nếu bạn không đặt tên cảm giác đó – mà có nghĩa bạn không đang tìm kiếm một kết quả, bạn không đang phê bình, một cách yên lặng bạn chỉ tỉnh thức được cảm giác – vậy thì bạn sẽ thấy rằng trong trạng thái của cảm giác, của đang trải nghiệm đó, không có người quan sát và vật được quan sát, bởi vì người quan sát là một hiện tượng kết hợp và vì vậy chỉ có đang trải nghiệm.
Vì vậy sự tìm hiểu nội tâm và sự tỉnh thức hoàn toàn khác biệt. Tìm hiểu nội tâm dẫn đến thất vọng, đến xung đột thêm nữa, bởi vì trong nó được hàm ý ham muốn thay đổi và thay đổi chỉ là một tiếp tục được bổ sung. Tỉnh thức là một trạng thái trong đó không-chỉ trích, không-biện hộ hay không-nhận dạng, và vì vậy có hiểu rõ; trong trạng thái tỉnh thức thụ động và cảnh giác đó, không có người trải nghiệm lẫn vật được trải nghiệm.
Sự tìm hiểu nội tâm, mà là một hình thức của tự-hoàn thiện, của tự-bành trướng, không bao giờ có thể dẫn đến sự thật, bởi vì nó luôn luôn là một qui trình của tự-khép kín; trái lại sự tỉnh thức là một trạng thái trong đó sự thật có thể hiện diện, sự thật của cái gì là, sự thật đơn giản của tồn tại hàng ngày. Chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ sự thật của tồn tại hàng ngày, chúng ta mới có thể tiến xa hơn nữa. Bạn phải bắt đầu từ thật gần để tiến xa nhưng hầu hết chúng ta đều muốn nhảy vọt, bắt đầu từ xa mà không có hiểu rõ cái gì gần gũi. Vì chúng ta hiểu rõ cái gần gũi, chúng ta sẽ phát hiện rằng khoảng cách giữa cái gần gũi và cái xa xôi không còn. Không còn khoảng cách – khởi đầu và kết thúc là một.
9- VỀ LIÊN HỆ
Câu hỏi: Ông đã thường nói về sự liên hệ. Nó có ý nghĩa gì đối với ông?
Krishnamurti:Trước hết không có sự việc gì như tách rời. Hiện diện là có liên hệ và nếu không có liên hệ không có hiện diện. Chúng ta có ý gì qua từ ngữ liên hệ? Nó là một thách thức và phản ứng qua lại giữa hai con người, giữa bạn và tôi, sự thách thức mà bạn đưa cho tôi, và tôi chấp nhận hay tôi phản ứng; cũng vậy sự thách thức tôi đưa cho bạn. Sự liên hệ giữa hai con người tạo ra xã hội; xã hội không độc lập khỏi bạn và tôi; tập thể chính nó không là một thực thể tách rời, nhưng bạn và tôi trong liên hệ lẫn nhau của chúng ta tạo ra tập thể, nhóm người, xã hội. ‘Liên hệ’ là nhận biết được sự liên quan lẫn nhau giữa hai con người. Thông thường liên hệ đó được đặt nền tảng trên cái gì? Nó không được đặt nền tảng trên tạm gọi là lệ thuộc qua lại, trợ giúp lẫn nhau hay sao? Ít ra, chúng ta nói nó là sự giúp đỡ lẫn nhau, trợ giúp lẫn nhau và vân vân, nhưng thực ra, tách rời khỏi những từ ngữ, tách rời khỏi bức màn cảm xúc mà chúng ta chuyển đổi qua lại, nó được đặt nền tảng trên cái gì? Trên thỏa mãn lẫn nhau, phải không? Nếu tôi không làm hài lòng bạn, bạn từ bỏ tôi; nếu tôi gây hài lòng bạn, bạn chấp nhận tôi như người vợ của bạn hay như người hàng xóm của bạn hay như bạn bè của bạn. Đó là sự thật.
