- 01. Ojai, 27 tháng năm 1945
- 02. Ojai, 17 tháng sáu 1945
- 03. Bombay, 7 tháng ba 1948
- 04. Bangalore, 11 tháng bảy 1948
- 05. Poona, 1 tháng chín 1948
- 06. Bombay, 19 tháng hai 1950
- 07. Nói chuyện với học sinh tại trường Rajghat, tháng giêng 1954
- 08. Rajghat, 9 tháng giêng 1955
- 09. Ojai, 6 tháng tám 1955
- 10. New Delhi, 27 tháng mười 1963
- 11. Madras, 22 tháng mười hai 1965
- 12. Rome, 31 tháng ba 1966
- 13. Rajghat, 10 tháng mười hai 1967
- 14. Brockwood Park, 8 tháng chín 1970
- 15. Brockwood Park, 31 tháng tám 1974
- 16. Ojai, 13 tháng tư 1975
- 17. Saanen, 30 tháng bảy 1978
- 18. Bombay, 31 tháng giêng 1981
- 19. Ojai, 2 tháng năm 1982
- 20. Bombay, 23 tháng giêng 1983
- 21. Từ quyển Krishnamurti độc thoại, Ojai, 31 tháng ba 1983
- 22. Saanen, 26 tháng bảy 1983
- 23. San Francisco, 5 tháng năm 1984
- 24. Rajghat, 12 tháng mười một 1984
- 25. Bombay, 7 tháng hai 1985
- 26. Từ quyển Sổ tay của Krishnamurti, 31 tháng chín 1961
BÀN VỀ XUNG ĐỘT [ON CONFLICT]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009
Chủ nghĩa bộ lạc được tôn vinh này mà được gọi là chủ nghĩa quốc gia đã tạo ra quá nhiều chiến tranh; và nơi nào có phân chia, không chỉ phân chia trong sự liên hệ giữa người đàn ông và người phụ nữ, nhưng còn cả những phân chia chủng tộc, tôn giáo, và ngôn ngữ, phải có xung đột. Chúng ta đã tìm hiểu câu hỏi: tại sao sự xung đột liên tục này tồn tại? Điều gì là gốc rễ của nó, nguyên nhân của tất cả sự hỗn loạn này, hầu như vô-trật tự, những chính phủ tồi tệ, những nhóm khác nhau đang trang bị vũ khí, mỗi quốc gia đang chuẩn bị cho chiến tranh, đang suy nghĩ một tôn giáo này cao quý hơn những tôn giáo khác? Chúng ta thấy sự phân chia này khắp thế giới, và theo lịch sử nó đã tồn tại được nhiều thế kỷ. Điều gì là nguyên nhân? Ai chịu trách nhiệm về nó? Chúng ta đã nói chính bởi tư tưởng đã phân chia con người chống lại con người – tư tưởng, mà cũng đã tạo ra thi ca, hội họa, kiến trúc lạ thường, và toàn thế giới của công nghệ, y khoa, giải phẫu, truyền thông, máy vi tính, người máy, và vân vân. Tư tưởng đã mang lại sức khỏe tốt, y khoa hiện đại, vô vàn hình thức cho sự tiện nghi của con người.
Nhưng tư tưởng cũng đã tạo ra sự phân chia rộng lớn này giữa con người và con người, và vì vậy chúng ta hỏi: đâu là nguyên nhân của tất cả điều này? Chúng ta đã nói nơi nào có một nguyên nhân, có một kết thúc cho nó; khi bạn có một căn bệnh nào đó, nguyên nhân có thể được tìm ra và căn bệnh được chữa trị. Nơi nào có một nguyên nhân, có một kết thúc cho nó. Chắc chắn đó là một sự thật. Và nếu tư tưởng đã tạo ra sự rối loạn này, sự bất ổn này, hiểm họa liên tục của chiến tranh này, nếu tư tưởng chịu trách nhiệm cho điều đó, vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu tư tưởng không được sử dụng trong cách này?
