NGHI VẤN KHÔNG ĐÁP ÁN
THE IMPOSSIBLE QUESTION
Lời dịch: Ông Không – 2010
LOS ALAMOS (USA) NATIONAL LABORATORY
Ngày 20 tháng 3 năm 1984
-SÁNG TẠO TRONG KHOA HỌC
-TƯ TƯỞNG KHÔNG BAO GIỜ CÓ THỂ SÁNG TẠO
Giới thiệu bởi M. R. Raju
Tôi có một đặc ân khi giới thiệu người nói ngày hôm nay… nhưng, Mr Krishnamurti không cần được giới thiệu. Ông là một người thầy nổi tiếng khắp thế giới. Ông đã giảng thuyết khắp thế giới được gần sáu mươi năm. Hơn ba mươi quyển sách ông đã xuất bản vượt khỏi giá trị của thời gian; chúng luôn luôn duy trì sự mới mẻ. Dr Oppenheimer là một người khoa học và triết học và một học giả Phạn ngữ. Hôm nay là một ngày hạnh phúc nhất, vì là ngày làm việc chính thức đầu tiên của mùa Xuân, khi chúng ta mời được Mr Krishnamurti làm diễn giả cho hội thảo chuyên đề của chúng ta. Đại diện cho Laboratory, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta vì ông đã nhận lời mời của chúng ta, bất kể chương trình bận rộn của ông. Vì vậy để không làm mất thời gian quý báu của diễn giả, tôi mời Mr Krishnamurti trình bày bài giảng thuyết. Tựa đề của bài giảng thuyết là ‘Sáng tạo trong khoa học’. Cám ơn quý vị rất nhiều vì đã chú ý lắng nghe.
Thưa ông, tôi xin phép mời ông trình bày bài giảng thuyết!
Krishnamurti: Nếu tôi được phép giải thích, đây không là một giảng thuyết. Đây là một nói chuyện giữa các bạn và người nói. Tôi nghĩ, đề tài là Sáng tạo trong Khoa học. Thông thường, khoa học có nghĩa sự hiểu biết, sự hiểu biết được tích lũy qua hai hay ba trăm năm, và thêm vào mỗi lúc một nhiều hiểu biết. Và sự sáng tạo có liên hệ gì với sự hiểu biết? Đó là chủ đề tôi đã được yêu cầu trình bày.
Sự hiểu biết là gì? Nó được thâu lượm qua hàng ngàn năm nhờ trải nghiệm, được lưu trữ trong bộ não như hiểu biết và ký ức. Và từ ký ức đó tư tưởng sinh ra. Vì vậy hiểu biết luôn luôn bị giới hạn, dù bây giờ hay trong tương lai. Và vì vậy tư tưởng luôn luôn bị giới hạn, và khi có sự giới hạn có xung đột. Vì vậy sáng tạo có vị trí nào đối với khoa học? Liệu có một liên quan? Làm ơn, chúng ta đang cùng nhau suy nghĩ, chúng ta đang tìm hiểu ngay cái nguồn, ngay sự tiến hành tích lũy của hiểu biết. Từ ngữ science khoa học có nghĩa hiểu biết – có nguồn gốc từ Latin và vân vân. Và liệu sáng tạo trong ý nghĩa thâm thúy nhất của nó, trong hoạt động sâu thẳm của nó có thể, sáng tạo có vị trí nào, hay sáng tạo có liên quan gì với hiểu biết? Chúng ta đã trao sự quan trọng vô cùng cho hiểu biết, từ những thời cổ xưa, từ Trung quốc, Ấn độ, trước khi văn minh Thiên chúa giáo hiện diện, họ đã vô cùng kính trọng, tôn thờ hiểu biết. Và như chúng ta đã nói lúc trước, hiểu biết luôn luôn bị giới hạn bởi vì nó được đặt nền tảng trên sự trải nghiệm và vì thế ký ức, tư tưởng cũng bị giới hạn. Tư tưởng đã tạo ra những sự việc lạ lùng nhất trong thế giới – tất cả những đài kỷ niệm vĩ đại, từ những thời cổ xưa, nghệ thuật vĩ đại, công nghệ vô hạn trong thời đại hiện nay, và sự chế tạo của một quả bom hạt nhân và vân vân. Tư tưởng đã tạo ra một tình trạng lạ kỳ trong thế giới. Tư tưởng đã tạo ra Thượng đế, đã xây dựng những thánh đường nguy nga của Châu âu, tất cả những vật trong những viện bảo tàng – thi ca, những bức tượng, và tất cả những sự vật kỳ diệu mà tư tưởng đã làm. Bởi vì tư tưởng là kết quả của hiểu biết, hiểu biết là khoa học, được diễn tả theo công nghệ hay hình thức khác. Cũng vậy tư tưởng đã tạo ra những chiến tranh – và chúng ta bị đối diện với một chiến tranh khác, có lẽ. Và trong suốt năm ngàn năm vừa qua hay nhiều hơn con người đã giết chóc lẫn nhau nhân danh Thượng đế, nhân danh hòa bình, nhân danh quốc gia thuộc bộ lạc đặc biệt riêng của họ. Con người đã tiêu diệt những con người khác, trong văn minh hiện nay nơi chúng ta tụ tập ở đây, nơi họ đang sản xuất những vũ khí hủy diệt khủng khiếp này. Đó là kết quả của khoa học mà là hiểu biết.