Bạn gọi gia đình là gì? Rõ ràng nó là một sự liên hệ của mật thiết, của hiệp thông. Trong gia đình của bạn, trong liên hệ của bạn với người vợ của bạn, với người chồng của bạn, có sự hiệp thông hay không? Chắc chắn đó là điều gì chúng ta có ý qua từ ngữ liên hệ, đúng chứ? Liên hệ có nghĩa hiệp thông mà không có sợ hãi, tự do để hiểu rõ lẫn nhau, để chuyển tải trực tiếp. Chức chắn liên hệ có nghĩa như thế – hiệp thông cùng một người khác. Phải không? Bạn có hiệp thông cùng người vợ của bạn? Có lẽ bạn có thuộc phần thân thể, nhưng đó không là liên hệ. Bạn và người vợ của bạn sống trong hai phía đối nghịch của một bức tường phân chia, đúng chứ? Bạn có những theo đuổi riêng của bạn, những tham vọng của bạn, và cô ấy có những điều đó của cô ấy. Bạn sống đằng sau bức tường và thỉnh thỏang nhìn qua nó – và việc đó bạn gọi là liên hệ. Đó là một sự kiện, phải không? Bạn có lẽ phóng đại nó, làm êm dịu nó, giới thiệu một nhóm từ ngữ mới mẻ để diễn tả nó nhưng đó là sự kiện – rằng bạn và một người khác sống tách rời, và rằng sống tách rời đó bạn gọi là sự liên hệ.
Nếu có sự liên hệ thực sự giữa hai con người, mà có nghĩa rằng có sự hiệp thông giữa họ, vậy thì những hàm ý to tát lắm. Vậy thì không có sự tách rời; có tình yêu và không phải trách nhiệm hay bổn phận. Chính những con người sống tách rời đằng sau những bức tường của họ mới nói về bổn phận và trách nhiệm – một con người thương yêu không nói về trách nhiệm – anh ấy thương yêu. Vì vậy anh ấy chia sẻ cùng một người khác hân hoan của anh ấy, đau khổ của anh ấy, tiền bạc của anh ấy. Những gia đình của các bạn như thế chứ? Có sự hiệp thông trực tiếp cùng người vợ của bạn, cùng con cái của bạn? Chắc chắn là không. Vì vậy gia đình chỉ là một lý do để tiếp tục danh tánh hay truyền thống của bạn, để cho bạn điều gì bạn muốn, thuộc tình dục hay thuộc tâm lý, vì vậy gia đình trở thành một phương tiện của tự-tiếp tục, tiếp tục danh tánh của bạn. Đó là một loại của vĩnh cửu, một loại của bền vững. Gia đình cũng được sử dụng như một phương tiện của thỏa mãn. Tôi bóc lột không thương xót những người khác trong thế giới kinh doanh, trong thế giới chính trị hay xã hội phía bên ngoài, và ở nhà tôi cố gắng tử tế và rộng lượng. Thật vô lý làm sao! Hay thế giới này đã quá thừa mứa đối với tôi, tôi muốn an bình và tôi đi về nhà. Tôi chịu đựng trong thế giới và tôi đi về nhà và cố gắng tìm sự thanh thản. Vì vậy tôi sử dụng liên hệ như một phương tiện của thỏa mãn, mà có nghĩa rằng tôi không muốn bị quấy rầy bởi sự liên hệ của tôi.