Chúng ta cũng nói rằng đây không là một giảng thuyết. Chúng ta đang cùng nhau tìm hiểu, suy xét cẩn thận để tìm ra tại sao con người – dĩ nhiên có bao hàm phụ nữ – liên tục gây ra xung đột khắp thế giới không chỉ cho chính họ mà còn ở bên ngoài – trong xã hội, trong tôn giáo, trong kinh tế. Nếu tư tưởng chịu trách nhiệm, mà điều đó quá rõ ràng, cho sự hỗn loạn, sự phân chia, tất cả đau khổ của những con người, nếu người ta nhận ra điều đó như một sự kiện, không phải như một lý thuyết hay phát biểu thuộc triết lý, nhưng nếu người ta nhận ra sự kiện thực sự rằng dù tư tưởng có thông thái, khôn ngoan, lanh lợi bao nhiêu, nó phải chịu trách nhiệm, vậy thì con người sẽ làm gì?
Chúng ta cũng đã nói rằng tư tưởng tạo ra những nhà thờ, những đền chùa, những thánh đường nguy nga, và mọi thứ được chứa đựng trong đó là sự sáng chế của tư tưởng. Tư tưởng đã tạo ra Thượng đế. Bởi vì tư tưởng phát hiện sự bất ổn, mất an toàn, xung đột trong thế giới này, tư tưởng tìm kiếm, sáng chế một thực thể, một nguồn gốc, một lý tưởng mà cho sự an toàn, an ủi, nhưng an toàn và an ủi đó là sự sáng chế riêng của nó. Tôi nghĩ điều đó quá rõ ràng, nếu bạn quan sát suy nghĩ riêng của bạn, rằng tư tưởng, dù tinh tế hay ngu dốt, ranh mãnh, xảo quyệt, đã tạo ra sự phân chia và xung đột này. Vậy thì chúng ta có thể hỏi, tại sao xung đột này lại tồn tại? Tại sao từ thời thượng cổ đến nay chúng ta đã sống cùng xung đột này giữa tốt lành và xấu xa, “cái gì là” và “cái gì nên là”, cái thực tế và cái lý tưởng?
Chúng ta hãy tìm hiểu không chỉ tại sao có xung đột mà còn cả tại sao có sự phân chia như tốt lành và xấu xa, như quỉ dữ và điều được gọi là đẹp đẽ, thánh thiện. Làm ơn chúng ta đang cùng nhau suy nghĩ, không đang đồng ý, không đang chấp nhận, nhưng đang quan sát tình trạng của thế giới, xã hội trong đó bạn sống, những chính phủ, tình hình kinh tế riêng của bạn, và vô số những đạo sư, khi bạn đã quan sát tất cả điều này một cách khách quan, hợp lý, thông minh, tại sao con người sống trong xung đột? Xung đột là gì? Nếu tôi được phép nhắc nhở bạn – tôi sẽ lặp lại liên tục – chúng ta đang có một nói chuyện cùng nhau. Bạn và người nói đang có một bàn luận, không chỉ đang lắng nghe những ý tưởng, những khái niệm, hay những từ ngữ nào đó, nhưng bạn đang chia sẻ. Bạn có thể chia sẻ, tham gia, nếu bạn thực sự quan tâm.
Nếu chúng ta chỉ đối đãi điều gì đang được trình bày như một chuỗi của những ý tưởng, những kết luận, những phỏng đoán, vậy thì nói chuyện của chúng ta chấm dứt; không có sự hiệp thông giữa bạn và người nói. Nhưng có hiệp thông nếu bạn quan tâm, nhận thức rõ ràng tất cả những sự việc đang xảy ra trong thế giới – sự chuyên chế, sự tìm kiếm quyền lực, chấp nhận quyền lực, sống cùng quyền lực. Tất cả quyền lực đều tội lỗi, xấu xa, dù là quyền lực của người chồng trên người vợ hay người vợ trên người chồng, hay quyền lực của những chính phủ khắp thế giới. Nơi nào có quyền lực, nó mang theo cùng tất cả những sự việc xấu xa.