Thế là hiểu biết, khoa học có vị trí nào trong sáng tạo? Sáng tạo đã là một trong những vấn đề phức tạp nhất. Những tôn giáo khác nhau nói đây là cái nguồn của sáng tạo, Thượng đế, và vân vân. Mỗi quốc gia bộ lạc, mà được gọi là chủ nghĩa quốc gia đều có sự diễn tả đặc biệt riêng của nó, đều có những Thượng đế đặc biệt riêng của nó. Và khoa học mà đã sản sinh những sự việc lạ lùng, kỳ diệu nhất trong thế giới: truyền thông, những chiếc máy vi tính, thuốc men, giải phẫu; tất cả đều là kết quả của tư tưởng, đi đến mặt trăng và vân vân. Vì vậy liệu tư tưởng có khi nào là sáng tạo, trong ý nghĩa thâm thúy nhất của từ ngữ đó? Sáng tạo là gì? Sáng tạo luôn luôn phải được diễn tả, phải được biểu lộ hay sao? Chúng ta là kết quả của những năm, hay những thế kỷ cố gắng, xung đột, đấu tranh, đau khổ, phiền muộn khủng khiếp. Những bộ não của chúng ta có khả năng vô hạn, nhưng nó đã bị quy định, không những thuộc tôn giáo, nhưng còn cả thuộc quốc gia. Tất cả các bạn là những người Mỹ, những người Trung quốc, những người Nga, và vân vân. Chúng ta đã phân chia thế giới theo địa lý, theo tôn giáo, theo văn hóa; và cũng vậy chúng ta đã phân chia những con người – những người da trắng, những người da đen và những người da màu, giống như chúng ta. Và vì vậy tư tưởng đã tạo ra sự xung đột to tát giữa những con người – đó là một sự kiện – không chỉ giữa những cá nhân, mà còn giữa những tập thể. Chúng ta cũng đã trải qua đau khổ qua những chiến tranh, qua bệnh dịch, mọi hình thức của bệnh tật. Và khoa học đã có thể giúp đỡ hay chữa trị một vài căn bệnh nào đó. Nhưng cũng vậy khoa học đã sản sinh những dụng cụ chiến tranh hủy diệt nhất. Trước kia bạn đã giết chết một người, có lẽ trong một chiến tranh, hai hay ba trăm người, hay nhiều hơn, bây giờ bạn có thể hủy diệt toàn thế giới. Lại nữa nó được đặt nền tảng trên những lý tưởng, những học thuyết, sự vinh quang thuộc bộ lạc, mà là chủ nghĩa quốc gia.
Suy nghĩ tất cả điều đó, chúng ta là gì sau 45.000 năm như những con người thông minh, chúng ta là gì, chúng ta đã trở thành như thế nào? Và trong sự hỗn loạn này, bởi vì hầu hết những con người đều bị hỗn loạn khủng khiếp mặc dù họ có lẽ không thú nhận điều đó, không chắc chắn, không chỉ đang tìm kiếm sự an toàn vật chất, nhưng họ còn muốn cả sự an toàn tâm lý phía bên trong, trong những liên hệ của họ, liên quan đến tương lai và vân vân. Vì vậy khi suy nghĩ về tất cả điều này, những bộ não của chúng ta bị chuyên biệt hóa, bị quy định bởi hiểu biết, và thế là những hoạt động của chúng ta bị quy định, bị giới hạn. Bất kỳ nơi nào có sự giới hạn phải có xung đột. Khi chúng ta phân chia thế giới thành những người Châu mỹ, những người Châu á, những người Châu âu, những người Do thái và những người Ả rập, phải có xung đột; không chỉ những chiến tranh nhưng còn xung đột giữa những cá nhân, giữa người đàn ông và người phụ nữ.
Khi suy nghĩ về tất cả điều này, sáng tạo có vị trí gì? Hiểu biết không bao giờ có thể là sáng tạo. Chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả điều này. Hiểu biết có thể tạo ra một thế giới vật chất tốt đẹp hơn, phía bên ngoài, và khi chúng ta trao sự quan trọng lạ kỳ cho hiểu biết, mà là mảnh trí năng – đối với chúng ta trí năng lại rất quan trọng, sinh lực, tối thiết, nhưng trí năng cũng bị giới hạn. Chúng ta không bao giờ nhìn vào sống một cách toàn diện, như một tổng thể, không phải như một người khoa học, một người bác sĩ, một người điều trị tâm thần, và vân vân, trước tiên chúng ta là những con người. và như những con người chúng ta là gì, chúng ta đã trở thành cái gì? Sau hàng thiên niên kỷ và hàng thiên niên kỷ, liệu chúng ta có văn minh? Tôi biết tất cả các bạn là một xã hội rất thịnh vượng, các bạn có những chiếc xe dành cho những người quan trọng, quốc gia tuyệt vời, những con đường đẹp đẽ và vân vân, nhưng chúng ta, như những con người, chúng ta là cái gì? Và chính là những con người mới có khả năng sáng tạo, không chỉ như những người khoa học mà còn cả trong sống hàng ngày của chúng ta. Bởi vì rốt cuộc ra, điều gì là quan trọng? Chúng ta đã quên bẵng, hay chúng ta không bao giờ có nghệ thuật sống, không phải như những người khoa học, nhưng như những con người. Chúng ta liên tục sống trong xung đột. Và xung đột, đấu tranh, đau khổ, lo âu, không ổn định, liệu một bộ não như thế có thể sáng tạo? Hay sáng tạo là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn?
