- 01. Ojai, 27 tháng năm 1945
- 02. Ojai, 17 tháng sáu 1945
- 03. Bombay, 7 tháng ba 1948
- 04. Bangalore, 11 tháng bảy 1948
- 05. Poona, 1 tháng chín 1948
- 06. Bombay, 19 tháng hai 1950
- 07. Nói chuyện với học sinh tại trường Rajghat, tháng giêng 1954
- 08. Rajghat, 9 tháng giêng 1955
- 09. Ojai, 6 tháng tám 1955
- 10. New Delhi, 27 tháng mười 1963
- 11. Madras, 22 tháng mười hai 1965
- 12. Rome, 31 tháng ba 1966
- 13. Rajghat, 10 tháng mười hai 1967
- 14. Brockwood Park, 8 tháng chín 1970
- 15. Brockwood Park, 31 tháng tám 1974
- 16. Ojai, 13 tháng tư 1975
- 17. Saanen, 30 tháng bảy 1978
- 18. Bombay, 31 tháng giêng 1981
- 19. Ojai, 2 tháng năm 1982
- 20. Bombay, 23 tháng giêng 1983
- 21. Từ quyển Krishnamurti độc thoại, Ojai, 31 tháng ba 1983
- 22. Saanen, 26 tháng bảy 1983
- 23. San Francisco, 5 tháng năm 1984
- 24. Rajghat, 12 tháng mười một 1984
- 25. Bombay, 7 tháng hai 1985
- 26. Từ quyển Sổ tay của Krishnamurti, 31 tháng chín 1961
BÀN VỀ XUNG ĐỘT [ON CONFLICT]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009
Rajghat, 10 tháng mười hai 1967
Người hỏi: Thưa ông, ông đã giải thích cho chúng tôi về ân cần, thương yêu, và tình yêu, nhưng làm thế nào hai quốc gia có thể ân cần với nhau?
Krishnamurti: Dĩ nhiên họ không thể. Khi bạn đang đi hướng bắc và tôi đang đi hướng nam, làm thế nào có thể có ân cần hay chú ý hay tình yêu? Khi, là một quốc gia, bạn muốn một món tài sản và một quốc gia khác muốn cùng món tài sản đó, làm thế nào có thể có ân cần hay thương yêu? Chỉ có thể có chiến tranh, mà là điều gì đang xảy ra. Chừng nào còn có những quốc tịch, những chính phủ cầm quyền bị kiểm soát bởi quân đội và những người chính trị, cùng những học thuyết ngu dốt của họ, sự phân chia của họ, phải có chiến tranh. Chừng nào bạn còn tôn thờ một miếng vải đặc biệt được gọi là một lá cờ, và tôi tôn thờ một lá cờ khác có một màu sắc khác, chắc chắn chúng ta sẽ đánh nhau.
Chỉ khi nào không còn những quốc tịch, không còn những phân chia như người Thiên chúa giáo, người Phật giáo, người Ấn độ giáo, người Hồi giáo, người cộng sản, hay người tư bản sẽ không có chiến tranh. Chỉ khi nào con người từ bỏ những niềm tin và những thành kiến nhỏ nhen của anh ấy, sự tôn thờ gia đình đặc trưng riêng của anh ấy, và mọi chuyện như thế mới có thể có một khả năng của hòa bình trong thế giới. Hòa bình đó có thể hiện diện chỉ khi nào toàn thế giới được tổ chức, và nó không thể được tổ chức thuộc kinh tế hay xã hội chừng nào còn có sự phân chia. Điều đó có nghĩa rằng phải có một ngôn ngữ và kế hoạch toàn cầu – mà không một ai trong các bạn mong muốn. Nhưng chừng nào bạn còn giữ những niềm tin, những quốc tịch, những thần thánh, và những đạo sư đặc trưng của bạn, bạn chắc chắn có chiến tranh với một người khác. Nó giống như một người giả vờ có tình huynh đệ khi anh ấy luôn luôn căm thù mọi người.