Vẫn vậy sự liên hệ được tìm kiếm nơi nào có sự thỏa mãn, hài lòng lẫn nhau; khi bạn không tìm kiếm sự thỏa mãn đó bạn thay đổi sự liên hệ; hoặc bạn ly dị, hoặc bạn vẫn sống chung với nhau nhưng tìm kiếm sự thỏa mãn ở nơi nào đó, hoặc bạn chuyển từ một liên hệ này sang một liên hệ khác cho đến khi bạn tìm được cái gì bạn tìm kiếm – mà là sự thỏa mãn, hài lòng, và một ý thức của tự-bảo vệ lẫn thanh thản. Rốt cuộc đó là liên hệ của chúng ta trong thế giới, và vì thế nó là sự kiện. Liên hệ được tìm kiếm nơi nào có thể có sự an toàn, nơi nào bạn như một cá thể có thể sống trong một trạng thái của an toàn, trong một trạng thái của thỏa mãn, trong một trạng thái của dốt nát – tất cả điều đó luôn luôn tạo ra xung đột, đúng chứ? Nếu bạn không thỏa mãn tôi và tôi đang tìm kiếm sự thỏa mãn, tự nhiên phải có xung đột, bởi vì cả hai chúng ta đều tìm kiếm sự an toàn trong lẫn nhau; khi sự an toàn đó không chắc chắn bạn trở nên ghen tuông, bạn trở nên hung bạo, bạn trở nên chiếm hữu và vân vân. Vì vậy sự liên hệ luôn luôn sinh ra trong chiếm hữu, trong chỉ trích, trong những đòi hỏi tự-khẳng định để có an toàn, để có thanh thản và thỏa mãn, và theo tự nhiên không có tình yêu trong đó.
Chúng ta nói về tình yêu, chúng ta nói về trách nhiệm, bổn phận, nhưng thật ra không có tình yêu; liên hệ được đặt nền tảng trên sự thỏa mãn, chúng ta thấy ảnh hưởng của việc đó trong văn minh hiện nay. Cách chúng ta đối xử với những người vợ của chúng ta, con cái, những người hàng xóm, những bạn bè là một thể hiện rằng, thực sự trong sự liên hệ của chúng ta không có tình yêu gì cả. Nó chỉ là một tìm kiếm cho sự thỏa mãn lẫn nhau. Vì đây là như thế, vậy thì mục đích của sự liên hệ là gì? Ý nghĩa cơ bản của nó là gì? Nếu bạn quan sát chính bạn trong liên hệ với những người khác, bạn không thấy rằng liên hệ là một qui trình của tự-bộc lộ hay sao? Sự tiếp xúc của tôi với bạn bộc lộ trạng thái đang hiện diện riêng của tôi, nếu tôi tỉnh thức, nếu tôi dư thừa cảnh giác để nhận biết được sự liên hệ riêng của tôi trong liên hệ? Liên hệ thực sự là một qui trình riêng của tự-bộc lộ mà là một tiến hành của hiểu rõ về chính mình; trong bộc lộ đó có nhiều sự việc bất an, những suy nghĩ, những hoạt động khó chịu, bực bội. Vì tôi không ưa thích điều gì tôi khám phá, tôi chạy trốn khỏi một liên hệ bất an đến một liên hệ thanh thản. Vì vậy liên hệ chẳng có ý nghĩa bao nhiêu khi chúng ta chỉ tìm kiếm sự thỏa mãn lẫn nhau, nhưng trở thành có ý nghĩa cực kỳ khi nó là một phương tiện của tự-bộc lộ và tự-hiểu rõ về chính mình.
Rốt cuộc, không có sự liên hệ trong tình yêu, đúng chứ? Chỉ khi nào bạn thương yêu cái gì đó và chờ đợi một đáp trả cho tình yêu của bạn thì mới có một liên hệ. Khi bạn thương yêu, khi bạn dâng hiến chính bạn đến một cái gì đó một cách trọn vẹn, tổng thể, vậy thì không có sự liên hệ.