Vậy là chúng ta đang hỏi tại sao con người sống trong xung đột. Không những giữa hai con người, người đàn ông và người phụ nữ, mà còn cả một cộng đồng chống lại một cộng đồng, một nhóm chống lại một nhóm khác. Bản chất của xung đột là gì? Chúng ta đang nói về những sự việc rất nghiêm túc, không phải triết lý, nhưng đang tìm hiểu sống mà chúng ta trải qua ngày sang ngày, năm sang năm đến khi chúng ta chết. Tại sao những con người sống cùng xung đột. Một số người trong các bạn có lẽ đã trông thấy những hang động đó ở miền nam nước Pháp từ cách đây hai mươi lăm năm, ba mươi ngàn năm; có một hình ảnh của một con người đang chống lại tội lỗi trong hình dạng của một con bò mộng. Trong hàng ngàn năm chúng ta đã sống cùng xung đột. Tham thiền trở thành một xung đột. Mọi thứ chúng ta làm hay không làm đã trở thành một xung đột.
Xung đột hiện diện nơi nào có so sánh phải không? So sánh có nghĩa đo lường; người ta so sánh chính mình với một người khác mà sáng láng, thông minh, một người có vị trí, quyền hành và vân vân. Nơi nào có so sánh, phải có sợ hãi, phải có xung đột. Vì vậy liệu người ta có thể sống không có so sánh? Chúng ta nghĩ qua so sánh mình với người nào đó chúng ta đang tiến bộ. Bạn muốn giống như vị đạo sư của bạn hay giỏi hơn vị đạo sư của bạn, vượt qua ông ấy. Bạn muốn đạt được sự khai sáng, địa vị xã hội; bạn muốn có nhiều người theo sau; bạn muốn được kính trọng. Nơi nào có một trở thành thuộc tâm lý, phải có xung đột. Chúng ta đang cùng nhau suy nghĩ về điều này chứ? Liệu có thể sống một cuộc sống, một cuộc sống hiện đại, mà không có bất kỳ so sánh và vì vậy không có bất kỳ xung đột. Chúng ta đang tìm hiểu sự trở thành thuộc tâm lý. Một đứa trẻ trở thành một thanh niên, sau đó lớn lên thành một người trưởng thành. Muốn học một ngoại ngữ, chúng ta cần thời gian; muốn có được bất kỳ kỹ năng nào, chúng ta cần thời gian. Và chúng ta đang hỏi: sự trở thành thuộc tâm lý là một trong những lý do của xung đột? Tôi muốn “cái gì là” được thay đổi thành “cái gì nên là”. Tôi không tốt lành, nhưng tôi sẽ tốt lành. Tôi tham lam, ganh tị, nhưng có lẽ ngày nào đó tôi sẽ được tự do khỏi tất cả điều đó.
Ham muốn để trở thành, mà là đo lường, so sánh, đó là một trong những nguyên nhân của xung đột? Có một lý do khác? Có sự phân hai? Đây không là triết lý. Chúng ta đang suy xét điều gì đó để hiểu rõ bản chất của xung đột và tự tìm ra cho chính chúng ta liệu có thể được tự do hoàn toàn khỏi xung đột. Xung đột vắt kiệt bộ não, làm cái trí cũ kỹ. Một con người sống không xung đột là một con người lạ thường. Năng lượng vô hạn đang bị lãng phí trong xung đột. Vậy là rất quan trọng, nếu người ta được phép vạch rõ, rất cần thiết, phải hiểu rõ xung đột. Lúc này chúng ta đã thấy rằng sự đo lường, sự so sánh, tạo ra xung đột.
Cũng vậy, chúng ta đã nói rằng có sự phân hai. Vài triết gia của bạn đã thừa nhận điều đó và đã nói rằng đây là một trong những lý do của xung đột. Có sự phân hai – đêm và ngày, sáng và tối, cao và lùn, rực rỡ và tối tăm, mặt trời mọc và mặt trời lặn. Thuộc vật lý có sự phân hai. Bạn là một người phụ nữ, và anh ấy là một người đàn ông. Làm ơn đừng chấp nhận điều gì người nói trình bày, hãy suy nghĩ cùng ông ta, bởi vì nhờ vậy chúng ta có thể cùng nhau đồng-hợp tác. Điều đó có nghĩa bạn phải gạt đi những quan điểm, những kết luận, và những trải nghiệm của bạn, bởi vì nếu bạn bám vào chúng và một người khác cũng bám vào những điều của anh ấy, vậy thì không có đồng-hợp tác, không có cùng nhau suy nghĩ. Có sự phân chia, có sự xung đột. Vì vậy tôi nài nỉ bạn, chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ, bởi vì điều này rất nghiêm túc. Liệu có sự phân hai thuộc tâm lý? Hay chỉ có “cái gì là”? Tôi là bạo lực. Đó là trạng thái duy nhất – bạo lực – không phải không-bạo lực. Không-bạo lực chỉ là một ý tưởng; nó không là một sự kiện. Vì vậy nơi nào có bạo lực và không-bạo lực, phải có xung đột. Trong quốc gia này các bạn đã nói liên tục về không-bạo lực, nhưng có thể các bạn cũng là những con người đầy bạo lực. Vậy là sự kiện và không-sự kiện: sự kiện là những con người khắp thế giới đều bạo lực.. Đó là một sự kiện. Bạo lực có nghĩa không chỉ bạo lực thân thể mà còn cả bắt chước, tuân phục, vâng lời, chấp nhận.