Làm ơn, như chúng ta đã nói, chúng ta đang cùng nhau suy nghĩ, nếu điều đó có thể được. Không phải rằng người nói suy nghĩ và bảo cho bạn tất cả, nhưng liệu chúng ta như những con người có suy nghĩ về những vấn đề này ngay lúc này? Đó là quên đi những nghề nghiệp của chúng ta, những năng khiếu bắt chước của chúng ta, và như những con người, liệu chúng ta có thể sáng tạo? Đầu tiên nếu chúng ta có thể hiểu rõ sự quan trọng của điều đó, tiếp theo chúng ta có thể bàn về khoa học, tôn giáo và vân vân. Liệu chúng ta, như những con người, có thể nhìn vào thế giới như chúng ta đã hình thành nó? Tôi không biết người ta có nhận ra rằng liệu chúng ta có là những cá thể hay không? Bởi vì ý thức của chúng ta, mà được hình thành từ những phản ứng của chúng ta, những phản ứng sinh lý, vật lý, những niềm tin của chúng ta, sự trung thành của chúng ta, tất cả những thành kiến mà chúng ta có, vô số những quan điểm, những sợ hãi, không an toàn, đau khổ, vui thú, và tất cả những chịu đựng mà con người đã sinh ra suốt hàng ngàn năm. Tất cả điều đó là ý thức của chúng ta. Ý thức của chúng ta là chúng ta là gì. Và trong sự hỗn loạn này, trong sự mâu thuẫn này, liệu có thể có sáng tạo? Và chúng ta chia sẻ ý thức của toàn nhân loại bởi vì bạn chịu đựng, bạn có những vui thú, những niềm tin, những kết luận, những quan điểm, và tất cả những giáo điều và những trung thành, mà được chia sẻ bởi tất cả những con người trên quả đất này. Vì vậy người ta hỏi liệu chúng ta là những cá thể theo tâm lý. Bạn có lẽ khác biệt, bạn có lẽ cao, bạn có lẽ thấp, nhưng như những con người với ý thức của chúng ta, liệu chúng ta khác biệt với phần còn lại của nhân loại? Chúng ta không bao giờ tìm hiểu tất cả điều này, Chúng ta lết qua tất cả những ngày thuộc sống của chúng ta đang chấp nhận, đang bắt chước, đang tuân phục. Khi chúng ta phản kháng, chúng ta phản kháng phía bên ngoài: đã có những cách mạng – Nga, Pháp, và hàng ngàn cách mạng đã xảy ra. Nhưng phía bên trong ở chừng mực nào đó chúng ta vẫn còn như chúng ta đã là cách đây hàng ngàn năm. Vì vậy sau khi cân nhắc tất cả điều này, không phải trí năng nhưng như một tổng thể, liệu chúng ta có sáng tạo? Hay sáng tạo là cái gì đó hoàn toàn khác hẳn? Bạn có thể sáng chế một phương pháp mới, khám phá, tìm hiểu, phá vỡ một nguyên tử và vân vân và vân vân. Tất cả nó đều là hoạt động của tư tưởng, ranh mãnh, giỏi giang, dối gạt, tạo tác những ảo tưởng, và tôn thờ những ảo tưởng. Rốt cuộc, tất cả những tôn giáo đều được đặt nền tảng trên điều đó. Tư tưởng đã tạo ra Thượng đế. Người nói không là một người vô thần nhưng tư tưởng đã tạo ra những chiến tranh, đã nhân danh Thượng đế tàn sát hàng triệu người, và tư tưởng đã tạo ra tất cả những vật trong những thánh đường, trong những nhà thờ, trong những đền chùa, trong những nhà thờ Hồi giáo.
Vì vậy liệu tư tưởng có thể sáng tạo? Bởi vì, như chúng ta đã nói, tư tưởng bị giới hạn bởi vì nó được đặt nền tảng trên hiểu biết, và hiểu biết là kết quả của vô vàn trải nghiệm. Và vì vậy chúng ta đang đưa ra một câu hỏi thực sự rất cơ bản: liệu tư tưởng có khi nào có thể sáng tạo? Nó có thể sáng chế, nó có thể sản xuất những vũ khí chiến tranh mới, giải phẫu, thuốc men và vân vân. Và trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta, đàn ông, phụ nữ; tư tưởng có vị trí nào trong nó? Tư tưởng là tình yêu? Tôi biết chúng ta nói không phải, nhưng nếu chúng ta nhìn vào chính chúng ta và những liên hệ lẫn nhau của chúng ta – người chồng, người vợ, và một cậu trai và một cô gái và vân vân – sự liên hệ của chúng ta được đặt nền tảng trên hình ảnh bạn đã dựng lên về cô ấy và cô ấy đã dựng lên về bạn. Sự liên hệ đó được đặt nền tảng trên tư tưởng.
Thế là tư tưởng có khả năng lạ thường về những sự việc nào đó, và tư tưởng cũng tạo ra sự hủy diệt của nhân loại, của những con người, giống như chính chúng ta, phân chia chúng thành những học thuyết – học thuyết Nga, học thuyết dân chủ và vân vân. Vì vậy làm ơn, tư tưởng không bao giờ có thể sáng tạo bởi vì cái gì nó có thể biểu lộ phải bị giới hạn. Và nơi nào có sự giới hạn phải có xung đột – giữa người đàn ông và người phụ nữ, giữa những học thuyết, giữa người Ả rập và người Do thái, giữa người Mỹ và người Nga, sự phân chia này, theo địa lý, theo quốc gia, theo tôn giáo. Và dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, xung đột không bao giờ có thể tạo ra một khả năng của sáng tạo.
Vậy là nếu tư tưởng không là nền tảng của sáng tạo, sáng tạo là gì? Nó xảy ra khi nào? Làm bánh mì cũng là sáng tạo, của một loại nào đó, có những em bé, cũng sáng tạo, và vân vân, tất cả đều sáng tạo. Nhưng chắc chắn sáng tạo chỉ có thể xảy ra khi tư tưởng bặt tăm. Bạn có lẽ hoàn toàn không đồng ý với điều này. Tôi hy vọng bạn như thế! Tôi chắc chắn bạn như thế! Bởi vì đối với chúng ta tư tưởng quan trọng lạ kỳ, mà có nghĩa mảnh trí năng, mà chỉ là thành phần của một con người.
Vì vậy người nói khẳng định, tánh sáng tạo không bao giờ có thể xảy ra nơi nào có hoạt động của tư tưởng. Và sau đó câu hỏi nảy sinh: liệu tư tưởng có thể yên lặng, liệu tư tưởng có thể bặt tăm, có thể gạt đi trong vài giây phút? Tiếp theo, nó là ai mà giúp đỡ tư tưởng gạt nó đi? Nó vẫn còn là tư tưởng. Tôi không hiểu liệu bạn đang theo sát điều này. Vì vậy nó là một tiến trình rất phức tạp. Và họ đã thử mọi phương pháp để làm bặt tăm tư tưởng – thuốc kích thích, thuốc gây mê, và cũng vậy họ đã thử mọi hình thức của thiền định – thiền định Zen, Tây tạng, Ấn độ giáo, Phật giáo, và tất cả những đạo sư mới nhất cùng sự vô lý của họ, họ đã thử mọi thứ để làm bặt tăm tư tưởng. Bởi vì tư tưởng có vị trí của nó, nhưng theo tâm lý, phía bên trong, liệu có thể có sự yên lặng, sự phẳng lặng nào đó? Và tình yêu là sự yên lặng đó, là chất lượng đó của sức mạnh vô hạn, năng lượng yên lặng.