Nếu bạn có thương yêu, nếu bạn có một tình yêu như thế, vậy thì nó là một sự việc lạ thường. Trong tình yêu như thế không có xung đột, không có một người và người khác, có sự hợp nhất hoàn toàn. Nó là một trạng thái của hòa hợp, một đang hiện diện trọn vẹn. Có những khoảnh khắc như thế, những khoảnh khắc hạnh phúc, hân hoan hiếm hoi như thế, khi có tình yêu trọn vẹn, hiệp thông trọn vẹn. Điều gì thường xảy ra là: tình yêu không quan trọng, nhưng cái người còn lại, cái mục tiêu của tình yêu lại trở thành quan trọng; cái mục tiêu được thương yêu trở thành quan trọng mà không phải chính tình yêu. Vậy thì mục tiêu của tình yêu, vì nhiều lý do khác nhau, hoặc thuộc sinh học, thuộc từ ngữ hoặc bởi vì một ham muốn của thỏa mãn, của thanh thản và vân vân, trở thành quan trọng và tình yêu bị lu mờ. Vì vậy sự chiếm hữu, ghen tuông và những đòi hỏi tạo ra xung đột, và tình yêu bị lu mờ dần đi; nó bị lu mờ càng nhiều bao nhiêu, sự liên hệ càng mất đi sự quan trọng, giá trị của nó và ý nghĩa của nó nhiều bấy nhiêu. Vì vậy, hiểu rõ tình yêu là một trong những sự việc khó khăn nhất. Nó không thể hiện diện qua một thôi thúc thuộc trí năng, nó không được sáng chế bởi vô số những phương pháp, những phương tiện và những kỷ luật. Nó là một trạng thái của ‘đang hiện diện’, khi những hoạt động của cái tôi đã kết thúc; nhưng chúng sẽ không kết thúc nếu bạn chỉ đè nén chúng, lẩn tránh chúng hay kỷ luật chúng. Bạn phải hiểu rõ những hoạt động của cái tôi trong tất cả những tầng khác nhau của ý thức. Chúng ta có những khoảnh khắc khi chúng ta có tình yêu, khi không có suy nghĩ, không có động cơ, nhưng những khoảnh khắc đó quá hiếm hoi. Bởi vì chúng hiếm hoi, chúng ta bám vào chúng trong ký ức và thế là tạo ra một rào chắn giữa đang sống thực tế và hành động của sự tồn tại hàng ngày của chúng ta.
Với mục đích hiểu rõ sự liên hệ, đầu tiên rất quan trọng phải hiểu rõ cái gì là, cái gì đang thực sự xảy ra trong sống của chúng ta, trong tất cả những hình thức tinh tế khác biệt; và cũng vậy sự liên hệ thực sự có nghĩa gì. Liên hệ là phơi bày về chính mình; chỉ bởi vì chúng ta không muốn được phơi bày về chính chúng ta nên chúng ta che giấu trong thanh thản, vì vậy liên hệ mất đi chiều sâu, ý nghĩa và vẻ đẹp lạ thường của nó. Chỉ có thể có sự liên hệ thực sự khi có tình yêu, nhưng tình yêu không là sự tìm kiếm thỏa mãn. Tình yêu hiện diện chỉ khi nào có quên bẵng về chính mình, khi có hiệp thông hoàn toàn, không chỉ giữa một hay hai, nhưng hiệp thông cùng cái tối thượng; và điều đó chỉ có thể xảy ra khi cái tôi không còn.
10- VỀ CHIẾN TRANH
Câu hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết được sự hỗn loạn chính trị hiện nay của chúng ta và sự khủng hoảng trong thế giới? Liệu có bất kỳ điều gì một cá thể có thể thực hiện để chặn đứng cuộc chiến tranh sắp xảy ra?