Sự kiện là “cái gì là”; không-sự kiện không phải. Nhưng nếu bạn bị quy định vào không-sự kiện, đó là, trong khi bạo lực, bạn theo đuổi không-bạo lực, bạn chuyển động khỏi sự kiện, và thế là bạn phải có xung đột. Bởi vì trong khi tôi đang tìm kiếm không-bạo lực, tôi đang là bạo lực, tôi đang gieo những hạt giống của bạo lực. Chỉ có một sự kiện, đó là tôi là bạo lực. Vậy là trong sự hiểu rõ bản chất và cấu trúc của bạo lực có lẽ có sự kết thúc của bạo lực.
Vậy là chỉ có sự kiện, không cái đối nghịch. Điều này rất rõ ràng – rằng lý tưởng, nguyên tắc đạo đức, mà chúng ta gọi là những điều cao quý, tất cả đều là ảo tưởng. Điều gì là sự kiện là rằng chúng ta là bạo lực, đê tiện, thoái hóa, rối loạn, và vân vân. Đó là những sự kiện, và chúng ta phải giải quyết những sự kiện. Những sự kiện, nếu bạn đối diện chúng, không tạo ra những vấn đề; đó là nó là như vậy. Vậy là tôi phát giác rằng tôi là bạo lực, và tôi không có sự đối nghịch với nó; tôi phủ nhận hoàn toàn sự đối nghịch vì hiểu rõ nó là vô lý.Tôi chỉ có sự kiện này. Tôi quan sát sự kiện như thế nào? Động cơ của tôi trong quan sát nó là gì? Phương hướng mà tôi muốn sự kiện chuyển động trong đó là gì? Tôi phải ý thức được bản chất và cấu trúc của sự kiện, tỉnh thức được nó mà không chọn lựa. Bạn đang làm điều này khi chúng ta đang nói chuyện chứ? Hay bạn chỉ đang vui vẻ lắng nghe nhiều từ ngữ và đang chọn lựa đó đây vài điều mà dường như thuận tiện và phù hợp và không đang lắng nghe trọn vẹn sự tìm hiểu riêng của bạn?
Người ta giải quyết sự kiện như thế nào? Tôi quan sát sự kiện tôi là bạo lực như thế nào? Bạo lực đó phơi bày khi tôi tức giận, ghen tuông, khi tôi cố gắng so sánh mình với một người khác. Nếu tôi đang làm tất cả điều đó, vậy thì không thể đối diện sự kiện. Một cái trí tốt lành đối diện sự kiện. Nếu bạn đang kinh doanh, bạn đối diện những sự kiện và giải quyết chúng; bạn không giả vờ rằng bạn sẽ kiếm được cái gì đó bằng cách chuyển động khỏi chúng. Như thế bạn không là người kinh doanh giỏi. Nhưng ở đây chúng ta rất vô tích sự, chúng ta không thay đổi, bởi vì chúng ta không giải quyết những sự kiện. Thuộc tâm lý, bên trong, chúng ta lẩn tránh chúng. Chúng ta tẩu thoát khỏi chúng, hay, khi chúng ta có phát hiện chúng, chúng ta đè nén chúng. Vậy là không có sự giải quyết bất kỳ vấn đề nào của chúng.