Vì vậy chúng ta đang hỏi, liệu tình yêu là nhân tố duy nhất mà là sáng tạo? Không phải tình dục. Tôi biết chúng ta đã rút gọn tình yêu thành vui thú. Và chúng ta phải hỏi tình yêu là gì? Nếu một lần bạn hiểu rõ, nhận biết được rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào tư tưởng không bao giờ có thể là sáng tạo bởi vì tư tưởng bị giới hạn – về điều đó chúng ta không còn nghi ngờ. Nếu một lần bạn thấy sự thật của nó vậy thì chúng ta có thể bắt đầu hỏi, liệu có một dụng cụ khác, một phương cách khác của nhìn vào sống? Vậy thì chúng ta có thể bắt đầu tìm hiểu: tình yêu là gì? Từ bi là gì? Thông minh là gì? Liệu thông minh là thành phần của tư tưởng đó, thông minh đã tạo ra Los Alamos? Và bản chất của tình yêu là gì? Nó là ham muốn? Nó là vui thú? Nó đang tạo tác những hình ảnh – những hình ảnh về người vợ của bạn, người chồng của bạn? Nó là những hình ảnh của những học thuyết? Vì vậy, để tìm ra, để khám phá, để bắt gặp cái sự việc lạ thường đó được gọi là tình yêu người ta phải có một hiểu rõ rất minh bạch về sống hàng ngày của người ta. Và điều đó có nghĩa, theo tâm lý, phía bên trong, chúng ta không có tự do. Chúng ta nói về tự do, đặc biệt trong quốc gia này, nơi bạn có những chuyên gia để bảo cho bạn phải làm gì – những người chuyên môn. Tôi không biết nhưng bạn phải nhận biết được tất cả điều này: làm thế nào để nuôi nấng những em bé, làm thế nào để có tình dục, làm thế nào để làm đẹp cho chính bạn, loại luyện tập nào, và bạn có những người chuyên môn trong những tôn giáo, trong khoa học, và vân vân. Và điều này bạn gọi là tự do. Và bởi vì thời gian của chúng ta rất bị giới hạn, chúng ta không thể tìm hiểu câu hỏi này thâm sâu hơn: tự do là gì. Nếu không có tự do, không có tình yêu. Nhưng chúng ta không có tự do. Chúng ta lo lắng, chúng ta sợ hãi chết, sợ hãi tương lai, chúng ta đã mang gánh nặng của sợ hãi này suốt hàng ngàn năm. Chúng ta sẽ bàn về sợ hãi thuộc tâm lý trước, và sau đó những sợ hãi thuộc thân thể.
Vì vậy, liệu bộ não mà bị quy định như một máy vi tính có thể, liệu bộ máy như thế có thể thương yêu? Và tánh sáng tạo, dù trong khoa học, trong sinh học và vân vân, nơi có sự hoạt động nhiều của tư tưởng cùng sự thông minh đặc trưng riêng của nó, liệu tư tưởng đó có thể sáng tạo, là sáng tạo? Nếu không thể, vậy thì làm thế nào sáng tạo xảy ra? Họ đã đưa ra những câu hỏi này, những người tôn giáo đã đưa ra những câu hỏi này, những người thần học. Nếu bạn đi đến Ấn độ, họ sẽ sáng chế lý thuyết riêng của họ về sáng tạo; những người Thiên chúa giáo, những người Hồi giáo cũng thế, và tất cả đều nói, Thượng đế, hay lý do sinh học nào đó.
Vì vậy chúng ta đang nói rằng sáng tạo chỉ có thể xảy ra được nơi nào có tình yêu. Vậy thì tình yêu là gì? Tình yêu không là ham muốn, tình yêu không là vui thú. Tình yêu không là sự giải trí thuộc tôn giáo. Hiểu rõ sự phức tạp của ham muốn, sự phức tạp của đau khổ, và sự việc khủng khiếp mà chúng ta gọi là chết, tất cả điều đó là bộ phận thuộc sống của chúng ta, đang sống hàng ngày của chúng ta. Vì vậy liệu có tự do? Liệu chúng ta có tình yêu? Nếu có tình yêu chúng ta sẽ không bao giờ giết chết một con người khác, không bao giờ. Và bây giờ toàn thế giới này đang chạy đua vũ trang, mọi quốc gia đều muốn những vũ khí hủy diệt mới nhất. Nước Mỹ đang cung cấp nó, Anh, Nga, Đức, và mỗi quốc gia đang sản xuất những vũ khí hủy diệt riêng của nó; và lẫn trong sự hỗn loạn này chúng ta muốn có tinh thần sáng tạo, tánh sáng tạo. Một mặt bạn sản xuất những dụng cụ hủy diệt nhất của chiến tranh, mặt khác bạn nói về tình yêu, hòa bình và vân vân. Chúng ta sống trong một trạng thái của mâu thuẫn, và nơi nào có mâu thuẫn phải có xung đột và thế là không bao giờ có sáng tạo, hay tánh sáng tạo. Chỉ khi nào bộ não yên lặng, không phải sự yên lặng bị kiểm soát. Khi bộ não tuyệt đối yên lặng, mặc dù nó có âm điệu riêng của nó. Con người đã tìm hiểu điều này từ những thời cổ xưa: liệu bộ não có thể hoàn toàn yên lặng trong vài giây phút? Không liên tục huyên thuyên, không nhố nhăng, không tìm kiếm, không sục sạo, nhưng yên lặng, bặt tăm.
Và muốn hiểu rõ yên lặng đó người ta phải hiểu rõ thiền định là gì và vân vân. Thiền định không là thiền định có ý thức, bởi vì đó là điều gì bạn đã được dạy – thiền định cố ý có ý thức, ngồi bắt chéo chân, nằm duỗi thẳng người, hay lặp lại những cụm từ ngữ nào đó, và vân vân. Đó là tất cả nỗ lực cố ý có ý thức để thiền định, mà là thành phần của ham muốn. Và người nói khẳng định rằng thiền định như thế là vô nghĩa. Nó giống như ham muốn một ngôi nhà đẹp, một cái áo đẹp, và bạn ham muốn có một cái trí an bình tốt lành, mà là cùng sự việc. Thiền định có ý thức hủy diệt, ngăn cản hình thức còn lại của thiền định. Chúng ta không có thời gian để tìm hiểu điều đó, bởi vì điều đó cần đến sự nhận biết lạ thường, không từ ngữ, không hình ảnh.