Krishnamurti:Chiến tranh là sự chiếu rọi đẫm máu và to lớn của sống hàng ngày của chúng ta, phải không? Chiến tranh chỉ là một diễn tả phía bên ngoài của trạng thái bên trong của chúng ta, một phóng đại của hành động hàng ngày của chúng ta. Nó rộng lớn hơn, đổ máu nhiều hơn, hủy diệt nhiều hơn, nhưng nó là kết quả tập thể của những hoạt động cá thể của chúng ta. Vì vậy, bạn và tôi chịu trách nhiệm cho chiến tranh và chúng ta có thể làm gì để chặn đứng nó? Rõ ràng, chiến tranh sắp xảy ra không thể được chặn đứng bởi bạn và tôi, bởi vì nó đã chuyển động rồi; nó đã xảy ra rồi, mặc dù lúc này chủ yếu là ở tầng tâm lý. Vì nó chuyển động rồi, nó không thể được chặn đứng – những vấn đề quá nhiều, quá to lớn, và đã không cứu vãn được. Nhưng bạn và tôi, vì thấy rằng ngôi nhà đang cháy, có thể hiểu rõ những nguyên nhân của đám cháy đó, có thể thoát khỏi nó và xây dựng một nơi mới mẻ, bằng những vật liệu mới mẻ mà không thể bị bắt lửa, mà sẽ không tạo ra những chiến tranh khác. Đó là điều gì tất cả chúng ta có thể thực hiện. Bạn và tôi có thể thấy điều gì đã tạo ra chiến tranh, và nếu chúng ta quan tâm đến việc chặn đứng chiến tranh, vậy thì chúng ta có thể bắt đầu thay đổi chính chúng ta, mà là những nguyên nhân của chiến tranh.
Một phụ nữ người Mỹ đã đến gặp tôi cách đây vài năm, trong suốt chiến tranh. Bà ấy nói rằng bà ấy đã mất người con trai của bà ấy ở Ý và rằng bà ấy có một cậu con trai khác ở tuổi mười sáu mà bà ấy muốn cứu thoát; vậy là chúng tôi đã nói chuyện về những sự việc đó. Tôi gợi ý với bà ấy rằng, muốn cứu thoát cậu con trai của bà ấy, bà ấy phải ngừng là một người Mỹ; bà ấy phải ngừng tham lam, ngừng chồng chất của cải, ngừng tìm kiếm quyền hành, thống trị, và thuộc tâm lý hãy đơn giản – không chỉ đơn giản trong quần áo, trong những sự vật phía bên ngoài, nhưng đơn giản trong suy nghĩ của bà ấy và trong cảm thấy của bà ấy, trong những liên hệ của bà ấy. Bà ấy đã nói, ‘Điều đó quá nhiều. Ông đang đòi hỏi quá nhiều. Tôi không thể thực hiện nó được, bởi vì những ràng buộc chặt chẽ quá khiến tôi không thể thay đổi được’. Thế là bà ấy phải chịu trách nhiệm cho sự hủy diệt cậu con trai của mình.
Những hoàn cảnh có thể được kiểm soát bởi chúng ta, bởi vì chúng ta đã tạo ra những hoàn cảnh. Xã hội là sản phẩm của sự liên hệ, sự liên hệ của bạn và tôi cùng với nhau. Nếu chúng ta thay đổi trong sự liên hệ của chúng ta, xã hội thay đổi; chỉ lệ thuộc vào luật pháp, vào ép buộc, cho sự thay đổi xã hội phía bên ngoài, trong khi phía bên trong vẫn còn thoái hoá, trong khi phía bên trong tiếp tục tìm kiếm quyền hành, vị trí, thống trị, là hủy diệt phía bên ngoài, dù được xây dựng có tính cách khoa học và cẩn thận đến chừng nào. Phía bên trong luôn luôn thắng thế phía bên ngoài.
Điều gì gây ra chiến tranh – thuộc tôn giáo, thuộc chính trị hay thuộc kinh tế? Chắc chắn là niềm tin, hoặc trong chủ nghĩa quốc gia, hoặc trong một học thuyết, hoặc trong một giáo điều đặc biệt. Nếu chúng ta không có niềm tin nhưng có ý muốn tốt lành, tình yêu và ân cần giữa chúng ta, vậy thì sẽ không có những chiến tranh. Nhưng chúng ta đã được nuôi sống trong những niềm tin, những ý tưởng, những giáo điều và vì vậy chúng ta nuôi dưỡng sự bất mãn. Sự khủng hoảng hiện nay có một bản chất ngoại lệ và chúng ta, như những con người, phải, hoặc theo đuổi con đường của xung đột liên tục và những chiến tranh liên tục, mà là kết quả của hành động hàng ngày của chúng ta, hoặc ngược lại ‘thấy’ những nguyên nhân của chiến tranh và quay lưng lại chúng.