Từ đó chúng ta có thể chuyển đến điều gì khác nữa, mà rất quan trọng. Một cái trí tốt lành là gì? Bạn có khi nào đã hỏi điều đó? Một cái trí là tốt lành khi nó nhét đầy hiểu biết? Và hiểu biết là gì? Tất cả chúng ta đều rất tự hào khi có hiểu biết, hiểu biết học đường, qua trải nghiệm, những biến cố, những tình cờ. Hiểu biết là ký ức được tích lũy, trải nghiệm được tích lũy, và trải nghiệm không bao giờ có thể được trọn vẹn. Vì vậy một cái trí tốt lành được nhét đầy hiểu biết? Một cái trí tốt lành là một cái trí tổng thể, toàn diện? Hay một cái trí tốt lành là một cái trí truyền thống, quốc gia, hẹp hòi, cục bộ? Chắc chắn, đó không là một cái trí tốt lành. Một cái trí tốt lành là một cái trí tự do. Nó không là một cái trí hiện đại. Một cái trí tốt lành không thuộc về một thời kỳ, không liên quan đến môi trường sống. Nó có thể giao du với môi trường sống, giao du với thời gian. Nhưng trong chính nó nó hoàn toàn tự do. Và một cái trí như thế không có sợ hãi. Người nói đang trình bày điều này bởi vì những cái trí của chúng ta đã rất được giáo dục, rất được rèn luyện đến nỗi chúng ta không còn gì là khởi nguồn. Không có chiều sâu; hiểu biết luôn luôn hời hợt.
Chúng ta quan tâm đến sự hiểu rõ con người, cái trí, hành động, cách cư xử, những phản ứng của anh ấy, mà bị giới hạn bởi vì những giác quan của anh ấy bị giới hạn. Muốn hiểu rõ chiều sâu, bản chất của xung đột và liệu có thể được tự do hoàn toàn khỏi nó, người ta phải có một cái trí tốt lành, không chỉ là một tích lũy của những từ ngữ. Điều này không có nghĩa một cái trí lanh lợi, một cái trí mánh khóe, mà hầu hết chúng ta đều có. Chúng ta có những cái trí rất mánh khóe nhưng không có những cái trí tốt lành. Chúng ta rất xảo quyệt, khôn lanh, lừa dối, gian manh, nhưng đó không là những phẩm chất của một cái trí tốt lành. Vậy là liệu chúng ta, đang sống trong thế giới hiện đại này, có thể có một cái trí tốt lành, với tất cả những hoạt động, những áp lực, những ảnh hưởng, và báo chí và sự lặp lại liên tục – những cái trí của chúng ta đang bị lập trình giống như một cái máy vi tính – nếu bạn đã bị lập trình như một người Ấn độ giáo trong ba ngàn năm vừa qua, bạn sống lặp lại. Sự lặp lại như thế không là sự biểu hiện của một cái trí tốt lành – mà mãnh liệt, lành mạnh, năng động, dứt khoát, đầy sự tỉnh táo đam mê. Một cái trí như thế là cần thiết. Chỉ đến lúc đó mới có thể tạo ra một cách mạng tâm lý và vậy là một xã hội mới mẻ, một văn hóa mới mẻ.
Nghệ thuật của lắng nghe là lắng nghe, thấy sự thật, và hành động. Với chúng ta, chúng ta thấy cái gì đó, chúng ta hiểu rõ nó theo lý lẽ, lý luận, nhưng chúng ta không hành động. Có một khoảng ngừng giữa nhận biết và hành động. Giữa nhận biết và hành động nhiều biến cố khác xảy ra; vì vậy bạn sẽ không bao giờ hành động. Nếu bạn thấy bạo lực trong chính bạn như một sự kiện và không cố gắng để trở thành không-bạo lực, mà là không-sự kiện, bạn sẽ thấy bản chất, sự phức tạp của không-bạo lực; và bạn có thể thấy nó nếu bạn lắng nghe bạo lực riêng của bạn, nó sẽ phơi bày bản chất của nó. Bạn có thể tự biết nó. Khi bạn trực nhận bạo lực của bạn và hành động, vậy thì bạo lực hoàn toàn kết thúc. Trái lại nhận biết với một khoảng ngừng trước hành động là xung đột.