Và cũng vậy khoa học là chuyển động của hiểu biết, đang thâu lượm nhiều hơn và nhiều hơn và nhiều hơn. ‘Nhiều hơn’ là sự đo lường, và tư tưởng có thể được đo lường bởi vì tư tưởng là một tiến trình thuộc vật chất. Và hiểu biết có sự thấu triệt riêng của nó, sự sáng tạo bị giới hạn riêng của nó, và vì vậy nó mang lại sự xung đột. Nhưng chúng ta đang nói về sự nhận biết tổng thể, mà trong đó cái ngã, ‘cái tôi’, tánh cá nhân không thâm nhập. Vậy là chỉ có cái sự việc này được gọi là sáng tạo. Đúng chứ, thưa các bạn?
Lời dẫn giải bởi M. R. Raju:
Chúng ta có chút ít thời gian cho một vài câu hỏi, có lẽ khoảng mười lăm phút hay hơn. Liệu có bất kỳ ai muốn tìm hiểu chủ đề này thêm nữa bằng cách đưa ra bất kỳ câu hỏi đặc biệt nào?
Người hỏi: Tôi muốn giải thích về một loại mà dường như ông không trình bày cặn kẽ, đó là loại của ý chí như đối nghịch với tư tưởng. Và liệu không thể rằng vấn đề, cái nguồn, gốc rễ, khởi đầu của xung đột là việc sử dụng sai lầm của ý chí hơn là tư tưởng sai lầm hay sao?
Krishnamurti: Bạn đã hiểu rõ câu hỏi? Ý chí là gì? Nó không là bản thể của ham muốn? Và quý ông kia hỏi: ý chí và tư tưởng không theo cùng nhau hay sao?
Người hỏi: Tôi muốn đưa ra một khác biệt minh bạch giữa ý chí, khả năng để thực hiện những chọn lựa và tư tưởng. Tôi muốn nói chúng không là một và giống nhau, có một khác biệt giữa chúng. Và vấn đề là trong ý chí chứ không phải trong tư tưởng. Những tư tưởng, ở mức độ rộng lớn, trôi chảy từ ý chí.
Krishnamurti: Đó là điều gì tôi đang nói, nó cùng là sự việc. Ham muốn, chúng ta đang nói, là ý chí.
Người hỏi: Tôi muốn nói ý chí hơi hơi cơ bản hơn là ham muốn. Nó ở ngay tâm điểm của cá tánh của chúng ta, của chúng ta là ai, khả năng để thực hiện sự chọn lựa, để thực hiện những chọn lựa này. Cho phép tôi đưa ra một câu hỏi khác. Tôi có một nghi vấn khác mà tôi thực sự quan tâm và đó là, có lẽ có nhiều hơn chỉ là tư tưởng của con người và trải nghiệm của con người. Có lẽ có một khía cạnh to tát hơn dẫn đến sự thật. Và có lẽ có những ý chí khác được dính dáng ngoài những ý chí của con người. Và rằng có lẽ có một nhân tố mà là điều gì chúng ta có lẽ gọi là thực thể siêu nhiên xấu xa đang hoành hành trong thế giới. Và có lẽ có một xung đột còn to tát hơn nhiều người đã suy nghĩ đến, đã lưu ý đến.
Krishnamurti: Vậy thì, thưa bạn, câu hỏi là gì?
Người hỏi: Được rồi. Tôi đang nói rằng bất chấp bao nhiêu nỗ lực chúng ta thực hiện để làm bặt tăm những tư tưởng của chúng ta.
Krishnamurti: Thưa bạn, bạn không thể làm bặt tăm tư tưởng. Chúng ta không có thời gian. Thưa bạn, câu hỏi là gì?
Người hỏi: Được rồi. Là một con người, làm thế nào tôi có thể tự bảo vệ chính tôi khỏi thực thể siêu nhiên xấu xa? Làm thế nào tôi có thể bảo vệ khỏi uy quyền của quỷ Satan trong thế giới này?
Krishnamurti: Thực thể siêu nhiên xấu xa, và sự bảo vệ khỏi điều đó. Sự liên hệ của tốt lành với xấu xa là gì? Chúng ta có tốt lành? Tốt lành có nghĩa gì? Và chúng ta có ý gì qua từ ngữ xấu xa? Xấu xa có liên quan với tốt lành? Tình yêu có liên quan với hận thù? Nếu nó có liên quan vậy thì nó không là tình yêu. Nếu tốt lành có liên quan với xấu xa vậy thì nó không là tốt lành. Và chúng ta bị điều khiển hay bị định hình bởi thực thể siêu nhiên xấu xa phía bên ngoài? Tôi biết đây là một lý thuyết cổ xưa, cổ xưa; không có cái gì vượt ngoài chúng ta mà chúng ta đã không tạo ra mà điều khiển chúng ta, mà định hình chúng ta, và vân vân.
Người hỏi: Ồ, cho phép tôi đưa ra một câu hỏi khác. Tôi sẽ trình bày rất ngắn gọn.
Người hỏi khác: Không, không.
Krishnamurti: Tôi xin lỗi, thưa các bạn. Chúng ta hãy vui vẻ chút ít, được chứ?
Người hỏi: Tôi đã gặp phải khó khăn khi hiểu rõ điều gì ông hàm ý về tánh sáng tạo. Liệu ông có thể giải thích lại một chút xíu?
Krishnamurti: Tôi không định nghĩa tánh sáng tạo là gì, nó được đặt ra cho tôi. Thưa bạn, chúng ta đang hỏi ai? Bạn đang hỏi người nói, hay đang hỏi điều gì ông ta đã nói, hay bạn đang tự-hỏi chính bạn? Mà là, cùng nhau chúng ta đang hỏi toàn vấn đề của sự tồn tại, cùng sự sáng tạo của nó, cùng sự hủy diệt của nó, cùng những vui thú của nó; chúng ta đang hỏi tổng thể của sự sống. Và chúng ta cố gắng tìm được một đáp án phía bên ngoài nghi vấn. Nhưng đáp án nằm trong nghi vấn, không tách khỏi nó. Điều đó phụ thuộc cách bạn quan tâm đến nghi vấn. Nếu chúng ta muốn một đáp án cho nghi vấn, như hầu hết chúng ta đều muốn, chúng ta có những vấn đề. Và chúng ta đang tìm kiếm những giải pháp cho những vấn đề. Bộ não của chúng ta bị đào tạo cho giải pháp của những vấn đề từ niên thiếu. Khi một em bé đi học em có những vấn đề toán học, những vấn đề làm thế nào để đọc và viết. Thế là những bộ não của chúng ta từ niên thiếu đã bị quy định vào giải pháp của những vấn đề, và thế là chúng ta không bao giờ hiểu rõ chính vấn đề, chúng ta muốn một giải pháp cho nó.