Chắc chắn, nguyên nhân tạo ra chiến tranh là sự ham muốn có được quyền hành, vị trí, thanh danh, tiền bạc; cũng cả căn bệnh được gọi là chủ nghĩa quốc gia, kính trọng một lá cờ; và căn bệnh của tôn giáo có tổ chức, tôn sùng một giáo điều. Tất cả điều này là những nguyên nhân của chiến tranh; nếu bạn, như một cá thể, phụ thuộc vào bất kỳ tôn giáo có tổ chức nào, nếu bạn thèm khát quyền hành, nếu bạn ganh tị, chắc chắn bạn sản sinh ra một xã hội mà sẽ dẫn đến sự hủy diệt. Vì vậy lại nữa nó phụ thuộc vào bạn và không phải phụ thuộc vào những vị lãnh đạo – không phải phụ thuộc vào những vị tạm gọi là những chính khách và tất cả những người như thế. Nó phụ thuộc vào bạn và tôi, nhưng dường như chúng ta không nhận ra điều đó. Nếu một lần chúng ta thực sự cảm thấy có trách nhiệm cho những hành động riêng của chúng ta, chúng ta sẽ có thể mang một kết thúc đến tất cả những chiến tranh này, đau khổ thảm khốc này thật mau lẹ! Nhưng bạn thấy không, chúng ta dửng dưng. Chúng ta có ba bữa ăn một ngày, chúng ta có những công việc của chúng ta, chúng ta có tài khoản ngân hàng của chúng ta, nhiều hay ít, và chúng ta nói, ‘Ơn Chúa, đừng quấy rầy chúng tôi, hãy để chúng tôi yên ổn’. Chúng ta càng ở vị trí cao hơn bao nhiêu, chúng ta càng muốn có an toàn, vĩnh cửu, an bình nhiều hơn bấy nhiêu, chúng ta càng muốn đừng ai đụng chạm đến mình bấy nhiêu, chúng ta càng muốn duy trì những sự việc cố định như chúng là bấy nhiêu; nhưng chúng không thể được duy trì như chúng là, bởi vì không có gì phải duy trì. Mọi thứ đều đang phân rã. Chúng ta không muốn đối diện những sự việc này, chúng ta không muốn đối diện sự kiện rằng bạn và tôi phải chịu trách nhiệm cho những chiến tranh. Bạn và tôi có lẽ nói về hòa bình, tổ chức những hội nghị, ngồi quanh chiếc bàn tròn và thảo luận, nhưng phía bên trong, thuộc phần tâm lý, chúng ta muốn quyền hành, vị trí, chúng ta bị thúc đẩy bởi sự tham lam. Chúng ta mưu đồ, chúng ta mê mẩn chủ nghĩa quốc gia, chúng ta bị trói buộc bởi những niềm tin, bởi những giáo điều, với nó chúng ta sẵn lòng chết đi và hủy diệt lẫn nhau. Bạn nghĩ rằng những con người như thế, bạn và tôi, có thể có hòa bình trong thế giới hay sao? Muốn có hòa bình, chúng ta phải an lành; sống an lành có nghĩa không phải để tạo ra thù địch. Hòa bình không là một lý tưởng. Đối với tôi, một lý tưởng chỉ là một tẩu thoát, một lẩn tránh khỏi cái gì là, một mâu thuẫn của cái gì là. Một lý tưởng ngăn cản hành động trực tiếp vào cái gì là. Muốn có hòa bình, chúng ta sẽ phải có tình yêu, chúng ta sẽ phải khởi sự không phải để sống một sống lý tưởng, nhưng để thấy những sự việc như chúng là và hành động vào chúng, thay đổi chúng. Chừng nào mỗi người chúng ta còn tìm kiếm sự an toàn tâm lý, chúng ta sẽ hủy diệt sự an toàn vật chất mà chúng ta cần – thực phẩm, quần áo và chỗ ở. Chúng ta đang tìm kiếm sự an toàn tâm lý, mà không tồn tại; và chúng ta tìm kiếm nó, nếu chúng ta có thể, qua quyền hành, qua vị trí, qua chức tước, tên tuổi – tất cả việc đó hủy hoại sự an toàn vật chất. Đây là một sự kiện hiển nhiên, nếu bạn quan sát nó.