Vì vậy vấn đề là gì? Quý ông kia đã nói vấn đề là ý chí, tư tưởng. Bây giờ ai sẽ trả lời câu hỏi đó? Bạn có thể đọc những quyển sách tiếp theo những quyển sách, lắng nghe những giáo sư, những người chuyên môn, và sau đó liệu người ta một cách thực sự, sâu thẳm, phía bên trong đã nắm bắt được sự thật của cái gì đó? Sự thật là gì, thực tế là gì? Con cọp là một thực tế, tư tưởng đã không sáng tạo nó, cám ơn chúa! Tư tưởng đã không sáng tạo thiên nhiên. Vì vậy thực tế là chúng ta là gì, chính chúng ta đã được tạo thành như thế nào. Và rõ ràng chúng ta không thể đối diện chúng ta là gì, và thay đổi, tạo ra một thay đổi trong chúng ta là gì – thực sự, không phải từ ngữ, không phải lý thuyết. Và tiếp theo hãy tìm ra cho chính chúng ta sáng tạo là gì, tánh sáng tạo là gì, tình yêu là gì, bản thể của từ bi mà là thông minh là gì. Tìm ra điều đó cho chính chúng ta, không phải ích kỷ bởi vì chính chúng ta là phần còn lại của nhân loại. Khám phá điều đó là một sự kiện lạ thường, rằng chúng ta là phần còn lại của nhân loại, thuộc tâm lý, phía bên trong, mặc dù phía bên ngoài, thuộc vật chất chúng ta có lẽ khác hẳn. Vậy là khi chúng ta hiểu rõ sự kiện này cho chính chúng ta, không phải được chỉ bảo mãi mãi bởi những giáo sư, những người tâm lý và vân vân, để cho chúng ta có một nhận biết rõ ràng về sự sống, và nghệ thuật của đang sống, vậy là chúng ta sẽ không cần hỏi han bất kỳ người nào để nói cho chúng ta phải làm gì.
Người hỏi: Thưa ông, ông nói rằng chúng ta là phần còn lại của nhân loại. Tôi khác hẳn ông, và tôi muốn nói với ông rằng tôi sung sướng khi tôi không là ông, và tôi cũng muốn nói với ông rằng có một khác biệt giữa mỗi con người với phần còn lại của nhân loại, rằng tất cả chúng ta là những cá thể. Ông liên tục hàm ý rằng chúng ta là những cá thể, nhưng tiếp theo ông lại nói rằng chúng ta là phần còn lại nhân loại. Chúng ta không là, tôi không là ông, và tôi sung sướng về điều đó.
Krishnamurti: Tôi xin phép trả lời câu hỏi đó? Quý ông kia nói, rằng tôi sung sướng khi tôi không là ông, rằng ông khác hẳn mọi người khác. Đó là như thế hay sao? Chúng ta sẽ phải tìm hiểu, không nói, ‘Đúng, tôi khác hẳn ông’. Bạn không đau khổ à? Bạn không có những xung đột, bạn không có những vấn đề, bạn không cãi cọ lẫn nhau hay sao? Bạn có những niềm tin, đúng chứ, những kết luận, những sợ hãi? Đi đến Ấn độ, hay Ai cập, hay bất kỳ nơi nào khác trong thế giới, họ đều có cùng những vấn đề thuộc tâm lý, phía bên trong. Họ đều đau khổ. Điều đó đúng, thưa bạn.
Người hỏi: Tôi không đau khổ khi ông đau khổ.
Krishnamurti: Gì vậy, thưa bạn?
Người hỏi: Tôi không chết khi ông chết. Tôi không cảm giác khi ông cảm giác.
Krishnamurti: Tôi không chết khi ông chết, tôi không cảm giác khi ông cảm giác Nhưng vượt khỏi điều đó thêm một chút nữa, thâm sâu thêm một chút nữa. Khi tôi chết, chết là gì? Bạn trả lời. Chết, thuộc sinh học, thuộc vật chất người ta chết. Con người trên quả đất này đã chết hàng triệu triệu. Và khi bạn chết và tôi chết, điều đó có nghĩa gì? Ai chết? Danh tánh, con người, những phẩm chất những hình ảnh anh ấy đã dựng lên về chính anh ấy? Cái gì chết? Làm ơn, thưa bạn, người ta phải thâm nhập điều này, không chỉ nói, ‘Ồ, tôi khác hẳn ông’ và chỉ ngừng ở đó. Dĩ nhiên chúng ta khác hẳn nhau. Theo sinh học chúng ta khác hẳn. Bạn cao, tôi thấp, hay tôi da đen, bạn da trắng. Dĩ nhiên có một khác biệt. Bạn là người phụ nữ, tôi là người đàn ông. Nhưng phía bên trong, hãy thâm nhập nó. Chúng ta là gì, mà chúng ta quá tự hào về nó? Chúng ta là một chuỗi tạp nhạp của những ký ức, sự hồi tưởng của những sự việc quá khứ, đúng chứ? Chúng ta là một mớ của những kỷ niệm. Và để tìm ra liệu có cái gì đó thực sự, sự thật thiêng liêng vượt khỏi tất cả những từ ngữ, những ấn tượng và những phản ứng, phải có một chất lượng đó của tìm hiểu, mà không thành kiến, mà không một kết luận. Thưa bạn, để tìm hiểu tất cả những vấn đề này rất cẩn thận người ta phải có – không phải trong một nói chuyện, bạn không thể hiểu rõ tất cả điều này – nó đòi hỏi nhiều tìm hiểu về phần tất cả chúng ta, không phải những khẳng định – tôi tin tưởng và từng đó đã đủ tốt cho tôi rồi. Chúng ta phải tìm hiểu chính bản chất của niềm tin, bản chất của kết luận, những học thuyết của chúng ta.