Muốn tạo ra hòa bình trong thế giới, muốn chặn đứng tất cả những chiến tranh, phải có một cách mạng trong cá thể, trong bạn và tôi. Cách mạng kinh tế nếu không có cách mạng phía bên trong này đều vô nghĩa, vì nghèo khổ là hậu quả của sự điều chỉnh sai lầm về những quy định kinh tế được sản sinh bởi trạng thái tâm lý của chúng ta – tham lam, ganh tị, ý muốn thấp hèn và tánh chiếm hữu. Muốn kết thúc đau khổ, nghèo đói, chiến tranh, phải có một cách mạng tâm lý và chẳng có bao nhiêu người trong chúng ta sẵn lòng đối diện nó. Chúng ta sẽ thảo luận về hòa bình, thiết lập luật pháp, tạo ra những tổ chức mới, tổ chức Liên hiệp quốc và vân vân và vân vân; nhưng chúng ta sẽ không tìm được hòa bình bởi vì chúng ta không từ bỏ vị trí của chúng ta, uy quyền của chúng ta, tiền bạc của chúng ta, tài sản của chúng ta, sống dốt nát của chúng ta. Lệ thuộc vào những người khác là hoàn toàn vô lý; những người khác không thể mang lại hòa bình cho chúng ta. Không vị lãnh đạo nào sẽ trao tặng chúng ta hòa bình, không chính phủ, không quân đội, không quốc gia nào. Điều gì sẽ mang lại hòa bình là sự thay đổi phía bên trong mà sẽ dẫn đến hành động phía bên ngoài. Thay đổi phía bên trong không là sự tách rời, không là sự rút lui khỏi hành động phía bên ngoài. Trái lại, có thể có hành động đúng đắn chỉ khi nào có suy nghĩ đúng đắn, và không có suy nghĩ đúng đắn khi không có hiểu rõ về chính mình. Nếu không có hiểu rõ về chính mình, không có hòa bình.
Muốn kết thúc chiến tranh phía bên ngoài, bạn phải kết thúc chiến tranh trong chính bạn. Một số các bạn sẽ gật đầu và nói, ‘Tôi đồng ý’, và ra khỏi đây và làm chính xác như điều gì các bạn đã làm trong mười năm hay hai mươi năm qua. ‘Đồng ý’ của bạn chỉ thuộc từ ngữ và không có ý nghĩa, bởi vì những đau khổ và những chiến tranh đang xảy ra của thế giới không được chặn đứng bởi sự đồng ý ngẫu nhiên của bạn. Chúng được chặn đứng chỉ khi nào bạn nhận ra sự tác hại, chỉ khi nào bạn nhận ra trách nhiệm của bạn, khi bạn không giao phó nó cho bất kỳ người nào khác. Nếu bạn nhận ra sự đau khổ, nếu bạn thấy sự khẩn cấp của hành động tức khắc và không trì hoãn, vậy thì bạn sẽ tự-thay đổi chính bạn; hòa bình sẽ đến chỉ khi nào chính bạn được an lành, khi chính bạn sống an lành cùng người hàng xóm của bạn.