Người hỏi: Ông có thể cho tôi vài ví dụ cụ thể của sáng tạo từ quan điểm của ông – vài ví dụ, có lẽ? Ví dụ, tôi sẽ nói rằng Einstein có sáng tạo trong một cách nào đó. Liệu ông có thể cho vài ví dụ từ quan điểm của ông?
Krishnmurti: Tôi không có quan điểm. Tôi sẽ không có quan điểm. Tôi thực sự có ý về điều đó. Đó không phải là câu trả lời khôn ngoan. Bởi vì tôi không là một người Ấn độ, tôi không tin tưởng tất cả mọi loại vớ vẩn đó – không tin tưởng – tôi phủ nhận tất cả điều đó. Không phải rằng tôi kiêu ngạo hay mê tín và mọi việc đó. Nhưng tôi nói, hãy quan sát điều gì đã xảy ra cho những con người chúng ta. Và mỗi người có một quan điểm, và anh ấy bám vào quan điểm đó. Và thế là có sự phân chia, sự xung đột liên tục. Và từ sự xung đột đó sáng tạo không thể hiện diện.
Người hỏi: Ông ngụ ý rằng khi chúng ta trở nên rất yên lặng bộ não sẽ có nhịp điệu riêng của nó. Ông làm ơn giải thích về nó?
Krishnamurti: Hãy theo dõi, thưa bạn, nếu tôi được phép hỏi đầy tôn trọng, bạn có khi nào yên lặng? Thực sự tuyệt đối yên lặng, cả phần thân thể lẫn bên trong. Bộ não tuyệt đối yên lặng – bạn đã từng thử nó? Và quý ông kia hỏi . . . đúng chứ, thưa bạn, bạn đã hỏi điều gì đó?
Người hỏi: Tôi muốn biết rõ ràng hơn nữa sự giới thiệu ông đã nói về nhịp điệu mà bộ não bộc lộ.
Krishnamurti: Bộ não là vô số những tế bào thần kinh. Đúng chứ? Một sớ gân lạ thường, cùng khả năng vô hạn, khả năng vô tận. Bạn có thể thấy điều gì con người đã sản sinh. Nhưng khi bộ não yên lặng trong ý nghĩa thuộc tâm lý, phía bên trong, mà có nghĩa không đo lường – tôi sẽ không trình bày tất cả điều này. Không đo lường, mà có nghĩa bộ não không so sánh đến mức độ không có ‘nhiều hơn’. Bạn hiểu chứ? Tôi xin phép đặt câu hỏi cách khác? Hay khác hơn, trình bày cách khác. Ngay lúc này, hiện tại, ngay lúc này, chứa đựng quá khứ, và tương lai. Tương lai là hiện tại. Tương lai là điều gì chúng ta là. Đúng chứ. Điều đó quá rõ ràng. Tôi tham lam quyền hành, vị trí, hung hăng. Tôi là điều đó, ngay lúc này. Và tương lai mà là ngày mai, hay một ngàn ngày mai là tôi là gì ngay lúc này. Nếu không có sự thay đổi cơ bản ngay lúc này, tương lai là tôi là gì. Đúng chứ? Tôi không hiểu liệu bạn thấy. Vì vậy chết – tôi sẽ không giải thích điều này.
Người hỏi: Thưa ông, ông đã nói nhiều sự việc mà đúng thực hiện nay như, những giới hạn của tư tưởng con người, và về sự quan trọng tuyệt đối của tình yêu. Nhưng tôi hơi thất vọng khi ông đã không cho chúng tôi biết đáp án thực sự cho những điều này.
Krishnamurti: Ồ, có chứ, tôi đã trả lời.
Người hỏi: Đáp án đã được trao cho chúng tôi bởi Thượng đế vô hạn mà là đấng sáng tạo duy nhất. Ngài đã gửi Jesus Christ đến quả đất này mà đã chỉ cho chúng ta tình yêu là gì bằng cách chết trên cây thánh giá cho chúng ta. Và ngài là tình yêu, ngài là nhân cách hóa của tình yêu, và nếu không biết ngài ông không thể biết tình yêu.
Krishnamurti: Tôi không muốn biết Thượng đế là gì. Tôi không muốn biết. Bạn có ý gì qua từ ngữ ‘biết’? Biết hàm ý sự hồi tưởng. Sáng nay chúng ta đã gặp gỡ, bạn đã thấy người nói, khuôn mặt của ông ta, bạn nhớ nó. Bạn có lẽ không nhớ nó. Và sự hồi tưởng là hình ảnh bạn đã dựng lên về cái con người. Nhưng cái con người, cái sự vật có lẽ hoàn toàn khác hẳn hình ảnh mà bạn đã dựng lên về ông ta. Điều đó quá rõ ràng. Và chúng ta đã dựng lên cái sự việc lạ thường này được gọi là Thượng đế, mỗi văn minh, quá khứ, hiện tại và tương lai, có những ý tưởng riêng của họ về Thượng đế là gì. Tôi tin rằng ở Ấn độ có 300.000 thần thánh, và trong thế giới Thiên chúa giáo chỉ có một Thượng đế. Ở đó bạn có thể vui đùa cùng 300.000 thần thánh – chọn bất kỳ thần thánh nào bạn ưa thích và vui đùa. Làm ơn tôi rất nghiêm túc. Nghe ra có vẻ vô lý nhưng nó là một sự thật. Và khi không còn sợ hãi phía bên trong – bạn hiểu – sợ hãi về chết, về không an toàn, không sợ hãi gì cả, thuộc tâm lý và vì vậy thuộc thân thể, vậy là có sự tự do. Bạn hiểu chứ? Và trong sự tự do đó là bản thể của năng lượng, và năng lượng đó có lẽ được gọi bằng vô vàn cái tên, ai thèm quan tâm?
Người hỏi: Ngài đã nói, ‘Hãy yên lặng và biết rằng ta là Thượng đế’, và Jesus Christ cũng đã nói, ‘Nếu bạn giữ những lời dạy bảo của ta, bạn sẽ biết sự thật và sự thật sẽ khiến cho bạn tự do’.
Krishnamurti: Tôi hoàn toàn không hiểu câu hỏi của bạn.
Người hỏi: Câu hỏi là, làm thế nào ông có thể có sự tự do mà không biết Jesus Christ.
Krishnamurti: Tôi không hiểu câu hỏi của bạn, thưa bạn.
Người hỏi: Jesus Christ đã nói, ‘Ta là con đường, sự thật và sự sống’, ngài là con đường duy nhất, sự thật duy nhất, và sự sống duy nhất. Nếu không có ngài không có sự thật và không có sự sống và nó là con đường duy nhất.
Krishnamurti: Thưa bạn, hãy tha thứ cho tôi, cách đây 2.000 năm điều này được phát biểu tùy theo kinh Bible bởi những môn đồ mà đã viết quyển này sau sáu mươi năm hay muộn hơn nhiều. Câu phát biểu này đã hiện diện từ trước đó lâu rồi – mọi người tiên tri, mọi vị đạo sư, từ những ngày xa xưa nhất đã phát biểu điều này. Nhưng điều đó có liên quan gì đến sống của chúng ta? Tất cả những câu phát biểu của tất cả những quyển sách tôn giáo – có một vấn đề rất phức tạp trong điều này. Những người sống dựa vào những quyển sách – ở đây bạn có kinh Bible và thế giới Hồi giáo có kinh Koran, và thế giới Ấn độ và Trung quốc có một ngàn quyển kinh, hay nửa tá quyển kinh cũng là quá đủ rồi. Vì vậy những người mà dựa vào những quyển sách trở thành quá tín điều. Nếu bạn đã quan sát nó cẩn thận; họ đã bị gọi là những người theo dị giáo và đã bị thiêu sống trong quá khứ. Và những người mà lệ thuộc vào Marx, Lenin, và bạn có thể thấy điều gì đang xảy ra ở đó. Và nếu bạn có nhiều quyển sách, tất cả đã được gọi là những quyển kinh tôn giáo, chúng đã quá giáo điều, quá khẳng định. Ví dụ, ở Ấn độ bạn có thể là một con người tốt lành mà không tin tưởng Thượng đế, không thực hiện bất kỳ nghi thức nào, và tất cả những nghi thức trở thành một hình thức của giải trí, thuộc tôn giáo hay bất kỳ điều gì khác.
Vì vậy thưa các bạn, nếu người ta quá giáo điều, khẳng định, củng cố những kết luận riêng của người ta, vậy thì đó là điều gì đang tạo tác quá nhiều phiền muộn, kinh hoàng trong thế giới. Người Nga sẽ không nhượng bộ một chút nào trong điều gì họ tin tưởng, học thuyết của họ; và những người Thiên chúa giáo hoặc tạm gọi là theo dân chủ cũng sẽ không nhượng bộ một chút nào. Vậy là có một chiến tranh. Và vì vậy làm ơn, chúng ta không đang phát biểu bất kỳ điều gì, chúng ta chỉ đang nhìn ngắm và đang chuyển động, không đứng yên. Vì vậy người ta phải có sinh lực, năng lượng lạ thường. Và chúng ta lãng phí năng lượng của chúng ta trong tất cả những điều vô lý đó. Từng đó đã đủ chưa, thưa bạn?
Người hỏi: Khi tôi đã lắng nghe, tôi đang nghĩ rằng những tư tưởng của chúng ta và sự hiểu biết của chúng ta có thể mang chúng ta đến mấu chốt của nghi vấn, mang chúng ta đến tâm điểm của nghi vấn. Và điều gì tôi đã muốn hỏi ông, thưa ông, là liệu ông nghĩ nó là tánh sáng tạo khi chúng ta đứng tại tâm điểm của nghi vấn để có thể tách rời chính chúng ta khỏi tất cả sự hiểu biết của chúng ta, và tất cả quá khứ của chúng ta mà đã mang chúng ta đến nghi vấn, để bước ra khỏi nó.
Krishnamurti: Không, thưa bạn, chúng ta không thể xóa sạch tất cả sự hiểu biết của chúng ta. Bạn phải có hiểu biết dể đi từ đây đến nhà của bạn. Bạn phải có hiểu biết để viết một lá thư. Bạn phải có hiểu biết để nói tiếng Anh, tiếng Pháp, hay tiếng Ý, hay tiếng Nga. Hiểu biết là cần thiết. Ngược lại chúng ta sẽ không ngồi ở đây.
Người hỏi: Nói cách khác, chúng ta sẽ không nhận ra vấn đề nếu chúng ta không có hiểu biết.
Krishnamurti: Hiểu biết cần thiết tại một mức độ nào đó, và tôi đang nghi ngờ rất sâu thẳm liệu hiểu biết, hiểu biết thuộc tâm lý có cần thiết hay không. Hiểu biết thuộc tâm lý – bạn hiểu rõ điều gì được hàm ý – cái ngã là bản thể của hiểu biết, mà được tích lũy qua vô vàn trải nghiệm, biến cố. Tất cả điều đó là hiểu biết, hiểu biết thuộc tâm lý. Và vì vậy hiểu biết đó không cần thiết. Người ta chỉ có thể hiện diện trong trạng thái của tự do khi bạn đã đưa hiểu biết vào vị trí đúng đắn của nó. Thuộc tâm lý không ghi lại những phản ứng. Giả sử bạn nhục mạ tôi, tại sao tôi phải ghi lại nó, tại sao bộ não phải ghi lại nhục mạ đó, hay nếu bạn nịnh nọt tôi, tại sao tôi phải ghi lại nó? Sự ghi lại tạo ra cái ngã, ‘cái tôi’, và thế là một phân chia.
Người hỏi: Vậy thì câu hỏi của tôi là: liệu nó là tánh sáng tạo hiện diện để công nhận một vấn đề, đang có tất cả hiểu biết này mà đã mang bạn đến nơi bạn là, để có thể thực hiện một bước khác hẳn, để không bị trói buộc bởi điều gì bạn biết, nhưng để có thể vượt khỏi tất cả điều đó?
Krishnamurti: Đúng rồi, thưa bạn. Cái gì bạn là, là tất cả điều này.
Người hỏi: Vâng, bạn là những thông tin được ghi lại.
Krishnamurti: Liệu có thể có sự tự do khỏi tất cả điều đó. Vậy thì có tánh sáng tạo thực sự, đó là điều gì anh ấy nói.
Người hỏi: Cám ơn ông.
Krishnamurti: Từng đó đủ chưa, thưa các bạn?
Raju: Cám ơn ông rất nhiều, thưa ông.
Ngày 20 tháng 3 năm 1984